BIÊN BẢN
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
- Phân tích được các yêu cầu của biên bản và liệt kê được các loại biên bản thường gặp trong thực tế cuộc sống.
- Viết được một biên bản sự vụ hoặc hội nghị.
- Bồi dưỡng ý thức học cầu tiến trong học tập.
II. Chuẩn bị :
· GV : Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.
· HS : Soạn bài , sưu tầm một số mẫu biên bản thường gặp trong cuộc sống
III. Tiến trình tiết dạy :
1. Ổn định lớp (1)
2. Kiểm tra bài cũ (4) : Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
3. Bài mới : Mục đích , đặc điểm , cách viết biên bản ?
NGAY SOAN : 06 04 2010 TUAN : 30 NGAY DAY : 08 04 2010 TIET : 144 BIÊN BẢN I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : - Phân tích được các yêu cầu của biên bản và liệt kê được các loại biên bản thường gặp trong thực tế cuộc sống. - Viết được một biên bản sự vụ hoặc hội nghị. - Bồi dưỡng ý thức học cầu tiến trong học tập. II. Chuẩn bị : GV : Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm. HS : Soạn bài , sưu tầm một số mẫu biên bản thường gặp trong cuộc sống III. Tiến trình tiết dạy : Ổn định lớp (1’) Kiểm tra bài cũ (4’) : Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh. Bài mới : Mục đích , đặc điểm , cách viết biên bản ? HĐ của GV HĐ của HS NDKT Hđ 1 : Hd HS tìm hiểu đặc điểm của biên bản. * Gọi HS đọc phần I.1 SGK -H: Biên bản ghi lại những sự việc gì ? (mục đích ) -H: Biên bản cần phải đạt những yêu cầu gì về nội dung và hình thức ? -H: Vb 1 là biên bản hội nghị, vb 2 là biên bản sự vụ. Em hãy kể một số loại biên bản thường gặp trong thực tế. Hđ 1 : Tìm hiểu đặc điểm của biên bản * Đọc 2 biên bản ở mục I.1 * Khái quát -> Trả lời : - Mục đích : Ghi chép một sự việc đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra. - Yêu cầu về nội dung : Số liệu, sự kiện phải chính xác cụ thể, ghi chép trung thực, đầy đủ, không suy diễn chủ quan. - Yêu cầu về hình thức : + Đủ 3 phần : Mở đầu , nội dung , kết thúc. + Lời văn ngắn gọn, chính xác. * Kể tên một số loại biên bản thường gặp. I. Đặc điểm của biên bản : - Biên bản là loại văn bản ghi chép một cách trung thực, chính xác, đầy đủ một sự việc đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra. Người ghi biên bản phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của biên bản. - Tuỳ theo nội dung của từng sự việc mà có nhiều loại biên bản khác nhau : biên bản hội nghị , biên bản sự vụ , Hđ 2 : Hd HS tìm hiểu cách viết biên bản. -H: Quan sát hai biên bản trên, em hãy cho biết : + Hai biên bản ở mục I có gì giống nhau và khác nhau ? Hđ 2 : Tìm hiểu cách viết biên bản. * Khái quát các phần cơ bản của biên bản -> Trả lời : II. Cách viết biên bản : + Phần mở đầu gồm những mục gì ? Tên của biên bản được viết ntn ? -H: Phần nội dung biên bản gồm những mục gì ? Nhận xét cách ghi những nội dung này trong biên bản ? -H: Phần kết thúc của biên bản có những mục nào ? Mục kí tên dưới biên bản nói lên điều gì ? -H: Lời văn của biên bản phải ntn ? * GV thuyết trình một số điểm cần lưu ý khi viết biên bản : - Cách viết Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản. - Cách trình bày các mục trong biên bản ( khoảng cách giữa các mục, lề trên, lề dưới, ) - Cách trình bày các kết quả bằng số liệu. - Cách trình bày họ tên và chữ kí của những người có liên quan. - Biên bản gồm có các mục sau : + Phần mở đầu ( phần thủ tục ) : Quốc hiệu và tiêu ngữ ( đối với biên bản sự vụ, hành chính ), tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và chức trách của họ. + Phần nội dung : Diễn biến và kết quả của sự việc. + Phần kết thúc : Thời gian kết thúc, chữ kí và họ tên của các thành viên có trách nhiệm chính, những văn bản hoặc hiện vật kèm theo ( nếu có ). + Lời văn của biên bản cần ngắn gọn, chính xác. Hđ 3 : Hd HS luyện tập * Gọi HS đọc bt 1 -> Thảo luận nhóm -> Trả lời -> HS khác nhận xét -> GV kết luận. * Yêu cầu HS ghi lại phần mở đầu, các mục lớn trong phần nội dung, phần kết thúc của biên bản sinh hoạt lớp cuối tuần -> HS khác góp ý -> GV nhận xét, kết luận. Hđ 3 : Luyện tập * Xác định yêu cầu bt 1 -> Thảo luận nhóm tìm đáp án -> Nêu kết quả thảo luận. * Ghi lại phần mở đầu, các mục lớn trong phần nội dung, phần kết thúc của biên bản sinh hoạt lớp cuối tuần III. Luyện tập. 1. Những tình huống cần viết biên bản : a , c , d Hđ 4 : Củng cố – dặn dò : Gọi HS đọc phần Ghi nhớ SGK để củng cố kiến thức bài học. Dặn dò : - Nắm đặc điểm và cách viết biên bản. Tập viết biên bản sự vụ hoặc biên bản hội nghị. - Soạn bài “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang”, cụ thể :
Tài liệu đính kèm: