Văn bản tự sự - Trình bày các sự việc ( Sự kiên) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục, biểu lộ ý nghĩa.
- Mục đích: Biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ tình cảm, thái độ. - Bản tin báo chí
- Bản tường thuật , tường trình
- Tác phẩm lịch sử
- Tác phẩm văn học nghệ thuật: Truyện, tiểu thuyết, kí sự
Văn bản miêu tả - Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng làm cho chúng hiển hiện.
- Mục đích: Giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng. - Văn tả cảnh, tả người, tả sự vật.
- Đoạn văn miêu tả trong các tác phẩm tự sự.
Văn bản biểu cảm - Bày tỏ trực tiếp hoăc gián tiếp tình cảm,cảm xúc của con người đối với con người, thiên nhiên, xã hội ,sự vật.
- Mục đích; Bày tỏ tình cảm và khơi gợi sự đồng cảm. - Điện mừng, lời thăm hỏi, chia buồn, văn tế, điếu văn.
- Thư từ biểu hiện tình cảm giữa người với người.
- Tác phẩm văn học: Thơ trữ tình . tùy bút,búy kí
Văn bản thuyết minh - Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, tính có ích hoặc có hại của sự vật, hiện tượng .
- Mục đích: Giúp người đọc có tri thức khách quan và có thái độ đúng đắn đối với chúng. - Bản thuyết minh sản phẩm hàng hóa.
- Lời giới thiệu di tích, thắng cảnh, nhân vật.
- văn bản trình bày tri thúc và phương pháp trong khoa học tự nhiên và xã hội.
TẬP LÀM VĂN 1/ CÁC KIỂU VĂN BẢN ĐÃ HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS: STT KIỂU VĂN BẢN PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT VÍ DỤ VỀ HÌNH THỨC VĂN BẢN CỤ THỂ 01 Văn bản tự sự - Trình bày các sự việc ( Sự kiên) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục, biểu lộ ý nghĩa. - Mục đích: Biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ tình cảm, thái độ. - Bản tin báo chí - Bản tường thuật , tường trình - Tác phẩm lịch sử - Tác phẩm văn học nghệ thuật: Truyện, tiểu thuyết, kí sự 02 Văn bản miêu tả - Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng làm cho chúng hiển hiện. - Mục đích: Giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng. - Văn tả cảnh, tả người, tả sự vật. - Đoạn văn miêu tả trong các tác phẩm tự sự. 03 Văn bản biểu cảm - Bày tỏ trực tiếp hoăc gián tiếp tình cảm,cảm xúc của con người đối với con người, thiên nhiên, xã hội ,sự vật. - Mục đích; Bày tỏ tình cảm và khơi gợi sự đồng cảm. - Điện mừng, lời thăm hỏi, chia buồn, văn tế, điếu văn. - Thư từ biểu hiện tình cảm giữa người với người. - Tác phẩm văn học: Thơ trữ tình . tùy bút,búy kí 04 Văn bản thuyết minh - Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, tính có ích hoặc có hại của sự vật, hiện tượng . - Mục đích: Giúp người đọc có tri thức khách quan và có thái độ đúng đắn đối với chúng. - Bản thuyết minh sản phẩm hàng hóa. - Lời giới thiệu di tích, thắng cảnh, nhân vật. - văn bản trình bày tri thúc và phương pháp trong khoa học tự nhiên và xã hội. 05 Văn bản nghị luận - Trình bày tư tưởng, quan điểm đối với tự nhiên, xã hội, con người và tác phẩm văn học bằng các luận điểm , luận cứ và cách lập luận. - Mục đích: Thuyết phục mọi người