Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Ôn tập đề 16

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Ôn tập đề 16

Câu 1 Nhan đề Bài thơ tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật có gì khác lạ? Vì sao có thể nói hình ảnh những chiếc xe không kính trong bài thơ là hình ảnh độc đáo?

Câu 2 Phần trích:

” Hay là quay về làng?

Vừa chớm nghĩ như vậy ông lão đã lập tức phản đối ngay”

 ( Kim Lân – Làng)

Câu 3 Viết một đoạn văn nghị luận ngắn( khoảng 10 – 12 dòng) bàn về đức hi sinh

( trong đó có một câu chứa thành phần khởi ngữ)

Câu 4 Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, tác giả có viết:

” Trong cái im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghĩ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”

 Qua nhân vật anh thanh niên , em hãy làm sáng rõ ý nghĩa triết lí của đoạn văn trên.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 702Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Ôn tập đề 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 16
Câu 1
Nhan đề Bài thơ tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật có gì khác lạ? Vì sao có thể nói hình ảnh những chiếc xe không kính trong bài thơ là hình ảnh độc đáo? 
1 điểm 
Câu 2
Phần trích: 
” Hay là quay về làng? 
Vừa chớm nghĩ như vậy ông lão đã lập tức phản đối ngay” 
 ( Kim Lân – Làng) 
1 điểm 
Câu 3
Viết một đoạn văn nghị luận ngắn( khoảng 10 – 12 dòng) bàn về đức hi sinh
( trong đó có một câu chứa thành phần khởi ngữ) 
3 điểm 
Câu 4
Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, tác giả có viết: 
” Trong cái im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghĩ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước” 
 Qua nhân vật anh thanh niên , em hãy làm sáng rõ ý nghĩa triết lí của đoạn văn trên.
5 điểm
TRẢ LỜI:
	CÂU 1: Nhan đề Bài thơ tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật có gì khác lạ? Vì sao có thể nói hình ảnh những chiếc xe không kính trong bài thơ là hình ảnh độc đáo?
	a) Nhan đề: 
Nhan đề bài thơ về tiểu đội xe không kính khá dài , có vẽ lạ nhưng đã có tác dụng làm nổi bật hình ảnh độc đáo của toàn bài:Những chiếc xe không kính. Hai chữ ” Bài thơ” tưởng thừa nhưng thể hiện rõ cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả.
Ông viết về những chiếc xe không kính không chỉ phản ánh hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà còn nói về chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ anh hùng hiên ngang dũng cảm , vượt lên gian khổ, hiểm nguy của cuộc chiến vì lí tưởng cao đẹp.
B) Hình ảnh: 
- Hình ảnh những chiếc xe không kính là hình ảnh độc đáo vì đó là hình ảnh thực, bị bom đạn làm cho biến dạng thêm” không có kính, rồi xe không có kính- không có mui xe, thùng xe có xước” Nhưng xe băng ra chiến trường.Nó trở thành hình tượng thơ độc đáo của thời chống Mĩ qua hồn thơ nhạy cảm, ngang tàng của Phạm Tiến Duật.
CÂU 2: Phần trích: 
” Hay là quay về làng? 
Vừa chớm nghĩ như vậy ông lão đã lập tức phản đối ngay” 
 ( Kim Lân – Làng)
- Phần trích sử dụng phương thức liên kết: Phép thế ” Như vậy” là từ thay thế cho ” hay là quay về làng” 
CÂU 3: Viết một đoạn văn nghị luận ngắn( khoảng 10 – 12 dòng) bàn về đức hi sinh
( trong đó có một câu chứa thành phần khởi ngữ)
	Ai trong mỗi chúng ta hẳn cũng đôi ba lần nhìn thấy cái dáng vẽ thon thon, gầy gò, bàn tay gân guốc xanh sao của mẹ. Tấm lòng, sự hy sinh của mẹ đã giành cho con tất cả. Nhưng con đã vô tình quá , tàn nhẫn quá phải không mẹ? 
