Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 137

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 137

Bài1- Tiết 1: Văn bản : Con Rồng, cháu Tiên

 (truyền thuyết)

I. Mục tiêu :

 1 . Kiến thức: Giúp học sinh:

 - Khái niệm thể loại truyền thuyết .

 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu .

 - Bóng dáng lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kỳ dựng nước .

 2. Kĩ năng:

 - Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết .

 - Nhận ra những sự việc chính của truyện .

 - Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kỳ ảo tiêu biểu trong truyện .

 3. Thái độ:

Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết.

II. Chuẩn bị của GV-HS:

 - GV:

 + Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.

 + Bức tranh Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng 100 người con chia tay nhau lên rừng, xuống biển.

 + Tranh ảnh về đền Hùng hoặc về vùng đất Phong Châu.

 - HS:

 + Đọc văn bản “Con rồng cháu tiên”.

 + Trả lời các câu hỏi phần “Đọc – Hiểu văn bản vào vở soạn”.

III. Phương pháp:

 

doc 353 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 732Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 137", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/8/2011
Ngày dạy: 22/8/2011
TUẦN 1.
Bài1- Tiết 1: 	Văn bản : Con Rồng, cháu Tiên
 (truyền thuyết)
I. Mục tiêu :
 1 . Kiến thức: Giúp học sinh:
 - Khái niệm thể loại truyền thuyết .
 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu .
 - Bóng dáng lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kỳ dựng nước .
 2. Kĩ năng:
 - Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết .
 - Nhận ra những sự việc chính của truyện .
 - Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kỳ ảo tiêu biểu trong truyện .
 3. Thái độ:
Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết.
II. Chuẩn bị của GV-HS: 
 - GV:
 + Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
 + Bức tranh Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng 100 người con chia tay nhau lên rừng, xuống biển.
 + Tranh ảnh về đền Hùng hoặc về vùng đất Phong Châu.
 - HS:
 + Đọc văn bản “Con rồng cháu tiên”.
 + Trả lời các câu hỏi phần “Đọc – Hiểu văn bản vào vở soạn”.
III. Phương pháp:
 - Vấn đáp, giải thích, nêu và giải quyết vấn đề.
 - Kĩ thuật động não.
IV. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định tổ chức lớp:
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh:
 a. Kiểm tra bài cũ.
 b. Kiểm tra vở soạn.
 3. Tiến trình dạy – học bài mới:
Giới thiệu bài:
	“Dù ai đi ngược về xuôi
 Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
Từ thuở xa xưa, người Việt Nam ta đã có ý thức tìm hiểu cội nguồn dân tộc. Truyện Con Rồng cháu Tiên đã minh chứng cho sự tìm tòi đó. 
NỘI DUNG CẦN ĐẠT 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I.Truyền thuyết:
- Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
- Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể
II.Đọc-kể văn bản:
III.Tìm hiểu văn bản:
1.Nguồn gốc, hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ:
- Nguồn gốc: 
 + Lạc Long Quân: là thần nòi rồng, ở dưới nước, con thần Long Nữ.
 + Âu Cơ: dòng tiên ở trên núi, thuộc dòng họ Thần Nông.
đều là thần.
- Hình dạng:
+ Long Quân: Sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ.
+ Âu Cơ: xinh đẹp tuyệt trần.
Đẹp đẽ, lớn lao, kì lạ
2. Việc sinh con và chia con cuả Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, nở thành trăm người con khỏe đẹp mọi người Việt Nam đều là anh em ruột thịt do cùng một cha mẹ sinh ra.
- Năm mươi con theo mẹ lên núi, năm mươi con theo cha xuống biển ý nguyện phát triển dân tộc và đoàn kết thống nhất dân tộc.
3.Ý nghĩa truyện:
Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi, ý nguyện đoàn kết thống nhất cộng đồng người Việt
*Ghi nhớ: (SGK)
Hoạt động 1:
Mục tiêu: Bước đầu nắm được định nghĩa truyền thuyết.
Phương pháp: Vấn đáp, giải thích.
GV hướng dẫn hs tìm hiểu khái niệm truyền thuyết bằng cách đặt câu hỏi.
? Dựa vào chú thích sgk em hãy cho biết truyền thuyết là gì?
HStrả lời GV nhấn mạnh.
-Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. Chính vì vậy mà truyền thuyết có cơ sở lịch sử, cốt lõi là sự thật lịch sử.
-Có nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo.
* Thực ra tất cả các thể loại, tác phẩm đều có cơ sở lịch sử. Truyền thuyết Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại nhưng những yếu tố thần thoại ấy đã được lịch sử hóa. Thể thần thoại cổ đã được biến đổi thành những truyện kế về lịch sử nhằm suy tôn tổ tiên đã có công dựng nước và ca ngợi những sự tích thời dựng nước.
?Truyền thuyết là kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. Vậy truyền thuyết có phải là lịch sử không? 
 Truyền thuyết không phải là lịch sử vì nó là tác phẩm nghệ thuật, lí tưởng hoá nhân vật.
?Đặc điểm tiêu biểu của truyền thuyết?
 Giải thích một hiện tượng xã hội, thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân về sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
Hoạt động 2:
Mục tiêu: Bước đầu rèn luyện kĩ năng: đọc văn bản nghệ thuật, nghe kể chuyện.
Phương pháp: Giải thích.
GVhướng dẫn hs cách đọc: thể hiện đúng giọng, lời thoại.
Gv đọc mẫu một đoạn – còn lại gọi hs đọc tiếp.
Gv gọi hs nhận xét cách đọc.
Gv cho hs kể tóm tắt- gv nhận xét.
Gv cho hs đọc thầm chú thích để nắm rõ nghĩa của những từ khó.
? Theo em truyện này có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính từng đoạn.
3đoạn.
Đoạn 1: Từ đầu đến Long Trang: Việc gặp gỡ và kết hôn của Long Quân và Âu Cơ.
Đoạn 2: Tiếp theo đến lên đường.Việc sinh con và chia con.
Đoạn 3: Còn lại. Sự trưởng thành của các con.
Hoạt động 3:
Mục tiêu: Hiểu được nội dung, ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện “Con rồng cháu tiên”.
Phương pháp: Giải thích, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, kĩ thuật động não.
? Truyền thuyết này kể về ai và về sự việc gì?
Truyện kể về Lạc Long Quân nòi rồng kết duyên cùng nàng Âu Cơ dòng tiên sinh ra cái bọc trăm trứng, nở trăm con từ đó hình thành nên dân tộc Việt Nam.
?Vậy nguồn gốc của Lạc Long Quân và Âu Cơ ntn?
Thần.
?Những chi tiết nào miêu tả hình dáng của Lạc Long Quân và Âu Cơ?
LạcLong Quân:Sức khoẻ vô địch,có nhiều phép lạ.
Âu Cơ:Xinh đẹp tuyệt trần.
? Lạc Long Quân làm gì để giúp dân? Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào?
Sự nghiệp mở nước.
?Lạc Long Quân kết duyên với Âu Cơ và chuyện sinh nở của Âu Cơ có gì lạ không?
?Việc sinh nở của Âu Cơ có thể xảy ra đối với người thường không?Vì sao trăm người con đều sinh ra trong cùng một bọc? Điều này có ý nghĩa như thế nào?
Không thể vì hình tượng “ bọc trăm trứng nở ra trăm người con”mang đậm tính chất hoang đường nhưng lại có ý nghĩa sâu sắc: Toàn thể nhân dân Việt Nam ta đều sinh ra trong một bọc cùng chung một nòi gióng tổ tiên. Và chính cái sắc màu huyền thoại của câu chuyện “ một bọc trăm trứng” đã tôn vinh nguôn gốc đẹp đẽ của dân tộc ta, đã làm đậm đà thêm cái ý nghĩa thiêng liêng của cội nguồn đất nước.
*Gv đưa tranh: yêu cầu các em cho biết tranh vẽ minh hoạ chi tiết nào? Nêu tình huống. Hs kể tóm tắt đoạn này?
? Lạc Long Quân và Âu Cơ đã chia con như thế nào?
? Chi tiết Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con đi cai quản các phương có ý nghĩa gì?Theo truyện người Việt có nguồn gốc của ai?
Cha Rồng, Mẹ Tiên vì người miền ngược, miền xuôi có chung nguồn gốc là sinh ra từ cái bọc trăm trứng.
? Em hãy tìm những chi tiết tưởng tượng kì ảo?
? Đọc văn bản cho ta biết thêm điều gì về xã hội, phong tục, tập quán của người Việt Nam cổ xưa?
Xã hội Văn Lang thời đại Hùng Vương đã là một xã hội văn hóa dù còn sơ khai.
- Cho HS xem tranh Đền Hùng.
? Em hãy nêu ý nghĩa truyện? 
? Ông cha ta sáng tạo ra câu chuyện này nhằm mục đích gì?
? Truyện đã bồi đắp cho em những tình cảm nào?
Tự hào dân tộc, yêu quí truyền thống dân tộc, đoàn kết, thân ái với mọi người.
? Khi đến thăm đền Hùng, Bác Hồ đã nói như thế nào?
? Trong công cuộc giữ nước, nhân dân ta đã thực hiện lời hứa của Bác ra sao?
Tinh thần đoàn kết giữa miền ngược và miền xuôi. Cùng đồng lòng xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam.
? Còn là học sinh, em sẽ làm gì để thực hiện lời dạy đó của Bác?
- Chăm học chăm làm.
- Yêu thương, giúp đỡ bạn và mọi người xung quanh.
Gv gọi hs đọc phần đọc thêm và ghi nhớ (SGK).
GV hướng dẫn hs tìm hiểu phần luyện tập sgk.
? Em biết truyền thuyết nào của các dân tộc khác ở Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc dân tộc? Cách giải thích đó nhằm nói lên điều gì qua các truyện đã nêu?
Liên hệ: Kinh và Bana là hai anh em, Quả trứng nở ra con người, Quả bầu mẹ
Sự giống nhau về giống nòi, giao lưu văn hoá các dân tộc trên đất nước ta.
Hs theo dõi.
Hs trả lời câu hỏi.
Hs ghi bài.
Hs trả lời câu hỏi.
Hs theo dõi.
Hs đọc.
Hs phân đoạn.
Hs trả lời câu hỏi.
Hs ghi bài.
Hs trả lời câu hỏi.
Hs ghi bài.
Hs trả lời câu hỏi.
Hs ghi bài.
Hs đọc ghi nhớ.
Hs làm bài tập.
4.Củng cố: Chọn câu trả lời đúng :
*Truyền tuyết là gì ?
a. Kể về (người )nhân vật ,sự kiện lịch sử trong quá khứ. b. Cốt lõi sự thật lịch sử. 
c. Chi tiết hoang đường, kì ảo . d. Các ý trên đều đúng .
*Ý nghĩa truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” là:
a. Giải thích nguồn gốc người Việt. b. Suy tôn nguồn gốc giống nòi.
c. Ý nguyện đoàn kết ,thống nhất cộng đồng người Việt.
[ ] a,c đúng [ ] a,b,c đúng [ ] a,b đúng [ ]	b,c đúng.
5. Hướng dẫn về nhà:
 a.Bài vừa học: 
 -Nắm định nghĩa truyền thuyết.
 -Nêu tính chất lớn lao,đẹp đẽ, kì lạ của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
 -Nêu ý nghĩa truyện.
 b.Bài sắp học: Truyền thuyết bánh chưng ,bánh giầy (Hướng dẫn đọc thêm)
- Đọc kể tóm tắt truyện theo các sự việc chính ? -Chú thích (SGK)
- Vì sao vua Hùng chọn người nối ngôi? 
- Vua Hùng chon người nối ngôi như thế nào ?
- Vì sao Lang Liêu được thần mach bảo làm bánh và được vua Hùng chọn nối ngôi?
- Nêu ý nghĩa truyện ? Việc làm bánh chưng bánh giầy vào ngày tết có ý nghĩa gì?
Ngày soan:19/8/2011
Ngày dạy: 22/8/2011
Tiết 2: Hướng dẫn đọc thêm	
 Văn bản : BÁNH CHƯNG,BÁNH GIẦY 
