Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết học 1 đến tiết 18

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết học 1 đến tiết 18

Tiết 1 : Thảo luận về nhiệm vụ người học sinh

 cuối cấp THCS

I. Yêu cầu giáo dục

Giúp học sinh:

- Hiểu được nhiệm vụ và quyền của HS cuối cáp THCS.

- Tự xác định trách nhiệm bản thân phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ đó.

- Biết sử dụng các biện pháp hợp lí, có hiệu quả để hoàn thành nhiệm vụ của năm học cuối cấp THCS.

II. Nội dung và hình thức hoạt động.

1. Nội dung:

- Nhiệm vụ và quyền của HS cuối cấp THCS.

- Tầm quan trọng của việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ đó.

- Các biện pháp thực hiện.

2. Hình thức hoạt động.

Trao đổi, thảo luận.

III. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động.

1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động.

a. Bản nội qui và nhiệm vụ năm học.

b.Câu hỏi thảo luận:

Câu 1: Trong năm học cuối cấp này, bạn phải thực hiện những nhiệm vụ nào?

Câu 2: Thực hiện tốt nhiệm vụ của người HS lớp cuối cấp có ý nghĩa và tầm quan trọng như thế nào?

Câu 3: Theo bạn, để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học cuối cấp này, tập thể lớp và mỗi HS cần phải có những biện pháp gì?

c. Chuẩn bị cho mỗi tổ một tờ giấy khổ to , bút dạ để ghi kết quả thảo luận của tổ.

d. Một số tiết mục văn nghệ.

 

doc 34 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết học 1 đến tiết 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHỦ ĐIỂM THÁNG 9 : TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
* Mục tiêu giáo dục 
Giúp học sinh :
	- Hiểu truyền thống tốt đẹp của lớp, của trường, nhiệm vụ và quyền của học sinh cuối cấp THCS.
	- Tự hào và trân trọng truyền thống của lớp, của trường.
	- Biết tự xác định trách nhiệm bản thân phải học tập tốt để phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
G : Tiết 1 : Thảo luận về nhiệm vụ người học sinh 
 cuối cấp THCS
I. Yêu cầu giáo dục
Giúp học sinh:
- Hiểu được nhiệm vụ và quyền của HS cuối cáp THCS.
- Tự xác định trách nhiệm bản thân phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ đó.
- Biết sử dụng các biện pháp hợp lí, có hiệu quả để hoàn thành nhiệm vụ của năm học cuối cấp THCS.
II. Nội dung và hình thức hoạt động.
1. Nội dung:
- Nhiệm vụ và quyền của HS cuối cấp THCS.
- Tầm quan trọng của việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ đó.
- Các biện pháp thực hiện.
2. Hình thức hoạt động.
Trao đổi, thảo luận.
III. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động.
1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động.
a. Bản nội qui và nhiệm vụ năm học.
b.Câu hỏi thảo luận:
Câu 1: Trong năm học cuối cấp này, bạn phải thực hiện những nhiệm vụ nào?
Câu 2: Thực hiện tốt nhiệm vụ của người HS lớp cuối cấp có ý nghĩa và tầm quan trọng như thế nào?
Câu 3: Theo bạn, để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học cuối cấp này, tập thể lớp và mỗi HS cần phải có những biện pháp gì?
c. Chuẩn bị cho mỗi tổ một tờ giấy khổ to , bút dạ để ghi kết quả thảo luận của tổ.
d. Một số tiết mục văn nghệ.
2. Chuẩn bị về tổ chức:
- HS tự nghiên cứu trước nội qui và nhiệm vụ năm học.
- GVCN hội ý với cán bộ để phân công chuẩn bị các công công việc cụ thể.
- Cán bộ lớp bàn bạc chuẩn bị các công việc cho hoạt động.
- Lớp trưởng tập hợp cán bộ lớp để bàn bạc, phân công công việc phải chuẩn bị.
IV. Hướng dẫn tiến hành hoạt động.
* Hoạt động mở đầu.
Người điều khiển nêu lí do và chương trình hoạt động.
* Hoạt động 1: Thảo luận theo tổ.
Người điều khiển yêu cầu các tổ thảo luận câu hỏi1 và câu hỏi 2. Thời gian cho mỗi tổ là 15 phút.
Tổ trưởng điều khiển thảo luận.
* Hoạt động2: Thảo luận chung cả lớp.
- Mỗi tổ cử đại diện lên trình bày kết quả thảo luận của tổ mình, các tổ khác bổ sung.
- Người điều khiển chốt lại kết quả thảo luận của các tổ.
- Người điều khiển nêu câu hỏi 3 và 4 cho cả lớp thảo luận.
- Kết quả thảo luận được ghi tóm tắt lên bảng.
* Hoạt động 3: Chương trình văn nghệ.
Người dẫn chương trình văn nghệ lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ của lớp mà cá nhân và các tổ đã đăng kí.
V. Kết thúc hoạt động.
- GVCN phát biểu ý kiến.
- Người điều khiển nhận xét hoạt động.
G : Tiết 2 : Thi viết, vẽ ca ngợi truyền thống nhà trường
I. Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh:
- Hiểu về truyền thống của lớp, của trường.
- Tự hào, trân trọng, giữ gìn và phát huỷtuyền thống tốt đẹp của lớp, của trường.
- Phát triển tư duy ngôn ngữ, kĩ năng viết, vẽ, giao tiếp, hợp tác.
II. Nội dung và hình thức hoạt động.
Nội dung:
Thi viết, vẽ ca ngợi truyền thống nhà trường.
Hình thức hoạt động.
Thi viết, vẽ, làm thơ.
Trò chơi.
III. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động.
1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động
a. Phiếu ghi các chủ đề cho cuộc thi các thể loại như: viết văn, làm thơ, vẽ .
b. Giấy khổ Ao, bút dạ, bút màu, băng dính.
2. Chuẩn bị về tổ chức:
a. Giáo viên chủ nhiệm:
- Nêu mục đích cuộc thi viết, vẽ về truyền thống nhà trường theo các chủ đề, yêu cầu mọi HS trong lớp đều tham gia.
- Nêu phương thức cuộc thi giúp cả lớp định hướng tâm thể chuẩn bị và sẵn sàng hoạt động.
- Giao cho cán bộ lớp hội ý, bàn bạc công tác chuẩn bị cho hoạt động.
b. Cán bộ lớpbàn bạc:
- Thống nhất lựa chọn chủ đề cho cuộc thi.
- Phân công một nhóm chuẩn bị phiếu, trên mỗi phiếu ghi các chủ đề khác nhau. Chuẩn bị hộp đựng phiếu để các đội thi bốc thăm.
- Cử người dẫn chương trình.
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
- Cử ban giám khảo.
- Nếu có điều kiện nên chuẩn bị quà tặng.
IV. Hướng dẫn tiến hành hoạt động.
* Hoạt động mở đầu.
Người dẫn chương trình:
Tuyên bố lí do;
Giới thiệu chương trình hoạt động thi;
Giới thiệu Ban giám khảo và cố vấn cuộc thi;
Giới thiệu hình thức thi và cách thức cho điểm.
Giới thiệu các đội thi.
* Hoạt động 1: Sáng tác theo chủ đề.
- Các đội thi nhận giấy, bút vẽ.
- Người dẫn cho các đội bốc thăm.
- Các đội lên bốc thăm và đọc to chủ đề dự thi của đội mình.
- Các đội bàn bạc, phân công, khẩn trương xây dựng tác phẩm dự thi.
* Hoạt động 2: Trưng bày và bình luận tác phẩm dự thi.
- Các đội trưng bày tác phẩm của đội mình lên vị trí qui định
- Các đội trình bày giới thiệu các sáng tác của đội mình.
- Các đội khác có ý kiến nhận xét.
- Ban giám khảo chấm điểm cho các đội.
V. Kết thúc hoạt động
- Người dẫn chương trình công bố kết quả cuộc thi.
- Trao thưởng cho các tổ.
- Nhận xét kết quả hoạt động.
CHỦ ĐIỂM THÁNG 10 : CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
* Mục tiêu giáo dục 
Giúp học sinh :
- Nhận thức sâu sắc những lời dạy của Bác Hồ trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tháng 9 năm 1945 và thư gửi ngành Giáo dục ngày 16-10-1968.
- Xác định trách nhiệm học tập tích cực theo lời Bác Hồ dạy để đạt kết quả tốt trong kì thi chuyển cấp.
- Biết đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và rèn luyện tiến bộ.
G : Tiết 3 : Thi tìm hiểu thư Bác Hồ
 (năm 1945 và 1968)
I . Yêu cầu giáo dục.
Giúp học sinh:
- Nhận thức được sự quan tâm của Bác Hồ về quyền được hưởng giáo dục của HS và thấm nhuần ý nghĩa những lời dạy trong thư của Bác.
- Kính yêu Bác, trân trọng và biết ơn sự quan tâm của Bác dành cho các em.
- Biết thực hiện lời dạy của Bác Hồ để thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt.
II. Nội dung và hình thức hoạt động.
Nội dung.
- Những lời dạy của Bác Hồ được thể hiện trong Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà tháng 9 năm 1945 và Thư gửi ngành giáo dục ngày 16-10-1968.
- Các quyền trẻ em được Bác Hồ quan tâm trong nội dung thư Bác.
2. Hình thức hoạt động:
- Thi hỏi – đáp và thảo luận ý nghĩa những lời dạy trong thư của Bác Hồ.
- Một số tiết mục văn nghệ.
III. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động.
1.Chuẩn bị về phương tiện hoạt động.
Hai bức thư Bác Hồ gửi cho HS nhân ngày khai trường năm 1945 và năm 1968.
Bản đăng kí thi đua của từng cá nhân, tổ.
Bản giao ước thi đua chung của cả lớp.
Những câu hỏi thảo luận.
Một số tiết mục văn nghệ, mẩu chuyện, tấm gương về chủ đề học tập.
Ảnh Bác, lọ hoa, khăn trải bàn.
2.Chuẩn bị về tổ chức:
a. Giáo viên chủ nhiệm:
- Thống nhất với cán bộ lớp, tổ về chương trình, nội dung, yêu cầu tổ chức sinh hoạt lớp.
- Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp, Đội viết đăng kí thi đua của tổ mình và giao ước thi đua của cả lớp.
- Dự kiến khách mời.
b. Học sinh.
- Cán bộ lớp bàn bạc thống nhất phân công: 
+ Người điều khiển hoạt động.
+ người đọc đăng kí thi đua.
+ Người chuẩn bị tiết mục văn nghệ, kể chuyện.
+ Trang trí lớp.
Xây dựng các bản giao ước thi đua của tổ, lớp.
Viết bản thi đua cá nhân.
IV. Hướng dẫn tiến hành hoạt động.
Hoạt động mở đầu.
Hát tập thể một bài hát về Bác Hồ.
Tuyên bố lí do.
Giới thiệu đại biểu.
Giới thiệu chương trình hoạt động.
* Hoạt động1:Nghe đọc thư Bác và thảo luận.
- Cán bộ lớp đọc thư Bác.
- Theo từng câu hỏi do ban giám khảo nêu. Đại diện các tổ lên trình bày; sau đó những HS khác có thể bổ sung, nêu ý kiến tranh luận. Ban giám khảo cho điểm.
- Cán bộ lớp đọc lời hứa danh dự.
* Hoạt động 2:vui văn nghệ.
Các tiết mục văn nghệ được trình bày theo dự kiến.
V. Kết thúc hoạt động
- Đại diện cán bộ lớp nêu nhận xét về sự chuẩn bị của những cá nhân có trách nhiệm, về ý thức tham gia của các cá nhân trong giờ sinh hoạt.
- Giáo viên phát biểu ghi nhận giao ước thi đua của từng tổ và của lớp.
- Động viên HS cố gắng làm theo thư Bác.
G : Tiết 4 : Sinh hoạt chủ đề “Em là nhà khoa học”
I. Yêu cầu giáo dục.
Giúp học sinh:
- Nâng cao quyền được phát triển khả năng trí tuệ, vân dụng tri thức đã học để giải thích một số hiện tượng khoa học xảy ra trong tự nhiên, trong xã hội, trong đời sống.
- Từ đó càng yêu thích các môn học, hăng say học tập, có thái độ học tập đúng đắn.
- Rèn luyện các kĩ năng tham gia vào hoạt động, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
II. Nội dung và hình thức hoạt động.
1. Nội dung:
- Kiến thức các môn học như: Toán, lí, hoá, sinh
- Một số hiện tượng khoa học xảy ra trong tự nhiên và đời sống, các bài toán vui, câu đó có nội dung khoa học
2. Hình thức hoạt động.
- Bắt thăm, hỏi – đáp.
- Một số tiết mục văn nghệ xen kẽ.
III. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động.
1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động:
- Những câu hỏi, câu đố liên quan đến chủ đề cuôc thi.
Câu hỏi 1: Điều 12 có ghi, trẻ em có quyền có quan điểm riêng, bày tỏ ý kiến của mình. Các em có thể làm gì để thực hiện quyền đó của mình trong học tập, tranh luận khoa học?
Câu hỏi 2:
Điều 15 có ghi, trẻ em có quyền tham gia các câu lạc bộ. Các em mong muốn tham gia những câu lạc bộ nào để phát triển năng khiếu, khả năng của mình?
Câu hỏi 3: Điều 17 nêu rõ, trẻ em có quyền tiếp cận các thông tin, tư liệu có lợi. Các em biết gì về thư viện của trường ta? Theo các em, thư viện cần có những loại sách gì để phục vụ nhu cầu học tập và phát triển năng khiếu của HS?
Câu hỏi 4: Điều 29 ghi, trẻ em có quyền được phát triển tối đa nhân cách, phát huy được những tiềm năng và khả năng trí tuệ của bản thân các em. Theo các em, HS phải làm gì, học tập như thế nào để hưởng quyền đó của mình?
- Phiếu ghi các câu hỏi.
- Hộp đựng phiếu.
- Đáp án, thang điểm.
- Một số lá cờ nhỏ hoặc chuông cho các tổ làm tín hiệu trả lời.
- Một số tiết mục văn nghệ.
2. Chuẩn bị về tổ chức.
a. Giáo viên chủ nhiệm:
Họp cán bộ lớp để phổ biến kế hoạch hoạt động:
Nêu nội dung, yêu cầu, cách thức tổ chức hoạt động.
Yêu cầu mỗi tổ tự tổ chức việc tìm hiểu của mình theo các câu hỏi đã được gợi ý.
Hướng dẫn, gợi ý cho HS tìm nguồn tư liệu, cách trả lời những câu hỏi liên quan.
Gợi ý về cách tổ chức.
Nêu qui định về thời gian tổ chức, thời gian dành cho mỗi câu trả lời.
Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp xây dợng chương trình hoạt động.
b.Nhiệm vụ của cán bộ tổ, lớp:
- Hội ý thống nhất về công việc
- Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu cho các tổ chuẩn bị trả lời câu hỏi.
- Giao nhiệm vụ cho một số cá nhân chuẩn bị cho hoạt động.
- Mỗi tổ cử một đội thi.
c. Nhiệm vụ của HS trong lớp:
- Sưu tầm tài liệu, câu đó khoa học.
- Một số HS thực hiện nhiệm vụ của lớp giao cho: trang trí, văn nghệ
IV. Hướng dẫn tiến hành hoạt động
* Hoạt động mở đầu.
a. Hát tập thể một bài hát.
b. Tuyên bố lí do.
c. Giới thiệu chương trình hoạt động.
* Hoạt động 1: Thi hiểu biết.
- Người điều khiển nêu thể lệ cuộc thi.
- Giới thiệu ban giám khảo và thư kí cuộc thi.
- Cuộc thi được tổ chức theo dự kiến.
- Cuối cùng GVCN trao ơhần thưởng cho các đội.
* Hoạt động 2: Vui văn nghệ.
Một số tiết mục văn nghệ được trình bày.
