Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết số 25: Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết số 25: Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)

 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG ( tiếp theo )

I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

 1. Nắm được hiện tượng phát triển từ vựng của một ngôn ngữ bằng cách tăng số lượng từ ngữ nhờ việc tạo thêm từ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.

 2. Rèn luyện kĩ năng dùng từ ngữ hợp lý trong nói và viết.

 3. Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

II. Chuẩn bị :

* GV : Bảng phụ ( chép các ngữ liệu ở mục II ).

* HS : Tìm hiểu trước bài học.

III. Tiến trình tiết dạy :

1. Ổn định lớp (1)

2. Kiểm tra bài cũ (4) :

 a. Câu hỏi :

(1) Nêu sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ .

(2) Mỗi phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ ( phương thức ẩn dụ, phương thức hoán dụ ) cho một ví dụ minh hoạ.

 b. Đáp án :

 (1) - Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển. Một trong những cách phát triển từ vựng TV là phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.

 - Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ : pt ẩn dụ và pt hoán dụ.

3. Bài mới : Ngoài phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng , trong tiếng Việt, còn có cách nào khác để phát triển từ vựng ?

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 687Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết số 25: Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
16
09
2009
Tuần :
5
Ngày dạy :
18
09
2009
Tiết :
25
 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG ( tiếp theo )
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : 
 1. Nắm được hiện tượng phát triển từ vựng của một ngôn ngữ bằng cách tăng số lượng từ ngữ nhờ việc tạo thêm từ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
 2. Rèn luyện kĩ năng dùng từ ngữ hợp lý trong nói và viết.
 3. Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. Chuẩn bị :
* GV : Bảng phụ ( chép các ngữ liệu ở mục II ).
* HS : Tìm hiểu trước bài học.
III. Tiến trình tiết dạy :
Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (4’) :
 a. Câu hỏi :
Nêu sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ .
Mỗi phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ ( phương thức ẩn dụ, phương thức hoán dụ ) cho một ví dụ minh hoạ.
 b. Đáp án :
 (1) - Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển. Một trong những cách phát triển từ vựng TV là phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.
 - Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ : pt ẩn dụ và pt hoán dụ.
Bài mới : Ngoài phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng , trong tiếng Việt, còn có cách nào khác để phát triển từ vựng ?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nd kt
Hđ 1 : Hd HS tìm hiểu cách tạo từ mới .
-H(1): Hãy cho biết trong thời gian gần đây có những từ ngữ nào mới được cấu tạo trên cơ sở các từ sau : điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu, tri thức, đặc khu, trí tuệ. Giải thích nghĩa của những từ ngữ mới cấu tạo đó.
Mẫu : Điện thoại di động, sở hữu trí tuệ.
-H(2): Trong tiếng Việt có những từ được cấu tạo theo mô hình X + tặc ( như không tặc, hải tặc ... ). Hãy tìm những từ ngữ mới cấu tạo theo mô hình đó.
-H: Tóm lại, người ta tạo từ ngữ mới nhằm mục đích gì ?
Hđ 1 : Tìm hiểu cách tạo từ ngữ mới
(1) - Điện thoại di động : điện thoại vô tuyến nhỏ mang theo người, được sử dụng trong vùng phủ sóng có cơ sở cho thuê bao.
 - Kinh tế tri thức : nền kinh tế dựa chủ yếu vào việc sản xuất, lưu thông, phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.
 - Đặc khu kinh tế : khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài, với những chính sách ưu đãi.
 - Sở hữu trí tuệ : quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại, được pháp luật bảo hộ như quyền tác giả, quyền đối với sáng chế, ... 
