Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 55: Trả bài kiểm tra văn

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 55: Trả bài kiểm tra văn

Tiết 55. Trả bài kiểm tra văn

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- Qua bài viết củng cố lại kiến thức về các truyện trung đại đã học từ giá trị nội dung tư tưởng đến hình thức thể loại, bố cục, tóm tắt truyện.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng sửa chữa bài viết của bản thân, nhận xét bài làm của bạn.

3. Thái độ:

- Học sinh nhận rõ ưu - nhược điểm trong bài làm của mình để có ý thức sửa chữa, khắc phục.

B. Chuẩn bị.

- Giáo viên: soạn giáo án - chấm bài.

- Học sinh: Đối chiếu bài kiểm tra phần trắc nghiệm - tự luận.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 755Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 55: Trả bài kiểm tra văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28 / 10/2009 
Ngày dạy: 30/ 10/2009 
Tiết 55. Trả bài kiểm tra văn
A. Mục tiêu cần đạt
Kiến thức:
- Qua bài viết củng cố lại kiến thức về các truyện trung đại đã học từ giá trị nội dung tư tưởng đến hình thức thể loại, bố cục, tóm tắt truyện.
Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng sửa chữa bài viết của bản thân, nhận xét bài làm của bạn.
Thái độ:
- Học sinh nhận rõ ưu - nhược điểm trong bài làm của mình để có ý thức sửa chữa, khắc phục.
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên: soạn giáo án - chấm bài.
- Học sinh: Đối chiếu bài kiểm tra phần trắc nghiệm - tự luận.
C. Tổ chức các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 3’)
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
* Hoạt động 2:Giới thiệu bài ( 1’)
ở tiết trước các em đã tiến hành kiểm tra bài một tiết phần văn học trung đại.Để giúp các em thấy được bài làm của mình có những ưu điểm và còn hạn chế phần nào tiết học hôm nay thầy cùng các em tiến hành trả bài.
* Hoạt động 3: Trả bài ( 38’)
Đề bài I
( Theo đề của trường )
Câu 1 (2 điểm)
Chép đúng những câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân được (1 điểm). Mỗi câu đúng được 0,25 điểm
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
- Nhận xét về vẻ đẹp của Thuý Vân: Là vẻ đẹp phúc hậu đoan trang – 1 điểm
Câu1(2 điểm): Cái bóng trong câu chuyện có ý nghĩa đặc biệt vì đây là chi tiết tạo nên các thắt, mở nút hết sức bất ngờ.
+ Cái bóng có ý nghĩa thắt nút câu chuyện vì:
* Đối với Vũ Nương: không muốn con nhỏ thiếu bóng ngời cha nên nàng đã nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối đó với mục đích hoàn toàn tốt đẹp.(0,5đ)
* Đối với Trương Sinh: Cái bóng làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không chung thuỷ..(0,5đ)
+ Cái bóng có ý nghĩa mở nút câu chuyện
* Vì chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng trên tường được bé Đản gọi là cha..(0,5đ)
* Bao nhiêu nghi ngờ, oan ức của Trương Sinh và Vũ Nương đều đợc hoá giải nhờ cái bóng..(0,5đ)
Câu 3 ( 6điểm):
1 - Mở bài (1 điểm):
- Cảnh vật trong “Truyện Kiều” vừa là bức tranh thiên nhiên, vừa là bức tranh tâm trạng. 
- Đoạn tả cảnh trước lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn thơ tiêu biểu nhất cho nghệ thuật miêu tả kết hợp hài hoà giữa ngoại cảnh và tâm cảnh.
2 - Thân bài (4 điểm):
- Bao trùm tâm trang Kiều khi ở lầu Ngưng Bích là một nỗi buồn: buồn nhớ người yêu, buồn nhớ cha mẹ và buồn cho chính mình (1 điểm).
- Nguyễn Du đã chọn cách biểu hiện “tình trong cảnh” để diễn tả một tâm trạng ôm chọn 3 nỗi buồn với những sắc thái không giống nhau (0,5 điểm).
+ Kiều nhớ cha mẹ, nhớ quê hương và cũng thấm thía nỗi cô đơn, trống vắng của mình, thì (0,5 điểm):
“Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?”
+ Khi nàng buồn nhớ người yêu và cũng là xót xa cho duyên phận, cảnh ngộ của bản thân (0,5 điểm):
“Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu, 
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.”
+ Lúc Kiều trong tâm trạng lo âu, dự cảm về những tai ương, hiểm nguy đang đón đợi phía trước, thì hiện ra cảnh tượng hãi hùng (0,5 điểm):
“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
- Cảnh lầu Ngưng Bích được nhìn qua con mắt và tâm trạng của Kiều: cảnh từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn của Kiều từ man mác, mông lung đến âu lo, kinh sợ. Ngọn gió “cuốn mặt duềnh” và tiếng sóng ầm ầm “kêu quanh ghế ngồi” như báo trước, chỉ ngay sau lúc này, dông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy vùi dập cuộc đời Kiều (1 điểm).
3 - Kết bài (1 điểm):
- Có thể nói, dưới ngòi bút Nguyễn Du, hình tượng thiên nhiên cùng một lúc đảm nhận hai chức năng: thể hiện ngoại cảnh và thể hiện tâm cảnh. Ở chức năng thứ hai, hình tượng thiên nhiên là phương tiện nghệ thuật đặc sắc để Nguyễn Du miêu tả nội tâm và khắc họa tính cách nhân vật.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 55 - TB.doc