	 (Truyền thuyết)
 I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức: 
 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết .
 - Cốt lỗi lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm tuyền thuyết thời kỳ Hùng Vương .
 - Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông – một nét đẹp văn hóa của người Việt. 
 2. Kĩ năng:
 - Đọc- hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết .
 - Nhận ra những sự việc chính trong truyện .
 3.Thái độ: Ý thức lao động tốt ,quý trọng hạt gạo nhà nông ,lòng tôn kính với tổ tiên trời đất 
II.Chuẩn bị của GV - HS:
 - GV:
 + Nghiên cứu tài liệu, soạn bài.
 + Tranh làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày Tết của nhân dân.
 - HS:
 + Học thuộc bài cũ.
 +Soạn bài mới chu đáo.
III. Phương pháp:
 - Vấn đáp, giải thích, nêu và giải quyết vấn đề.
 - Kĩ thuật động não, nhóm.
IV. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định tổ chức lớp:
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh:
 a. Kiểm tra bài cũ.
Kể diễn cảm đoạn truyện thích nhất trong truyền thuyết “Con Rồng ,cháu Tiên”?
Nêu ý nghĩa truyện?
(HS kể-gv nhận xét. ( 7đ)
 Ý nghĩa truyện: Giải thích nguồn gốc cao quý của dân tộc Việt Nam.Ca ngợi tinh thần đoàn kết dân tộc.
 ( 3đ)
 b. Kiểm tra vở soạn.
 3. Tiến trình dạy – học bài mới:
 Giới thiệu bài. Hằng năm, mỗi khi xuân về tết đến, nhân dân ta- con cháu của các vua Hùng từ miền ngược đến miền xuôi đều nô nức làm bánh chưng, bánh giầy. Tại sao lại có phong tục như vậy bài Bánh chưng, bánh giầy sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó.
NỘI DUNG CẦN ĐẠT 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I.Đọc -kể văn bản:
II.Tìm hiểu văn bản :
1. Hoàn cảnh, ý định, cách thức vua Hùng chọn người nối ngôi.
- Hoàn cảnh:
Giặc ngoài đã yên, vua có thể tập trung chăm lo cho dân được no ấm.
Vua đã già muốn truyền ngôi.
- Ý của vua: Người nối ngôi phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng.
- Hình thức: Điều vua đòi hỏi mang tính chất một câu đố đặc biệt để thử tài (nhân lễtruyền ngôi cho).
2. Cuộc đua tài dâng lễ vật:
 a. Các lan ... ố bài viết quá ngắn, sai nhiều lỗi chính tả.
 - Một số em còn nhầm lẫn giữa văn miêu tả và văn kể chuyện.
Gv gọi hs lên bảng viết các từ dễ mắc lỗi chính tả.
Gv ghi vài câu có cách diễn đạt lủng củng.
Hs chữa lại.
Gv đọc bài viết hay để hs tham khảo. Gv trả bài , ghi điểm.
Hs theo dõi.
Hs trả lời.
Hs đọc điểm.
4. Củng cố: Hs trình bày các kỹ năng làm văn miêu tả.
5. Hướng dẫn về nhà:	
 a. Bài vừa học: 
 Xem lại bài viết tự chữa lỗi sai.
 b. Bài sắp học: ÔN TẬP VĂN, TIẾNG VIỆT, TẬP LÀM VĂN.
 Xem yêu cầu SGK /154, 155,167,168
Ngày soạn: 23/4/2011
Ngày dạy: 26/4/2011
 Tiết 133 -134 ÔN TÂP VĂN, TIẾNG VIỆT, TẬP LÀM VĂN
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - Nắm được hệ thống văn bản với những nội dung cơ bản, những phương thức biểu đạt và đặc trưng thể loại của các văn bản có trong chương trình Ngữ Văn 6.
 - Hiểu và cảm thụ được vẻ đẹp của một số hình tượng nhân vật, tư tưởng yêu nước và truyền thống nhân ái trong các văn bản đã học.
 - Nắm được kiểu câu, từ loại, các phép tu từ và dấu câu đã học.
 2. Kỹ năng: 
 - Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa, tổng hợp và phân tích nội dung văn bản.
 - Hs biết vận dụng các phương thức biểu đạt phù hợp trong việc xd một văn bản hoàn chỉnh nhằm đạt được mục đích giao tiếp.