tin theo cái đúng, cái tốt , từ bỏ cái sai , cái xấu. - Cáo, hịch, chiếu, biểu - Xã luận, bình luận,lời kêu gọi - Sách lí luận - Lời phát biểu trong hội thảo về khoa học xã hội. - Tranh luận về một vấn đề chính trị, xã hội, văn học. 06 Văn bản điều hành ( Hành chính -công vụ) - Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm pháp lí về các ý kiến , nguyện vọng của cá nhân , tập thể đối với cơ quan quản lí, hay ngược lại, bày tỏ yêu cầu , quyết định của người có thẩm quyền đối với người có trách nhiệm thực thi , hoặc thỏa thuận giữa công dân với nhau về lợi ích và nghĩa vụ. - Mục đích: Đảm bảo các quan hệ bình thường giữa người và người theo quy định và pháp luật. - Đơn từ - Báo cáo - Đề nghị - Biên bản - Tường trình - Thông báo - Hợp đồng 2/ HÃY CHO BIẾT SỰ KHÁC NHAU CỦA CÁC KIỂU VĂN BẢN TRÊN: a/ Tự sự, miêu tả, thuyết minh khác nhau như thế nào? TỰ SỰ MIÊU TẢ THUYẾT MINH - Có cốt truyện , nhân vật , diễn biến chuyện - Không có cốt truyện, nhân vật, diễn biến chuyện - Không có cốt truyện nhân vật, diễn biến chuyện. - Có đối thoại, độc thoại, có miêu tả nội tâm - Hình dung sự vật, sự việc thông qua quan sát ,liên tưởng ,so sánh, nhận xét và cảm xúc chủ quan của người viết. - Trình bày đầy đủ tri thức về đối tượng : Thuộc tính, cấu tạo nguyện nhân , kết quả, viết trung thành, khách quan, khoa học. - Có người kể chuyện theo ngôi kể b/ Văn biểu cảm khác văn thuyết minh như thế nào? BIỂU CẢM THUYẾT MINH - Qua một đối tượng làm ẩn dụ để biểu cảm, bày tỏ cảm xúc là chính và khơi gợi sự đồng cảm. - Giúp người đọc có tri thức khách quan về đối tượng có thái độ đúng đắn với đối tượng. - Ví dụ: Hoa học trò của Xuân Diệu - Ví dụ: Thuyết minh về cây phượng c/ Văn bản nghị luận khác văn bản điều hành như thế nào? NGHỊ LUẬN ĐIỀU HÀNH Văn bản nghị luận dùng hệ thống lập luận để thuyết phục người nghe tin theo điều mình nêu về những vấn đề tư tưởng quan điểm đối với tự nhiên, xã hội Văn bản điều hành thường trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm pháp lí để đảm bảo các quan hệ bình thường giữa người với người theo quy định và pháp luật. d/ Sáu kiểu văn bản trên có thể thay thế được cho nhau không? Vì sao? ( Không. vì ) - Phương thức biểu đạt khác nhau - Hình thức thể hiện khác nhau - Mục đích khác nhau + Tự sự: Nắm được diễn biến các sự kiện + Miêu tả: Hình dung , cảm nhận các sự việc, hiện tượng + Biểu cảm: Bày tỏ cảm xúc thái độ với sự kiện,hiện tượng + Thuyết minh : Tri thức đầy đủ đối tượng một cách khách quan + Nghị luận: Thuyết phục người đọc tin theo một vấn đề + Điều hành: Tạo lập quan hệ xã hội trong một khuôn khổ pháp luật - Đặc trưng của các yếu tố cấu thành văn bản khác nhau + Tự sự: Sự xâu chuỗi các biến cố + Miêu tả: Quan sát , so sánh, tưởng tượng và nhận xét các khía cạnh ấn tượng ,tiêu biểu của đối tượng. + Thuyết minh: Dùng các phương pháp thuyết minh để người đọc có nhận thức khách quan về đối tượng. + Nghị luận: Nhận thức lí thuyết về các vấn đề có ý nghĩa xã hội thông qua hệ thống , luận điểm , luận cứ , lập luận , ngôn từ được