Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 157: Kiểm tra văn – phần truyện

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 157: Kiểm tra văn – phần truyện

Tuần: 32 Tiết 157 KIỂM TRA VĂN – PHẦN TRUYỆN

I.MỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT:

*Kiến thức: -Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của HS về các t.phẩm truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình lớp 9.

*Kĩ năng: -Rèn luyện thêm về kĩ năng p/tích t/phẩm truyện và kĩ năng làm văn.

*Thái độ: - Nghiêm túc, tự giác.

II.CHUẨN BỊ:

 -GV: Ra đề và đáp án phù hợp với n.dung.

 -HS: Ôn lại những t.phẩm truyện.

III.KIỂM TRA BÀI CŨ:

 -Kiểm tra việc chuẩn bị của HS.

IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG.

*Hoạt động 1: HD cách làm bài.

*Hoạt động 2: Phát đề

*Hoạt động 3: Thu bài.

*Hoạt động 4: Dặn dò: Về ôn kĩ phần Tiếng Việt, kiểm tra.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 501Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 157: Kiểm tra văn – phần truyện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/4/2012
Tuần: 32 Tiết 157 KIỂM TRA VĂN – PHẦN TRUYỆN
I.MỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT:
*Kiến thức:	-Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của HS về các t.phẩm truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình lớp 9.
*Kĩ năng:	-Rèn luyện thêm về kĩ năng p/tích t/phẩm truyện và kĩ năng làm văn.
*Thái độ: - Nghiêm túc, tự giác.
II.CHUẨN BỊ:
	-GV: Ra đề và đáp án phù hợp với n.dung.
	-HS: Ôn lại những t.phẩm truyện.
III.KIỂM TRA BÀI CŨ:
	-Kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG.
*Hoạt động 1: HD cách làm bài.
*Hoạt động 2: Phát đề 
*Hoạt động 3: Thu bài.
*Hoạt động 4: Dặn dò: Về ôn kĩ phần Tiếng Việt, kiểm tra.
	 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT.
	 HỌC KỲ:II NĂM HỌC:2011-2012 MÔN: Văn học LỚP: 9 
Môn
Đơn vị kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
T.Số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
VĂN HỌC
PHẦN
TRUYỆN
HIỆN ĐẠI
VIỆT NAM
Lặng lẽ SaPa
1
1
1 (1đ)
1
Chiêc lược ngà; Bến quê
1
1
Kiến thức chung
1
1 (2đ)
1
Những ngôi sao xa xôi
1
1
1
Làng
1
TỔNG SỐ CÂU
3
3
2
1
3
TỔNG SỐ ĐIỂM
1.5
1.5
3
4
7
Họ và tên:
Lớp: KIỂM TRA 1 TIẾT VĂN HỌC
 (Phần truyện hiện đại Việt Nam) Kì II : 2011-2012 ( Đề 1)
I/ Trắc nghiệm: (3đ) Chọn ý đúng nhất để trả lời:
1/ Các nhân vật sau ở trong tác phẩm nào?
Bé Thu:  Anh Nhĩ
Chị Thao........................ Ông Hai.
2/ Văn bản trích từ truyện “Chiếc lược ngà”( sách Văn 9 ) chủ yếu viết về điều gì?
A. Tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
B. Tình quân dân trong chiến tranh.
C. Tình đồng chí của những cán bộ cách mạng.
D. Cả A, B, C đúng.
3/ Truyện “ Lặng lẽ Sa Pa” chủ yếu được kể qua cái nhìn của ai?
A. Tác giả. B. Anh thanh niên. C. Ông họa sĩ. D. Cô kĩ sư.
4/ Ý nào sau đây được coi là thông điệp phù hợp nhất của truyện ngắn Bến quê gởi đến người đọc?
A. Dù có đi đâu thì quê hương vẫn là chỗ dừng chân cuối cùng của cuộc đời con người .
B. Hãy trân trọng những vẻ đẹp, những giá trị bình dị, gần gủi của cuộc sống, quê hương.
C. Quê hương nếu ai không nhớ- Sẽ không lớn nổi thành người.
D. Trước khi đi ra ngoài , hãy biết sống với quê hương của mình.
5/ Nội dung chính được thể hiện qua truyện “ Những ngôi sao xa xôi” là gì?
Cuộc sống gian khó ở Trường Sơn trong những năm chống Mĩ.
Vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn.
Vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong ở Trường Sơn.
Vẻ đẹp của những người lính công binh trên con đường Trường Sơn.
6/ Dòng nào nêu nhận xét không phù hợp với những nét đặc sắc nghệ thuật tác phẩm
 “ Làng” của Kim Lân?
Xây dựng tình huống tâm lí đặc sắc.
Miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng nhân vật. 
C. Sử dụng chính xác ngôn ngữ quần chúng.
 D. Giọng văn đấy màu sắc trữ tình, biểu cảm.
II/ Tự luận:
1,Nêu ý nghĩa truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng? (1đ)
3, Nêu những nét phẩm chất chung của các nhân vật trong truyện Việt Nam đã học 
( chương trình lớp 9) ?(2đ)
4, Phân tích ngắn gọn nhân vật Phương Định trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê? (4đ)
Họ và tên:
Lớp: KIỂM TRA 1 TIẾT VĂN HỌC
 ( Phần truyện hiện đại Việt Nam) Kì II : 2011-2012 (Đề 2) 
I/ Trắc nghiệm: (3đ) Chọn ý đúng nhất để trả lời:
