Tuyển tập một số bài văn 9 hay của học sinh

Tuyển tập một số bài văn 9 hay của học sinh

Tuyển tập một số bài văn 9 hay của học sinh

Đề bài 1: Cảm nhận của em về “Chuyện người con gái Nam Xương”.

Bài viết

Thế kỷ 16 là thời kỳ suy tàn của chế độ phong kiến Việt Nam. Các thế lực phong kiến tranh giành quyền lực chém giết lẫn nhau đẩy người dân vô tội đến bước đường cùng không lối thoát. Trong đem trường đen tối đó Nguyễn Dữ là một nhà văn giàu lòng nhân đạo, Ông đã dùng ngòi bút của mình lên án các cuộc chiến tranh phi nghĩa, ca ngợi và bênh vực quyền sống con người, đặc biệt là người phụ nữ. Mà tác phẩm thành công nhất là “Chuyện người con gái Nam Xương”.

Toàn bộ câu chuyện xoay quanh số phận nhân vật Vũ Nương khi còn con gái, lúc đi lấy chồng và cái chết oan nghiệt. Ấn tượng sâu sắc nhất đối với chúng ta đó là hình ảnh Vũ Thị Thiết một người con gái “thuỳ mị nết na lại có tư dung tốt đẹp” mà phải chịu nhiều bất hạnh.

Dưới ngòi bút của tác giả Vũ Nương hiện lên là một cô gái hoàn hảo.Thế nhưng dưới chế độ phong kiến người con gái đó đâu có quyền định đoạt hạnh phúc của mình. Chỉ vì nhà nghèo Nàng phải kết duyên với Trương Sinh một anh chàng đa nghi, hay ghen và dốt nát chỉ vì Chàng có “trăm lạng”. Phải chăng trong chế độ thối nát đó ,thân phận người con gái chẳng khác gì một món hàng. Người đọc cảm thấy nao lòng thương cho nàng, lo cho Nàng trước mối tình ngang trái đó.

Mặc dầu lấy phải người chồng không như ý muốn, thế nhưng trong những ngày ấy mọi phẩm chất tốt đẹp của Nàng đã được bộc lộ một cách rõ nét .Biết chồng là người đa nghi “phòng ngừa quá mức” nhưng Nàng vẫn dự gìn khuôn phép khiến vợ chồng không bao giờ dẫn đến thất hoà. Phải chăng khi đã có chồng Nàng đã giành toàn bộ tình cảm cho chồng, cho cái mái ấm gia đình ấy. Chỉ vì một mong ước bình thường của Nàng đó là th vui “nghi gia nghi thất”. Cái mong ước của Nàng cũng là mong ước của tất cả những người phụ nữ Việt Nam.

Đọc tác phẩm độc giả chú ý nhất là hình ảnh khi tiễn chồng ra trận. Hãy lắng nghe lời dặn dò của nàng “Chàng đi chuyến này thiếp chẳng mong được đeo ấn phong hầu mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ mong ngày về mang được chữ bình an”. Một suy nghĩ thật là bình dị, cái suy nghĩ ấy được xuất phát từ một người vợ chỉ mong ước vợ chồng sớm tối sum vầy bên nhau. Những ngày chồng ra trận, mặc dầu nhớ chồng nhưng Nàng không buồn tủi .Trái lại Nàng đã gánh vác mọi trọng trách của gia đình, sinh nở một mình, thay chồng nuôi mẹ nuôi con, dung hoà được quan hệ “mẹ chồng nàng dâu” khiến những ngày ấy Nàng là chỗ dựa vững chắc cho cả gia đình kể cả vật chất lẫn tinh thần .Không chỉ thế khi khi mẹ chồng ốm thì thuốc thang chu đáo, khi mẹ chết thì ma chay tử tế lo cho mồ yên mả đẹp.

 

doc 31 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 729Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển tập một số bài văn 9 hay của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập một số bài văn 9 hay của học sinh
Đề bài 1: Cảm nhận của em về “Chuyện người con gái Nam Xương”.
Bài viết
Thế kỷ 16 là thời kỳ suy tàn của chế độ phong kiến Việt Nam. Các thế lực phong kiến tranh giành quyền lực chém giết lẫn nhau đẩy người dân vô tội đến bước đường cùng không lối thoát. Trong đem trường đen tối đó Nguyễn Dữ là một nhà văn giàu lòng nhân đạo, Ông đã dùng ngòi bút của mình lên án các cuộc chiến tranh phi nghĩa, ca ngợi và bênh vực quyền sống con người, đặc biệt là người phụ nữ. Mà tác phẩm thành công nhất là “Chuyện người con gái Nam Xương”.
Toàn bộ câu chuyện xoay quanh số phận nhân vật Vũ Nương khi còn con gái, lúc đi lấy chồng và cái chết oan nghiệt. Ấn tượng sâu sắc nhất đối với chúng ta đó là hình ảnh Vũ Thị Thiết một người con gái “thuỳ mị nết na lại có tư dung tốt đẹp” mà phải chịu nhiều bất hạnh.
Dưới ngòi bút của tác giả Vũ Nương hiện lên là một cô gái hoàn hảo.Thế nhưng dưới chế độ phong kiến người con gái đó đâu có quyền định đoạt hạnh phúc của mình. Chỉ vì nhà nghèo Nàng phải kết duyên với Trương Sinh một anh chàng đa nghi, hay ghen và dốt nát chỉ vì Chàng có “trăm lạng”. Phải chăng trong chế độ thối nát đó ,thân phận người con gái chẳng khác gì một món hàng. Người đọc cảm thấy nao lòng thương cho nàng, lo cho Nàng trước mối tình ngang trái đó.
Mặc dầu lấy phải người chồng không như ý muốn, thế nhưng trong những ngày ấy mọi phẩm chất tốt đẹp của Nàng đã được bộc lộ một cách rõ nét .Biết chồng là người đa nghi “phòng ngừa quá mức” nhưng Nàng vẫn dự gìn khuôn phép khiến vợ chồng không bao giờ dẫn đến thất hoà. Phải chăng khi đã có chồng Nàng đã giành toàn bộ tình cảm cho chồng, cho cái mái ấm gia đình ấy. Chỉ vì một mong ước bình thường của Nàng đó là th vui “nghi gia nghi thất”. Cái mong ước của Nàng cũng là mong ước của tất cả những người phụ nữ Việt Nam.
Đọc tác phẩm độc giả chú ý nhất là hình ảnh khi tiễn chồng ra trận. Hãy lắng nghe lời dặn dò của nàng “Chàng đi chuyến này thiếp chẳng mong được đeo ấn phong hầu mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ mong ngày về mang được chữ bình an”. Một suy nghĩ thật là bình dị, cái suy nghĩ ấy được xuất phát từ một người vợ chỉ mong ước vợ chồng sớm tối sum vầy bên nhau. Những ngày chồng ra trận, mặc dầu nhớ chồng nhưng Nàng không buồn tủi .Trái lại Nàng đã gánh vác mọi trọng trách của gia đình, sinh nở một mình, thay chồng nuôi mẹ nuôi con, dung hoà được quan hệ “mẹ chồng nàng dâu” khiến những ngày ấy Nàng là chỗ dựa vững chắc cho cả gia đình kể cả vật chất lẫn tinh thần .Không chỉ thế khi khi mẹ chồng ốm thì thuốc thang chu đáo, khi mẹ chết thì ma chay tử tế lo cho mồ yên mả đẹp.
