Tiết 146:
Rô - Bin - Xơn ngoài đảo hoang
( Trích “ Rô - Bin - Xơn Cru - Xô”)
__Đe - Ni - Ơn - Đi phô_
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học này, học sinh cần đạt:
1. Về kiến thức:
- Hiểu và hình dung được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-Bin-Xơn, một mình trên đảo hoang bộc lộ qua bức chân dung của nhân vật.
- Biết được nghệ thuật vẽ chân dung nhân vật đặc sắc của nhân vật.
2. Về kỹ năng:
- Rèn luyện các kỹ năng đọc, kể, tóm tắt truyện, phân tích, so sánh và đánh giá các nhân vật trong tác phẩm văn học.
3. Về thái độ;
- Khâm phục ý chí, nghị lực của Rô-Bin-Xơn. Từ đó hình thành cho mình ý thức vươn lên trong mọi khó khăn, thử thách.
- Có thái độ tích cực, chịu đựng gian khổ vì một ngày mai tươi sáng.
Tiết 146: Rô - Bin - Xơn ngoài đảo hoang ( Trích “ Rô - Bin - Xơn Cru - Xô”) __Đe - Ni - Ơn - Đi phô_ I/ Mục tiêu bài học: Sau bài học này, học sinh cần đạt : Về kiến thức : Hiểu và hình dung được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-Bin-Xơn, một mình trên đảo hoang bộc lộ qua bức chân dung của nhân vật. Biết được nghệ thuật vẽ chân dung nhân vật đặc sắc của nhân vật. Về kỹ năng : - Rèn luyện các kỹ năng đọc, kể, tóm tắt truyện, phân tích, so sánh và đánh giá các nhân vật trong tác phẩm văn học. 3. Về thái độ ; - Khâm phục ý chí, nghị lực của Rô-Bin-Xơn. Từ đó hình thành cho mình ý thức vươn lên trong mọi khó khăn, thử thách. - Có thái độ tích cực, chịu đựng gian khổ vì một ngày mai tươi sáng. II/ Chuẩn bị bài học: Giáo viên: Thiết kế bài dạy - học, SGV, SGK, tiểu thuyết Rô-Bin-Xơn Cru-xô. Tranh, ảnh minh hoạ về Rô-Bin-Xơn. Học sinh: - Vở ghi, bài soạn, sách giáo khoa, tư liệu tham khảo liên quan tới đoạn trích và tác phẩm. III/ Tiến trình bài học: ổn định tổ chức: (1 phút) Kiểm tra bài cũ: ( phút) (?) Vì sao tác giả Lê Minh Khuê đặt tên truyện là: “ Những ngôi sao xa xôi”? Nhan đề ấy gợi cho em cảm nhận gì? Có thể thay thế bằng các nhan đề sau không? Chuyện ba cô gái thanh niên xung phong Những nữ dũng sĩ phá bom Chúng tôi ngày ấy Bài mới: (1 phút) Các em đã được học tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu kí” của nhà văn Tô Hoài, đó là lời Dế mèn tự kể về cuộc phiêu lưu đầy kì thú trong cuộc đời của mình. Trong tiểu thuyết “Ru-bin-xơn Cru-xô”(1719), Đi-phô(1660-1731) để nhân vật chính Ru-bin-xơn kể lại đoạn đời gian truân suốt gần 30 năm sống một mình trên đảo hoang. Đoạn trích mà chúng ta sẽ cùng nhau đI tìm hiểu trong giờ học này là bức chân dung tự họa sauhơn mười năm kể từ ngày đắm tàu. T.gian Nội dung chính Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Đồ dùng phút phút phút phút phút Tác giả, tác phẩm : 1.Tác giả : - Đơ-ni-en-Điphô(1660-1731) là nhà văn Anh, ngay từ thế kỷ XVIII, viết tiểu thuyết muộn nhưng thành công ngay ở sáng tác đầu tay. 2. Tác phẩm : - Trích từ‘ Rô-Bin-Xơn-Cruxô’’ kể về Rô-Bin-Xơn và quãng thời gian mười năm năm sống 1 mình nơi đảo hoang. II. Đọc, tiếp xúc văn bản: 1. Đọc: - Chân dung Đ.Điphô 2.Từ khó: 3. Bố cục: - Được chia làm 3 phần: III. Phân tích: 1. Trang phục của Rô-Bin-Xơn : - Chủ yếu bằng da dê do Rô-Bin-Xơn tự làm lấy rất độc đáo. 2. Diện mạo của Rô-Bin-Xơn – Vị chúa đảo - Da đen, bắt nắng, râu dài để theo kiểu hồi giáo. - Hiện lên không đáng thương xấu xí,; mà hết sức sinh động, một sức sống mãnh liệt trước cuộc sống khó khăn, khắc nghiệt 3. Đằng sau bức chân dung: - Là nghị lực, sự thông minh, quyết tâm sống tính kiên cường, lạc quan, yêu đời của Rô-Bin-Xơn. III. Tổng kết 1.Nghệ thuật 2.Nội dung IV. Luyện tập */ Hoạt động 1 (PP thuyết trình đàm thoại) (?) Cho biết vài nét chính về tác giả Đ. Điphô? (?) Em hãy nêu vài hiểu biết của mình về tác phẩm này? */ Hoạt động 2: (PP đọc diễn cảm, thuyết trình, đàm thoại.) GV hướng dẫn cách đọc: Giọng trầm tĩnh vui tươi, pha chút hóm hỉnh, giễu cợt. - GV đọc mẫu rồi gọi 1 HS khác đọc tiếp. (?) Trong đoạn trích, từ nào các em cần được giải thích? (?) Đoạn trích được chia làm mấy đoạn, nội dung của mỗi đoạn? */ Hoạt động 3: (PP phân tích, bình giảng, đàm thoại, nêu vấn đề và hoạt động nhóm) - GV: ở bài này chúng ta không tìm hiểu chi tiết theo bố cục mà tìm hiểu theo nhân vật Rô-Bin-Xơn. (?) Trang phục của Rô-Bin-Xơn gồm những thứ gì, mỗi thứ được kể, tả như thế nào? (?) Em có nhận xét gì về cách kể, tả của tác giả? (?) Đó là trang bị, trang phục như thế nào? (?)Em hãy nêu suy nghĩ của mình về trang phục, trang bị của Rô-Bin-Xơn ( trong điều kiện sống lúc đó của anh.) GV: Trong những trang phục và được trang bị như thế thì diện mạo của Rô-Bin-Xơn trông sẽ như thế nào? Cô trò chúng ta cùng tìm hiểu. (?) Em hãy cho biết diện mạo của Rô-Bin-Xơn được tả qua chi tiết nào? (?) Em hãy nhận xét về cách kể? Qua diện mạo ấy ta hiểu gì về Rô-Bin-Xơn? Hoạt động nhóm: Thảo luận: (?) Chúng ta thấy gì sau bức tranh chân dung của Rôbinxơn ? (?) Nêu nhận xét vè nội dung và nghệ thuật của đoạn trích ? - Mời một bạn đọc phần “ghi nhớ”(sgk-T130) */ Hoạt động 4: (Luyện tập) ( ?) Giả sử em là Rô-bin-xơn, bị lạc ngoài đảo hoang thì em sẽ làm như thế nào ? HS trả lời. (ĐH: Đơ-ni-en-Điphô(1660-1731) là nhà văn lớn của Anh từ thế kỷ XVIII, ông đến với tiểu thuyết khá muộn. Tác phẩm đầu tay và nổi tiếng nhất của ông là Rô-Bin-Xơn-Cruxô, sau đó ông còn viết nhiều tác phẩm nổi tiếng khác.) HS trả lời (ĐH: Rô-Bin-Xơn ngoài đảo hoang trích từ “Rô-Bin-Xơn-Cruxô” viết dưới hình thức tự truyện, tác phẩm kể về những ngày tháng Rô-Bin-Xơn sống một mình ngoài đảo hoang( 15 năm). HS lắng nghe - HS đọc theo hướng dẫn, các HS khác lắng nghe. - Trang bị: Các vật dụng mang theo người. - Kì cục: Khác thường đến vô lý. - Xa lê: Hải cảng của Ma-rốc. - HS trả lời ( ĐH: Chia làm 3 đoạn: + Đoạn 1:Từ đầu -> “Như dưới đây’’ : cảm giác chung khi tự ngắm mình của Rô-Bin-Xơn. + Đoạn 2: Tiếp -> “Khẩu súng của tôi”: Trang phục trang bị của Rô-Bin-Xơn. + Đoạn 3: Còn lại: Diện mạo của vị chúa đảo. - HS trả lời ( ĐH: - Mũ làm bằng da dê, to tướng, cao lêu đêu, chẳng ra hình thù gì. - áo bằng tấm da dê, vạt dài tới lưng chừng bắp đùi. - Quần loe, lông dê thõng xuống - ủng bằng da dê hình hài hết sức kì cục. - Thắt lưng bằng da dê. - Lủng lẳng bên này một chiếc cưa nhỏ, bên này một chiếc rìu con. - Đeo hai cái túi bằng da dê). - HS trả lời: ( ĐH: Tác giả tả rất kỹ, giọng dí dỏm) - HS trả lời ( ĐH: Trang bị, trang phục hết sức độc đáo đặc biệt, toàn là những thứ có trong tự nhiên do anh làm ra). - HS trả lời ( ĐH: Đó là kết quả của sự lao động sáng tạo, nghị lực và tinh thần vượt lên hoàn cảnh một cách tương đối, thoải mái trong điều kiện có thể có của mình.) - HS trả lời ( ĐH: Màu da không đến nỗi đen cháy, râu dài, xén tỉa thành một cặp ria mép to tướng kiểu hồi giáo.) - HS trả lời (ĐH: Dí dỏm, khôi hài vì cuộc sống trên đảo vô cùng khắc nghiệt gian khổ, cách tỉa râu cho thấy Rô-Bin-Xơn không đánh mất hi vọng vào cuộc sống mà hi vọng một ngày nào đó được trở về. - Thảo luận theo bàn. (ĐH: + Cuộc sống gian nan, vất vả trên đảo hơn 15 năm trời của anh. + Nghị lực, chí thông minh, sự khéo léo, đầu óc thực tế, quyết tâm sống, tính cách kiên cường, tinh thần lạc quan, yêu đời của Rôbinxơn.) - HS trả lời. (ĐH: Giọng kể dí dỏm, hài hước, pha chút tinh nghịch làm toát lên hình ảnh một con người vô cùng dũng cảm, ý chí nghị lực kiên cường vượt qua gian khổ ngoài đảo hoang 15 năm và cuối cùng là ngày trở về của anh.) - HS đọc. - HS phát biểu. -Chân dung Đ.Điphô - SGK IV/ Củng cố – dặn dò: ( phút) 1Củng cố: (?) Qua bài học này em rút ra được điều gì cho bản thân? 2. Dặn dò: - Học thuộc phần ghi nhớ. - Soạn bài: “Bố của Xi-Mông”.
Tài liệu đính kèm: