Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Nguyễn Thị Thu Thuỷ - Tuần 17

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Nguyễn Thị Thu Thuỷ - Tuần 17

TẬP LÀM VĂN

Trả bài viết số 3

I. Mục tiêu cần đạt :

- Ôn tập , củng cố , hệ thống hoá kiến thức về văn bản tự sự .

- Chỉ ra những ưu điểm , nhược điểm trong việc viết văn tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm và nghị luận .

- Biểu dương những bài viết tốt và cho cả lớp cùng trao đổi để rút kinh nghiệm .

II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :

Hoạt động 1 : Nhận xét về cách phân tích đề bài

Đề bài : Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật . Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó .

GV gợi dẫn học sinh trả lời các câu hỏi :

- Có xác định được tình huống do đề bài đặt ra hay không ?

- Có xác định được các ý chính cần có hay không ?

Hoạt động 2 : Xác định về phương pháp

- Cần viết văn bản với phương thức nào là chính ?

- Các yếu tố nào có vai trò bổ trợ ?

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 596Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Nguyễn Thị Thu Thuỷ - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :  /  /  Ngày dạy :  /  / .. .
Tuần 17: Bài 16-17
Tiết 81
Tập làm văn
Trả bài viết số 3
I. Mục tiêu cần đạt :
- Ôn tập , củng cố , hệ thống hoá kiến thức về văn bản tự sự .
- Chỉ ra những ưu điểm , nhược điểm trong việc viết văn tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm và nghị luận .
- Biểu dương những bài viết tốt và cho cả lớp cùng trao đổi để rút kinh nghiệm .
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
Hoạt động 1 : Nhận xét về cách phân tích đề bài 
Đề bài : Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật . Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó .
GV gợi dẫn học sinh trả lời các câu hỏi :
Có xác định được tình huống do đề bài đặt ra hay không ?
Có xác định được các ý chính cần có hay không ?
Hoạt động 2 : Xác định về phương pháp 
Cần viết văn bản với phương thức nào là chính ?
Các yếu tố nào có vai trò bổ trợ ?
Hoạt động 3 : Đánh giá chung về bài làm của lớp 
Giáo viên nhận xét :
Số bài đạt được yêu cầu nêu ở hai hoạt động trên ? Tính tỉ lệ phần trăm .
Số bài chưa đạt yêu cầu ? Tính tỉ lệ phần trăm .
Các vấn đề khác như diễn đạt , ngữ pháp , chính tả 
Hoạt động 4 : Đọc một số bài để thẩm định
Giáo viên cho học sinh đọc một số bài và hướng dẫn trao đổi , thảo luận :
Hai bài tốt nhất .
Hai bài kém nhất .
Trao đổi , thảo luận để rút kinh nghiệm chung .
Hoạt động 5 : Trả bài 
Giáo viên trả bài và yêu cầu học sinh đổi bài cho nhau xem để cùng rút kinh nghiệm.
Sau khi học sinh đã trao đổi , rút kinh nghiệm , giáo viên có thể nhấn mạnh lại một số vấn đề và dặn dò học sinh chuẩn bị cho những bài viết ở học kì II .
Ngày soạn :  /  /  Ngày dạy :  /  / .. .
Tuần 17: Bài 16-17
Tiết 82 - 83
Kiểm tra học kì I
(Đề chung do PGD ra)
Ngày soạn :  /  /  Ngày dạy :  /  / .. .
Tuần 17: Bài 16-17
Văn bản
Những đứa trẻ
 Go-rơ-ki
Tiết 84 - 85:
Đọc - Hiểu văn bản
I.Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
Rung cảm trước những tâm hồn tuổi thơ trong trắng, sống thiếu tình thương.
Hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki trong đoạn trích.
II.Hoạt động dạy học
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả - tác phẩm
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
I. Tác giả - tác phẩm :
H. Trình bày đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của Go-rơ-ki ?
1.Tác giả.
Mác-xim Go-rơ-ki (1868-1963) là nhà văn Nga, tên thật là A-lếch-xây Pê-scốp. Ông sinh trưởng ở thành phố Ni-giơ-ni Nô-vơ-gô-rốt, trong một gia đình lao động nghèo.
Go-rơ-ki đã trải qua tuổi ấu thơ cay đắng, tủi nhục. Bố mất sớm, mẹ đi lấy chồng khác, A-li-ô-sa ở với ông bà ngoại. Do cảnh nhà ngày càng túng thiếu, A-li-ô-sa phải bỏ học, tự kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau. Năm 16 tuổi, A-li-ô-sa đi Ca-dan, ước mơ vào đại học, nhưng vì không có tiền nên lại tiếp tục đi làm nuôi thân.
- Các tác phẩm chính: bộ ba tiểu thuyết tự thuật Thời thơ ấu (1913-1914), Kiếm sống (1915-1916), Những trờng đại học của tôi (1923), Ngời mẹ (1906-1907), Cuộc đời Clim Xam-ghin (1925-1936).
H. Nêu những hiểu biết về tác phẩm “Thời thơ ấu” ?
2.Tác phẩm:
Thời thơ ấu gồm 13 chương, là cuốn đầu tiên trong bộ ba tiểu thuyết nói trên. Phần này chủ yếu thuật lại quãng đời thơ ấu gian khổ của Go-rơ-ki trong khoảng thời gian sống cùng ông bà ngoại.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh đọc - chú thích 
II. Đọc - chú thích :
G. Hướng dẫn cách đọc : Đoạn văn có nhiều đối thoại , chú ý đọc với giọng điệu phù hợp, phát âm chính xác từ ốp-xi-an- ni-cốp .
H. Đọc đoạn trích một lần .
H. Nhận xét bạn đọc - Tóm tắt đoạn trích .
1. Đọc - tóm tắt :
 Bốn đứa trẻ hàng xóm sàn tuổi nhau cùng chơi và kể chuyện cho nhau nghe . Ông bố của gia đình ba đứa ngăn cấm chúng . Nhưng chúng vẫn bí mật tìm cách gặp nhau .
H. Kiểm tra việc tìm hiểu chú thích của học sinh bằng phương pháp đàm thoại .
2. Chú thích :
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản 
III. Đọc - hiểu văn bản :
H. Hãy tách đoạn văn theo những ý chính ?
*Bố cục : 3 phần 
- Những đứa trẻ gặp nhau (từ đầu đến ấn dúi em nó cúi xuống) .
- Những đứa trẻ bị cấm đoán (từ “Trời đã bắt đầu tối  không được đến nhà tao” ) .
- Những đứa trẻ gặp lại nhau (Đoạn còn lại).
H. Nhân vật chính của văn bản “Những đứa trẻ” là ai ? Vì sao , em xác định như vậy ?
* Nhân vật chính là nhân vật kể chuyện xưng “tôi” . Vì nhân vật tôi xuất hiện trong mọi sự việc được kể .
H. Nhận xét đặc điểm kể chuyện trong văn bản trên các yếu tố :
- Phương thức biểu đạt .
- Kiểu ngôn ngữ nhân vật .
- Sử dụng chi tiết .
* Phương thức biểu đạt : tự sự (kết hợp với miêu tả) .
* Kiểu ngôn ngữ : ngôn ngữ đối thoại của nhân vật .
* Đan xen chi tiết thật của đời thường với chi tiết hư ảo của cổ tích .
H. Có thể hiểu con người nhà văn M.Go-rơ-ki từ nhân vật “tôi” trong văn bản được không ? Vì sao ?
- Có .
- Vì văn bản này nằm trong tác phẩm tự truyện của M.Go-rơ-ki , ở đó nhà văn đứng ở ngôi thứ nhất - “tôi” tự kể về cuộc đời mình .
Hoạt động 3 : Tìm hiểu văn bản
III. Tìm hiểu văn bản :
H. Vì sao đại tá ốp-xi-an-ni-cốp lại không cho A-li-ô-sa chơi với những đứa trẻ con ông ta?
1.Những đứa trẻ sống thiếu tình thương.
- Hai gia đình thuộc hai thành phần xã hội khác nhau, một bên là dân thường, một bên là quan chức giàu sang nên ốp-xi-an-ni-cốp không cho những đứa trẻ chơi với nhau.
H. Dù bị cấm đoán, vì sao những đứa trẻ vẫn tìm đến nhau?
- Ba đứa trẻ nhà ốp-xi-an-ni-cốp: Do A-li-ô-sa từng góp sức cứu đứa nhỏ khi nó bị rơi xuống giếng nên chúng hiểu được lòng tốt của cậu.
- A-li-ô-sa: Sống trong cảnh gian khổ, tủi cực nhưng A-li-ô-sa không cảm thấy xa lạ với những đứa trẻ hàng xóm.
- Qua trò chuyện, chú biết chúng tuy sống trong cảnh giàu sang nhưng cũng không sung sướng gì (mẹ chết, sống với gì ghẻ, bị bố cấm đoán, đánh đòn...) Hoàn cảnh sống thiếu tình thương giống nhau khiến A-li-ô-sa thân thiết với mấy đứa trẻ kia. Tình bạn ấy đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng Go-rơ-ki khiến mấy chục năm sau ông vẫn còn nhớ như in và kể lại hết sức xúc động.
