Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 118 đến tiết 123

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 118 đến tiết 123

NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN

 (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)

 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp học sinh:

* Kiến thức

- Những yêu cầu đối với bài văn ngị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

- Cách tạo lập văn bản nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

* Kĩ năng :

-Nhận diện được bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và kĩ năng làm bài nghị luận thuộc dạng này.

-Đưa ra được những nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) đã học trong chương trình.

* Thái độ :Ý thức học tập nghiêm túc.

II. CHUẨN BỊ:

 - Giáo viên:

- Tham khảo sách giáo viên + sách thiết kế bài giảng + xem nội dung sách giáo khoa

- Soạn giáo án, chuẩn bị nội dung luyện tập cho học sinh

 - Học sinh:

- Học thuộc bài cũ, chuẩn bị phần luyện tập ở nhà

- Đọc nội dung SGK

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 585Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 118 đến tiết 123", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 25 Ngày soạn:20/2/2012
Tiết: 118 Ngày dạy:23/2/2012
NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN
 (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:	
Giúp học sinh: 
* Kiến thức
- Những yêu cầu đới với bài văn ngị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- Cách tạo lập văn bản nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
* Kĩ năng :
-Nhận diện được bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và kĩ năng làm bài nghị luận thuợc dạng này.
-Đưa ra được những nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) đã học trong chương trình.
* Thái độ :Ý thức học tập nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ:
 - Giáo viên: 
- Tham khảo sách giáo viên + sách thiết kế bài giảng + xem nội dung sách giáo khoa
- Soạn giáo án, chuẩn bị nội dung luyện tập cho học sinh
 - Học sinh:
- Học thuộc bài cũ, chuẩn bị phần luyện tập ở nhà
- Đọc nội dung SGK
 III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 * Hoạt động 1: Khởi động(5ph)
1) Kiểm tra bài cũ. 
+ Thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?
+Trình bày dàn ý chung về kiểu bài này?Cách trình bày các luận điểm ntn?
2)Vào bài mới: Nghị luận về sự việc, hiện tượng  tư tưởng đạo lí thuộc nghị luận xã hội còn nghị luận về tác phẩm  thuộc nghị luận về văn học là nhận xét, đánh giá về nhân vật, sự việc chủ đề hay nghệ thuật của tác phẩm truyện. 
HOẠT ĐỘNG 
CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG GHI
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài nghị luận(25ph)
-Lệnh: Cho học sinh đọc văn bản và tìm hiểu ( đọc văn bản 3 học sinh) 
- Hỏi: Vấn đề nghị luận trong văn bản này là gì? Câu nào nêu vấn đề ( xem đoạn 1 – mở bài) 
-> Văn bản chưa đầu đề
- Hỏi: Đặt 1 đầu đề thích hợp cho văn bản ( dựa vào nội dung nghị luận)
Chẳng hạn “ Hình ảnh anh thanh niên trong truyện lặng lẽ SaPa hoặc “ nét đẹp nơi SaPa lặng lẽ”
