Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết: Mây và sóng (Ta - Go)

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết: Mây và sóng (Ta - Go)

I - Gợi ý

1. Tác giả:

- Ra-bin-dra-nath Ta-go (1861-1941) là nhà văn lớn, nhà văn hoá lỗi lạc của ấn Độ, sinh tại Can-cút-ta, là con út trong một gia đình đẳng cấp quí tộc Ba-la-môn. Cha ông là nhà triết học, nhà cải cách xã hội nổi tiếng. Cả mười ba anh chị em ruột của Ta-go đều trở thành những văn sĩ, hoạ sĩ, nhạc sĩ và những nhà hoạt động xã hội xuất sắc của ấn Độ. Ta-go sớm có ý thức về đất nước, về dân tộc. Tám tuổi, Ta-go đã nổi tiếng giỏi văn nhất vùng Băng-gan và làm thơ hay. Mười ba tuổi, Ta-go đã có tác phẩm Bông hoa rừng được đăng trên tạp chí. Ngoài sáng tác văn học, Ta-go còn sáng tác cả nhạc, hoạ, dịch sách cổ ấn Độ bằng tiếng Phạn, dịch Mắc-bét của Sếch-xpia. Ta-go từng mở trường học, đi diễn thuyết phản đối sự xâm lược của thực dân Anh, tham gia thành lập Hội các nhà văn tiến bộ ấn Độ, tích cực kêu gọi đấu tranh chống ách nô dịch của đế quốc và tàn dư phong kiến. Từ năm 1916, Ta-go thực hiện chương trình du lịch thế giới với mục đích: "đi xa để được tái sinh mãi mãi trên quê hương ấn Độ. ấn Độ nghèo khổ đau thương nhưng tôi yêu ấn Độ nhất". Năm 1916 ông đi Nhật; năm 1917 đi qua Anh, Mĩ; năm 1921 đến thăm Pháp, 1924 đến Trung Quốc, 1929 Ta-go đã đến Việt Nam.

- "Trước khi kết thúc câu chuyện về Ta-go, tôi muốn nói đến một mặt nữa cũng rất đáng chú ý của tâm hồn tác giả, thể hiện trong tập Trăng non - tập thơ về trẻ em.

Trên thế giới, từ xưa đến nay, có rất nhiều nhà thơ viết về đề tài này. Được đặc biệt nhắc nhở và ca ngợi là nhà thơ Pháp, Vích-to-Huy-gô với tập thơ Nghệ thuật làm ông, viết vào lúc gần tám mươi tuổi. Nhà thơ Pháp tìm trong đứa cháu nhỏ của mình niềm vui thanh thản trong tuổi già và sung sướng như được sống lại những ngày thơ ấu. Nhà thơ ấn Độ đi vào thế giới trẻ con với một tâm trạng hoàn toàn khác biệt. Thơ về trẻ con của Ta-go trong sáng, hồn nhiên và chân thực. Ông tỏ ra có đủ tươi non để hiểu được tâm hồn kì diệu của các em và để mô tả thế giới lạ lùng này, Ta-go đã dùng một ngôn ngữ thích hợp vô cùng phong phú" (Tuyển tập Đào Xuân Quí - NXB văn học, 2002).

 