Ở Nàng ta không chỉ cảm nhận được đức tính đảm đang hiếu thảo mà ở đó còn là trái tim nhân hậu thuỷ chung. Những ngày xa chồng hình ảnh Trương Sinh là hình ảnh thường trực trong trái tim Nàng. Mỗi lần nhớ chồng Nàng thường chỉ bóng mình trên tường nói với con đó là “cha Đản” để khuây đi nỗi nhớ. Nàng có biết đâu rằng chính cái bóng ấy là sợi dây oan nghiệt giết chết cuộc đời Nàng.Có thể nói rằng những đức tính tốt đẹp ấy và niềm khát khao cháy bỏng về hạnh phúc gia đình là động lực to lớn giúp Nàng vượt qua tất cả mọi khó khăn đợi chồng từ chiến trận trở về. 
“Chuyện người con gái Nam Xương” đã để lại trong lòng người đọc một nỗi đau nhức nhói. Đó là ngày trở về của Trương Sinh. Sau ba năm đằng đặng chờ mong thì ngày sum họp của Nàng với chồng cũng đã đến. Thể nhưng chỉ vì một lời nói ngây thơ của một đứa trẻ “ông cũng là cha của tôi ư ?”Với bản tính ghen tuông và sự dốt nát sẵn có Trương Sinh đã phủ nhận tất cả những thành quả mà Nàng đã tạo dựng nên. Bỏ ngoài tai tất cả mọi sự can ngăn. Y đã chửi mắng đáng đập Nàng một cách thậm tệ. Thế là cái hạnh phúc gia đình ấy bổng cốc trở thành mây khói. Để minh oan cho sự trong trắng của mình Nàng đã tìm đến cái chết kết thúc mối tình ngang trái đó. Nhưng càn oan nghiệt hơn khi người gây nên cái chết không ngoài ai khác đó là đứa con mấy năm trời Nàng ấp iu bú mớm và người chồng ba năm dài trông ngóng chờ mong. Họ là thủ phạm đảy Nàng đến cái chết bi thương. Mặc dầu kết thúc tác phẩm Nàng cũng có những tươi đẹp nơi chốn làn mây cung nước nhưng chẳng qua là niềm mơ ước mà thôi.
Hơn bốn trăm năm đã trôi qua, nhưng tác phẩm còn nguyên giá trị của nó. Câu chuyện là bài học lớn về hạnh phúc gia đình, là cuốn sách gối đầu giường cho bao đôi bạn trẻ. Cảm ơn nhà văn Nguyễn Dữ người đã để lại cho nền văn học nước nhà môt “thiên cổ kỳ bút”, để lại cho hậu thế một thiên tình sử bi thảm làm nhức nhói trái tim người đọc bao đời.
=================================================
Đề bài 2: Suy nghĩ của em về văn bản “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
Bài viết
Là cây bút chuyên về truyện ngắn, trong chiến tranh Lê Minh Khuê viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn. “Những ngôi sao xa xôi” là tác phẩm đầu tay của bà, được viết năm 1971 giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc đang diễn ra rất ác liệt. Truyện giúp ta hiểu hơn về cuộc sống của những cô gái thanh niên xung phong trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn.
Truyện xoay quanh ba nhân vật nữ thanh niên xung phong trong tổ trinh sát mặt đường. Họ là ba người nhưng công việc gắn bó họ thành một khối thống nhất. Họ cùng sống và chiến đấu tronh hoàn cảnh vô cùng gian khổ, ác liệt: ở trên một cao điểm trọng yếu của tuyến đường Trường Sơn, làm công việc đặc biệt nguy hiểm: “khi có bom nổ thì đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”. Nghĩa là họ ở nơi tập trung nhiều bom đạn , làm công việc luôn đối mặt với cái chết. Họ cảm nhận rõ ràng : “Đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ.” Công việc thường ngày mạo hiểm ấy đòi hỏi họ phải là những người dũng cảm, gan góc có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, không sợ gian khổ hy sinh.
Mặc dù phải sống cách biệt, ở xa đồng đội, làm công việc nguy hiểm song cả ba cô gái ấy sống gắn bó cùng nhau và không hề mất đi những nét tính cách đáng yêu của những cô gái trẻ. Họ luôn yêu thương, lo lắng, chăm sóc cho nhau, tâm hồn họ trong sáng, giàu mơ ước, dễ vui, dễ buồn và đặc biệt, họ rất thích làm đẹp cho cuộc sống của mình. Chị Thao nhiều tuổi nhất, chăm chép bài hát, sợ máu và vắt. Nho thích thêu thùa, thích ăn kẹo, cô rất đáng yêu “trắng và tròn như một que kem mát lạnh”, có vẻ dịu dàng và gan góc. Người thứ 3 nổi bật nhất, tiêu biểu cho tổ trinh sát mặt đường là Phương Định. Là một cô gái Hà Nội xinh xắn “hai bím tóc dày tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn” và đôi mắt đẹp: “có cái nhìn sao mà xa xăm”. Vừa qua thời học sinh, cuộc sống chiến trường tôi luyện Định thành một chiến sỹ kiên cường, dũng cảm. Ngày nào Định cũng phá bom nhiều lần, cô có nghĩ tới cái chết nhưng điều quan trọng hơn là “liệu mìn có nổ, bom có nổ không? không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai?”. Tâm trạng Phương Định khi phá bom được miêu tả cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác. Từ sự cảm nhận không khí đầy căng thẳng đến cảm giác “các anh cao xạ đang dõi theo từng cử chỉ, động tác của mình” và lòng dũng cảm như được tăng lên bởi sự tự trọng: “Tôi đến gần quả bom  tôi sẽ không đi khom, các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới”. Cảm giác căng thẳng của Định khi ở bên quả bom, kề sát cái chết im lìm và bất ngờ được miêu tả tỉ mỉ đến từng chi tiết: “thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành.” Đó là công việc hàng ngày đã quen của Định. Công việc hiểm nguy ấy khiến ba cô gái thanh niên xung phong trở nên thật phi thường, thật đáng khâm phục.
Tuy vậy sự ác liệt của chiến trường không làm vơi đi đời sống tâm hồn trong sáng, giàu cảm xúc của Định. Cô hay mơ mộng, thích hát, thậm chí “bịa lời ra mà hát” thích dân ca quan họ, thích hành khúc, thích Cachiusa, thích dân ca Ý Định còn hay ngồi bó gối mơ màng, sống với những hồi tưởng về gia đình, quê hương Cô ý thức về mình, tự hào vì được nhiều người để ý nhưng lại tỏ ra hờ hững như là kiêu kỳ. Tuy vậy trong suy nghĩ và tình cảm của cô thì “những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có sao trên mũ”. Định thực sự là cô thiếu nữ mộng mơ ,hồn nhiên, trong sáng và dũng cảm.
Ngôi kể thứ nhất, cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung cùng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc của tác giả đã góp phần không nhỏ trong việc khắc hoạ thành công thế giới tinh thần phong phú và trong sáng của những cô gái trẻ.
Những trang cuối cùng của truyện khép lại nhưng dư âm của câu chuyện vẫn còn đọng mãi trong em. Vẻ đẹp tâm hồn của họ ,những chiến công lặng thầm của họ mãi toả sáng, lung linh, lấp lánh và bí ẩn như những ngôi sao xa xôi.
=================================================
ĐỀ BÀI 3: 
 Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long 
Bài viết:
Gấp lại truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long lòng ta cứ xao xuyến vấn vương trước vẻ đẹp của những con người, trước những tình cảm chân thành, nồng hậu trong một cuộc sống đầy tin yêu. Dù được miêu tả ít hay nhiều nhân vật nào của “Lặng lẽ Sa Pa” cũng hiện lên với nét cao quí đáng khâm phục. Trong đó anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó phai mờ.
