Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 60 + 61: Luyện tập Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 60 + 61: Luyện tập Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận

Tiết 60 + 61. Luyện tập

Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.

A.Mục tiêu cần đạt.

1.Kiến thức

- Biết cách đưa các yếu tố nghị luận vào bài văn tự sự một cách hợp lí.

2.Kĩ năng.

- Rèn kĩ năng nhận diện yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự, vận dụng viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.

3.Thái độ.

-Có ý thức sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự thường xuyên vàphù hợp.

B.Chuẩn bị :

-Giáo viên: Chuẩn bị nội dung lên lớp.

-Học sinh : Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.

C .Tiến trình tổ chức các hoạt động.

1: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. ( 3’)

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 985Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 60 + 61: Luyện tập Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5 / 11 /2009 
Ngày dạy: 6 / 11 /2009 
Tiết 60 + 61. Luyện tập
Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
A.Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức
- Biết cách đưa các yếu tố nghị luận vào bài văn tự sự một cách hợp lí.
2.Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng nhận diện yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự, vận dụng viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
3.Thái độ.
-Có ý thức sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự thường xuyên vàphù hợp.
B.Chuẩn bị :
-Giáo viên: Chuẩn bị nội dung lên lớp.
-Học sinh : Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.
C .Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. ( 3’)
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2: Tổ chức các hoạt động
* Giới thiệu bài. ( 1’)
Để cho bài văn tự sự thêm phần triết lí người ta thường thêm vào văn bản tự sự yếu tố nghị luận có thể bằng cách nêu các ý kiến nhận xét, cùng những lí lẽ và dẫn chứng thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận. Để giúp các em vận dụng những kiến thức vào bài làm văn tự sự chúng ta cùng luyện tập.
* Bài mới : . ( 40’)
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động của H/S
Nội dung cần đạt
Hoạt động I
GV: Cho học sinh đọc câu chuyện '' Lỗi lầm và sự biết ơn ''.
?Nội dung của câu chuyện là gì?
? Yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn nào?
? Các câu văn nghị luận có vai trò gì trong văn bản?
?Bài học được rút ra từ câu chuyện là gì?
GV khái quát chuyển ý.
? Viết đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn tốt?
? Bài tập nêu y/c gì ?
? Để đáp ứng được những y/c đó. Em phải làm ntn ?
GV giới thiệu tình huống, gợi ý cho học sinh viết đoạn văn
GV yêu cầu h/s viết trong thời gian 7 phút
GV yêu cầu học sinh đọc đoạn văn vừa viết.
GV: Nhận xét đánh giá, phân tích.
GV đọc đoạn văn Bà nội
GV hướng dẫn học sinh những nội dung cần đạt tới của bài viết.
?Người em kể là ai? Người đó đã để lại một việc làm, lời nói hay suy nghĩ? Điều đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?
?Nội dung cụ thể? Nội dung giản dị mà sâu sắc, cảm động như thế nào?
? Suy nghĩ từ bài học rút ra từ câu chuyện trên?
GV yêu cầu học sinh đọc đoạn văn.
-Đọc
-Phát hiện
-Suy luận
Phát biểu
-Làm độc lập
-Nghe
-Độc lập
Đọc
Nghe
I. Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn nghị luận.
-Câu chuyện về hai người bạn đi trên sa mạc.
- Những điều viết trên cát sẽ nhanh chóng xoá nhoà...lòng người.
-Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những lỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.
-Làm cho người đọc thấy được sự bao dung độ lượng của, lòng nhân ái , biết tha thứ và ghi nhớ ân tình ân nghĩa.
- Làm cho câu chuyện thêm sâu sắc, giàu tính triết lí và có ý nghĩa giáo dục.
* Bài học về sự bao dung, lòng nhân ái, biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa ân tình,
II. Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
1.Bài tập 1.
- Lỗi lầm của Nam là gì, mà trong giờ sinh hoạt lớp nói đến.
- Tính tốt của Nam là gì mà em phát biểu chứng minh Nam là người bạn tốt.
- Buổi sinh hoạt lớp diễn ra thế nào? ( Thời gian, địa điểm, người điều khiển, không khí của buổi sinh hoạt lớp ra sao...).
- Nội dung của buổi sinh hoạt là gì? Em đã phát biểu vấn đề gì? Tại sao lại phát biểu về việc đó? 
- Em đã thuyết phục Nam là người bạn tốt như thế nào? ( Lí lẽ, ví dụ, lời phân tích...). 
2.Bài tập 2.
Viết đoạn văn kể về những việc làm hoặc những lời dậy bảo giản dị mà sâu sắc về người bà kính yêu đã làm em xúc động. 
( Đoạn văn có yếu tố nghị luận )
* Đoạn văn: Bà nội.
* Đánh giá: 
- Vai trò yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
 GV đọc cho h/s đoạn văn nghị luận điển hình trong Văn học và tuổi trẻ ...
 Một cuộc đối thoại giữa cô sinh viên nghèo, không gia đình với cậu ấm con nhà giàu, đua xe, bạn gái chết, cậu thì cụt cả hai chân, giờ sống trong cơn thịnh nộ và tuyệt vọng. Mẹ cậu đã thuê cô sinh viên chăm sóc cậu, cô nhận lời để lấy tiền ăn học:
... “ Hôm nay có mấy kiểu chết trên báo, cậu chọn kiểu nào? Nhảy từ cafe 33 tầng vào sinh nhật lần thứ 21. Hỗn chiến tại quán bia, bị đâm. Một nữ sinh 17 tuổi băng qua đường sắt bị tàu đụng...”
- Toàn ghê rợn! Gã nhăn mặt.
- Làm gì có cái chết dịu dàng! Để có cái chết phải băng qua đau đớn.
..... Cô phải làm gì nếu mai cô chết ? Gã hỏi lại
- Tôi sẽ đấu tranh đến cùng để mai tôi vẫn sống. Một ngày là một cuộc chiến
- Giá nghèo như cô, tôi sẽ không bất hạnh như thế này. Không có xe để đua, không có tiền để đốt đời mình
- Tại cậu chưa nếm mùi nghèo khổ đó thôi! Tàn bạo, khốc liệt lắm, cuốn trôi bao ước mơ, đè bẹp bao số phận. Nhưng khi thừa mứa quá, nỗi đau trong tim còn dữ dội hơn cả đói.”
 ( Một cuộc đua – Quế Hương)
Hướng dẫn hoạt động tiếp nối.( 1’) 
-Tiếp tục hoàn thiện bài tập 2.
-Chuẩn bị bài : Làng - Kim Lân

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 60 -61 Luyen tap viet doan van t­ u su...doc