doc 2 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 853Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết: Mây và sóng (Ta - Go)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mây và sóng
(Ta-go)
I - Gợi ý
1. Tác giả:
- Ra-bin-dra-nath Ta-go (1861-1941) là nhà văn lớn, nhà văn hoá lỗi lạc của ấn Độ, sinh tại Can-cút-ta, là con út trong một gia đình đẳng cấp quí tộc Ba-la-môn. Cha ông là nhà triết học, nhà cải cách xã hội nổi tiếng. Cả mười ba anh chị em ruột của Ta-go đều trở thành những văn sĩ, hoạ sĩ, nhạc sĩ và những nhà hoạt động xã hội xuất sắc của ấn Độ. Ta-go sớm có ý thức về đất nước, về dân tộc. Tám tuổi, Ta-go đã nổi tiếng giỏi văn nhất vùng Băng-gan và làm thơ hay. Mười ba tuổi, Ta-go đã có tác phẩm Bông hoa rừng được đăng trên tạp chí. Ngoài sáng tác văn học, Ta-go còn sáng tác cả nhạc, hoạ, dịch sách cổ ấn Độ bằng tiếng Phạn, dịch Mắc-bét của Sếch-xpia. Ta-go từng mở trường học, đi diễn thuyết phản đối sự xâm lược của thực dân Anh, tham gia thành lập Hội các nhà văn tiến bộ ấn Độ, tích cực kêu gọi đấu tranh chống ách nô dịch của đế quốc và tàn dư phong kiến. Từ năm 1916, Ta-go thực hiện chương trình du lịch thế giới với mục đích: "đi xa để được tái sinh mãi mãi trên quê hương ấn Độ. ấn Độ nghèo khổ đau thương nhưng tôi yêu ấn Độ nhất". Năm 1916 ông đi Nhật; năm 1917 đi qua Anh, Mĩ; năm 1921 đến thăm Pháp, 1924 đến Trung Quốc, 1929 Ta-go đã đến Việt Nam.
- "Trước khi kết thúc câu chuyện về Ta-go, tôi muốn nói đến một mặt nữa cũng rất đáng chú ý của tâm hồn tác giả, thể hiện trong tập Trăng non - tập thơ về trẻ em.
Trên thế giới, từ xưa đến nay, có rất nhiều nhà thơ viết về đề tài này. Được đặc biệt nhắc nhở và ca ngợi là nhà thơ Pháp, Vích-to-Huy-gô với tập thơ Nghệ thuật làm ông, viết vào lúc gần tám mươi tuổi. Nhà thơ Pháp tìm trong đứa cháu nhỏ của mình niềm vui thanh thản trong tuổi già và sung sướng như được sống lại những ngày thơ ấu. Nhà thơ ấn Độ đi vào thế giới trẻ con với một tâm trạng hoàn toàn khác biệt. Thơ về trẻ con của Ta-go trong sáng, hồn nhiên và chân thực. Ông tỏ ra có đủ tươi non để hiểu được tâm hồn kì diệu của các em và để mô tả thế giới lạ lùng này, Ta-go đã dùng một ngôn ngữ thích hợp vô cùng phong phú" (Tuyển tập Đào Xuân Quí - NXB văn học, 2002).
2. Tác phẩm:
Ta-go có sức sáng tạo thật phi thường. Ông đã để lại một gia tài văn hoá nghệ thuật đồ sộ, gồm: 
- 52 tập thơ, trong số đó, đáng chú ý là các tập Thơ dâng (1910), Thiên nga (1914-1916), Người làm vườn (1914), Mùa hái quả (1915), Thơ ngắn (1922), Mơ-hua (1928).
- 42 vở kịch, trong đó xuất sắc nhất là Vua và Hoàng hậu (1889), Lễ máu (1890), Dòng tự do (1922). 
Kịch Ta-go rất đa dạng, một số vở viết theo lối tượng trưng như: Ông vua (1913); một số vở kết hợp giữa kịch và thơ trữ tình như: Phòng bưu điện (1913), Thầy tu khổ hạnh (1916). 
- 12 bộ tiểu thuyết, trong đó đáng chú ý có: Đắm thuyền (1906), Hạt bụi trong mắt (1913), Ngôi nhà và thế giới (1916), Gô-ra (1905-1908).
- Khoảng một trăm truyện ngắn, rất nhiều bút kí, luận văn, diễn văn, thư tín,... và 1.500 bức hoạ.
Những tác phẩm của Ta-go mang đến cho bạn đọc những cảm xúc rất sâu sắc, mãnh liệt một phần cũng bởi đã được trải nghiệm qua cuộc sống đầy gian nan, trắc trở của chính nhà thơ.
Ông là nhà văn châu á đầu tiên được nhận giải thưởng Nô-ben về văn học.
- Bài thơ Mây và sóng được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập Si-su, xuất bản năm 1909, sau này được chính Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập Trăng non, xuất bản năm 1915.
II- Giá trị tác phẩm
Trong bài Cuộc đời tôi Ta-go viết: "Ngay từ lúc bé, tôi đã rất nhạy cảm với vẻ đẹp thiên nhiên, rất thích gần gũi, thân mật với cây cối, chim muông, trăng sao... và như muốn hoà nhập với khúc nhạc của bốn mùa thời tiết". Tình yêu thiên nhiên ấy cũng được thể hiện trong bài thơ Mây và sóng. Nhưng ở bài thơ này, chúng ta còn nhận ra một điều rằng chính vẻ đẹp của cuộc sống con người, tình người mới là bờ bến của tâm hồn thi nhân. Thiên nhiên dường như là một hình thức nào đó để con người bày tỏ tình yêu thương, để gửi vào đó sự sống người bất diệt, không cùng. Tình người ấy kéo tâm hồn phiêu lưu về với cuộc sống bằng sức mạnh níu kéo của tình mẫu tử máu thịt, thiêng liêng.
Mây và sóng là hình ảnh mang tính tượng trưng cao. Đó là không gian mây (không phải mây gọi con mà là trên mây có người gọi con); không gian sóng (không phải sóng gọi con mà là trong sóng có người gọi con). Không gian mây - sóng là thiên nhiên hay còn là chốn diệu vợi, siêu nhiên? Đó là con (Con sẽ là mây..., Con là sóng...) trong trò chơi mẫu tử yêu thương. Hay còn là khát vọng hoà hợp giữa cái không cùng với tình đời gần gụi, là sự phát hiện vẻ đẹp của cái không cùng trong tình mẫu tử?
Bài thơ có bố cục hai phần. Về mặt hình thức, hai phần của bài thơ tương đối song trùng. Về nội dung, phần đầu là câu chuyện giữa con với những người sống trên mây và trò chơi con - mẹ / mây - trăng; phần hai là câu chuyện giữa con với những người sống trong sóng và trò chơi con - mẹ / sóng - bờ. Tất cả được thể hiện trong lời độc thoại của con - thực thể của chủ thể trữ tình. Mặc dù hình thức tổ chức câu thơ, khổ thơ, ý thơ tương đối song trùng nhau nhưng ẩn sâu dưới những hình ảnh của từng phần là mạch cảm xúc phát triển, lời mời gọi sau quyến rũ hơn lời mời gọi trước, hứng thú sau cao hơn hứng thú trước, tình mẫu tử trong câu chuyện sau cũng dào dạt hơn, mênh mang hơn... Lời mời gọi từ mây (Chúng tôi chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà - Chúng tôi chơi với vầng trăng bạc) không hấp dẫn bằng lời mời gọi từ sóng (Chúng tôi ca hát từ bình minh đến tối,- Chúng tôi ngao du nơi này nơi nọ mà không biết mình đến từ nơi nao), trong khi để đến được chốn mây khó khăn hơn (Hãy đến nơi tận cùng Trái Đất) trong khi để đến được chốn sóng phiêu du hơn, quyến rũ hơn mà lại dễ dàng hơn (Hãy đến bên rìa bờ biển). Thêm nữa, lí do để từ chối lời mời gọi từ mây bức thiết hơn (mẹ tôi đang đợi ở nhà), lời mời gọi từ sóng hứng thú hơn mà lí do chối từ lại ít bức thiết hơn (Buổi chiều, mẹ luôn muốn tôi ở nhà); thế mà ở lần sau, khi sóng quyến rũ, con vẫn chối từ để được gần mẹ. Vì thế nên cung bậc tình cảm được đẩy lên từ "mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm" cho đến "Con sẽ lăn, lăn, lăn mãi, cùng tiếng cười vỡ tan vào lòng mẹ - Và không ai trên thế gian này biết chốn nào là nơi ở của mẹ con ta".
Trong đối thoại của con với mây và con với sóng đều thấy có câu "Con hỏi:...". Không yêu mến thiên nhiên, không ước muốn được gần với cuộc sống tự do, phóng khoáng của thiên nhiên thì chắc hẳn đã không có những lời hỏi tha thiết như thế. Nhưng lòng đam mê thiên nhiên ấy chỉ càng tô đậm thêm cho tình mẫu tử trong mỗi trò chơi tưởng tượng của con. Con diễn đạt những phát hiện dường như rất mới mẻ của mình bằng chính "ngôn ngữ của tự nhiên":
Con là mây và mẹ sẽ là trăng.
Con sẽ lấy đôi tay choàng lên người mẹ,
và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.
hay:
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con sẽ lăn, lăn, lăn mãi, cùng tiếng cười vỡ tan vào lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết chốn nào là nơi ở của mẹ con ta.
Vậy là con có thể tận hưởng niềm mê say vũ trụ khoáng đạt, bao la, kì thú ở trong chính tình mẫu tử quấn quýt, thân thương. Và nếu như những người sống trên mây mê mải chẳng biết đâu là lúc dừng, những người sống trong sóng phiêu diêu không biết nơi nao là bến bờ thì con, trong niềm hân hoan của trò chơi tưởng tượng vẫn có mái nhà xanh thẳm để chở che, vẫn có bến bờ kì lạ để neo đậu, có lòng mẹ là chốn vĩnh hằng. Trò chơi tưởng tượng kia cũng mang đậm màu sắc tượng trưng, hay chính là tượng trưng của tượng trưng! Có lẽ những kì thú của tình người mới là vô cùng, vô tận. Trong hưng phấn tột cùng của trò chơi tưởng tượng ấy "mẹ con ta" tới được chốn siêu nhiên, đạt được cái hằng tồn không hình hài: Và không ai trên thế gian này biết chốn nào là nơi của mẹ con ta. Cũng như không ai biết được lòng mẹ rộng nhường nào, và con đã tan vào lòng mẹ. Lòng mẹ, tình mẹ vô độ mênh mông. Đó là nơi trở về sau cuối, an nhiên.
Cái hay của bài thơ Mây và sóng là cái hay của "trò chơi tưởng tượng", cái hay của sức gợi những suy ngẫm chiều sâu, cái hay của những khả năng ý nghĩa từ những câu chuyện trẻ thơ hồn nhiên, trong suốt. Lối kết cấu song trùng, hệ thống hình ảnh tượng trưng trong mạch chảy liên tục của những dòng "thơ văn xuôi" cứ ánh lên theo khúc nhạc miên viễn của Mây và Sóng - sản phẩm tưởng tượng đặc sắc của Ta-go.

Tài liệu đính kèm:

  • docMay va song 1(1).doc