Trước tiên anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình. Trong lời giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô gái, bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”. Đã mấy năm nay anh “sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo”. Công việc hàng ngày của anh là “đo gió, đo mưa, đo chấn động mặt đất” rồi ghi chép, gọi vào máy bộ đàm báo về trung tâm. Nhiều đêm anh phải “đối chọi với gió tuyết và lặng im đáng sợ”. Vậy mà anh rất yêu công việc của mình. Anh quan niệm: “khi ta làm việc ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?” Anh hiểu rõ: “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. Sống một mình nhưng anh không đơn độc bởi “lúc nào tôi cũng có người để trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà”. Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn nhưng người thanh niên ấy vẫn ham mê công việc, biết sắp xếp lo toan cuộc sống riêng ngăn nắp, ổn định. Anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách, thỉnh thoảng anh xuống đường tìm gặp bác lại xe cùng hành khách để trò chuyện cho vơi bớt nỗi nhớ nhà.
Sống trong hoàn cảnh như thế sẽ có người dần thu mình lại trong nỗi cô đơn.Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “ thèm người ”, lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo. Ngay từ những phút gặp gỡ ban đầu, lòng mến khác ... về một người thiếu phụ trẻ trung,xinh đẹp , hiếu nghĩa, chung tình mà bạc mệnh !
	Câu chuyện về nàng Vũ Nương khép lại nhưng dư âm về sự bất bình, căm ghét xã hội phong kiến bất lương, vô nhân đạo thì còn mãi.Có lẽ vì thế mà em càng yêu mến, trân trọng xã hội tốt đẹp mà em đang sống hôm nay.
=================================================
 ĐỀ BÀI 15: 
	Suy nghĩ của em về bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận .
Bài viết
Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới .Sau cách mạng ông nhanh chóng hoà nhập vào công cuộc kháng chiến vĩ đại và trường kì của dân tộc .Hoà bình lập lại ,từng trang thơ Huy Cận ấm áp hơi thở của cuộc sống đang lên . Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”được sáng tác ở Hòn Gai năm 1958 nhân một chuyến đi thực tế dài ngày . Bài thơ thực sư là một bài ca ca ngợi cuộc sống của những con người lao động mới .
 	Với đôi mắt quan sát sắc sảo ,trí tưởng tượng phong phú ,trái tim nhạy cảm và tài năng nghệ thuật điêu luyện ,nhà thơ đã vẽ lên trước mắt chúng ta khung cảnh lao động hăng say trên biển .Cả bài thơ như một bức tranh sơn mài lộng lẫy những sắc màu huyền ảo ,cuốn hút vô cùng :
	Mặt trời xuống biển như hòn lửa 
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi 
Câu hát căng buồm với gió khơi .
	Đoàn thyền đánh cá rời bến vào lúc hoàng hôn ,mặt trời như hòn lửa đỏ rực đang lặn dần vào lòng đại dương mênh mông , màn đêm buông xuống ,kết thúc một ngày .Biển kín đáo như một gian phòng lớn của thiên nhiên bởi cách nói thật riêng biệt “sóng đã cài then đêm sập cửa”.Chính vào thời điểm ấy, ngư dân bắt tay vào công việc quen thuộc của mình : Ra khơi đánh cá !Mặt biển đêm không lạnh lẽo mà ấm áp hẳn lên bởi tiếng hát âm vang, náo nức, thể hiện niềm vui to lớn của người lao động được giải phóng , tiếng hát hoà cùng gió, thổi căng buồm đưa đoàn thuyền ra khơi .Lời hát ca ngợi sự giàu có và hào phóng của biển cả cùng vẻ đẹp lung linh, diệu kì của nó trong đêm :
	Hát rằng cá bạc biển đông lặng 
	Cá thu biển đông như đoàn thoi 
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng 
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!
	Sự say mê vẻ đẹp của biển đã làm giảm bớt bao nỗi nhọc nhằn vất vả trong việc đánh cá,đem lại niềm vui và sức mạnh cho ngư dân . Cảnh đánh cá trong đêm
được nhà thơ miêu tả bằng cảm hứng trữ tình mãnh liệt . Tác giả như nhập thân vào thiên nhiên , công việc ,và con người :
	 Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng 
Ra đậu dặm xa dò bụng biển 
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
	 Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển cả bao la đã trở thành con thuyền kì vĩ, khổng lồ hoà nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên, vũ trụ. Con thuyền đó đang bay giữa không gian trong một đêm thuỷ tinh tuyệt đẹp.Những hình ảnh “lái gió”, “buồm trăng”, “ mây cao”, “ biển bằng ”phảng phất phong vị thơ cổ điển nhưng vẫn đậm chất hiện thực .Chuyến ra khơi đánh cá cũng giống như một trận đánh thật sự hào hùng .Cũng thăm dò ,cũng dàn đan thế trận và bủa vây bằnglưới! Đã bao đời nay ,ngư dân có quan hệ chặt chẽ với biển cả .Họ thuộc biển như lòng bàn tay , bao loài cá họ thuộc tên ,thuộc dáng và thuộc cả thói quen của chúng :
Cá nhụ cá chim cùng cá đé 
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng 
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé 
Đêm thở sao lùa nước Hạ Long .
Trên mặt biển đêm ,ánh trăng lung linh dát bạc ,cá quẫy đuôi sóng sánh trăng vàng ,tiếng “em” bật lên tự nhiên, trìu mến .Bài ca gọi cá vẫn tiếp tục ngân vang : lúc náo nức ,lúc lại thật tha thiết.Trăng thức cùng ngư dân ,trăng cùng sóng dập dờn bên mạn thuyền như gõ nhịp phụ hoạ cho tiếng hát ,trăng chiếu sáng cho ngư dân kéo được những mẻ cá đầy Với ngư dân, biển cả bao la “như lòng mẹ”,bởi vậy thiên nhiên và con người thật hoà hợp,nhịp nhàng .Nhịp điệu công việc càng khẩn trương ,sôi nổi khi bóng đêm dần tàn ,ngày đang đến :
Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng 
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng 
Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông 
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng .
 	Bao công lao vất vả đã được đền bù ,dáng người ngư dân đang choãi chân, nghiêng người dồn tất cả sức mạnh vào đôi tay cuồn cuộn để kéo lên những mẻ lưới nặng trĩu mới đẹp làm sao!Màu sắc phong phú ,lấp lánh vẩy bạc, đuôi vàng của bao loài cá càng khiến cho cảnh rạng đông thêm rực rỡ .Nhịp điệu câu thơ “lưới xếp buồm lên đón nắng hồng ”chậm rãi, gợi cảm giác thanh thản, vui tươi, phán ánh tâm trạng hài lòng của ngư dân trước những kết quả tốt đẹp của chuyến ra khơi.
	Khổ thơ cuối cùng miêu tả cảnh trở về của đoàn thuyền đánh cá:
Câu hát căng buồm với gió khơi 
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời 
Mặt trời đội biển nhô màu mới 
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
	Vẫn là tiếng hát khoẻ khoắn của ngư dân dạn dày sông nước đang vươn lên làm chủ cuộc đời .Tiếng hát hoà trong gió ,thổi căng buồm đưa đoàn người ra khơi đêm trước nay lại cùng đoàn thuyền đầy ắp cá hân hoan về bến . Hình ảnh “đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” rất thực mà cũng rất hào hùng .Nó phản ánh một thói quen lâu đời của ngư dân là đưa cá về bến trước khi trời sáng đồng thời cũng hàm ý nói lên khí thế đi lên mạnh mẽ của họ trong công cuộc xây dựng đất nước. Hoà cùng niềm vui to lớn của mọi người ,nhà thơ chắp cánh cho trí tưởng tượng của mình bay bổng .Đoàn thuyền đi trên biển ,giữa màu hồng rạng rỡ tinh khôi và ánh mặt trời phản chiếu trong muôn ngàn mắt cá khiến nhà thơ liên tưởng đến hàng ngàn những mặt trời nhỏ xíu đang toả rạng nềm vui .Đến đây bức tranh biển cả ngập tràn màu sắc tươi sáng và ăm ắp chất sống trong từng dáng hình ,từng đường nét của cảnh, của người .
	“Đoàn thuyền đánh cá” là một bài ca lao động hứng khởi, hào hùng .Bài ca ấy dành cho biển hào phóng ,cho những con người cần cù, gan góc đang làm giàu cho đất nước .Cảm hứng trữ tình và nghệ thuật điêu luyện được tác giả sử dụng trong bài thơ đã cuốn hút người đọc thật sự .Chúng ta cùng chia sẻ niềm vui to lớn với nhà thơ ,với tất cả những người lao động mới đang kiêu hãnh ngẩng cao đầu trên con đường đi tới tương lai tươi sáng . 
=================================================
ĐỀ BÀI 16: Suy nghĩ của em về bài thơ “Ánh trăng”của Nguyễn Duy.
Bài viết
Không biết tự bao giờ trăng đã trở thành nàng thơ ,thành người bạn tri âm tri kỉ của biết bao tâm hồn thi sĩ .Với ánh sáng huyền diệu ,với chu kì tròn khuyết lạ lùng, trăng đã gợi cho các thi nhân cổ kim nhiều thi tứ .Trong miền thơ mênh mang ấy,“Ánh trăng ”của Nguyễn Duy như một lời tâm sự chân thành,đã neo lại trong tâm hồn người đọc những tâm trạng riêng,những suy ngẫm riêng giàu trăn trở .
 Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian. Cảm nghĩ trữ tình của tác giả men theo dòng tự sự này để bộc lộ .Trước hết là hình ảnh vầng trăng thiên nhiên gắn bó với tuổi thơ:
Hồi nhỏ sống với đồng 
với sông rồi với bể 
 	Bằng cách gieo vần lưng và điệp từ “với” được nhắc đi nhắc lại gợi ra trước mắt người đọc một tuổi thơ đầy ắp những kỷ niệm êm đềm ,tuổi thơ được vui đùa, được hoà mình với thiên nhiên,sông,bể Và khi đã trở thành người lính,trăng và người vẫn gắn bó bên nhau:
hồi chiến tranh ở rừng 
vầng trăng thành tri kỉ 
Vầng trăng đẹp đẽ ân tình ,gắn với những kỷ niệm thiếu thời và những tháng năm chinh chiến .Trăng là hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên tươi mát ,là trò chơi tuổi thơ ,là ước mơ trong sáng ,là ánh sáng ,là niềm vui bầu bạn của người lính . Con người khi ấy sống giản dị và hoà hợp với thiên nhiên trong lành :
Trần trụi với thiên nhiên 
hồn nhiên như cây cỏ 
ngỡ không bao giờ quên 
cái vầng trăng tình nghĩa .
Vậy mà, hoàn cảnh sống thay đổi ,hết chiến tranh , con người trở về thành phố, quen với cửa gương và ánh điện của cuộc sống hiện đại lúc nào cũng rực rỡ sáng loà ,vầng trăng tri kỉ ,vầng trăng tình nghiã của ngày xưa đã mau chóng trở thành quá khứ. Nếu ở khổ thơ đầu ta rung động trước một tình cảm gắn bó bền chặt thì đến đây người đọc lại sửng sốt , ngỡ ngàng:
Vầng trăng đi qua ngõ 
như người dưng qua đường
Vẫn là vầng trăng ngày xưa nhưng con người giờ đã khác xưa, quen với ánh sáng nhân tạo nên coi trăng hoàn toàn xa lạ. Một sự thay đổi đến phũ phàng,tê tái Người lính đã quên những tình cảm chân thành ,những tháng năm gian khổ nhưng chan chứa ân tình thuở trước.Mặc dù vậy trăng vẫn không quên, vẫn đến với bạn xưa bằng tình cảm tràn đầy không hề sứt mẻ .Người lính chỉ nhận ra điều đó khi:
Thình lình đèn điện tắt 
phòng buyn đinh tối om 
vội bật tung cửa sổ 
đột ngột vầng trăng tròn .