sử dụng sao cho nội dung khái niệm hiện lên bề mặt. 3/ CÁC KIỂU VĂN BẢN TRÊN CÓ THỂ THAY THẾ CHO NHAU ĐƯỢC KHÔNG? - Có , vì : + Sự phối hợp với nhau đem lại hiệu quả giao tiếp cao hơn + Ngoài chức năng nhận thức, thông tin, các văn bản còn có chức năng tạo lập và duy trì quan hệ xã hội nên không thể chỉ dùng một phương thức biểu đạt thuần túy cứng nhắc + Trên thực tế không có văn bản nào chỉ sử dụng duy nhất một phương thức biểu đạt. 4/ CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT TRÊN CÓ THỂ ĐƯỢC PHỐI HỢP VỚI NHAU TRONG MỘT VĂN BẢN CỤ THỂ HAY KHÔNG? ( CÓ – VÍ DỤ: CON RỒNG CHÁU TIÊN) 5/ SO SÁNH KIỂU VĂN BẢN VÀ THỂ LOẠI VĂN HỌC: GIỐNG NHAU KHÁC NHAU Các kiểu văn bản và các thể loại văn học có thể cùng phương thức biểu đạt Các thể loại tự sự: ( truyện, kí, tường thuật) Có chung phương thức biểu đạt tự sự = > Đó là kiểu văn bản tự sự. - Kiểu văn bản là cơ sở: Một kiểu văn bản có thể có những hình thức ( thể loại) văn bản khác nhau - Kiểu văn bản không đồng nhất với thể loại văn học.Tuy nhiên ,mỗi thể loại văn học thường gắn với một kiểu văn bản nhất định. Hãy kể tên các thể loại văn học đã học? ( Tự sự, trữ tình và kịch) Mỗi thể loại ấy đã sử dụng phương thức biểu đạt nào? - Tự sự Sử dụng phương thức biểu đạt là thông qua các sự kiện, biến cố và hành vi của con người là cho tác phẩm trở thành , một câu chuyện có ý nghĩa thông qua lời người kể chuyện -Trữ tình Sử dụng phương thức biệu đạt là cảm xúc trữ tình và phương thức biểu cảm của ngôn ngữ - Kịch Sử dụng phương thức biểu đạt là ngôn ngữ trực tiếp ( đối thoại, độc thoại) và hành động của nhân vật mà không qua lời người kể. Tác phẩm văn học như thơ, kịch , truyện đôi khi cũng sử dụng các yếu tố nghị luận , chẳng hạn như bốn câu thơ của Tố Hữu: “ Nếu là con chim, chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lã nào vay mà không có trả Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình » 6/ Kiểu văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự khác nhau như thế nào ? Tính nghệ thuật trong tác phẩm tự sự thể hiện ở những điểm nào ? a) Kiểu văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự khác nhau như thế nào Văn bản tự sự Kiểu văn bản tự sự không chỉ dùng cho văn bản nghệ thuật mà còn dùng trong rất nhiều tình huống và các loại văn bản khác Ví dụ : Báo chí, đơn từ, bản tin lịch sử Thể loại văn học tự sự - Còn thể loại tự sự là thể loại nhằm phân biệt với thể loại trữ tình và kịch b) Tính nghệ thuật trong tác phẩm tự sự thể hiện ở những điểm nào ? Thông qua các hình tượng nghệ thuật trự tình mà bày tỏ cảm xúc của con người . 