-> Đầu đề giới hạn nội dung văn bản
- Hỏi: Vấn đề nghị luận được tác giả Huỳnh Tâm triển khai qua những luận điểm nào?
Gợi ý: Tìm những câu nêu lên hoặc cô đúc luận điểm ( các đoạn 2,3,4 thân bài)
+ Chú ý các câu đầu, câu cuối các đoạn này
- Cả 3 luận điểm được nêu ở các câu đầu đoạn ( tích hợp nội dung “ Trình bày đoạn văn và câu chủ đề)
- Hỏi: Tác giả nhận định, đánh giá vấn đề ( nêu ở mở bài) bằng ý nào, câu nào trong đoạn cuối ( kết bài)?
- Đoạn cuối (5) không nêu luận điểm mà là nậhn định đánh giá vấn đề – thâu tóm tắt các ý phần thân bài?
- Hỏi: Để khẳng định các luận điểm, người viết đã lập luận như thế nào? ( dẫn dắt, phân tích, chứng minh? Những dẫn chứng đó lấy từ đâu?)
( Hướng dẫn phân tích làm rõ từng luận điểm – vận dụnng cách trình bày nội dung đoạn văn)
- Hỏi: Nhận xét gì về bố cục của văn bản này ( lược đồ)
- Chốt ý xong, học sinh đọc ghi nhớ
* Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập(15ph)
-Lệnh: Gọi 2 học sinh đọc văn bản
- Hỏi: Vấn đề nghị luận của văn bản là gì?
- Nhận xét, chốt lại vấn đề?
- Hỏi: Đặt đầu đề cho văn bản?
- Hỏi: Vấn đề nghị luận này được cụ thể hoá bằng những luận cứ, luận chứng nào?
( Chỉ ra những lí lẽ chính và dẫn chứng cụ thể)
- Tác giả phân tích những chi tiết miêu tả về nội tâm và hành động của Lão Hạc -> làm sáng tỏ một nhân cách đáng trọng
- Đọc văn bản, xác định bố cục.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Chọn đặt đầu đề
- Nghe
- Phát biểu ( tìm và nêu luận điểm)
- Nghe
- Phát biểu
- Lắng nghe
- Phát biểu
- Thực hiện theo yêu cầu giáo viên
- Phát biểu, nhận xét bố cục
- Đọc ghi nhớ
- Đọc
-Hs tìm vấn đề và phát biểu ,hs khác chú ý nghe và nhận xét bổ sung ý.
- Đặt đầu đề
- Thực hiện theo yêu cầu
I. Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)
*Đọc văn bản sgk / 61, 62
*Tìm hiểu văn bản.
a). Vấn đề nghị luận
Những phẩm chất đức tính đẹp đẽ, đáng yêu của nhân vật anh thanh niên
b). Vấn đề nghị luận được cụ thể hoá bằng cách luận điểm sau ( phần thân bài)
- Anh thanh niên đẹp ở tấm lòng yêu đời, nghề, tinh thần trách nhiệm với công việc (đoạn 2)
- Lòng hiếu khách, quan tâm đến người khác ( đoạn 3)
- Khiêm tốn ( đoạn 4)
c). Vấn đề nghị luận được nhận định, đánh giá bằng ý (kết bài)
-Những con người đáng tin yêu
d). Nhận xét cách khẳng định các luận điểm ( lập luận)
- Các luận điểm nêu ngắn gọn, rõ ràng
- Từng luận điểm được phân tích, chứng minh cụ thể lấy từ ttrong tác phẩm, luận cứ được sử dụng đều xác đáng
- Bố cục chặc chẽ, nêu vấn đề -> Phân tích, diễn giải
-> Khẳng định, nâng cao vấn đề nghị luận
* Ghi nhớ SGK trang 63
II. Lyyện tập
- Bài tập trang 63,64 SGK
1. Vấn đề nghị luận: Tình thế lựa chọn nghiệt ngã ( giữa sống và chết) của nhân vật Lão Hạc và vẻ đẹp của nhân vật này.
2. Từ sự phân tích những chi tiết miêu tả nội tâm + hành động của Lão Hạc -> tấm lòng hy sinh cao qúi, nhân cách đáng trọng của Lão Hạc.
IV. HƯỚNG DẪN CÔNG VIỆC Ở NHÀ:
	- Làm hoàn tất những bài tập do giáo viên hướng dẫn trên lớp 
- Học bài , ôn lại kiến thức đã học
- Chuẩn bị bài “Cách làm bài nghị luận vế tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích)