 - Biết vận dụng kiến thức đã học trong khi dùng từ đặc câu. 
 3. Thái độ: Giáo dục hs biết yêu quý vốn văn hóa của dân tộc, và gìn giữ nó.
II. Chuẩn bị của GV - HS: 
 - GV:Bảng phụ.
 - HS: Soạn bài theo yêu cầu sgk.
III. Phương pháp: 
 - Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
 - Kỹ thuật động não.
IV. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định tổ chức lớp:
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh: Kiểm tra vở soạn
 3. Tiến trình dạy – học bài mới:
 Giới thiệu bài: Các em đã tìm hiểu xong phần Ngữ Văn lớp 6. Để hệ thống lại phần kiến thức đã học, chúng ta thực hiện tiết ôn tập.
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I. Phần Văn:
Câu 1:
- Con Rồng cháu Tiên.
- Bánh chưng, bánh giầy.
- Thánh Gióng.
- Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Sự tích Hồ Gươm.
- Sọ Dừa.
- Thạch Sanh.
- Em bé thông minh.
- Cây bút thần.
- Ông lão đánh cá và con cá vàng.
- Ếch ngồi đáy giếng.
- Thầy bói xem voi.
- Đeo nhạc cho mèo.
- Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
- Treo biển.
- Lợn cưới , áo mới.
- Con hổ có nghĩa.
- Mẹ hiền dạy con.
- Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.
- Sông nước Cà Mau.
- Bức tranh của em gái tôi.
- Vượt thác.
- Buổi học cuối cùng.
- Đêm nay Bác không ngủ.
- Lượm.
- Mưa.
- Cô Tô.
- Cây tre Việt Nam.
- Lòng yêu nước.
- Lao xao.
- Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử.
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
- Động Phong Nha.
Câu 2:
Sgk/7,53,100,124,143 ( T1) , 125, 126 ( T2)
Câu 3: HS lập bảng kê các văn bản truyện theo hướng dẫn của gv.
Câu 4:
Câu 5:
Về PTBĐ giữa truyện, truyện trung đại, truyện hiện đại có PTBĐ giống nhau: Kết hợp tự sự với miêu tả, đôi khi biểu cảm hoặc nghị luận.
Câu 6:
- Văn bản thể hiện truyền thống yêu nước: Lượm, Cây tre Việt Nam, Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử
- Văn bản thể hiện lòng nhân ái: Bức tranh của em gái tôi, Đêm nay Bác không ngủ
Câu 7:
Tiết 134.
II. Phần Tiếng Việt:
1. Từ loại và cụm từ loại:
Danh từ, cụm danh từ, động từ, cụm động từ, tính từ, cụm tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ.
2. Các phép tu từ:
So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ.
3. Kiểu câu đã học:
Câu trần thuật đơn, câu trần thuật đơn không có từ là, câu trần thuật đơn có từ là.
III. Phần Tập làm văn:
Câu 1: Thống kê các văn bản đã học theo PTBĐ.
Câu 2: Xác định và ghi PTBĐ chính trong các văn bản sau:
Câu 3:
Câu 4:
Câu 5:
Hoạt động 1:
Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống lại tất cả các văn bản đã học bằng trí nhớ của mình.
Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề. Kỹ thuật động não.
? Ý nghĩa của bài tổng kết là gì?
Giúp hs nắm vững những trọng tâm, trọng điểm của chương trình, không để kiến thức ở vào tình trạng lộn xộn, rời rạc, dễ bị rơi rụng vì không được đặc vào hệ thống.
? Việc tổng kết này cần dựa trên những tư liệu nào?
Gv cho hs ghi lại theo trí nhớ tất cả nhan đề các văn bản đã hoc trong cả năm học sau đó đối chiếu sgk, bổ sung, điều chỉnh những chỗ sai sót, thiếu, lộn xộn. 
?Nêu khái niệm về truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện trung đại và văn bản nhật dụng?
Gv cho hs thể hiện.
Gv hướng dẫn hs lập bảng kê các văn bản truyện theo mẫu( sgk/154).
Số
TT
Tên văn bản
Nhân vật chính
Tính cách,ý nghĩa của nhân vật chính.
Gv gọi hs đọc yêu cầu và tự thể hiện.
Nêu điểm giống nhau về PTBĐ giữa truyện dân gian, trung đại và hiện đại.
Trình bày các văn bản thể hiện truyền thống yêu nước và lòng nhân ái của dân tộc ta ở sgk NV 6T2.
Gv cho hs tự làm.
HẾT TIẾT 133.
Hoạt động 2:
Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống lại tất cả các từ loại và các biện pháp tu từ đã học trong chương trình Ngữ văn 6.
Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề. Kỹ thuật động não.
? Ở chương trình Tiếng Việt 6, em đã học những từ loại nào?
? Danh từ là gì? Cho ví dụ? có mấy loại danh từ?
Hs tìm thêm một số ví dụ.
? Động từ có đặc điểm gì? Có mấy loại động từ? cho ví dụ.
Hs tìm thêm một số ví dụ.
? Tính từ là gì? Có mấy loại? cho ví dụ.
Hs tìm thêm một số ví dụ.
? Hãy nêu khái niệm số từ? Cho biết các loại số từ? tìm ví dụ.
Hs tìm thêm một số ví dụ.
? Lượng từ là gì? Có mấy loại? Cho ví dụ.
Hs tìm thêm một số ví dụ.
? Chỉ từ là gì? Cho ví dụ chỉ từ.
Hs tìm thêm một số ví dụ.
? Phó từ là gì? Có những nhóm nào? Cho ví dụ.
Hs tìm thêm một số ví dụ.
? Hãy vẽ sơ đồ trình bày các từ loại vừa tìm hiểu?
? Trình bày các phép tu từ đã học?
? So sánh là gì? Có mấy loại? Cho ví dụ.
Cho thêm vài ví dụ sử dụng so sánh.
? Thế nào là nhân hóa? Có mấy kiểu nhân hóa? Cho ví dụ.
? Thế nào là ẩn dụ? Trình bày các kiểu ẩn dụ? Cho ví dụ.
? Hoán dụ là gì? Có những kiểu nào ? cho ví dụ.
? Cho biết các kiểu câu đã học?
? Câu trần thuật đơn là gì? Cho ví dụ.
? Thế nào là câu trần thuật đơn có từ là, không có từ là? Cho ví dụ.
? Có những loại dấu câu nào ? Dùng dấu câu để làm gì?
? Hãy trình bày những PTBĐ đã học là những loại nào?
Thống kê các văn bản đã học theo PTBĐ.
STT
 Các PTBĐ
 Các văn bản
Hãy xđ và ghi ra vở PTBĐ chính trong các văn bản sau:
STT
 Tên văn bản
 PTBĐ chính
1
2
3
4
5.
Thạch Sanh
Lượm
Mưa
Bài học đường đời đầu tiên
Cây tre Việt Nam
 Tự sự
Tự sự, miêu tả,biểu cảm
Miêu tả
Tự sự, miêu tả
Miêu tả, biểu cảm
Theo bảng thống kê sau hãy đánh dấu các phương thức biểu đạt đã được thực hành.
STT
Phương thức biểu đạt
 Đã tập làm
1
2
3
4
Tự sự
Miêu tả
Biểu cảm
Nghị luận
So sánh mục đích,nội dung, hình thức của ba loại văn bản sau.
STT
Văn bản
Mục đích
Nội dung
Hình thức
1. 
Tự sự
Thông báo, giải thích, nhận thức.
Nhân vật, sự việc, thời gian, địa điểm.
Văn xuôi, tự do.
2.
Miêu tả
Cho hình dung, cảm nhận.
Tính chất, thuộc tính, trạng thái sự vật, cảnh vật, con người.
nt
3.
Đơn từ
Đề đạt yêu cầu, nguyện vọng.
Lí do và yêu cầu.
Theo mẫu với đầy đủ yếu tố của nó.
Hãy nêu nội dung và những lưu ý trong cách thể hiện của từng phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
STT
Các phần
Tự sự
Miêu tả
1.
Mở bài
Giới thiệu nhân vật, tình huống, sự việc.
Giới thiệu đối tượng miêu tả.
2.
Thân bài
Diễn biến tình tiết.
Miêu tả đối tượng từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể( theo trật tự quan sát.
3.
Kết bài
Kết quả sự việc
Cảm xúc, suy nghĩ.
4. Củng cố: Phần trên.
5. Hướng dẫn về nhà:
 a. BVH: Nắm nội dung bài ôn tập Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn.
 b. BSH: Kiểm tra học kì II
 Học tất cả các nội dung đã học của học kì II.
Ngày soạn: 1/5/2011
Ngày dạy: 6/5/2011
 Tiết 135 -136 KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM
A. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - Hệ thống lại kiến thức đã học ở học kì II, 
