Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 146: Văn bản: Rô - Bin - Xơn ngoài đảo hoang

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 146: Văn bản: Rô - Bin - Xơn ngoài đảo hoang

1. Mục tiêu bài dạy.

 a) Về kiến thức: Thấy được nghị lực, tinh thần lạc quan của một con người phải sống cô độc trong hoàn cảnh hết sức khó khăn.

 b) Về kỹ năng: Rèn luỵên kỹ năng đọc - hiểu một văn bản dịch thuocj thể loại tự sự viết bằng hình thức tự truyện; Vận dụng để viết văn tự sư có yếu tố miêu tả

 c) Về thái độ: Giáo dục học sinh ý thức vượt khó, có nghị lực trong cuộc sống.

2. Chuẩn bị của GV và HS.

a) GV : Soạn giáo án, SGK, SGV.

b) HS : Soạn bài, SGK, vở ghi.

3. Tiến trình bài dạy :

 * Ổn định t/c: Sỹ số : 9B . (Vắng .)

 1. Kiểm tra bài cũ: (5')

* Câu hỏi: Hãy tóm tắt đoạn trích truyện "Những ngôi sao xa xôi" ? Nêu giá trị nội dung nghệ thuật của truyện ?

 * Đáp án – biểu điểm: - HS tóm tắt đoạn truyện (5đ)

 - Nghệ thuật : Sử dụng vai kể là NV chính, cách kể tự nhiên . (2,5đ)

 - Nội dung: Làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng,. (2,5đ)

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 781Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 146: Văn bản: Rô - Bin - Xơn ngoài đảo hoang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 29
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
 Hình dung được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô Bin Sơn ngoài đảo hoang qua bức chân dung tự hoạ của nhân vật.
	Hệ thống hoá được các kiến thức về từ loại và cụm từ.
	Nắm chắc lý thuyết và biết cách viết biên bản
	Nắm được mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm hợp đồng.
Ngày soạn : 22/3/2012 Ngày dạy 26/3/2012 Dạy lớp: 9B
 Tiết 146. Văn bản: 
RÔ - BIN - XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG
(Trích: Rô-bin-xơn Cru-xô)
 - Đe-ni-ơn Đi-phô - 
1. Mục tiêu bài dạy. 
 	a) Về kiến thức: Thấy được nghị lực, tinh thần lạc quan của một con người phải sống cô độc trong hoàn cảnh hết sức khó khăn.
	b) Về kỹ năng: Rèn luỵên kỹ năng đọc - hiểu một văn bản dịch thuocj thể loại tự sự viết bằng hình thức tự truyện; Vận dụng để viết văn tự sư có yếu tố miêu tả
	c) Về thái độ: Giáo dục học sinh ý thức vượt khó, có nghị lực trong cuộc sống.
2. Chuẩn bị của GV và HS. 
a) GV : Soạn giáo án, SGK, SGV.
b) HS : Soạn bài, SGK, vở ghi.
3. Tiến trình bài dạy : 
 * Ổn định t/c: Sỹ số : 9B .............. (Vắng ...........................................)
 1. Kiểm tra bài cũ: (5') 
* Câu hỏi: Hãy tóm tắt đoạn trích truyện "Những ngôi sao xa xôi" ? Nêu giá trị nội dung nghệ thuật của truyện ? 
 * Đáp án – biểu điểm: - HS tóm tắt đoạn truyện (5đ)
	- Nghệ thuật : Sử dụng vai kể là NV chính, cách kể tự nhiên ... (2,5đ)
	- Nội dung: Làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng,... (2,5đ)
	* Vào bài : Hàng ngày, trong cuộc sống, chúng ta luôn sống, học tập, vui chơi cùng với gia đình, bạn bè, thầy cô. Hãy thử hình dung trong một hoàn cảnh bất thường ta phải tách mình ra khỏi môi trường sống quen thuộc, sống cô đơn ở một nơi hoang vắng chúng ta sẽ ra sao? Nhân vật chính trong truyện " Rô-bin-xơn Cru-xô " của Đi-phô đã rơi vào hoàn cảnh ấy. Anh đã kiên cường vượt qua sau 28 năm 2 tháng 19 ngày Anh mới được trở về quê hương. Sau 10 năm kể từ ngày bị đắm tàu, Rô-bin-xơn như thế nào - chúng ta tìm hiểu bức chân dung tự hoạ của nhân vật. 
 2. Dạy nội dung bài mới :
I. Đọc và tìm hiểu chung: (7')
1. Một vài nét về tác giả - tác phẩm :
T : Gọi học sinh đọc chú thích dấu µ ? (Tb)
T : Hãy trình bày những hiểu biết cơ bản của em về tác giả - tác phẩm ? (Kh)
HS: - Đe-ni-ơn Đi-phô (1660 - 1731) là nhà văn lớn của nước Anh ở thế kỷ XVIII
T: Ngoài những thông tin trên, các em cần biết thêm về tác giả. Ông sinh ra ở thủ đô Luân Đôn trong một gia đình Thanh Giáo. Lúc đầu, Đi-phô được gia đình cho vào học một trường dòng để sau này trở thành mục sư. Nhưng chẳng bao lâu, Đi-phô đã từ bỏ nghề mục sư và đi vào lĩnh vực kinh doanh. Ông đã làm nhiều nghề, đến nhiều nước trên thế giới : Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, I-ta-li-a... Hoàn cảnh sinh sống ấy đã ảnh hưởng đến quan điểm sống của ông và để lại dấu vết trong sáng tác văn học. Tài năng văn học của Đi-phô thực sự nở rộ vào khoảng năm ông 60 tuổi với một số cuốn tiểu thuyết. Trong đó, Rô-bin-xơn Cru-xô (1719) là tiểu thuyết đầu tay và cũng là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông rồi Thủ lĩnh Xin-gơn-tơn (1720), Rô-xa-na (1724).
	- Văn bản "Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang" trích từ tiểu thuyết "Rô-bin-xơn Cru -xô" (1719). 
T : Giới thiệu: Tác phẩm Rô-bin-xơn Cru-rô có nhan đề đầy đủ: “Cuộc đời và những chuyện phiêu lưu kì thú của Rô-bin-xơn Cru-xô.” Sáng tác năm 1719 - Dựa vào câu chuyện có thật về chàng thuỷ thủ Xen-kiếc. Gồm 18 chương - Là tiểu thuyết phiêu lưu viết dưới hình thức tự chuyện. 
Rô-bin-xơn kể chuyện đời mình. Chàng sinh năm 1632, là người ưa hoạt động, ham thích phiêu lưu, say sưa đi đến những miền đất lạ, bất chấp sóng to, gió lớn và bao nỗi gian nan nguy hiểm khác. Năm 27 tuổi, trên con tàu sang Ghi-nê, tàu bị đắm, thuỷ thủ chết hết, Rô -bin-xơn may mắn sống sót dạt vào một đảo hoang. Sau 28 năm 2 tháng 19 ngày mới được trở về nước Anh. 
- Đoạn trích “Rô- bin- xơn ngoài đảo hoang” trích từ chương X của tác phẩm (Rô- bin-xơn kể chuyện mình ở đảo hoang đã được khoảng 15 năm)
T: Chuyển: Sau hơn 10 năm sống một mình trên đảo, chân dung Rô-bin-xơn hiện ra như thế nào - đọc văn bản một phần nào các em thấy được điều đó.
2. Đọc văn bản :
T : Nêu yêu cầu đọc : Đọc rõ ràng, mạch lạc, giọng trầm tĩnh, vui, pha chút hóm hỉnh, tự giễu cợt.
T : Đọc - gọi 2 học sinh đọc - hết.
T : Gọi học sinh đọc chú thích ? (Tb)
T : Giới thiệu : + Đạn ghém: Đạn dùng cho súng săn, nổ to, sức sát thương lớn.
	 + Ma Rốc: một nước ở Bắc Phi.
T : Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Em xó nhận xét gì về cách kể chuyện trong văn bản này?(Tb)
HS: Truyện được kể ở ngôi thứ nhất: Rô-bin-xơn xưng "Tôi" tự kể truyện mình.
 - Cách kể chuyện dí dỏm, khôi hài. 
 T: Với cách kể chuyện đó, nhân vật đã giới thiệu với bạn đọc bức chân dung tự họa của mình.
T: Căn cứ vào nội dung câu chuyên, hãy tìm bố cục của đoạn văn và đặt tiêu đề cho từng phần? (Kh)
HS: Văn bản có thể chia thành 4 phần :
	+ Đoạn 1 : đầu -> dưới đây : Giới thiệu chung về bức chân dung.
	+ Đoạn 2 : tiếp -> áo quần của tôi : Trang phục của Rô-bin-xơn.
	+ Đoạn 3 : tiếp -> bên khẩu súng của tôi : Trang bị của Rô-bin-xơn.
	+ Đoạn 4 : còn lại : Diện mạo của Rô-bin-xơn.
T : Nhìn vào bố cục trên, em có nhận xét gì về thứ tự kể của tác giả ? (G)
HS: Bố cục bài văn cho thấy: ngoài phần mở đầu dẫn dắt độc giả đến với bức chân dung Rô-bin-xơn trước hết kể về trang phục (mũ, quần áo, giày dép) theo trật tự từ trên xuống dưới, sau đó đến trang bị tức là các vật dụng mang theo, cuối cùng mới là diện mạo của chàng.
GV: Chuyển: Vậy bức chân dung tự họa của Rô-bin-xơn hiện lên như thế nào? Đằng sau bức chân dung tự họa đó còn cho ta thấy điều gì? Mời các em cùng tìm hiểu cụ thể trong phần PT:
II. Phân tích: (27')
Bức chân dung tự họa của Rô-bin-xơn: 
T : Rô-bin-xơn đã tự cảm nhận khái quát về chân dung mình qua những chi tiết nào? (Tb)
HS: - Nếu có ai đó ở nước Anh gặp một kẻ như tôi lúc bấy giờ, chắc tôi sẽ làm cho họ hoảng sợ hoặc phá lên cười sằng sặc[] với trang bị và áo quần như vậy.
T : Em có nhận xét gì về giọng kể ở đoạn văn này ? (Kh) 
HS: Giọng kể dí dỏm, hài hước, tự giễu mình của nhân vật, làm cho người đọc phải chú ý.
T : Tại sao Rô-bin-xơn lại hình dung ra bộ dạng mình trên nước Anh như vậy?
HS: Chứng tỏ: hình dáng, bộ dạng của anh Rô-bin-xơn không bình thường và rất nực cười.
T : - Rô-bin-xơn ý thức được vẻ kì cục khác người của mình sau 15 năm sống cách xa thế giới loài người nơi hoang đảo. Anh đã hình dung mình đang đi dạo trên quê hương nước Anh và gặp gỡ đồng bào mình. Rồi tưởng tượng, khi họ trông thấy anh thì có thái độ hoảng sợ, hoặc phá lên cười sằng sặc chứng tỏ hình dáng, bộ dạng của anh phải kỳ cục, quái đản, trông rất nực cười.
T: Vậy bộ dạng khiến người ta có thể hoảng sợ hoặc phá lên cười đó được nhân vật giới thiệu chi tiết qua những phương diện nào?
HS: Rô-bin-xơn tự giới thiệu chân dung của mình qua trang phục, trang bị, diện mạo.
* Trang phục của Rô-bin-xơn:
T : Em hãy tìm những chi tiết giới thiệu trang phục của Rô-bin-xơn? (Tb)
HS: - Tôi đội một chiếc mũ to tướng, cao lêu đêu chẳng ra hình thù gì làm bằng da một con dê[] 
	- Tôi mặc một chiếc áo bằng tấm da dê, vạt áo dài tới khoảng lưng chừng hai bắp đùi, và một cái quần loe đến đầu gối cũng bằng da dê[] lông thõng xuống mỗi bên đến giữa bắp chân[] làm cho mình được một đôi[] giống như đôi ủng [] hình dáng hết sức kì cục chẳng khác gì áo quần của tôi.
T: Nhận xét như gì về cách giới thiệu trang phục của Rô-bin-xơn?
HS: Với giọng kể hài hước, dí dỏm, nhân vật giới thiệu rất kỹ trang phục của mình từ trên xuống dưới: mũ, áo, quần, giày ủng. Từng bộ phận cũng được miêu tả rất tỷ mỷ về hình dáng, chất liệu, công dụng: chiếc mũ to tướng, cao lêu đêu chẳng ra hình thù gì; chiếc áo vạt dài tới khoảng lưng chừng hai bắp đùi; quần loe đến đầu gối, lông thõng xuống mỗi bên đến giữa bắp chân; ủng hình dáng hết sức kì cục. Nét đặc sắc là tất cả đều do Rô-bin-xơn tự chế tạo và đều làm bằng da dê.
T: Với cách giới thiệu đó, em thấy trang phục của Rô-bin-xơn như thế nào?
HS: => (Ghi) - Trang phục kì cục, khác thường.
T : Chân dung của Rô-bin-xơn không chỉ hiện ra với trang phục kì dị, khác thường mà còn được trang bị với những vật dụng khác nữa.
* Trang bị của Rô-bin-xơn:
HS: Đọc thầm phần nói về trang bị của Rô-bin-xơn.
T: Tìm những chi tiết giới thiệu về trang bị của Rô-bin-xơn trong đoạn trích? (Tb)
HS: - Một chiếc thắt lưng rộng bản bằng da dê [...] lủng lẳng bên này một chiếc cưa nhỏ, bên kia một chiếc rìu con. Quàng qua vai tôi là một đai da khác hẹp bản hơn[...] đeo lủng lẳng hai cái túi[] Tôi đeo gùi sau lưng, khoác súng lên vai, và giương trên đầu một chiếc dù lớn bằng da dê xấu xí, vụng về[]. 
T: Em có nhận xét gì về trang bị của vị chúa đảo? (Kh)
HS: Trang bị của vị chúa đảo lỉnh kỉnh, cồng kềnh tương xứng với bộ trang phục: Hai cái quai hai bên thắt lưng chỗ để đeo kiếm và dao găm lại dùng để đeo một cái cưa nhỏ và cái rìu cũng nhỏ - chứng tỏ trên đảo hoang, Rô-bin-xơn không có kẻ thù phải chống chọi. Nhưng các công cụ lao động lại rất cần thiết, tiện dùng cho anh để vào rừng chặt cây, cưa gỗ, dựng lều lấy chỗ che nắng, che mưa, rào giậu chỗ ở để đề phòng thú dữ và sau này còn rào khoảnh đất nuôi dê nữa ...
 => (Ghi) - Trang bị lỉnh kỉnh, cồng kềnh nhưng rất tiện dụng cho Rô-bin-xơn.
T: Nét vẽ cuối cùng trong bức chân dung của Rô-bin-xơn đó là diện mạo. Chúng ta hãy cùng quan sát xem diện mạo đó được phác họa như thế nào?
* Diện mạo của Rô-bin-xơn:
T : Gọi học sinh đọc đoạn "còn diện mạo của tôi ... hết". (Tb)
T : Tìm những chi tiết miêu tả diện mạo của Rô-bin-xơn ? (Kh)
HS: - Còn về diện mạo của tôi, nó không đến nỗi đen cháy [...] Râu ria của tôi[] cắt đi khá gon, trừ hàng ria ở môi trên tôi xén tỉa thành một cặp ria mép to tướng theo kiểu hồi giáo[] cặp ria mép ấy dài đến mức có thể dùng để treo mũ của tôi; nhưng chiều dài và hình dáng kì quái của chúng cũng khiến cho mọi người phải khiếp sợ.
T : Em có suy nghĩ gì về cách miêu tả của tác giả? (G)
HS: Tác giả để Rô-bin-xơn tự hoạ về diện mạo của mình qua nước da và bộ ria mép. Nước da chỉ được nói thoáng qua một cách dí dỏm, hài hước: Không đến nỗi đen cháy như da người châu Phi ở vùng Xích đạo, nhưng như vậy cũng có nghĩa là rất đen vì suốt ngày phải phơi mình ngoài nắng gió khắc nghiệt. Ta cũng có thể hiểu nước da Rô-bin-xơn đã thay đổi rất nhiều (từ một chàng trai da trắng, lịch sự, hào hoa nay đã trở thành một thổ dân da màu đích thực). Còn Rô-bin-xơn đặc tả bộ ria mép của mình vừa dài, vừa to theo kiểu người đạo Hồi – dài đến mức có thể treo được mũ. Ngoài ra ta không biết gì về các bộ phận khác trên khuôn mặt của Rô-bin-xơn.
GV: Thông thường trong bức hoạ chân dung, gương mặt chiếm vị trí quan trọng nhất, được hoạ sĩ quan tâm trước hết, sau đó mới đến trang phục và các thứ khác.
T: Nhưng tại sao ở bức chân dung này, Rô-bin-xơn lại nói về trang phục và trang bị trước rồi diện mạo sau? (G) 
 - Có lẽ một phần là do Rô-bin-xơn muốn giới thiệu với độc giả về cách ăn mặc và trang bị của mình là chính; nhưng có lẽ chủ yếu là do phương thức tự sự ở ngôi thứ nhất. Rô-bin-xơn chỉ có thể kể những gì chàng nhìn thấy được, không phải ngẫu nhiên, trên khuôn mặt, chàng chỉ kể về bộ ria mép to tướng của mình mà thôi. Anh không có gương, không thể nhìn rõ mặt mình nên chỉ tự hình dung như thế. Và như thế cũng đủ để khắc hoạ bức chân dung vị chủa đảo rồi. Nếu truyện được kể theo ngôi thứ thứ ba số ít, người kể chuyện (đứng ngoài khắc họa chân dung Rô-bin-xơn, trật tự miêu tả có lẽ sẽ khác hẳn - diện mạo sẽ được khắc hoạ trước một cách tỷ mỷ, cụ thể, rồi mới nói đến trang phục, trang bị.
T: Với cách giới thiệu đó, em thấy diện mạo của Rô-bin-xơn như thế nào?
	(Ghi) - Diện mạo kì dị, khôi hài.
T: Nêu nhận xét khái quát về bức chân dung tự họa của Rô-bin-xơn? (G)
HS: * Rô bin xơn - Vị chúa đảo có bộ dạng thật khác biệt, kì khôi từ trang phục đến diện mạo.
T: Đằng sau bức chân dung ấy, Rô-bin-xơn đã gợi cho độc giả hình dung ra cả cuộc sống cũng như tinh thần của vị chúa đảo suốt mười mấy năm sống cách biệt thế gới loài người. Cuộc sống và tinh thần ấy là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kĩ xem:
Cuộc sống và tinh thần của Rô-bin-xơn:
T : Em hình dung được gì về cuộc sống của Rô-bin-xơn sau bức chân dung tự họa? (G)
HS: Cuộc sống của Rô-bin-xơn nơi hoang đảo vô cùng khắc nghiệt, khó khăn, thiếu thốn, đó là cuộc sống tự cung tự cấp: Việc anh tự tạo trang phục cho mình bằng da dê – những con dê núi mà anh bắn được (từ chiếc mũ, ô, quần, áo, giày ủng, thắt lưng) chứng tỏ trang phục của anh trước đây đã bị hỏng hết, không còn dùng được nữa, Ở nơi hoang đảo, không một dấu chân người đó làm gì có điều kiện để may mặc đàng hoàng như vải vóc, kim chỉ để khâu may. Chính vì vậy những thứ này không phải may bằng da dê mà là những tấm da dê buộc túm lại. Cái mũ phải có miếng da trùm sau gáy và cái dù (ô) bằng da dê luôn đem theo chứng tỏ thời tiết ở đó có nhiều mưa nắng - đặc trưng của vùng xích đạo.
T : Ngoài cuộc sống khó khăn của vị chúa đảo? Em còn thấy ở Rô-bin-xơn có những phẩm chất gì đáng quý?
HS : Rô-bin-xơn là một con người lạc quan, có khát vọng sống mãnh liệt.
Thông minh, sáng tạo
Vượt qua mọi khó khăn thử thách, làm chủ được hoàn cảnh và chính bản thân mình.
T: Hãy phân tích để làm rõ những phẩm chất đáng quý đó của Rô-bin-xơn? (G)
Trước hết là giọng điệu kể chuyện rất hài hước và dí dỏm, ta thấy ở nhân vật mang trong mình tinh thần lạc quan, yêu cuộc sống. Rô-bin-xơn tự ngắm nghía mình, phô ra tất cả những nét vụng về thô kệch trong bộ dạng từ đầu đến chân là  dê của mình không một chút ngại ngùng, chàng hài lòng với sự hào phóng của đảo hoang đã cho chàng những tấm da dê quý giá. 
 Nhưng có lẽ sự hài lòng hiện ra sau lời kể chính là ở chỗ tất cả đều được tạo nên từ bàn tay lao động, óc sáng tạo, là công sức và sự khéo léo của chính chàng  để chế tác ra những sản phẩm độc nhất vô nhị này. Với Rô-bin-xơn, giá trị sử dụng của món thời trang này cùng với những trang bị lỉnh kỉnh, cồng kềnh lúc nào cũng mang theo mình mới là mục đích của chàng, nó giúp chàng chống chọi lại được với thời tiết khắc nghiệt vùng xích đạo. Biết bao lo toan, tính toán sáng tạo để thích nghi với hoàn cảnh, khẳng định bản năng sinh tồn mạnh mẽ của một con người. Ý chí quyết tâm của một con người đầy nghị lực vươn lên đã giúp Rô-bin-xơn vượt qua được cuộc sống khó khăn nơi đảo hoang. Chính vì vậy mà chàng đã tồn tại nơi đảo hoang ngần ấy năm với tư cách là một con người đàng hoàng, không phải một con người bị lôi kéo trở về với bản năng nguyên thủy ăn lông ở lỗ. 
=> Chàng không chỉ đối chọi với thiên nhiên mà đã thể hiện rõ tư thế người làm chủ, bắt thiên nhiên phải khuất phục. Không những thế, qua những chi tiết chàng tự mô tả bản thân, ta hiểu Rô-bin-xơn đã tự chiến thắng chính mình. Đây mới quả thực là chiến thắng vinh quang đáng tự hào nhất, vì đó là thử thách khó vượt nhất! 
Khép lại bức chân dung tự hoạ bản thân, Rô-bin-xơn mới tự phác họa diện mạo của mình bằng mấy dòng ngắn ngủi nhưng khiến ta phải nở nụ cười sảng khoái. ở nơi đảo hoang, không hề có một mảnh gương soi, nên việc chăm chút dung nhan chỉ giới hạn ở trong tầm mắt của Rô-bin-xơn: bộ ria mép kiểu cách được chăm sóc cẩn thận. Bộ ria ấy không biết có gợi lên vẻ oai vệ trịnh trọng như một Xun-tan (lãnh chúa) người Thổ hay không, nhưng gợi cho ta tiếng cười đầy chất u-mua (humour) của người Anh chính hiệu. Tính hài hước là liều thuốc vô giá, xua đi những muộn phiền. Tiếng cười ấy không tách rời niềm hi vọng khao khát trở về với nước Anh thân yêu của Rô-bin-xơn, thấm đượm tinh thần lạc quan của con người đầy bản lĩnh. 
T: Qua nội dung vừa phân tích, em thấy những phẩm chất của Rô-bin-xơn cũng như cuộc sống của anh sau bức chân dung tự họa là gì? (G)
(Ghi) - Rô-bin-xơn là một con người lạc quan, đầy bản lĩnh, có khát vọng sống mãnh liệt; thông minh, sáng tạo; vượt qua mọi khó khăn, thử thách của cuộc sống, làm chủ được hoàn cảnh và chính bản thân mình.
T: (Liên hệ): Trong kho tàng cổ tích Việt Nam, có truyện nào cũng kể về một nhân vật phải sống ngoài đảo hoang? Giữa nhân vật đó và nhân vật Rô-bin-xơn trong truyện này có điểm gì giống nhau? (Kh, G)
Đó là Sự tích dưa hấu (hay còn gọi là Mai An Tiêm nhân vật chính của truyện).
Mai An Tiêm và Rô-bin-xơn tuy khác nhau về thời đại và lí do, hoàn cảnh phải sống ở đảo hoang. Nhưng cả hai nhân vật đều có nét chung, đó là: nghị lực sống, tinh thần sáng tạo, sự thông minh cùng với lao động cần cù, họ đã vượt qua được hoàn cảnh khó khăn, tổ chức được cuộc sống khá tươm tất trên đảo hoang và cuối cùng được trở về đất liền. Hai nhân vật, hai tác phẩm đều là sự khẳng định sức sống, trí tuệ và lao động của con người trong hoàn những cảnh khắc nghiệt.
III. Tổng kết - ghi nhớ. ( 3 ' )
 T : Hãy nêu khái quát những thành công về nghệ thuật và nội dung của văn bản? (G)
- Nghệ thuật: Truyện được kể với giọng điệu hài hước, dí dỏm.
- Nội dung: Sau bức chân dung tự họa, ta hình dung được cuộc sống vô cùng khó khăn gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn khi chỉ có một mình nơi đảo hoang vùng xích đạo suốt mười mấy năm trời.
 c) Củng cố, luyện tập : (2') 
1. Làm bài tập trắc nghiệm (Tb):
Câu 1: Đoạn trích “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” kể lại cuộc sống của Rô-bin-xơn sau bao nhiêu năm sống trên đảo?
 A. Những ngày đầu tiên sống trên đảo hoang.
 B. Sau 1 năm.
 C. Sau 15 năm.
 D. Sau 28 năm. 
Câu 2: Dòng nào nêu chính xác nội dung của đoạn trích “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang”? 
 A. Ca ngợi cách ăn mặc lạ lùng của Rô-bin-xơn. 
 B. Miêu tả tính hài hước của Rô-bin-xơn. 
 C. Tái hiện cuộc sống khó khăn và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn. 
2. Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang là bài ca tình yêu cuộc sống. Có thể hiểu như thế được không? Vì sao? (G)
	HS: “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang là bài ca về tình yêu cuộc sống”, vì: Với nghị lực phi thường Rô-bin-xơn luôn chủ động vượt lên những khó khăn bằng tinh thần lạc quan, ý chí sống mãnh liệt; Lao động sáng tạo, cải biến hoàn cảnh, chinh phục và chiến thắng thiên nhiên. Chàng đã khẳng định sức mạnh của con người trong hoàn cảnh khắc nghiệt, thật đáng khâm phục biết bao! 
 d) Hướng dẫn HS tự học ở nhà : (2') 
- Học bài; nắm giá trị đoạn trích.
	- Soạn : tổng kết Ngữ pháp - hệ thống hoá kiến thức, ôn tập lý thuyết.
=====================================

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 146 Robinxon.doc