2.Những quan sát và nhận xét tinh tế.
H. Trước khi quen thân, A-li-ô-sa đã biết được gì về những đứa trẻ hàng xóm?
- A-li-ô-sa chưa hiểu gì về chúng, thậm chí còn không phân biệt được đứa này với đứa kia: "Chúng cùng mặc áo cánh, quần dài màu xám, cùng đội mũ như nhau..."
H. Hình ảnh so sánh "Chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con" thể hiện điều gì?
- Hình ảnh so sánh chính xác khiến ta liên tưởng đến cảnh lũ gà con sợ hãi co cụm vào nhau khi nhìn thấy diều hâu. 
-> Chi tiết đó thể hiện sự thông cảm của A-li-ô-sa đối với nỗi bất hạnh của những ngời bạn mới.
H. Hãy thử diễn tả lại cảm xúc và suy nghĩ của A-li-ô-sa khi đại tá ốp-xi-an-ni-cốp xuất hiện, đuổi mấy đứa trẻ vào nhà.
HS trình bày, nêu nhận xét.
- Khi đại tá ốp-xi-an-ni-cốp xuất hiện, mắng, những đứa trẻ lặng lẽ đi vào nhà khiến A-li-ô-sa liên tưởng chúng giống như những con ngỗng ngoan ngoãn.
-> Đây cũng là một cách so sánh rất chính xác, vừa thể hiện dáng dấp bề ngoài của những đứa trẻ, vừa cho thấy thế giới nội tâm của chúng. Bị bố áp chế, chúng trở nên nhút nhát và cam chịu. Một lần nữa, A-li-ô-sa tỏ thái độ thông cảm với những người bạn của mình.
3.Chuyện đời thường và chuyện cổ tích.
H.Trong tác phẩm (nhất là trong đoạn trích này), truyện đời thường và chuyện cổ tích được lồng vào nhau rất khéo. Em hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó.
- Chi tiết về mụ gì ghẻ : Khi nghe những đứa trẻ hàng xóm nhắc đến chuyện gì ghẻ, A-li-ô-sa liên tưởng ngay đến nhân vật dì ghẻ độc ác trong chuyện cổ tích.
- Chi tiết về người "mẹ thật": A-li-ô-sa nói với lũ trẻ: "Mẹ thật của các cậu thế nào rồi cũng sẽ về, rồi các cậu xem." Khi những đứa trẻ thắc mắc, cậu lại nói: "Trời ơi, biết bao nhiêu lần những người chết, thậm chí đã bị xả ra từng mảnh, mà chỉ cần vẩy cho ít nước phép là sống lại..."
- Hình ảnh ngời bà nhân hậu: Bà ngoại của A-li-ô-sa là người rất nhân hậu. Trong đoạn trích này, mỗi lần A-li-ô-sa nhắc đến bà ngoại là để nói bà thường kể chuyện cổ tích cho chú nghe. Chú lại đem những câu chuyện ấy kể cho các bạn, chỗ nào quên lại chạy về hỏi bà. Khi đứa con đại tá khái quát: "Có lẽ tất cả các bà đều tốt, bà mình trước cũng rất tốt..." thì trước mắt chúng ta như hiện lên hình ảnh các nhân vật bà nội, bà ngoại trong chuyện cổ tích.
Hoạt động 4 : Tổng kết
IV. Tổng kết :
GV hướng dẫn HS tổng kết theo hai ý:
Sự rung cảm trước những tâm hồn tuổi thơ trong trắng, sống thiếu tình thương.
Nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.
Trong đoạn trích Những đứa trẻ, bằng tài kể chuyện giàu hình ảnh, đan xen chuyện đời thường với truyện cổ tích, Mác-xim Go-rơ-ki đã thuật lại hết sức sinh động tình bạn thân thiết của ông hồi nhỏ với những đứa trẻ sống thiếu tình thương bên hàng xóm, bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ.
Hoạt động 5 : Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
* Nắm chắc nội dung ghi nhớ .
* Làm bài tập : Tác giả đan lồng chuyện đời thường và chuyện cổ tích trong văn bản như thế nào ? ý nghĩa của nó ?
- Chuyện cổ tích có liên quan đến mẹ và bà .
- Bà kể chuyện cổ tích cho tôi nghe , rồi tôi mang kể lại cho ba anh em nọ .
- Mục đích kể chuyện cổ tích của nhân vật tôi là để cho bọn bạn kia quên đi thực trạng khổ sở của chúng , tin tưởng vào tương lai tốt đẹp hơn ; với chuyện cổ tích , ngay cả người mẹ , người bà yêu thương của ba anh em nọ cũng có thể sống lại .
- ý nghĩa của việc đan cài cổ tích vào câu chuyện là để gợi lên cái kết có hậu (tức tương lai tốt đẹp) cho những người bạn sống thiếu tình thương bên hàng xóm .

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 16-17.doc