Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Ôn tập đề 08

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Ôn tập đề 08

Câu 1 Tóm tắt tuyện lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long trong khoảng 10 –12 dòng.

Câu 2 Tìm lời dẫn trong đoạn trích sau và cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn, là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp.

 ”Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rọ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

- . Và , khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?

Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất.”

 ( Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ sa Pa)

Câu 3 Viết một văn bản nghị luận ngắn ( khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị hiện nay.

Câu 4 Phân tích đoạn thơ sau và nêu suy nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ ” bếp lửa” của Bằng Việt.

” . Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

 Mấy chục năm rồi, đền tận bay giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

 Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

 Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi

 Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

 Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

 Ôi kì lạ thiêng liêng – bếp lửa”

 ( Bằng Việt- Bếp Lửa)

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 698Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Ôn tập đề 08", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ SỐ 08
Câu 1
Tóm tắt tuyện lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long trong khoảng 10 –12 dòng.
1 điểm 
Câu 2
Tìm lời dẫn trong đoạn trích sau và cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn, là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp.
 ”Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rọ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: 
... Và , khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? 
Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất...” 
 ( Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ sa Pa) 
1 điểm 
Câu 3
Viết một văn bản nghị luận ngắn ( khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị hiện nay.
3 điểm 
Câu 4
Phân tích đoạn thơ sau và nêu suy nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ ” bếp lửa” của Bằng Việt.
” ... Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
 Mấy chục năm rồi, đền tận bay giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
 Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
 Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
 Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
 Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
 Ôi kì lạ thiêng liêng – bếp lửa”
 ( Bằng Việt- Bếp Lửa)
5 điểm
TRẢ LỜI:
Câu 1: Tóm tắt tuyện lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long trong khoảng 10 – 12 dòng.
 	 Một họa sĩ già trước khi nghỉ hưu đã có một chuyến đi thực tế ở vùng cao Tây Bắc. Trên chuyến xe, ông ngồi cùng hàng ghế với cô kĩ sư trẻ lên nhận công tác ở Lai Châu. Đến Sa Pa, bác lái xe dừng lại lấy nước và nhân tiện giới thiệu với họa sĩ “một trong những người cô độc nhất thế gian”. Đó là anh thanh niên trông coi trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn 2600 mét.
 	Cuộc gặp gỡ giữa bác lái xe, họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên diễn ra rất vui vẻ, cảm động. Anh thanh niên hào hứng giới thiệu với khách về công việc hằng ngày của mình – những công việc âm thầm nhưng vô cùng có ích cho cuộc sống. Họa sĩ già phát hiện ra phẩm chất đẹp đẽ, cao quý của anh thanh niên nên đã phác họa một bức chân dung. Qua lời kể của anh, các vị khách còn được biết thêm về rất nhiều gương sáng trong lao động, sản xuất, đem hết nhiệt tình phục vụ sự nghiệp xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Câu 2: Tìm lời dẫn trong đoạn trích sau và cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn, là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp.
 ”Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rọ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: 
... Và , khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? 
Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất...” 
 ( Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ sa Pa)
- ” Và , khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? 
Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất...” 
Là lời dẫn trực tiếp. 
Lời của nhân vật anh thanh niên lúc tâm sự với ông họa sĩ 
Câu 3: Viết một văn bản nghị luận ngắn ( khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị hiện nay.
Thế giới của chúng ta đang bị đeo dọa. Nguồn nước, nguồn không khí .....nếp sống văn minh đang bị ô nhiễu nặng nề. Là một công dân của thế kĩ XXI bạn nghĩ mình phải làm gì ? Đó là vấn đề đặt ra mà mỗi chúng ta cần suy nghĩ và giải quyết? 
Con người sinh sống trên trái đất này, quá trình sinh hoạt và giao tiếp ứng xử trong cuộc sống cũng thể hiện nếp sống văn minh. Thức tế cho thấy ý thức giữ vệ sinh chung của một bộ phận dân cư còn kém. Nhà cửa của mỗi người thường được quét dọn sạch sẽ. Họ không bao giờ vứt rác bừa bãi trong gia đình mình nhưng ngoài đường , dòng sông thì là một bãi chiến trường.
 Một thực tế nửa là thực hiện an toàn giao thông. Đó cũng thể hiện nếp sống văn minh mà người dân của chúng ta chưa thực hiện được tốt lắm. Cho nên còn nhiều vụ tai nạn giao thông thương tâm còn xảy ra. Ý thức tham gia giao thông của người dân chúng ta còn kém.
Trong những năm gần đây,các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa tin về việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị. Hãy tích cực tham gia các hoạt động nhằm thể hiện nếp sống văn minh. Cuộc sống của chúng ta ngày nay ngày càng thêm sạch đẹp, văn minh và tiến bộ.
Câu 4: Phân tích đoạn thơ sau và nêu suy nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ ” bếp lửa” của Bằng Việt? 
Mở bài: 
Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ ông trong trẻo, mượt mà, khai thác những kĩ niệm và ước mơ của tuổ trẻ nê ngần gũi với bạn đọc trẻ.
Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên trường luật của Liên Xô.
Đoạn thơ ở phần thứ ba của bài thể hiện những suy nghĩ của người cháu đã trưởng thành về bà qua hình ảnh bếp lửa. Qua đó thể hiện tình bà cháu thật sâu sắc.
Thân bài: 
Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa: 
Những suy ngẫm về bà, sự tần tảo, đức huy sinh chăm lo cho mọi người của bà được tác giả thể hiện trong một chi tiết hết sức tiêu biểu: 
 ”Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
 Mấy cục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
 Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm”
Một lần nửa tác giả lại khẳng định cuộc sống của bà còn nhiều vất vả, thiếu thốn : ” lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”. Tình thương yêu tác giả dành cho bà được thể hiện trong từng câu chữ.Tình cảm ấy giản dị, chân thành mà thật sâu nặng thiết tha.
Hình bếp lửa còn mang ý nghĩa tả thực: chỉ bếp lửa hàng ngày bà vẫn dậy sớm nhóm lên để nấu cơm, luộc khoai, luộc sắn..
Ý nghĩa tượng trưng: ngọn lửa của hơi ấm, là tình thương, là sự che chở, là niềm tin mà người bà đã dành cho cháu.
Trong tâm trí của nhà thơ hình ảnh bếp lửa và bà là những cái gì bình dị song ẩn giấu diều cao quý thiêng liêng. Cảm xúc dâng trào, tác giả đã phải thốt lên: 
” Ôi kì lạ thiêng liêng- bếp lửa”
Kết bài: 
Bài thơ bếp lửa của Bằng Việt là bài thơ thấm đượm tình bà cháu 
Bài thơ còn thể hiện tình cảm gia đình hoa trong tình yêu quê hương, đất nước ....chính là cảnh vật , là hương vị của đồng quê.

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ SỐ 08.doc