Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Hương

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Hương

TUẦN 5

Tiết 21.

Văn bản: CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH

(Trích "Vũ trung tuỳ bút" - Phạm Đình Hổ ).

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp học sinh thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê - Trịnh và thái độ phê phán của tác giả.

 - Bước đầu biết đặc trưng cơ bản của thể tuỳ bút đời xưa và đánh giá được giá trị nghệ thuật của những dòng ghi chép đầy tính hiện thực này.

II. CHUẨN BỊ:

 - Giáo viên: SGK, giáo án, bảng phụ, đèn chiếu, phim trong.

 - Học sinh: SGK, vở soạn, bảng phụ, phim trong.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ.

 Phân tích nhân vật Vũ Nương?

 Giá trị phản ánh hiện thực của câu chuyện Vũ Nương

 

doc 193 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 749Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Tiết 21.
Văn bản: CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích "Vũ trung tuỳ bút" - Phạm Đình Hổ ).
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	Giúp học sinh thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê - Trịnh và thái độ phê phán của tác giả.
	- Bước đầu biết đặc trưng cơ bản của thể tuỳ bút đời xưa và đánh giá được giá trị nghệ thuật của những dòng ghi chép đầy tính hiện thực này. 
II. CHUẨN BỊ: 
	- Giáo viên: SGK, giáo án, bảng phụ, đèn chiếu, phim trong.
	- Học sinh: SGK, vở soạn, bảng phụ, phim trong.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định lớp: 
	2. Kiểm tra bài cũ.
	Phân tích nhân vật Vũ Nương?
	Giá trị phản ánh hiện thực của câu chuyện Vũ Nương 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung ghi bảng.
Hoạt động 1: Giới thiệu tác giả - tác phẩm.
? Nêu những nét tiêu biểu về Phạm Đình Hổ ?
* Giáo viên giới thiệu thêm về hoàn cảnh xã hội Việt Nam dưới thời Lê – Trịnh; và các hoạt động chính trị của Phạm Đình Hổ.
? "Vũ trung tuỳ bút" có nghĩa là gì?
? Tác phẩm ra đời ở thế kỷ nào? Quy mô ra sao?
? Nội dung chính của các mẫu chuyện trong "vũ trung tuỳ bút" là gì ?
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản - tìm hiểu chú thích. 
* GV hướng dẫn đọc: Đọc giọng chậm rãi, hơi buồn, hàm ý phê phán kín đáo.
* GV đọc mẫu, gọi HS đọc hết văn bản.
* HS tự đọc phần chú thích.
? Xác định bố cục của đoạn trích?
? Nêu nội dung chính từng phần ?
* 2 phần:
- Từ đầu ->... triệu bất tường: cuộc sống của Thịnh Vương.
- Còn lại: Lũ hoạn quan thừa gió bẻ măng.
Hoạt động 3: Phân tích.
? Việc xây dựng đền đài cho phủ Trịnh như thế nào?
? Những cuộc đi chơi của Chúa Trịnh được tác giả miêu tả ra sao?
? Chúa bày ra các trò gì để vui ?
? Thái độ của tác giả được biểu hiện ra sao?
? Em hiểu câu" Kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường." hàm ý gì ?
? Lịch sử đã chứng minh lời đoán này là đúng như thế nào?
* GV chốt ý ghi bảng.
* HS đọc đoạn 2.
* HS thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
? Bọn hoạn quan đã ngang nhiên làm việc gì?
? Vì sao chúng làm được như vậy ?
? Thực chất những hành động đó là gì ?
? Kết quả những việc làm của chúng?
? Cách miêu tả của tác giả so với đọan trên có gì khác ?
? Chi tiết cuối đoạn tác giả nêu ra nhằm mục đích gì?
*Học sinh thảo luận và trình bày kết quả lên phim trong.
* GV chiếu lên, cả lớp nhận xét.
* GV đánh giá và ghi điểm cho từng nhóm.
* GV chốt ý ghi bảng.
Hoạt động 4: Tổng kết, luyện tập.
? Khái quát nguyên nhân khiến chính quyền phong kiến Lê Trịnh sụp đổ?
? Đặc sắc nghệ thuật của văn bản ?
* HS đọc ghi nhớ.
* GV chốt ý ghi bảng.
*Học sinh đọc đoạn đọc thêm.
? Viết đoạn văn trình bày những điều em nhận thức được về tình trạng đất nước ta vào thời vua Lê – chúa Trịnh cuối thế kỷ XVIII. 
I. Giới thiệu tác giả - tác phẩm.
1. Tác giả: 
- Phạm Đình Hổ (1768- 1839). Hiệu là Đông Dã Tiều. Quê ở Hải Dương. 
- Ông là tác giả của nhiều công trình biên soạn, khảo cứu có giá trị về văn học, triết học, lịch sử, địa lý....
2. Tác phẩm:
-"Vũ trung tuỳ bút" được viết đầu thế kỷ XIX. Gồm 88 mẫu chuyện nhỏ viết theo thể tuỳ bút, ghi chép những việc xảy ra trong xã hội lúc bấy giờ.
- Văn bản " Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" là một trong số 88 mẩu chuyện đó.
II. Đọc văn bản - tìm hiểu chú thích.
III. Phân tích:
1. Cuộc sống của chúa Thịnh Vương Trịnh sâm.
- Miêu tả tỉ mỉ, khách quan, gây ấn tượng mạnh.
- Chúa Trịnh Sâm ỷ quyền thế ăn chơi hưởng lạc xa hoa tột độ trên mồ hôi, nước mắt, xương máu của dân lành. 
2. Những hành động của bọn hoạn quan, thái giám:
 Bọn hoạn quan cậy thế của chúa, chúng dùng đủ mọi thủ đoạn, hoành hành, tác oai tác quái, ức hiếp nhân dân để vừa vơ vét của cải vừa được tiếng mẫn cán với chúa.
IV. Tổng kết:
 Bằng lối văn ghi chép sự việc cụ thể, chân thực, sinh động, tác giả đã phản ánh đời sống xa hoa tột độ của vua chúa, và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê Trịnh. Qua đó ngầm gửi gắm thái độ phê phán kín đáo.
V. Luyện Tập
- Viết đoạn văn ngắn trình bày những điều em nhận thức được về tình trạng đất nước ta vào thời vua Lê Chúa Trịnh, cuối thế kỷ XIII.
4. ICủng cố:
? Thử so sánh sự giống và khác nhau giữa tùy bút, bút ký, ký sự với truyện ?
5. Dặn dò.
- Làm BT luyện tập.
- Soạn bài mới.
D. RÚT KINH NGHIỆM. 
Tiết 23 & 24
VĂN BẢN: HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ.
(Trích hồi thứ mười bốn ). 
 Ngô gia văn phái.
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	Giúp học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm hại của bọn xâm lược và số phận của lũ vua quan phản bội bán dân hại nước.
	- Hiểu sơ lược về thể loại và giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp với miêu tả chân thực sống động.
II. CHUẨN BỊ: 
	- Giáo viên: SGK, giáo án, bảng phụ, đèn chiếu, phim trong.
	- Học sinh: SGK, vở soạn, bảng phụ, bút lông, phim trong.
 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định lớp: 
	2. Kiểm tra bài cũ.
	? Cuộc sống của Thịnh Vương Trịnh Sâm như thế nào? Dẫn chứng minh họa. 
	? Bọn quan lại thái giám trong phủ chúa quấy nhiễu nhân dân bằng những thủ đoạn như thế nào?
	? Thái độ của tác giả ra sao ?
