Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 63: Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 63: Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học

LUYỆN NÓI: PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC

A. Mức độ cần đạt

- Củng cố kiến thức về cách làm bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.

- Luyện tập phát biểu miệng trước tập thể, bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về tác phẩm văn học.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Giá trị nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm văn học.

- Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm về một tác phẩm văn học.

 2. Kỹ năng

- Tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học.

- Biết cách bộc lộ tình cảm về một tác phẩm văn học văn học trước tập thể.

- Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về một tác phẩm văn học bằng ngôn ngữ nói.

 3. Thái độ: Có thái độ tích cực để luyện nói trước lớp.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 872Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 63: Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16	 Ngày soạn: 09/12/2012
Tiết: 63	 Ngày dạy : 12/12/2012
LUYỆN NÓI: PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
A. Mức độ cần đạt
- Củng cố kiến thức về cách làm bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
- Luyện tập phát biểu miệng trước tập thể, bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về tác phẩm văn học.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Giá trị nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm văn học.
- Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm về một tác phẩm văn học.
 2. Kỹ năng
- Tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học.
- Biết cách bộc lộ tình cảm về một tác phẩm văn học văn học trước tập thể.
- Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về một tác phẩm văn học bằng ngôn ngữ nói.
 3. Thái độ: Có thái độ tích cực để luyện nói trước lớp.
C. Phương pháp
Thuyết trình
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A2 vắng ; P, KP...
 Lớp 7A5 vắng ; P, KP...
 2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs.
 3. Bài mới: Như vậy, đây là lần thứ hai chúng ta tiến hành luyện nói trước lớp. Chúng ta cần phải rèn luyện kỹ năng nói vì đó là phương tiện giao tiếp hữu ích, đạt kết quả cao, giúp bản thân mỗi người thành công trong cuộc sống.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
* Gv ghi đề lên bảng và nêu yêu cầu:
 Dựa vào sự chuẩn bị ở nhà của từng cá nhân, 4 bạn lập thành một nhóm chuẩn bị đề bài mà dãy mình được giao để luyện nói với nhau.
 Mỗi bài thơ có những nét đặc sắc riêng, các em phải chọn ra những chi tiết nổi trội để phát biểu.
 Khi nói trước lớp, phải có lời giới thiệu mở đầu và lời cảm ơn khi kết thúc.
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện nói theo nhóm	
 Gv chia nhóm, trong nhóm lần lượt từng bạn trình bày, các bạn khác chú ý lắng nghe, bổ sung.
Hoạt động 2: Luyện nói trước lớp
Gv gọi đại diện từng nhóm trình bày, đại diện không trình bày được gọi thành viên khác thay thế.
Nhóm nào trình bày xong gọi nhóm khác nhận xét.
Gv kết hợp sửa bài cho Hs. Cho điểm những bài nói khá.
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà
Đề bài: 
Dãy 1: Phát biểu cảm nghĩ về bài “Cảnh khuya”.
Dãy 2: Phát biểu cảm nghĩ về bài “Tĩnh dạ tứ”.
Dãy 3: Phát biểu cảm nghĩ về bài “Hồi hương ngẫu thư”.
I. Luyện nói theo nhóm
II. Luyện nói trước lớp
III. Về nhà
- Tiếp tục luyện nói.
- Soạn bài mới: Sài Gòn tôi yêu
 E. Rút kinh nghiệm 
Tuần: 16	 Ngày soạn: 10/12/2012
Tiết: 64	 	 Ngày dạy : 12/12/2012
ÔN TẬP VĂN BẢN BIỂU CẢM
A. Mức độ cần đạt
 Hệ thống hóa toàn bộ kiến thức, kỹ năng đã học ở phần đọc – hiểu các văn bản trữ tình đã học ở HKI.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Văn tự sự, miêu tả và các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
- Cách lập ý và lập dàn bài cho một đề văn biểu cảm.
- Cách diễn đạt trong một bài văn biểu cảm.
 2. Kỹ năng
- Nhận biết, phân tích đặc điểm của văn bản biểu cảm.
- Tạo lập văn bản biểu cảm.
 3. Thái độ: Có ý thức ôn tập để hệ thống lại kiến thức về văn biểu cảm.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình.
D. Tiến trình hoạt động
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A2 vắng ; P, KP...
 Lớp 7A5 vắng ; P, KP...
 2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của 2 Hs.
 3. Bài mới: Để hệ thống toàn bộ kiến thức đã được học về văn biểu cảm và khắc sâu một lần nữa những kiến thức đó, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn Tìm hiểu chung
* Hướng dẫn tìm hiểu sự khác nhau giữa văn miêu tả và văm biểu cảm
 Gọi Học sinh đọc lại các văn bản:
	+ Hoa hải đường. (Bài 5)
	+ Hoa học trò. (Bài 6)
 Gv ôn lại: Văn miêu tả là loại văn giúp cho người đọc hình dung ra được những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh rõ ràng như hiện ra trước mắt. Khi miêu tả, năng lực quan sát của người viết thường bộc lộ rõ.
 Vậy em hãy cho biết văn miêu tả và văn biểu cảm khác như thế nào?
Hướng dẫn tìm hiểu sự khác nhau giữa văn tự sự và văn biểu cảm
 Gọi học sinh đọc lại bài “Kẹo mầm”
 Giáo viên nhắc lại văn tự sự, cho biết văn tự sự khác văn biểu cảm ở chỗ nào.
* Hướng dẫn tìm hiểu vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm
 Gọi học sinh đọc câu hỏi 3:
 Tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò gì? Chúng thực hiện nhiệm vụ biểu cảm như thế nào? Nêu ví dụ
- Tự sự: Là giới thiệu, kể lại các sự việc và diễn biến của truyện.
- Biểu cảm: Thường là lời thơ trữ tình vút lên trong tự sự. Thiếu tự sự, miêu tả thì tình cảm mơ hồ, không cụ thể, bởi vì tình cảm, cảm xúc của con người nảy sinh từ sự việc, cảnh vật cụ thể.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập
 Cho đề văn biểu cảm “Cảm nghĩ mùa xuân”, em sẽ thực hiện bài làm qua những bước nào? Tìm ý và sắp xếp ý như thế nào? 
Hs làm việc nhóm: Làm nhanh ra nháp.
1 Hs trình bày. Hs khác nhận xét. Gv nhận xét, chỉnh sửa.
Gọi học sinh đọc câu 5:
C Bài văn biểu cảm thường sử dụng những biện pháp tu từ nào? Người ta nói ngôn ngữ văn biểu cảm gần với thơ, em có đồng ý không? Vì sao?
-> Văn biểu cảm thường sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ. Ngôn ngữ văn bản gần với ngôn ngữ thơ. Vì văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình, bao gồm các thể loại như thơ, ca dao để biểu hiện tình cảm, bộc lộ cảm xúc, ý nghĩa thầm kín.
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà
-Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà học bài.
-HS chú ý lắng nghe.
I. Tìm hiểu chung
1. Sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn biểu cảm
 - Văn miêu tả: Nhằm tái hiện lại đối tượng (người, vật, cảnh vật) sao cho người ta cảm nhận được nó. Miêu tả thường hay sử dụng tính từ, ẩn dụ, so sánh.
 - Văn biểu cảm: Miêu tả đối tượng nhằm mượn những đặc điểm, phẩm chất của nó mà nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình. Do đặc điểm này mà văn biểu cảm thường sử dụng biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa.
2. Văn tự sự và văn biểu cảm
- Tự sự là phương thức kể lại một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia cuối cùng tạo thành một kết thúc.
- Trong văn biểu cảm, yếu tố tự sự chỉ để làm nền nhằm nói lên cảm xúc qua sự việc. Do đó, yếu tố tự sự trong văn biểu cảm thường nhớ lại những sự việc trong quá khứ, những sự việc để lại ấn tượng sâu đậm, chứ không đi sâu vào nguyên nhân, kết quả.
3. Vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm
 Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò làm “giá đỡ” cho tác giả bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Thiếu tự sự, miêu tả thì tình cảm mơ hồ, không cụ thể.
II. Luyện tập
1. Đề bài: “Cảm nghĩ mùa xuân”.
a. Thực hiện qua các bước:
 - Tìm hiểu đề và tìm ý. (xác định biểu hiện những tình cảm gì? Đối với người hay cảnh?)
 - Lập dàn bài.
 - Viết bài. 
 - Đọc lại và sửa chữa.
b. Tìm ý và sắp xếp ý:
 - Mùa xuân đem lại cho mỗi người một tuổi trong đời.
 - Mùa xuân là mùa đâm chồi nảy lộc của thực vật, là mùa sinh sôi của muôn loài.
 - Mùa xuân là mùa mở đầu cho một năm, mở đầu cho một kế hoạch, một dự định.
=> Mùa xuân đem lại cho em biết bao suy nghĩ về mình và mọi người xung quanh.
2. Các biện pháp tu từ thường sử dụng trong văn biểu cảm: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ.
III. Hướng dẫn về nhà
- Tiến hành lập dàn bài và viết bài văn theo đề bài trên.
- Tiếp tục ôn tập về văn biểu cảm
- Soạn bài mới: Sài Gòn tôi yêu
E. Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docvan7 tuan 16T6364.doc