 - Hiểu và cảm thụ được vẻ đẹp của một số hình tượng nhân vật, tư tưởng yêu nước và truyền thống nhân ái trong các văn bản đã học.
 - Nắm được kiểu câu, từ loại, các phép tu từ và dấu câu đã học.
 2. Kỹ năng: 
 - Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa, tổng hợp và phân tích nội dung văn bản.
 - Hs biết vận dụng các phương thức biểu đạt phù hợp trong việc xd một văn bản hoàn chỉnh nhằm đạt được mục đích giao tiếp.
 - Biết vận dụng kiến thức đã học trong khi dùng từ đặc câu. 
 3. Thái độ: Giáo dục hs biết yêu quý vốn văn hóa của dân tộc, và gìn giữ nó.
B. Chuẩn bị đồ dùng và phương tiện dạy học: Bảng phụ
C. KTBC: Kiểm tra vở soạn.
Ngày soạn: 2/5/2011
Ngày dạy: 4/5/2011
Tiết 137 CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
 Văn bản: CHUYẾN VỀ TUY HÒA
A. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Giúp hs hiểu được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
 2. Kỹ năng: Hs có khả năng kể lại truyện.
 3. Thái độ: Giáo dục hs niềm tự hào và tinh yêu quê hương.
B. Chuẩn bị đồ dùng và phương tiện dạy học:Bảng phụ.
C. KTBC: Kiểm tra vở soạn.
D. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Ai cũng có quê hương của mình hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu về quê hương của mình đó là mảnh đất Tuy Hòa.
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
BỔ SUNG
I.Giới thiệu tác giả, tác phẩm: 
 Sgk 
II. Đọc và kể văn bản:
III. Tìm hiểu văn bản:
Ghi nhớ: Đoạn văn đã tái hiện tâm trí người đọc vùng đất và người xưa với những nét đẹp riêng. Qua đó người đọc có thể thấy được tấm lòng, sự gắn bó của tác giả đối với quê hương, một chút hoài cổ bâng khuâng giữa thời đại mới với nhiều thay đổi lớn lớn lao.
* Luyện tập:
Với thực tế và hiểu biết của mình, em hãy viết một đoạn văn giới thiệu về nét đẹp của đất và người quê em.
GV cho hs nêu vài nét về tác giả và xuất xứ của văn bản.
Gv cung cấp sự nghiệp văn chương Võ Hồng.
Gv hướng dẫn hs đọc văn bản. Gv đọc mẫu một đoạn cho hs đọc tiếp phần còn lại. 
 Lớp nhận xét- gv sửa chữa
? Hãy giải thích nghĩa của từ: khố xanh, tòa sứ, phủ Tuy Hòa ?
GV cho hs kể tóm tắt văn bản - lớp nhận xét. GV nhận xét, đánh giá.
? Hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh, chi tiết được chọn để miêu tả cảnh Phú Lâm, đồng Hiếu Xương ngày xưa và thị xã Tuy Hòa những năm đầu thời kì canh tân đổi mới?
? Từ ngữ, hình ảnh, chi tiết ấy tạo được hiệu quả ra sao cho đoạn văn? 
? Qua văn bản cho thấy tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
 So sánh
?Để thấy được cái hay trong nghệ thuật viết văn của Võ Hồng ta thấy có sự đan xen của những yếu tố nào?
 Kể, tả, biểu cảm.
? Tình cảm của tác giả đối với quê hương được bộc lộ ntn? Qua những chi tiết nào?
? Từ cảnh Tuy Hòa xưa em có cảm nhận gì về đất và người Tuy Hòa hiện nay?
? Những nét đẹp nào của đất và người Tuy Hòa được gìn giữ, bảo tồn và phát huy?
? Những điểm nào chưa tốt cần phải tiếp tục cải tạo, thay đổi?
GV cho hs chép phần ghi nhớ vào vở. 
E. Củng cố và hướng dẫn về nhà:
 1. Củng cố: Nêu ý nghĩa truyện.
 2. Hướng dẫn về nhà:
 a. Bài vừa học: - Tập kể truyện diễn cảm.
 - Học thuộc ghi nhớ.
 b. Bài sắp học: Chương trình Ngữ Văn địa phương: 
 Miêu tả, kể chuyện về di tích lịch sử Văn hóa Phú Yên.
 Sưu tầm một số câu chuyện nói về di tích lịch sử Phú Yên.

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 6 ca nam.doc