	Mẹ ơi ! đã bao lần mẹ mong đợt ở con một tiếng lòng: ” Con yêu mẹ!”.Chỉ ba tiếng ấy thôi cũng làm mẹ sung sướng , quên đi những lo toan, mệt mỏi trong cuộc sống. Nhưng con đã không làm được. Buồn thay , con lại cho rằng những từ ngữ ấy thật giả tạo, hoặc có thể nó không hợp với con. Làm sao đôi môi khô khan lại có thể vang lên những tiếng ngọt ngào như thế? Bao giờ con mới biết ôm lấy mẹ, và cất tiếng gọi tha thiết ” Mẹ, Con yêu mẹ lắm !” 
	Mẹ ơi ! mẹ đã cho con tất cả, tất cả. Mẹ thật cao cả, vĩ đại làm sao. Mẹ đã hy sinh vì con nhiều quá. Hôm nay, đi học về con đã khóc vì con đã biết gọi lên hai tiếng” Mẹ ơi !”.Con đã gọi bao lần hai tiếng ấy, nhưng con còn muốn gọi nghìn vạn lần nữa : ” Mẹ, mẹ ơi !” 
Câu chứa khởii ngữ: ” Mẹ, Con yêu mẹ lắm !”
	CÂU 4: Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, tác giả có viết: 
” Trong cái im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghĩ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước” 
 Qua nhân vật anh thanh niên , em hãy làm sáng rõ ý nghĩa triết lí của đoạn văn trên.
a) Mở bài: 
- Tác giả: - Nguyễn Thành Long (1925 – 1991), viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp.Ông là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí. Ông là một cây bút cần mẫn và nghiêm túc trong lao động nghệ thuật, lại rất coi trọng thâm nhập thực tế đời sống. Sáng tác của Nguyễn Thành Long hầu như chỉ viết về những vẻ đẹp bình dị của con người và thiên nhiên đất nước.
- Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè năm 1970 của tác giả. Truyện rút từ tập “Giữa trong xanh” in năm 1972.
- Cảm nhận chung về nhân vật anh thanh niên. ’Trong cái im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghĩ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”
b. Thân bài:
- Anh thanh niên là nhân vật trung tâm của truyện, chỉ xuất hiện trong giây lát nhưng vẫn là điểm sáng nổi bật nhất trong bức tranh mà tác giả thể hiện.
- Hoàn cảnh sống và làm việc: một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét, với công việc “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày”. Công việc đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao.
- Gian khổ nhất đối với anh là phải sống trong hoàn cảnh cô độc, một mình trên đỉnh núi cao hàng tháng hàng năm. Điều ấy khiến anh trở thành một trong những người “cô độc nhất thế gian” và thèm người đến nỗi thỉnh thoảng phải ngăn cây chặn đường dừng xe khách qua núi để gặp người trò chuyện.
- Ý thức công việc và lòng yêu nghề của mình. Thấy được công việc lặng thầm này là có ích cho cuộc sống và cho mọi người (cụ thể khi ấy là phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Mĩ; Góp phần bắn rơi nhiều máy bay Mĩ trên cầu Hàm Rồng, Thanh Hóa). Anh thấy cuộc sống và công việc của mình thật có ‎ ý nghĩa, thật hạnh phúc.
- Yêu sách và rất ham đọc sách – những người thầy, người bạn tốt lúc nào cũng sẵn sàng bên anh.
- Anh không cảm thấy cô đơn vì biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống khoa học, ngăn nắp, chủ động, ngoài công việc anh còn chăm hoa, nuôi gà, nhà cửa và nơi làm việc nhỏ nhắn, xinh xắn, gọn gàng và khá đẹp.
- Ở người thanh niên ấy còn có những nét tính cách và phẩm chất rất đáng quí: sự cởi mở, chân thành, rất quí trọng tình cảm con người, khao khát gặp gỡ mọi người.
- Anh còn là người rất khiêm tốn, thành thực. Cảm thấy công việc và những lời giới thiệu nhiệt tình của bác lái xe về mình là chưa xứng đáng, đóng góp của mình chỉ là bình thường nhỏ bé so với bao nhiêu người khác. Khi ông họa sĩ muốn kí họa chân dung, anh từ chối, e ngại và giới thiệu những người khác cho ông vẽ.
- Anh còn là người rất ân cần chu đáo, hiếu khách: Trao gói tam thất cho bác lái xe, tiếp đón nồng nhiệt, chân thành tự nhiên với ông học sĩ và cô kĩ sư, tặng hoa, tặng làn trứng tươi cho hai vị khách quí
c. Kết bài:
Chỉ qua một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, qua cảm nhận của các nhân vật khác, chân dung tinh thần của người thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu đã hiện lên rõ nét và đầy sức thuyết phục với những phẩm chất tốt đẹp, trong sáng về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về nghề nghiệp, cuộc sống. Đó là một trong những con người lao động trẻ tuổi, làm công việc lặng lẽ mà vô cùng cần thiết, có ích cho nhân dân, đất nước.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
a. Mở bài:. 
- Tác giả: Nguyễn Thành Long (1925 – 1991) quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp.
- Ông là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí. Ông là một cây bút cần mẫn và nghiêm túc trong lao động nghệ thuật, lại rất coi trọng thâm nhập thực tế đời sống. Sáng tác của Nguyễn Thành Long hầu như chỉ viết về những vẻ đẹp bình dị của con người và thiên nhiên đất nước.
- Truyện ngắn “Lặng lẽ SaPa” là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè năm 1970 của tác giả. Truyện rút từ tập “Giữa trong xanh” in năm 1972.
 - Cảm nhận chung của em về truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.
b. Thân bài:
- Truyện ngắn “Lặng lẽ SaPa” viết về những con người sống đẹp, có ích cho đời, có lí tưởng ước mơ, niềm tin yêu vững bền vào nghề nghiệp, kiến thức, trình độ khoa học mà nhân vật anh thanh niên là hiện thân vẻ đẹp đó.
- Nhân vật anh thanh niên, ở tuổi đời hai mươi bảy tự nguyện rời nơi phồn hoa đô hội lên công tác ở đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m. Điều kiện làm việc vô cùng khắc nghiệt, vất vả nhưng bằng lòng yêu nghề, tình yêu cuộc sống đã khiến anh quyết định gắn bó với công việc khí tượng kiêm vật lí địa cầu.
- Khó khăn nhất mà anh phải vượt qua chính là sự cô đơn lạnh lẽo đến mức “thèm người” và được bác lái xe mệnh danh là “người cô độc nhất thế gian”.
- Ngoài là người có học thức, có trình độ, anh thanh niên còn có một tâm hồn trong sáng, yêu đời, yêu cuộc sống. 
- Có niềm vui đọc sách, trồng rau, trồng hoa, nuôi gà cải thiện cuộc sống. Biết sắp xếp công việc, cuộc sống một cách ngăn nắp, chủ động.
- Ở anh thanh niên còn toát lên bản tính chân thành, khiêm tốn, cởi mở, hiếu khách, luôn biết sống vì mọi người.
- Qua lời kể của anh thanh niên, ông kĩ sư nông nghiệp ở vườn ươm su hào, anh kĩ sư lập bản đồ chống sét đều là những người sống thầm lặng trên mảnh đất SaPa mà lao động cần mẫn, say mê quên mình vì công việc.
- Bác lái xe trong vai người dẫn truyện là điểm dừng cho mọi cuộc gặp gỡ. Tạo nên sự hấp dẫn, tò mò tìm hiểu của người đọc. Ông họa sĩ là nhân vật hóa thân của nhà văn - người xem đây là một chuyến đi may mắn trong cuộc đời nghệ thuật của mình. Cô kĩ sư đã phát hiện ra nhiều điều mới mẻ trong chuyến đi đầu đời.
- Nghệ thuật: Xây dựng tình huống hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận.
c. Kết bài:
Nguyễn Thành Long đã góp một tiếng nói ca ngợi cuộc sống và tái hiện một cách đầy đủ những vẻ đẹp của con người. Khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. Niềm hạnh phúc của con người trong lao động có ích.

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ 16.doc