Việc mất điện như một tình huống có vấn đề đột ngột xảy ra ,theo thói quen con người vì cần ánh sáng mà mở tung cửa sổ, lại nhìn thấy hình ảnh vầng trăng vẫn hiện diện trên bầu trời và toả sáng khắp căn phòng.Chính vầng trăng xuất hiện bất ngờ trong bối cảnh ấy đã gây ấn tượng mạnh ,thổi bùng nỗi nhớ về một thời quá khứ chưa xa :
Ngửa mặt lên nhìn mặt 
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể 
như là sông là rừng .
Phép nhân hoá tài tình khiến trăng và người đối diện đàm tâm là một cách viết lạ và sâu sắc của riêng Nguyễn Duy .Trong cuộc gặp mặt không lời ,người lính xưa xúc động“ rưng rưng” .Cảm xúc nghẹn ngào ,khoắc khoải như chỉ chực trào nước mắt.Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng làm ùa dậy trong tâm trí nhà thơ bao kỷ niệm xưa : những kỷ niệm thiếu thời ,những tháng năm chinh chiến giữa thiên nhiên, đất nước bình dị , hiền hoà. Tất cả hiện hình trong nỗi nhớ ,trong cảm xúc thiết tha và cả trong tư thế lặng im thành kính của tác giả Vào lúc đó ông đã nhận ra, trăng vẫn tròn đầy, tình nghĩa ,thuỷ chung và vị tha, cao thượng :
Trăng cứ tròn vành vạnh 
 kể chi người vô tình . 
 ánh trăng im phăng phắc
 đủ cho ta giật mình .
	Hình ảnh“ vầng trăng tròn vành vạnh” không chỉ thể hiện vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của cuộc sống mà còn có ý nghĩa biểu tượng cho nghiã tình quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên, chẳng thể phai mờ .Trăng xuất hiện không một lời oán hờn trách cứ, nhưng đôi khi , im lặng lại là sự trừng phạt nghiêm khắc nhất .Không gian như chững lại,lặng yên trong cuộc gặp mặt không lời của hai người tri kỉ .Giây phút ấy tác giả nhận ra trăng chính là người bạn ,là nhân chứng đã chứng kiến trọn vẹn quá khứ nghĩa tình giờ lặng yên như nghiêm khắc nhắc nhở ta :con người có thể vô tình, có thể lãng quên ,nhưng thiên nhiên và nghiã tình quá khứ thì luôn luôn tròn đầy,luôn luôn bất diệt .Điều đó đã tạo nên cái “giật mình ” đầy ý nghĩa của tác giả: giật mình để nhớ lại,để tự vấn lương tâm ,để nhận ra và hoàn thiện chính mình
Giọng điệu tâm tình ,nhịp thơ lúc trầm lắng suy tư, lúc lại nhịp nhàng,ngân nga, tha thiết đã góp phần làm nổi bật chủ đề ,tạo nên sự chân thành và sức truyền cảm sâu sắc của bài thơ .
 	Từ một câu chuyện riêng ,tiếng thơ của Nguyễn Duy như một lời cảnh tỉnh, nhắc nhở thấm thía về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”,“ân nghĩa thuỷ chung” cùng quá khứ.Có lẽ vì vậy mà đến với “ánh trăng”,người đọc nào cũng thấy lòng mình dường như lắng lại ?!
=================================================

Tài liệu đính kèm:

  • docTai lieu Tap lam van 9.doc