(2) Từ ngữ mới được cấu tạo theo mô hình : x + tặc :
- Lâm tặc : kẻ cướp tài nguyên rừng.
- Tin tặc : kẻ dùng kĩ thuật thâm nhập trái phép vào dữ liệu trên máy vi tính của người khác để khai thác hoặc phá hoại.
* Tạo từ ngữ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên , phong phú hơn.
I. Tạo từ ngữ mới .
Hđ 2 : Hd HS tìm hiểu cách mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
* GV treo bảng phụ -> Gọi HS đọc -> Trả lời câu hỏi : Hãy tìm những từ Hán Việt trong hai đoạn trích trên.
-H(2) TV dùng những từ nào để chỉ những khái niệm sau :
a) Bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong ;
b) Nghiên cứu một cách có hệ thống những điều kiện để tiêu thụ hàng hoá ( chẳng hạn nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng ... )
 Những từ này có nguồn gốc từ đâu ?
-H: Qua các bài tập trên, em thấy :
+ Mượn từ vựng của tiếng nước ngoài có phải là một trong những cách để phát triển từ vựng tiếng Việt hay không ?
+ Chúng ta mượn tiếng nước nào là nhiều nhất ?
Hđ 2 : Tìm hiểu cách mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
* Quan sát -> Liệt kê từ ngữ Hán Việt :
(a) Thanh minh trong tiết tháng ba, 
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân, 
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
( Nguyễn Du – Truyện Kiều )
(b) Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ .
( Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương )
(2) Tiếng Việt dùng những từ để chỉ những khái niệm :
 a) AIDS (ết)
b) Ma-két-ting 
=> Nguồn gốc : tiếng nước ngoài – tiếng Anh.
* Khái quát -> trả lời.
III. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
Hđ 3 : Hd HS luyện tập.
-H(1): Tìm hai mô hình có khả năng cấu tạo ra những từ ngữ mới như kiểu x + tặc ở trên (mục I.2)
-H(2): Tìm năm từ ngữ mới được dùng phổ biến gần đây và giải thích nghĩa của những từ ngữ đó.
* Gọi HS đọc bt 3 -> Trả lời câu hỏi -> GV nhận xét, kết luận.
* Cho HS thảo luận nhóm bài tập 4 -> Gọi HS nêu kết quả thảo luận -> GV góp ý.
Hđ 3 : Luyện tập.
* Phát hiện -> Nêu đáp án.
* Sưu tầm -> xác định nghĩa -> Trả lời.
* Xác định yêu cầu -> Lựa chọn -> Nêu.
* Thảo luận -> Trả lời.
III. Luyện tập.
 1) Hai mô hình có khả năng cấu tạo ra những từ ngữ mới như kiểu x + tặc ở trên (mục I.2)
- X + trường : chiến trường, công trường, nông trường, ngư trường, thương trường, ...
- X + hoá : ô xi hoá, lão hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá, công nghiệp hoá, thương mại hoá, ....
2) Từ ngữ mới :
- Bàn tay vàng : bàn tay giỏi, khéo léo hiếm có trong việc thực hiện một thao tác lao động hoặc kĩ thuật nhất định.
- Cầu truyền hình : hình thức truyền hình tại chỗ cuộc giao lưu, đối thoại trực tiếp với nhau qua hệ thống ca-me-ra giữa các điểm cách xa nhau.
- Cơm bụi : cơm giá rẻ, thường bán trong hàng quán nhỏ, tạm bợ.
- Công nghệ cao : công nghệ dựa trên cở sở khoa học kĩ thuật hiện đại, có độ chính xác và hiệu quả kinh tế cao.
- Đường cao tốc : đường xây dựng theo tiêu chuẩn đặc biệt dành riêng cho các loại xe cơ giới tốc độ cao ( khoảng trên 100 km/h trở lên ).
3) Từ mượn của tiếng Hán : mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ.
4) 
- Những cách phát triển của từ vựng : phát triển về nghĩa của từ ngữ và phát triển về số lượng từ ngữ.
- Từ vựng của ngôn ngữ không thể không thay đổi. Vì thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh chúng ta luôn luôn vận động và phát triển. Nhận thức về thế giới của con người cũng vận động và phát triển theo. Nếu từ vựng của một ngôn ngữ không thay đổi thì ngôn ngữ đó không thể đáp ứng nhu cầu giao tiếp và nhận thức của người bản ngữ.
Hđ 4 : Củng cố - dặn dò :
HS nhắc lại những cách để phát triển từ vựng tiếng Việt.
Dặn dò :
+ Nắm các cách phát triển từ vựng tiếng Việt. Làm các bài tập vào vở bài tập.
+ Tìm hiểu phần Đọc thêm.
+ Soạn văn bản “Truyện Kiều”của Nguyễn Du.

Tài liệu đính kèm:

  • doc5 - SU PHAT TRIEN CUA TU VUNG (T).doc