Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 56: Ánh trăng - Nguyễn Duy

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 56: Ánh trăng - Nguyễn Duy

A. Mục tiêu cần đạt:

- Hiểu, cảm nhận giá trị nội dung và nghệu thuật của bài thơ Anh trăng của Nguyễn Duy

- Biết được đặc điểm và những đóng góp của bài thơ Việt Nam vào nền văn học dân tộc

B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :

1. Kiến thức :

- Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.

- sự kết hợp của các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại.

- Ngôn ngư, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng.

2. Kĩ năng :

- Đọc – hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975.

- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp của các phương thực biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại.

3. Thái độ: Biết sống nghĩa tình.

C. Phương pháp:

 Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề .

D.-Tiến trình hoạt động:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ; P , KP .

2.Bài cũ: ? Đọc thuộc lòng diễn cảm khổ đầu và khổ cuối bài “Bếp lửa”. Phát biểu cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ ?

3.Bài mới

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 810Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 56: Ánh trăng - Nguyễn Duy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12	 Ngày soạn :09/11/2012
TIẾT 56	 Ngày dạy : 13/11/2012
 ÁNH TRĂNG 
 - Nguyễn Duy -
A. Mục tiêu cần đạt:
- Hiểu, cảm nhận giá trị nội dung và nghệu thuật của bài thơ Anh trăng của Nguyễn Duy
- Biết được đặc điểm và những đóng góp của bài thơ Việt Nam vào nền văn học dân tộc
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
- Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.
- sự kết hợp của các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại.
- Ngôn ngư, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng.
2. Kĩ năng : 
- Đọc – hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp của các phương thực biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại.
3. Thái độ: Biết sống nghĩa tình.
C. Phương pháp:
 Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề .
D.-Tiến trình hoạt động:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ; P, KP.
2.Bài cũ: ? Đọc thuộc lòng diễn cảm khổ đầu và khổ cuối bài “Bếp lửa”. Phát biểu cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ ?
3.Bài mới
* Giới thiệu bài : Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thế hệ này từng trải qua biết bao thử thách, gian khổ, từng chứng kiến bao hi sinh lớn lao của nhân dân, đồng đội trong chiến tranh, từng sống gắn bó với thiên nhiên núi rừng. Giờ được sống trong hòa bình giữa những tiện nghi hiện đại, không phải ai cũng nhớ những gian nan, những kỉ niệm đã qua. Bài thơ Ánh trăng là một lần “giật mình” của Nguyễn Duy trước cái điều vô tình dễ có ấy. Tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu về nội dung bài thơ.
* Tiến trình bài học :
Hoạt động của gv & hs
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung :
- GV cho 1 em đọc chú thích trong SGK, hướng dẫn các em tìm hiểu vài nét về tác giả, hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
CBài thơ được sáng tác theo thể thơ nào ?
C Kể tên một vài bài có cùng thể thơ mà em đã học?
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản :
-HS tìm hiểu chú thích, bố cục và nội dung mỗi phần trong bố cục đó.
- GV nêu yêu cầu giọng đọc – đọc mẫu
C Xác định phương thức biểu đạt mà tác giả sử dụng trong bài thơ ?
C Khái quát đại ý của bài thơ?
C Cho biết mạch cảm xúc của bài thơ? =>Mạch cảm xúc của bài thơ theo trình tự thời gian.
-Gọi HS đọc 3 khổ đầu.
C Khổ thơ thể hiện mối quan hệ của tác giả với vầng trăng ở những thời điểm nào? Tình cảm đó cụ thể ra sao ?
C Tri kỉ có nghĩa là gì ? 
C Nhận xét về nghệ thuật tác giả đã sử dụng ttrong đoạn thơ này? Nêu tác dụng?
C Ở khổ thơ tiếp theo mối quan hệ giữa người và trăng ntn? Phân tích nét độc đáo về nghệ thuật của những hình ảnh thơ thể hiện mối quan hệ ấy ?
- Gv giảng, bình về từ ngỡ
C Trăng không chỉ là người bạn ttri âm, tri kỉ của con người mà trăng còn tượng trưng cho điều gì ?
CTình cảm của tác giả và vầng trăng có gì thay đổi?
CNguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi đó? Ý nghĩa của sự thay đổi?
- Gọi 1 em đọc khổ 4.
CTình huống nào xảy ra qua ý thơ? Em có nhận xét gì về tình huống này và nghệ thuật mà tác giả sử dụng ?
CÝ nghĩa sâu xa của tình huống ấy?
CTrước sự thể đó, tác giả có hành động gì?Đó là một hành động như thế nào?
CVầng trăng tròn đột ngột hiện ra có ý nghĩa gì?
-Gọi HS đọc 2 khổ còn lại.
CEm thấy rõ nhất điều gì qua 2 khổ thơ?
CSuy nghĩ của em về ý so sánh trong khổ thơ thứ 5?
CTìm hiểu ý nghĩa của những hình ảnh Trăng cứ tròn vành vạnh ; Ánh trăng im phăng phắc? Tại ssao ở đầu bài là ánh trăng bây giờ lại la vầng trăng ?
CCái giật mình của nhà thơ có ý nghĩa như thế nào?
*Thảo luận: CÁnh trăng có phải chỉ là chuyện riêng của nhà thơ? Ánh trăng gợi lên đạo lí tốt đẹp nào của dân tộc?
CNét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ? Là gì (tự sự kết hợp với trữ tình)
* Hướng dẫn tổng kết :
 CNét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ? Là gì (tự sự kết hợp với trữ tình)
CHãy khái quát giá trị nôi dung của bài ?
-GV gọi 1 em đọc ghi nhớ của SGK.
GV nêu yêu cầu luyện tập, HS thực hiện.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học :
 Gv hướng dẫn , HS chú ý lắng nghe.
I-Giới thiệu chung: 
1.Tác giả:
- Tên: Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948
- Quê: làng Quang Xá, nay thuộc phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa.
- Được trao giải nhất cuộc thi thơ báo Việt Nam năm 1972-1973.
- Là một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ.
2. Tác phẩm :
- Xuất xứ: trích tập Ánh trăng
- Hoàn cảnh sáng tác: sáng tác năm 1978, khi đất nước đã thống nhất.
- Thể thơ: Năm chữ
II-Đọc- hiểu văn bản: 
1. Đọc và tìm hiểu chú thích :
2. Tìm hiểu văn bản:
2.1 Bố cục: 3 phần.
2.2 Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả 
2.3 Đại ý: Lời tự nhắc nhở những năm tháng gian lao mà gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị của tác giả; đồng thời gợi nhắc thái độ sống ân nghĩa, thủy chung. 
2.4 Phân tích:
a-Cảm nghĩ của tác giả trước vầng trăng ở quá khứ và hiện tại.
* Vầng trăng trong quá khứ:
- Hồi nhỏ sống với: đồng, sông, bể.
- Hồi chiến tranh ở rừng: trăng => tri kỉ.
 ->Lời thơ tự nhiên, nhân hóa, điệp ngữ.
à Cuộc sống hòa hợp gắn bó thân thiết , tình nghĩa với trăng.
- Trần trụi với thiên nhiên
 hồn nhiên như cây cỏ
 ngỡ không bao giờ quên
 cái vầng trăng tình nghĩa.
-> So sánh, nhân hóa, hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu trưng.
=> Trăng gắn bó thủy chung, là người ban tri ân, tri kỉ của con người.
=> Trăng biểu trưng cho quá khứ gian lao mà nghĩa tình, đẹp đẽ.
* Vầng trăng hiện tại :
Hoàn cảnh: về thành phố: Vầng trăng như người dưng. 
=>Thái độ con người với vầng trăng.
(so sánh) =>Hoàn cảnh sống thay đổi, lãng quên quá khứ gian khổ.
b-Khổ 4-Tình cờ gặp lại vầng trăng.
- Thình lình đèn điện tắt
 phòng buyn-đinh tối om
 vội bật tung cửa sổ 
 đột ngột vầng trăng tròn
-> Từ ngữ gợi tả, đối lập
 => Trăng gợi kỉ niệm nghĩa tình và sự suy ngẫm của tác giả.
C .Cảm xúc và suy ngẫm.
 -Ngửa mặt lên nhìn mặt
 có cái gì rưng rưng
 như là đồng, là bể
 như là sông là rừng
 trăng cứ tròn vành vạnh
 kể chi người vô tình
 ánh trăng im phăng phắc
 đủ cho ta giật mình
-> So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, đối 
=> Qúa khứ đẹp đẽ, thuỷ chung.Lời nhắc nhở nghiêm khắc với mỗi người phải sống ân nghĩa thủy chung với quá khứ.
3.Tổng kết: 
a) NT :
b) ND :
 * Ý nghĩa văn bản : Ánh trăng khắc họa một khía cạnh trong vẻ đẹp của người lính sâu nặng nghĩa tình, thủy chung sau trước.
4.Luyện tập: Đọc diễn cảm bài thơ. Bài học em rút ra sau khi học bài thơ?
III. Hướng dẫn tự học:
- Học thuộc bài thơ, nắm bài giảng. Tìm một câu tục ngữ có nội dung đúng với lời nhắn nhủ của tác giả gửi gắm qua bài thớ Ánh trăng. - --- Soạn bài :Tổng kết về từ vựng (TT)
 E.Rút kinh nghiệm :
TUẦN 12	Ngày soạn :10/ 11/2012
TIẾT 57	 Ngày dạy : 13/11/2012
 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT 
A. Mục tiêu cần đạt:
 Hiểu được sự khác biệt giữa phương ngữ mà học sinh đang sử dụng với phương ngữ khác và ngôn ngữ toàn dân thể hiện qua những từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
- Từ ngữ địa phương chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất.
- Sự khác biệt các từ ngữ địa phương
2. Kĩ năng : 
- Nhận biết một sô từ ngữ thuộc các phương ngữ khác nhau
- Phân tích tác dụng của việc sử dụng phương ngữ trong một sô văn bản.
3. Thái độ:
 Tự hào về sự giàu và đẹp cảu tiếng Việt, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt .
C. Phương pháp:
 Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề,
D. Tiến trình hoạt động :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ; P, KP.
2. Bài cũ :- Kiểm tra vở soạn bài của HS 
3. Bài mới
* Giới thiệu bài: Ngoài những từ toàn dân, tiếng Việt còn một số lượng lớn những từ địa phương có ý nghĩa tương đương. Điều này chứng tỏ sự phong phú của tiếng Việt .
* Tiến trình bài học :
Hoạt động của gv & hs 
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1:Tìm hiểu chung :
* Tìm hiểu sự phong phú của phương ngữ trong tiếng việt 
C Hãy tìm trong phương ngữ em đang sử dụng hoặc trong một phương ngữ mà em biết những từ ngữ:
- Chỉ các sự vật, hiện tượng,..không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.
- Đồng nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ trong các ngôn ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.
- Đồng âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.
*Lý giải về hiện tượng phương ngữ
* Thảo luận:C Cho biết vì sao những từ ngữ địa phương như ở bài tập 1.a không có những từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.Sự xuất hiện những từ ngữ đó thể hiện tính đa dạng về điều kiện tự nhiên và đời sống xã hội trên các vùng miền của đất nước ta ntn?
CQuan sát hai bảng mẫu ở bài tập 1 và cho biết những từ ngữ nào (ở trường hợp b) và cách hiểu nào (ở trường hợp c) được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân?
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập :
* Thảo luận bài 4/176
Sau đó đại diện nhóm đứng dậy trình bày.
 * Hướng dẫn HS tìm những bài thơ,văn có sử dụng từ ngữ địa phương
VD: Thơ Tố Hữu
Bài thơ Đi đi em (Tố Hữu)
Rứa là hết chiều ni em đi mãi
Còn mong chi ngày trở lại Phước ơi!
Quên làm sao,em hỡi lúc chia phôi
Bởi khác cảnh,hai đứa mình nghẹn nói
Bài Chuyện em 
Đi mo cho ngái cho xa
Ở nhà với mẹ đặng mà nuôi quân! (để)
Mình nghèo, không tạ thì cân
Mít thơm bán chợ, góp phần mua lương(quả dứa)
Mẹ con, một bữa, về đường
Gạo ngon một gánh em sương nặng đầy (gánh)
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học :
 Gv hướng dẫn , HS chú ý lắng nghe.
I. Tìm hiểu chung :
1.Tìm hiểu sự phong phú của phương ngữ trong tiếng việt
1.1. Chỉ các sự vật, hiện tượng, ..không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.
VD:- Sầu riêng, chôm chôm (phương ngữ Nam bộ)
- Nhút (phương ngữ Nghệ An, Hà Tĩnh)
1.2. Đồng nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ trong các ngôn ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.
Phương ngữ Bắc
Phương ngữ Trung
Phương ngữ Nam
Cá quả
Cá tràu
Cá lóc
Ngã
Bổ
Té
1.3. Đồng âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.
Phương ngữ Bắc
Phương ngữ Trung
Phương ngữ Nam
Ốm :bị bệnh
Ốm:gầy
Ốm:gầy
2. Lý giải về hiện tượng phương ngữ 
2.1 Những từ ngữ địa phương như: sầu riêng, chôm chôm, nhút, .không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân vì những cây ăn quả ấy chỉ có ở Nam Bộ, món ăn ấy chỉ có ở Nghệ An, Hà Tĩnh
2.2 Trong hai bảng mẫu trên,những từ ngữ sau đây thuộc ngôn ngữ toàn dân: Cá quả, lợn, ngã, ốm
II.Luyện tập :
-BT 4 : Trong đoạn trích bài thơ Mẹ Suốt của Tố Hữu có những từ ngữ thuộc phương ngữ Trung là: chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, mụ, ưng. Nhà thơ Tố Hữu sử dụng những từ ngữ địa phương đó khiến cho hình tượng mẹ Suốt trở nên sinh động, chân thực,gợi cảm
III. Hướng dẫn tự học :
- Điền thêm một số từ ngữ, cách hiểu vào bảng đã lập ở lớp.
- Chuẩn bị bài : + Tổng kết từ vựng ( Luyện tập tổng hợp)
 + Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
E.Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9Tuan 12T5657.doc