7/ Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại văn học trữ tình giống và khác nhau ở điểm nào ? Nêu đặc điểm của thể loại văn học trữ tình ? Chi ví dụ minh họa ? a) Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại văn học trữ tình giống và khác nhau ở điểm nào ? Giống nhau : Các kiểu văn bản và các thể loại văn học có thể cùng phương thức biểu đạt - Các thể loại tự sự: ( truyện, kí, tường thuật) - Có chung phương thức biểu đạt tự sự = > Đó là kiểu văn bản tự sự. Khác nhau : Văn bản biểu cảm Thể loại văn học trữ tình Văn bản biểu cảm không chỉ dùng cho văn bản nghệ thuật mà còn dùng trong rất nhiều tình huống và các loại văn bản khác Ví dụ : Điện mừng, thăm hỏi, chia buồn, văn tế, điếu văn, thư từ... Thể loại văn học trữ tình là thể loại văn học nhằm phân biệt với các thể loại tự sự và kịch Thể loại văn học trữ tình thông qua các hình tượng nghệ thuật trữ tình mà bày tỏ cảm xúc của con người. 8/ Tác phẩm nghị luận có cần các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự không ? Cần ở mức độ nào ? Vì sao ? Nhằm làm cho bài nghị luận thêm cụ thể và sinh động, không chỉ tác động đến lí trí người đọc mà còn lay động cả tình cảm người đọc. Có điều các yếu tố thêm vào đó là phụ, không được lấn át phương thức nghị luận làm mất đi yêu cầu và nội dung bàn luận. Phương thức nghị luận luôn là phương thức chủ yếu trong bài văn nghị luận. II/ PHẦN TẬP LÀM VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS : 1/ Phần văn và Tập làm văn có mối quan hệ với nhau như thế nào ? Hãy nêu ví dụ cho thấy mối quan hệ đó trong chương trình đã học ? Phần văn và Tập làm văn có mối quan hệ mật thiết với nhau . Nếu nắm những kiến thức, kĩ năng của phần Văn ( đọc – hiển văn bản) thì mới có khả làm bài Tập làm văn tốt và ngược lại. Các văn bản ( hoặc đoạn trích) trong phần Văn học là những biểu hiện cụ thể, sinh động của các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt. 2/ Phần Tiếng Việt có mối quan hệ như thế nào với phần Văn và phần Tập làm văn ? nêu ví dụ chứng minh ? Phần nội dung Tiếng Việt có liên quan mật thiết với Phần Văn và Tập làm văn. Cần nắm vững chắc kiến thức Tiếng Việt và vận dụng các kĩ năng về từ ngữ, câu, đoạn để khai thác nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong các văn bản ( hoặc đoạn trích) cũng như để viết, nói cho tốt. 3/ Các phương thức biểu đạt : Miêu tả, tự sự, nghị luận biểu cảm, thuyết minh có nghĩa như thế nào đối với việc rèn luyện kĩ năng làm văn ? Các thao tác miêu tả, tự sự, nghị luận , biểu cảm, thuyết minh có ý nghĩa rất quan trọng nhằm chuẩn bị cho việc làm các bài văn. Vì các em phải dùng các thao tác này để tạo lập văn bản. III/CÁC KIỂU VĂN BẢN TRỌNG TÂM : 1/ Văn bản thuyết minh : a) Văn bản thuyết minh có đích biểu đạt là gì ? Là trình bày đúng khách quan các đặcđiểm tiêu biểu của đối tượng b) Muốn làm được văn bản thuyết minh, trước hết cần chuẩn bị những gì ? -Quan sát tìm hiểu kĩ lưỡng - Chính xác đối tượng - Tìm cách trình bày theo thứ tự thích hợp sao cho người đọc dễ hiểu c) Hãy cho biết các phương pháp thường dùng trong văn bản thuyết minh ? - Nêu định nghĩa - Nêu ví dụ - Phân tích - Liệt lê - Giải thích - Dùng số liệu - Phân loại - so sánh d) Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh có đặc điểm gì ? Chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động 2/ Văn bản tự sự : a)Văn bản tự sự có đích biểu đạt là gì ? Là kể một câu chuyện theo một trình tự nào đó. b) Nêu các yếu tố tạo thành văn bản tự sự ? - Là