+Đọc các đề bài sgk/64-65 ,trả lời các câu hỏi .
+Viết trước các đoạn văn theo yêu cầu phần luyện tập sgk/68
V. NHẬN XÉT RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
Tuần: 26 Ngày soạn:28/02/2012 
Tiết: 123 Ngày dạy: 01/3/2012
NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh: 
* Kiến thức:
-Khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý.
-Tác dụng của việc tạo hàm ý.
* Kỹ năng: 
-Nhận biết nghĩa tường minh và hàm ý ở trong câu.
-Giaỉ đoán được hàm ý trong văn cảnh cụ thể.
-Sử dụng hàm ý sao cho phù hợp với tình huớng giao tiếp.
* Thái đợ: Giáo dục tính chính xác trong khi xác định
 - Giáo viên: 
- Tham khảo sách giáo viên + sách thiết kế bài giảng + Xem nội dung sách giáo khoa
- Soạn giáo án, ghi bảng phụ các câu hỏi, bài tập
 - Học sinh:
- Học thuộc bài cũ , chuẩn bị phần luyện tập ở nhà
- Đọc bài Nghĩa tường minh và hàm ý, chuẩn bị nội dung các câu hỏi, ôn tập lại các kiến thức đã học
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)
1) Kiểm tra bài cũ:
-Thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn văn?
-Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của hs(kiểm 2 hs )
2) Vào bài mới:
	Trong giao tiếp, có khi nói điều muốn nói bằng những từ ngữ đúng nghĩa về điều đó nhưng cũng có những tình huống nói điều muốn nói không bằng những từ ngữ trực tiếp đúng nghĩa về điều đó .Để hiểu rõ vấn đề đó tiết học hôm nay giúp các em hiểu cụ thể hơn.
HOẠT ĐỘNG
CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG
CỦA TRÒ
NỘI DUNG GHI
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 20 phút)
FMục tiêu:Cho hs tìm hiểu các ví dụ sgk/75 từ đó phân biệt được nghĩa tường minh và hàm ý.
 -Gv treo bảng phụ ghi các đoạn trích
- Lệnh: Gọi đọc đoạn trích .
- Hỏi: Qua câu hỏi “ Trời ơi, chỉ còn 5 phút!”, em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì? (cách hiểu về câu này)
-Gv Chốt lại 2 ý:
	+ Cách hiểu mang tính phổ biến (ai cũng hiểu), chỉ còn 5 phút nữa là phải chia tay ( tường minh).
	+ Cách hiểu không mang tính phổ biến ( không phải ai cũng hiểu)
- Tiếc quá, không đủ thời gian
- Thế là tôi lại thui thủi một mình
- Giá như khách còn ở lại thời gian nữa thì hay quá! ( hàm ý)
- Hỏi: Vì sao anh không nói thẳng điều này với khách ?
- Ngại ngùng, muốn che giấu tình cảm
- Hỏi: Câu nói thứ hai của anh thanh niên “ Ô ! cô còn quên .. đây này !” có ẩn ý gì không -> Không hàm ý (tường minh)
-Gv Chốt: Nội dung được truyền đạt ở câu 1 là nghĩa hàm ý. Nội dung truyền đạt ở câu thứ 2 gọi là nghĩa tương minh.
- Hỏi: Như vậy nghĩa tường minh là gì? Nghĩa hàm ý là như thế nào? Gv gọi hs trả lời nhận xét chốt nội dung cơ bản.
-lệnh:Gọi hs đọc ghi nhớ sgk/75 cho hs về nhà viết ghi nhớ vào tập HTL.
-Gv cho hs viết 1 đoạn thoại ngắn trong đó có câu chứa hàm ý .Gv nhận xét và cho ví dụ minh họa treo bảng :
*Trên đường đi học về ,gần đến nhà thì mây kéo đến đen kịch Lan kêu to:
-Trời mưa!
-Hỏi:Hàm ý câu trên là gì?
-Hỏi: Nếu tách câu chứa hàm ý ra khỏi hoàn cảnh nói thì ta hiểu được hàm ý đó kg?Gv nêu chú ý:Trong trường hợp nầy gọi là hàm ý dùng riêng nếu tách ra khỏi hoàn cảnh nói thì không có hàm ý (Hàm ý gắn với hoàn cảnh nói)