1/ Ý nào sau đây được coi là thông điệp phù hợp nhất của truyện ngắn Bến quê gởi đến người đọc?
A. Dù có đi đâu thì quê hương vẫn là chỗ dừng chân cuối cùng của cuộc đời con người .
B. Hãy trân trọng những vẻ đẹp, những giá trị bình dị, gần gủi của cuộc sống, quê hương.
C. Quê hương nếu ai không nhớ- Sẽ không lớn nổi thành người.
D. Trước khi đi ra ngoài , hãy biết sống với quê hương của mình. 
2/ Nhân vật chính của truyện “Lặng lẽ Sa Pa” là ai?
A. Bác lái xe. B. Anh thanh niên. C. Ông họa sĩ. D. Cô kĩ sư. 
5/ Nội dung chính được thể hiện qua truyện “ Những ngôi sao xa xôi” là gì?
A . Cuộc sống gian khó ở Trường Sơn trong những năm chống Mĩ.
B. Vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn.
C. Vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong ở Trường Sơn.
D. Vẻ đẹp của những người lính công binh trên con đường Trường Sơn.
4/ Các nhân vật ở trong tác phẩm nào?
Bé Thu:  Anh Nhĩ
Chị Thao........................ Ông Hai.
5/ Dòng nào nêu nhận xét không phù hợp với những nét đặc sắc nghệ thuật tác phẩm
 “ Làng” của Kim Lân?
Xây dựng tình huống tâm lí đặc sắc.
Miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng nhân vật. 
C. Sử dụng chính xác ngôn ngữ quần chúng.
 D. Giọng văn đấy màu sắc trữ tình, biểu cảm.
6/ Văn bản trích từ truyện “Chiếc lược ngà”( sách Văn 9 ) chủ yếu viết về điều gì?
A. Tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
B.Tình quân dân trong chiến tranh.
C. Tình đồng chí của những cán bộ cách mạng.
D. Cả A, B, C đúng.
II/ Tự luận:
1/Nêu ý nghĩa truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long ?(1đ) 2/ Nêu những nét nổi bật về tính cách và phẩm chất của các nhân vật trong truyện Việt Nam đã học chương trình lớp 9( Ông Hai, Ông Sáu, Bé Thu, Anh thanh niên, Ba cô gái thanh niên xung phong) ?(2đ)
3/ Phân tích ngắn gọn nhân vật Phương Định – Trong tác phẩm “ Những ngôi sao xa xôi ” của Lê Minh Khuê? ( 4 đ ).
 ĐÁP ÁN
 I / Trắc nghiệm:
Đề - Câu
1
2
3
4
5
6
1
Chiếc lược ngà-Bến quê-NNSXX-Làng
A
C
B
C
D
2
B
B
C
Chiếc lược ngà-Bến quê-NNSXX-Làng
D
A
II/Tự luận: ĐỀ1:
1/ Nêu đúng ý nghĩa truyện (1đ)
2, Những nét phẩm chất chung của các nhân vật trong truyện Việt Nam đã học: Đảm bảo được các ý sau: (2đ)
- Các tác phẩm trên đã phản ánh được một phần những nét tiêu biểu về đời sống,con người Việt Nam với tư tưởng và tình cảm của họ trong những thời kì lịch sử, chủ yếu là 2 cuộc k/c chống Pháp và Mĩ. 
 - Cuộc sống gian nan, vất vả, đầy sự hi sinh gian khổ nhưng họ đã vượt qua
 - Họ là những con người yêu nước, gắn bó thuỷ chung với cách mạng. Có tình thương yêu con người và tất cả đều hướng về khẳng định những giá trị, phẩm chất tốt đẹp của con người.
3. Phân tích nhân vật Phương Định ( 4 điểm )
 - Phương Định là con gái Hà Nội vào chiến trường. Cô có thời học sinh hồn nhiên, vô tư, bên mẹ
 - Vào chiến trường đã ba năm đã quen với những thử thách nguy hiểm, giáp mặt thường ngày với cái chết nhưng cô và đồng đội vẫn hồn nhiên trong sáng mơ ước về tương lai
 -Phương Định là cô gái nhạy cảm hồn nhiên, hay mơ mộng và thích hát.
- Yêu mến đồng đội ( dẫn chứng) 
- Tác giả tỏ ra am hiểu và miêu tả sinh động tâm lí của cô gái thanh niên xung phong – tiêu biểu là Phương Định.
- Cô tự nhận xét và miêu tả về mình( Dẫn chứng )
- Tâm lí nhân vật Phương Định 1lần phá bom. ( Dẫn chứng )
- Phương Định quan tâm chăm sóc đồng đội.( Dẫn chứng )
- Sau cuộc chiếnmiêu tả nỗi nhớ của Phương Định – Lòng yêu quê hương tha thiết.*Tóm lại: Lê Minh Khuê đã miêu tả sinh động, chân thực tâm lí nhân vật - Qua nhân vật chính thể hiện tinh thần yêu nước, yêu quê hương da diết lắng sâu, vừa là một chiến sĩ gan dạ, dũng cảm, vừa là một cô gái đầy nữ tính
Đề: 2 Câu 1/ Nêu đúng ý nghĩa truyện (1đ) 
 Câu 2/ Ông Hai : Tình yêu làng đặc biệt nhưng phải đặt trong tình cảm yêu nước và tinh thần kháng chiến.
Anh thanh niên: Yêu thích và hiểu ý nghĩa công việc thầm lặng, có suy nghĩ và tình cảm tốt đẹp trong sáng về công việc và đối với mọi người.
Bé Thu : Tính cách cứng cỏi, tình cảm nồng nàn, thắm thiết với người cha.
Ông Sáu: Tình cha con sâu nặng, tha thiết trong hoàn cảnh éo le và xa cách của chiến tranh.
Ba cô gái : Tinh thần dũng cảm không sợ hi sinh khi làm nhiệm vụ hết sức nguy hiểm, tình cảm trong sáng, hồn nhiên lạc quan trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt.
Câu 3/ Như đề 1

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem tra van 9.doc