việc, nhân vật, tình huống , hành động, lời kể, kết cục c) Vì sao văn bản nghị luận thường kết hợp với các yếu tố miêu tả, nghị luận,biểu cảm ? hãy cho biết tác dụng của các yếu tố đó đối với văn bản tự sự ? - Nhằm mục đích làm cho câu chuyện sinh động và hấp dẫn hơn - Khi kể chuyện, người kể nhằm trả lời làm rõ câu hỏi câu chuyện ấy, nhân vật ấy, hành động ấy ra sao ...thì cần phải biết miêu tả. - Khi kể chuyện , muốn câu chuyện thêm phần sâu sắc, giàu tính triết lí gợi cho người nghe, người đọc suy tư, người kể phải dùng thêm yếu tố nghị luận. - Khi kể chuyện , người kể cần thể hiện thái độ và tình cảm của mình đối với sự việc, nhân vật nên phải biết dùng thêm cá c yếu tố biểu cảm. d) Ngôn ngữ trong văn bản tự sự có đặc điểm gì ? - Nhiều từ chỉ hành động, từ giới thiệu, từ chỉ thời gian, không gian và tính từ để người đọc hình dung được đối tượng nhân vật, sự việc một cách sinh động. 3/ Văn bản nghị luận : a) Văn bản nghị luận có đích biểu đạt là gì ? Là nhằm xác lập cho người đọc ,người nghe, một tư tưởng , quan điểm nào đó nhằm thuyết phục họ tin theo cái đúng, cái tốt từ bỏ các sai, cái xấu. b) Văn bản nghị luận do các yếu tố nào tạo thành ? Luận điểm, luận cứ và lập luận tạo thành c) Nêu yêu cầu đối với luận điểm,luận cứ và lập luận ? Các luận điểm, luận cứ phải rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục, lập luận cần chặt chẽ. 4/ Các bố cục dàn bài văn nghị luận : ( Học kì II) THỂ LOẠI NGHỊ LUẬN KHÁI NIỆM DÀN BÀI CHUNG NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc,hiện tương có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ. I/ CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG: 1/ BƯỚC 1: ( Tìm hiểu đề và tìm ý ) a) Tìm hiểu đề: _ Thể loại: _ Nội dung : _ Phạm vi giới hạn: b) Tìm ý : - Đặt câu hỏi - Trả lời câu hỏi . 2/ BƯỚC 2: ( lập dàn ý ) Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề. Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định. Kết bài: Kết luận,khẳng định, phủ định, lời khuyên 3/ BƯỚC 3: ( Viết bài) 4/ BƯỚC 4( ĐỌC VÀ SỬA CHỮA) _ Cách dùng từ, câu _ Lỗi liên kết câu, đạon _ Lỗi chính tả NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là bàn một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống .của con người II/ CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ( 1.BƯỚC 1: (Tìm hiểu đề và tìm ý) a) Tìm hiểu đề: _ Thể loại : _ Nội dung: _ Giới hạn kiến thức: b) Tìm ý: - Đặt câu hỏi - Trả lời câu hỏi . 2. BƯỚC 2: (LẬP DÀN Ý ) Bố cục Dàn Bài chung Mở bài _ Dẫn dắt vào vấn đề _ Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận. _ Trích dẫn : ca dao, tục ngữ. (nếu có ) Thân bài _ Giải thích ( Đen,bóng), chứng minh nội dung vấn đè tư tưởng _ Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung. Kết bài _ Kết luận, tổng kết , nêu nhận định mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động. 3.BƯỚC 3: ( Viết bài) 4.BƯỚC 4: ( Đọc lại và sửa chửa) _ Dùng từ, câu _ Liên kết câu, đoạn _ Chính tả NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN ( HOẶC ĐOẠN TRÍCH) Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn tích là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật , sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm củ thể. III/ CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN ( HOẶC ĐOẠN TRÍCH) ( 4 bước) 1.BƯỚC 1: (Tìm hiểu đề và tìm ý) a) Tìm hiểu đề: _ Thể loại: _ Nội dung: _ Phạm vi kiến thức: b) Tìm ý: - Đặt câu hỏi -Trả lời câu hỏi 2. BƯỚC 2: (LẬP DÀN Ý ) Bố cục Dàn Bài chung Mở bài _ Giới thiệu tác giả, tác phẩm _ Nhân vật chính của tác phẩm _ Nêu ý kiến đánh giá sơ bộ. Thân bài _ Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. _ Phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực Kết bài _ Nêu nhận, định đánh giá chung của mình về tác phẩm hoặc đoạn trích. 3.BƯỚC 3: ( Viết bài) 4.BƯỚC 4: ( Đọc lại và sửa chửa) _ Dùng từ, câu _ Liên kết câu, đoạn _ Chính tả NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ Nghị luận về một đoạn thơ , bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ , bài thơ ấy. IV/ CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ,BÀI THƠ: a) BƯỚC 1: ( Tìm hiểu đề và tìm ý) Tìm hiểu đề: Thể loại: Nội dung: Giới hạn kiến thức: Tìm ý: - Đặt câu hỏi - Trả lời câu hỏi ) BƯỚC 2: ( LẬP DÀN Ý ) DÀN BÀI CHUNG Mở bài. - Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ - Khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ . Thân bài. - Nêu các luận điểm chính của đoạn thơ, bài thơ. ( Trình bày những suy nghĩ đánh giá nội dung và nghệ thuật) - Mỗi luận điểm được triển khai thành các luận cứ. Kết bài - Đánh giá chung về tác giả, tác phẩm c) BƯỚC 3: ( VIẾT BÀI) d) BƯỚC 4: ( ĐỌC LẠI VÀ SỬA CHỮA) - Dùng từ, câu , ngữ pháp - Liên kết câu , đoạn - Chính tả HỆ THỐNG LẠI CÁC VĂN BẢN NƯỚC NGOÀI: STT VĂN BẢN TÁC GIẢ THỂ LOẠI NỘI DUNG NGHỆ THUẬT LỚP 6 01 Cây bút thần Dân gian (Trung Quốc) Truyện cổ tích thần kì Quan niệm về công lí xã hội, về mục đích của nghệ thuật, ước mơ về một khả năng kì diệu. - Trí tưởng tượng phong phú - Truyện kể hấp dẫn 02 Ông lão đánh cá và con cá vàng Dân gian ( Nga) Truyện cổ tích Ca ngợi và thể hiện lòng biết ơn đối với những người nhân hậu, phê phán kẻ tham lam - Phép lặp tăng tiến - Nhân vật đối lập - Yếu tố hoang đường 03 Buổi học cuối cùng Đô- đê ( Pháp ) Truyện hiện đại Yêu nước là yêu cả tiếng nói dân tộc. - Xây dựng tâm lí nhân vật( Hamen và cậu bé) 04 Bức thư của người thủ lĩnh da đỏ Xi- át- tin ( Mỹ) Thư ( chính luận) Bảo vệ, giữ gìn sự trong sạch của thiên nhiên môi trường - Biện pháp trùng điệp, đối lập 05 Lòng yêu nước Ê- ren- bua ( Nga) Bút kí (Chính luận) Lòng yêu nước bắt đầu từ tình yêu nhà, yêu làng, yêu miền quê. - Biện pháp so sánh LỚP 7 01 Xa ngắm thác núi lư Lí Bạch ( Trung Quốc) Thơ bát cú Đường luật Vẻ đẹp núi thác Lư và tình yêu thiên nhiên, bộc lộ tính cách phóng khoáng của nhà thơ. - Hình ảnh thơ tráng lệ huyền ảo 02 Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Lí Bạch ( Trung Quốc) Ngũ ngôn tứ tuyệt Tình yêu quê hương của người xa quê - Từ ngữ giản dị. tinh luyện, cảm xúc chân thành. 03 Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê Hạ Tri Chương (Trung Quốc) Thất ngôn bát cú Đường luật Tình cảm sâu sắc của tác giả khi trở lại quê hương. - Cảm xúc chân thành hóm hỉnh - Kết hợp với tự sự 04 Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Đỗ Phủ (Trung Quốc) Thơ thất ngôn trường thiên Nỗi khổ nghèo túng và ước mơ có ngôi nhà vững chắc để che chở cho những người nghèo. - Kết hợp trữ tình tự sự, nghị luận LỚP 8 01 Cô bé bán diêm An – đéc – xn (Đan Mạch) Truyện cổ tích mớ i Nỗi bất hạnh, cái chết thê thảm và niềm tin yêu cuộc sống. - Kể chuyện - Đan xden giữa hiện thực và mộng tưởng 02 Đánh nhau với cối xay gió Xéc- van- téc( Tây Ban Nha) Tiểu thuyết (trích) Ca ngợi cái tốt và phê phán cái xấu - Xây dựng nhân vật 03 Chiếc lá cuối cùng Ô- hen – ri (Mỹ) Truyện ngắn Tình yêu thương ca cả giữa những con người nghèo khổ - Kết cấu đảo ngược tình huống truyện 04 Hai cây phong Ai- man tốp (Liên bang Nga cũ) Truyện ngắn Tình yêu quê hương và câu chuyện về người thầy vun trồng ướ mơ, huy vọng cho h/s - Miêu tả , tự sự 05 Đi bộ ngao du Ru- xô ( Pháp ) Nghị luận xã hội Ca ngợi sự giản dị, tự do, ca ngợi thiên nhiên, muốn ngao du cần đi bộ. - Lập luận chặt chẽ, luận cứ sinh động 06 Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục Mê- li- e ( Pháp) Kịch Phê phán lối sống lố lăng của bọn học đòi làm sang - Châm biếm sâu cay LỚP 9 01 Cố hương Lỗ Tấn ( Trung Quốc Truyện ngắn Phê phán XHPK đặt vấn đề cho con đường đi cho nông dân, cho xã hội. - Ngôn ngữ giản dị,giàu hình ảnh 02 Những đứa trẻ Go- rơ- ki ( Nga) Truyện ngắn Tình bạn thân thiết giữa những đứa trẽ sống thiếu tình thương. - Đan xen truyện đời thường và cổ tích. 03 Bàn về đọc sách Chu Quang Tiềm( TQ) Nghị luận Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách và cách lựa chọn sách, cách đọc sách sao cho có hiệu quả. - Nghị luận giàu lí lẽ - lí lẽ xác đáng và dẫn chứng sinh động 04 Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La- Phong ten Hi- pô- lít- ten ( Pháp) Nghị luận văn học Đặc trưn của sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn, cách nhìn , cách nghĩ của nhà văn. - Nghệ thuật so sánh - Lập luận so sánh đối chiếu. 05 Mây và sóng Ta- go ( Ấn Độ) Thơ tự do Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng bất tử - Kết hợp biểu, cảm tự sự - Hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng. 06 Rô – bin- xơn ngoài đảo hoang Đi – phô ( Anh) Tiểu thuyết ( Trich ) Ca ngợi sức mạnh, tinh thần lạc quan, ý chí của con người trong những hoàn cảnh khó khăn - Tự sự, miêu tả - Sáng tạo trong việc lựa chọn ngôi kể. 07 Bố của Xi- mông Mô- pa- xăng (Pháp) Truyện ngắn Truyện ca ngợi tình yêu thương, lòng nhân hậu của con người. - Kểt kết hợp với miêu tả, tự sự - Miêu tả diễm biến tâm lí nhân vật - Tình tiết truyện bất ngời, hợp lí 08 Con chó Bấc Giắc- lân – đơn ( Mĩ) Tiểu thuyết ( Trích) Ca ngợi lòng yêu thương và sự gắn bó cảm động giữa con người với loài vật. - Trí tưởng tượng tuyệt vời - Tài quan sát - Nghệ thuật nhân hóa
Tài liệu đính kèm: