Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết học số 73: Ôn tập Tiếng Việt

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết học số 73: Ôn tập Tiếng Việt

Tiết: 73

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

A. Mục tiêu cần đạt

 - Nắm vững các nội dung phần Tiếng Việt đã học ở kỳ I

 - Rèn kĩ năng giải bài tập tiếng Việt

 - Rèn kĩ năng hợp tác, giải quyết vấn đề, giao tiếp

B. Chuẩn bị

1. GV: Tài liệu, bảng phụ

2. HS : chuẩn bị bài .

C. Phương pháp

1. Phương pháp :Vấn đáp, nêu vấn đề, phân tích, khái quát-tổng hợp.

2. Cách thức: hoạt động cá nhân, nhóm

D. Tiến trình lên lớp

 1. ổn định lớp

 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra vở soạn

 3. Giới thiệu bài

 4. Hướng dẫn ôn tập

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 856Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết học số 73: Ôn tập Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 73 
ÔN TậP TIếNG VIệT
A. Mục tiêu cần đạt 
	- Nắm vững các nội dung phần Tiếng Việt đã học ở kỳ I
 - Rèn kĩ năng giải bài tập tiếng Việt
 - Rèn kĩ năng hợp tác, giải quyết vấn đề, giao tiếp
B. Chuẩn bị 
1. GV: Tài liệu, bảng phụ
2. HS : chuẩn bị bài .
C. Phương pháp 
1. Phương pháp :Vấn đáp, nêu vấn đề, phân tích, khái quát-tổng hợp.
2. Cách thức: hoạt động cá nhân, nhóm
D. Tiến trình lên lớp
 1. ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra vở soạn 
 3. Giới thiệu bài
 4. Hướng dẫn ôn tập 
Hoạt dộng của GV-HS
Ghi bảng
GV cho HS làm bài tập TN theo hình thức nối cột. Một bên ghi thuật ngữ, một bên ghi nội dung khái niệm thuật ngữ các Phương châm hội thoại
*HS làm xong, các nhóm nhận xét, GV chữa bài
* GV yêu cầu HS đọc lại để củng cố
* GV giảng: Lời nói có ba yếu tố: nội dung, cách thức, thái độ. Yêu cầu về nội dung là nói đủ,đúng, thật; về cách thức: rõ ràng, mạch lạc; thái độ phải tế nhị, lịch sự.
? Khi vận dụng pcht cần lưu ý điều gì? Tại sao?
? Hãy kể lại một số tình huống mà trong đó có một số phương châm hội thoại được tuân thủ?
* Gv kể 1 vài trường hợp 
* Gv chuyển tiếp: Trong cuộc sống vẫn có lúc ta vi phạm pcht. Nguyên nhân nào dẫn đến vi phạm đó?
* Thảo luận nhóm:
- chia nhóm: 6nhóm
-thời gian 5’
-Câu hỏi:
+ Nhóm 1: Trong hai câu thơ sau MGS đã vi phạm pcht nào? Chỉ rõ nguyên nhân vi phạm?
Hỏi tên rằng: Mã Giám Sinh
Hỏi quê rằng: huyện Lâm Thanh cũng gần
+ Nhóm 2: Đứa con ba tuổi hỏi cha quả bóng ở đâu. Người cha trả lời: ở dưới quyển sách tuyển tập truyện ngắn của Nam Cao.
Người cha đã vi phạm pcht nào? Chỉ rõ nguyên nhân vi phạm?
+ Nhóm 3: Người chiến sĩ cách mạng bị giặc bắt đã không khai đúng sự thật. Người chiến sĩ ấy đã vi phạm pcht nào? Chỉ rõ nguyên nhân vi phạm?
+ Nhóm 4:Đọc những câu thơ sau:
 Năm giặc đốt nhà cháy tàn cháy rụi
 Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
 Đỡ đần bà dung lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:
 “Bố ở chiến khu bố còn việc bố
 Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
 Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”
 Trong hoàn cảnh đó người bà đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Nguyên nhân?
+ Nhóm 5: Câu : “Tiền bạc cũng chỉ là tiền bạc” vi phạm pcht nào? Nguyên nhân?
+ Nhóm 6:Tại sao trong hội thoại ta vẫn nghe các tổ hợp từ: nói khí không phải, nói vô phép, mặc dù mọi người đã biết nhưng tôi vẫn phải nói lại là
HS làm bài , trình bày ý kiến, nhận xét. Gv chữa và nhắc lại các nguyên nhân vi phạm.
? Trong các nguyên nhân ấy, nguyên nhân nào cần phải khắc phục
GV chuyển tiếp: HT là một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Khi giao tiếp cần tuân thủ các pcht đồng thời để giao tiếp đạt kết quả cao cần chú ý đến vấn đề xưng hô
* GV tổ chức trò chơi:
Hai đội, mỗi đội hai người 
Thi tiếp sức
Thời gian: 2 phút
Nội dung: tìm nhiều từ ngữ xưng hô
? Em có nhận xét gì về từ ngữ xưng hô TV
?Người ta thường dùng những từ ngữ nào để xưng hô ?
? Em hiểu xưng khiêm, hô tôn có nghĩa là gì ?
? Tại sao khi giao tiếp người nói phải chú ý lựa chọn từ ngữ xưng hô?
GV: Bắt đầu cuộc hội thoại bao giờ cũng sử dụng từ ngữ xưng hoo để xác định vai XH, tạo mối quan hệ Việc sử dụng từ ngữ xưng hô cũng góp phần thể hiện tâm trạng, tính cách của con người. VD: Chiếc lược ngà, Làng
? Phân biệt giữa cách dẫn gián tiếp và cách dẫn trực tiếp theo bảng sau: (gv treo bảng phụ)?
DTT
DGT
Đối tượng
Nội dung
Hình thức
Vị trí
? HS đọc đoạn trích sgk tr183
-HS thảo luận
-Thời gian:5p
-Đại điện trình bày 
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung=>GV chốt:
? yêu cầu học sinh chỉ ra những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại ?
I. Các phương châm hội thoại
 1. Ph/châm về lượng 
 2. Phương châm về chất
 3. Phương châm quan hệ
 4. Phương châm cách thức
 5. Phương châm lịch sự
-Cần phải phù hợp tình huống giao tiếp để đạt hiệu quả cao nhất
-Vi phạm pc lịch sự và cách thức(thiếu văn hóa giao tiếp)
-Vi phạm pc cách thức: trả lời mơ hồ do vô ý
-Vi phạm pc về chất nhằm ưu tiên cho yêu cầu khác quan trọng hơn: giữ bí mật cách mạng
Vi phạm pc về chất để con yên tâm công tác
-Vi phạm pc về lượng để buộc người khác phải chú ý và hiểu theo nghĩa hàm ngôn
- người nói biết mình vi phạm pcht nhưng vẫn nói→lời rào đón
II.Xưng hô trong hội thoại
- đa dạng, phong phú, tinh tế
- Dùng đại từ để xưng hô
- Dùng những danh từ chỉ người, chỉ quan hệ họ hàng hoặc chỉ chức vụ, tên riêng
- Khi xưng hô người nói tự xưng mình 1 cách khiêm nhường, gọi người đối thoại một cách tôn kính
- Từ ngữ xưng hô trong TV giàu sắc thái biểu cảm(suồng sã, thân mật. kính trọng, lễ phép, bình thường, khinh bỉ. . .)
=> thể hiện tính chất của giao tiếp và mối quan hệ giữa người nói và người nghe.
- Để đạt được kết quả giao tiếp cần chọn từ ngữ xưng hô thích hợp với tình huống và quan hệ
III. Cách dẫn gián tiếp và trực tiếp
Phân biệt
- Đối tượng: lời nói, ý nghĩ của một người, một nhân vật
- ND:
+ Dẫn TT: nhắc lại nguyên văn
+GT: thuật lại có điều chỉnh
-HT:
+ TT: đặt trong dấu ngoặc kép
+GT: không đặt trong dấu ngoặc kép; có thể dùng từ “ rằng, là” ở phía trước
- Vị trí:
+TT: đứng sau, trước, giữ lời người viết
+GT: đứng sau lời người viết
 2. Bài tập
- Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng thua thế nào? 
5. Củng cố (3’)
- Gv khái quát nd bài học
6. Dặn dò (2’)
- Ôn lại kiến thức đã học
- Chuẩn bị kiểm tra TV-45p 
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiets 73- ngữ văn 9.(đc P.Lan).doc