* Hoạt động 3: Luyện tập(20ph)
FMục tiêu: HS nắm được kiến thức vận dụng làm bài tập để củng cớ và rèn luyện kĩ năng.
 Nêu yêu cầu bài tập 1.a, gọi học sinh nhận xét
-Gv chốt lại nội dung ghi bảng
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.b, gọi học sinh xác định
-Gv chốt lại nội dung.
-> Qua các hình ảnh này có thể thấy cô gái đang bối rối đến vụng về, vì ngượng -> kín đáo để khăn lại làm kỉ vật. Anh thật thà tưởng cô quên -> đem trả lại
- Gọi học sinh đọc đoạn trích ( SGK trang 75)
- Yêu cầu : xác định hàm ý trong câu in đậm
- Nhận xét
- Cho học sinh đọc đoạn văn trang 75,76
- Hỏi: Tìm câu chứa hàm ý và cho biết nội dung của hàm ý đó ?
- Gọi 2 học sinh đọc 2 phần trích SGK trang 76
- Hỏi: các câu in đậm có chứa hàm ý không ? vì sao?
-Hs chú ý 
- Đọc ngữ liệu
- Trả lời
- Nghe, nhận ra nghĩa tường minh và hàm ý
- Phát biểu: - Ngại ngùng, muốn che giấu tình cảm
 -HSTL: Không hàm ý 
-Hs chú ý nghe.
- Trả lời,hs khác chú ý nhận xét bổ sung ý.
-Hs đọc 
-Hs cho ví dụ
-HSTL:Chạy nhanh lên!
-HSTL: Không hiểu.
-Hs chú ý nghe ghi nhận.
-Hs đọc 
- Nhận xét
- Nghe, ghi lại nội dung
- Xác định
- Nghe, nhận xét ghi nội dung
- Nghe khắc sâu
- Đọc đoạn văn
- Xác định hàm ý
- Nghe, ghi
- Đọc ngữ liệu
- Xác định câu có hàm ý và nêu hàm ý
- Đọc
- Nhận xét, giải thích
I. PHÂN BIỆT NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý:
1) Tìm hiểu ví dụ: ( ví dụ trang 74,75 SGK)
- Câu: Trời ơi, chỉ còn 5 phút!
-> Rất tiếc vì thời gian còn quá ít
-> Không nói thẳng ra vì ngại ngùng, muốn che đấu tình cảm của mình.
- Câu: Ồ! Cô còn quên chiếc mùi xoa đây này.
-> Không chứa ẩn ý
2- Kết luận: 
	- Nghĩa tường minh: Là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
	- Hàm ý: Là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu, nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
*GHI NHỚ:(sgk/75)
II. Luyện tập
Bài 1: Đọc lại đoạn trích mục 1 và trả lời câu hỏi:
	a/ Câu “Nhà họa  dậy” cụm từ “tặc lưỡi” cho thấy người họa sĩ chưa muốn chia tay với anh thanh niên
=> Cách dùng “ hình ảnh” để diễn tả ý của nghệ thuật
	b./ Trong câu cuối đoạn văn, những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái liên quan đế chiếc mùi xoa là
- Mặc đỏ ửng (ngượng)
- Nhận lại chiếc khăn (không tránh được , thay lời cảm ơn)
- Vội quay đi (quá ngượng)
Bài 2: Xác định hàm ý trong câu:
“ Tuổi già cần sớm quá”
-> Ông hoạ sĩ chưa cần uống nước nước chè ấy !
Bài 3: Tìm câu chứa hàm ý và xác định nội dung hàm ý đó
- “ Cơm chín rồi” ! -> Ông vô ăn cơm đi
Bài 4: Hai câu
-“ Hà, nắng gớm, về nào”
- “Tôi thấy  đồn”
-> Không có hàm ý, câu 1 nói lảng tránh đề tài đang bàn, câu 2 nói bỏ lửng
IV. Hướng dẫn công việc ở nhà: 
	- Làm những bài tập do giáo viên hướng dẫn trên lớp và về nhà
	- Ôn tập lại kiến thức đã học
	- Chuẩn bị bài “Nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ”+ Đọc kĩ văn bản sgk/77+Trả lời các câu hỏi sgk/78
V. Nhận xét rút kinh nghiệm tiết dạy

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 118 va tiet 123.doc