V. Kết thúc hoạt động
- Đại diện BGK nêu nhậ ... ong việc góp phần phát triển tình hữu nghị đó.
-Biết phân tích và đánh giá các vấn đề hoà bình hữu nghị giữa các dân tộc.
-Có thái độ phê phán trước những sự kiện, hiện tượng phi hoà bình, thiếu tình thân thiện trong quan hệ giữa các dân tộc.
G : Tiết 15 : Diễn đàn thanh niên về chủ đề
 "Hoà bình và hữu nghị"
I. Yêu cầu giáo dục
Giúp học sinh:
- Nâng cao hiểu niết về vấn đề hoà bình, ý nghĩa của hoà bình đối với sự phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc. Khắc sâu kiến thức về một số vấn đề mà nhân loại quan tâm như: môi trường, đói nghèo, chiến tranh..
- Có kĩ năng phân tích các sự kiện, các tình hu]ngs có liên quan đến hoà bình; biết bày tỏ quan điểm của mình một cách tự nhiên về một vấn đề toàn cầu nào đó.
- Biết hợp tác trên tinh thần đoàn kết, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau để hướng tới một cuộc sống tích cực, tôn trọng các giá trị dân tộc mình và các dân tộc khác.
II. Nội dung và hình thức hoạt động
1. Nội dung.
- Một số nội dung cơ bản trong Công ước Liên hợp quố về quyền trẻ em.
- Hoà bình và sự cần thiết bảo vệ hoà bình trong bối cảnh hiện nay. Trách nhiệm của HS trong việc góp phần giữ gìn hoà bình.
- Những biện pháp để thực hiện hoà bình trong một quố gia và giữa các dân tộc.
- Trách nhiệm của thanh niên HS trong việc thực hiện hoà bình bằng hành động cụ thể, thiết thực.
2. Hình thức hoạt động:
- Diễn đàn: trình bày những suy nghĩ và quan điểm của cá nhân, của nhóm.
 - Một số tiết mục văn nghệ xen kẽ.
III. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động
1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động.
Một số nội dung cơ bản trong công ước Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em áp dụng vào nhà trường.
Công ước thể hiện tập trung vào tám nội dung cơ bản sau:
- Bốn nhóm quyền.
+ Quyền được sống còn.
+ Quyền được bảo vệ.
+ Quyền được phát triển.
+ Quyền được tham gia.
- Ba nguyên tắc cơ bản.
+ Trẻ em được xác định là tất cả những người dưới 18 tuổi.
+ Tất cả các quyền và nghĩa vụ được nêu trong công ước áp dụng một cách bình đẳng cho tất cả trẻ em mà không có sự phân biệt đối xử.
+ Tất cả những hoạt động được thực hiện đều cần phải tính đến các lợi ích tốt nhất của trẻ em.
- Một quá trình.
2. Chuẩn bị về tổ chức:
a. Giáo viên chủ nhiệm.
- Nêu yêu cầu của diễn đàn, định hướng HS chuẩn bị nội dung và các hình thức trình bày nội dung diễn đàn như: Viết trên giấy, các hình ảnh mô tả nội dung chủ đề.
- Xây dựng một số câu hỏi có tính vấn đề để giúp HS có thể đưa ra trong diễn đàn.
- Gợi ý một vài hình thức được thể hiện trong diễn đàn.
b. Học sinh:
- Cán bộ lớp xây dựng chương trình diễn đàn trên cơ sở gợi ý của GVCN.
- Giao cho mỗi tổ chuẩn bị trình bày tại diễn đàn.
Phân công chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
Cử ban giám khảo cuộc thi.
Cử người dẫn chương trình.
IV. Hướng dẫn tiến hành hoạt động
*Hoạt động mở đầu.
Người dẫn chương trình mời cả lớp hát một bài. Sau đó nêu lí do cuộc thi, giới thiệu chương trình, giới thiệu đại biểu.
* Hoạt động1.Trình bày ý kiến.
- Đại diện từng tổ trình bày phần chuẩn bị.
- Sau phần trình bày ý kiến của từng tổ, người điều khiển tóm tắt những nét cơ bản được rút ra từ ý kiến của các tổ. 
* Hoạt động 2:Phát biểu tự do.
Người điều khiển khéo léo gợi ý và động viên để các thành viên trong lớp có thể phát biểu ý kiến cá nhân của mình.
Xen kẽ các tiết mục văn nghệ.
V. Kết thúc hoạt động
- GVCN tóm tắt một số nét cơ bản trong nội dung cuộc thi và yêu cầu của hoạt động tiếp theo.
- Người dẫn chương trình nhận xét chung về kết quả hoạt động.
G : Tiết 16 : Sinh hoạt văn nghệ chào mừng ngày 30 - 4
I. Yêu cầu giáo dục
Giúp học sinh:
- Nhận thức được giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
- Rèn luyện kĩ năng tổ chức và điều khiển các hoạt động của tập thể.
- Tự hào, phấn khởi, tích cực tham gia các hoạt động kỉ niệm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4.
II. Nội dung và hình thức hoạt động
1. Nội dung.
Ca ngợi giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của ngày Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước; ca ngợi những tấm gương hi sinh quên mình của những cá nhân và tập thể, của các binh chủng quân đội.
2. Hình thức hoạt động:
- Biểu diễn văn nghệ.
- Trình bày tiểu phẩm.
III. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động
1. Chuẩn bị đề phương tiện hoạt động.
a. Một số bài hát phục vụ cho hoạt động.
b.Một số câu đố vui.
2. Chuẩn bị về tổ chức.
a. Giáo viên chủ nhiệm.
- Gợi ý cho cán bộ lớp về hình thức tổ chức hoạt động này. Trên cơ sở đó, các em sẽ xây dựng chương trình hoạt động cụ thể, phù hợp với khả năng của lớp.
- Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp tổ chức tốt buổi sinh hoạt văn nghệ này.
b. Học sinh.
- Cán bộ lớp họp và quyết định những hình thức tổ chức hoạt động sẽ diễn ra trong buổi sinh hoạt này. Đồng thời xây dợng chương trình cụ thể của buổi sinh hoạt.
- Phân công chuẩn bị cho từng tổ.Cụ thể: mỗi tổ phải chuẩn bị từ 3 đén 4 tiết mục văn nghệ.
- Từng tổ báo cáo cho cán bộ lớp về số tiết mục văn nghệ tham gi, về kết quả chuẩn bị.
- Phân công trang trí lớp.
- Cử người dẫn chương trình.
IV. Hướng dẫn tiến hành hoạt động
* Hoạt động mở đầu.
- Tuyên bố lí do.Giới thiệu đại biểu.
- Hát tập thể bài “Như có Bác trong ngày vui đại thắng”
* Hoạt động 1: Biểu diễn văn nghệ.
Dưới sự dẫn dắt của người điều khiển, lần lượt các tiết mục văn nghệ được trình diễn. 
Có thể xen kẽ giữa các tiết mục văn nghệ là một vài câu đố vui.
* Hoạt động 2: Trình diễn tiểu phẩm.
Các tiểu phẩm được trình diễn trước lớp.
V. Kết thúc hoạt động
- Toàn lớp hát tập thể một bài.
- Người điều khiển nói lời cảm ơn sự tham gia nhiệt tình của các tổ, sự giúp đỡ của các thầy cô giáo.
 CHỦ ĐIỂM THÁNG 5 : BÁC HỒ KÍNH YÊU
G : Tiết 17 : Thảo luận chủ đề “Bác Hồ với thanh niên”
I. Yêu cầu giáo dục
Giúp học sinh:
- Hiểu được những lời dạy, những tư tưởng của Bác Hồ đối với thanh niên.
- Xác định rõ trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc góp phần thực hiện lời di chúc của Bác Hồ.
- Nhận thức được công lao to lớn của Bác Hồ đối với dân tộc và những tình cảm thân thiết của Bác dành cho thiếu nhi, qua đó thấy được trách nhiệm của người HS phải học tập tốt để đền đáp công ơn của Bác Hồ.
- Có kĩ năng tìm hiểu và nắm vững yêu cầu của chủ đề để có thể thực hành rèn luyện tốt trong học tập và cuộc sống hàng ngày.
- Tự hào, phấn khởi là con cháu Bác Hồ, ra sức phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt.
II. Nội dung và hình thức hoạt động
1. Nội dung:
HS tập trung tìm hiểu theo các nội dung sau:
- Công lao to lớn của Bác Hồ đối với dân tộc và tình cảm thân thiết của Bác dành cho thiếu nhi.
- Trách nhiệm của người HS THCS phải làm để đền đáp công lao của Bác.
2. Hình thức hoạt động:
- Tổ chức cuộc thi tìm hiểu giữa các tổ HS trong lớp dưới hình thức bốc thăm.
- Trình bày những hiểu biết của cá nhân theo nội dung của chủ đề dưới dạng một báo cáo thu hoạch.
III. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động
1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động.
a. Một số Bác hồ dạy thanh niên:Sách hướng dẫn trang 90.
b. Một vài câu chuyện ngắn nói lên tình cảm và sự quan tâm của Bác Hồ đối với thanh niên: Sách hướng dẫn trang 91, 92, 93, 94.
c. Môti số bài hát về Bác Hồ.
- Nhớ giọng hát Bác Hồ.
- Hoa thơm dâng Bác.
- Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác.
- Hát bên lăng Bác.
- Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh.
2. Chuẩn bị về tổ chức.
a. Giáo viên chủ nhiệm:
- Nêu yêu cầu về việc sưu tầm những lời dạy của Bác Hồ đối với thanh niên.
- Gợi ý HS chọn những câu chuyện ngắn nói về tình cảm của Bác Hồ với thanh niên.
- Yêu cầu HS đọc trước một số điều trong công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em để chuẩn bị cho thảo luận.
b. Học sinh.
- Giao nhiệm vụ cho từng tổ, mỗi tổ phải sưu tầm từ 2-3 lời dạy của Babs đối với thanh niên, 1 câu chuyện nói về tình cảm của Bác đối với thanh niên.
- Tập hợp sưu tầm của các tổ.
- Xây dựng chương trình thảo luận
- Cử người điều khiển chương trình, thư kí.
- Phân công trang trí lớp.
IV. Hướng dẫn tiến hành hoạt động
* Hoạt động mở đầu.
- Lớp hát tập thể.
- Người dẫn chương trình nêu lí do, giới thiệu đại biểu và chương trình hoạt động.
* Hoạt động 1: Thảo luận chung.
- Người điều khiển giới thiệu kết quả sưu tầm của lớp, của từng tổ. Sau đó tóm tắt những nội dung chính được rút ra từ những sưu tầm trên.
- Người điều khiển đưa ra một vài vấn đề để định hướng thảo luận cho lớp.
* Hoạt động 2: Văn nghệ.
Một vài tiết mục văn nghệ được trình bày làm cho không khí của thảo luận thêm hào hứng và hấp dẫn.
Phần này giành cho cả lớp cùng tham gia.Người dẫn chương trình đặt câu hỏi, ai giơ tay trước thì người đó có quyền trả lời. Ai trả lời đúng thì được phần thưởng.
V. Kết thúc hoạt động
- Người điều khiển tổng kết, đánh giá kết quả thảo luận, biểu dương những cá nhân, nhóm, tổ có nhiều ý kiến tốt.
- Nhắc nhở lớp chuẩn bị cho hoạt động cuối năm học.
G : Tiết 18 : Sinh hoạt văn nghệ chào mừng ngày 19- 5
I. Yêu cầu giáo dục
Giúp học sinh:
- Biết thêm được nhiều bài hát, bài thơ về Bác Hồ để bổ xung cho vốn hiểu biết của mình.
- Rèn luyện kĩ năng tham gia hoạt động văn nghệ với yêu cầu cao hơn, có tính nghệ thuật hơn.
- Tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho những ngày tháng cuối cùng của cấp THCS.
II. Nội dung và hình thức hoạt động
1. Nội dung:
Những bài hát ca ngợi công lao của Bác Hồ, ca ngợi tình cảm thân thiết của Bác Hồ đối với dân tộc, với thanh niên; lòng biết ơn và tự hào của người dânđối với với Bác Hồ kính yêu.
2. Hình thức hoạt động:
- Thi hát theo tổ.
- Biểu diễn các nhân.
III. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động
1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động
a. Một số bài hát ca ngợ Hồ Chủ Tịch.
b. Một số bài thơ.
2. Chuẩn bị về tổ chức.
a. Giáo viên chủ nhiệm.
- Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp tổ chức tố buổi sinh hoạt văn nghệ mừng sinh nhật Bác 19-5.
- Gợi ý HS một số hình thức hoạt động văn nghệ để các em lựa chọn.
b. Học sinh.
- Cán bộ lớp dự kiến về tiết mục văn nghệ, các thể loại văn nghêj sẽ được thể hiện trong chương trình này.
- Phân công mỗi tổ chuẩn bị từ 3-5 tiết mục văn nghệ, tuỳ chọn thể loại.
- Cử người điều khiển chương trình.
- Chuẩn bị cây hoa có gắn bông hoa bài hát để thực hiện hoạt động.
- Cử Ban giám khảo, phân công trang trí lớp.
IV. Hướng dẫn tiến hành hoạt động
* Hoạt động mở đầu.
Người dẫn chương trình nêu yêu cầu hoạt động, giới thiệu đại biểu, giới thiệu chương trình hoạt động.
* Hoạt động 1: Thi hát giữa các tổ.
- Người điều khiển nêu yêu cầu và cách thức thi hát giữa các tổ.
- Đại diện từng tổ lên hái hoa và biểu diễn.
* Hoạt động 2: Biểu diễn văn nghệ.
Phần biểu diễn văn nghệ do các cá nhân trình bày.
Ban giám khảo cho điểm từng cá nhân.
Trao phần thưởng.
* Hoạt động 3: Biểu diễn văn nghệ.
Các tiết mục văn nghệ được trình diễn.
V. Kết thúc hoạt động
- GVCN phát biểu ý kiến đánh giá về kết quả đạt được, tinh thần thái độ tham gia của HS.
- Nhắc nhở HS chuẩn bị cho các hoạt động kết thúc năm học.

Tài liệu đính kèm:

  • docHoat dong ngoai gio lop 9.doc