	3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu cuộc đấu tranh Đàng trong Đàng ngoài; tình hình đất nước khi ba anh em Tây Sơn khởi nghĩa -> từ đó dẫn vào nội dung bài học....
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung ghi bảng.
Hoạt động 1: Giới thiệu tác giả - tác phẩm.
* HS đọc phần chú thích ( * ).
 ? Giới thiệu nhóm tác giả Ngô Gia văn phái?
? Hoàng Lê Nhất Thống Chí có nghĩa là gì?
* GV giới thiệu thể chí.
? Tác phẩm được ra đời trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào?
? Nội dung chính của cuốn thiểu thuyết này là gì ?
? Cuốn tiểu thuyết bao gồm bao nhiêu hồi?
? Đoạn trích là hồi thứ mấy? Nội dung? 
Hoạt động 3: Đọc, tìm hiểu chú thích.
* GV hướng dẫn đọc: Chú ý đọc với giọng hào hùng (cảnh chiến thắng), trầm buồn ( cảnh thua tháo chạy).
*GV đọc mẫu; gọi HS đọc tiếp đến hết văn bản.
? Văn bản trên có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính của từng đoạn ?
-Đoạn 1: Từ đầu ---> .... 25 tháng chạp 1788: Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế và thân chinh cầm quân dẹp loạn. 
-Đoạn 2: " Vua Quang trung--->vua QT tiến binh đến Thăng Long rồi kéo vào thành": cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung.
- Đoạn 3: "Lại nói ---> ... cũng làm xấu hổ": Sự đại bại của quân tướng nhà Thanh và tình trang thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.
* HS đọc phần chú thích.
Hoạt động 4: Phân tích.
?Khi nghe tin giặc đánh vào tận Thăng Long đánh chiếm cả một vùng rộng lớn, Nguyễn Huệ phản ứng như thế nào?
? Trong vòng một tháng, Nguyễn Huệ đã làm được những việc lớn nào?
- Tế cáo trời đất lên ngôi 
- Đốc đại binh ra bắc
- Gặp gỡ “người cống sĩ ở huyện La Sơn”
- Tuyển mộ binh sĩ và làm cuộc duyệt binh.
- Kế hoạch đánh giặc, đánh giặc kế mai sau
? Điều đó chứng minh ông là con người có phẩm chất gì ?
? Tương quan lực lượng giữa quân ta và địch như thế nào?
? Qua lời hịch phủ dụ quân lính ở Nghệ An, trong việc xét đoán bề tôi, dùng người...Nguyễn Huệ thể hiện những phẩm chất nào nữa ?
- Sự sáng suốt, nhạy bén.
- Hiểu quân lính, tráng sĩ, khen chê đúng người đúng tội.
? Phân tích tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung?
(Chưa đánh biết thắng - hoà bình....).
? Cuộc hành quân của vua Quang Trung diễn ra như thế nào?
Khởi hành 25/12Huế -> 30/12 Tam Điệp (gần tranh huế 500 km)
Đêm 30/12 -> Thăng Long (150 km) 7/1 ăn tết ở Thăng Long (Thực tế 5/1)
? Phân tích cách điều binh khiển tướng và vua Quang Trung trong trận đánh đồn Nghệ Hội?
?Tại sao tác giả là cựu thần nhà Lê mà lại viết những trang hào hùng về vua Quang Trung.
Tôn trọng sự thực lịch sử và ý thức dân tộc.
? TSN kéo quân vào Thăng Long gặp được thuận lợi gì? 
? Từ đó y thể hiện thái độ như thế nào?
? Khi làm trận hình ảnh ông Tướng TSN như thế nào?
? Phó tướng Sầm Nghi Đống làm gì ?
? Nhận xét về đội quân của đại Thanh?
? Vua tôi Lê Chiêu Thống đã hành động như thế nào đối với vận mệnh dân tộc?
? Tìm thành ngữ nói về hành động của vua tôi Lê Chiêu Thống ?
? Khi thất trận hình ảnh họ như thế nào?
? Thái độ của em ra sao khi đất nước có một ông vua như thế này?
? Nhận xét về lối văn trần thuật?
? So sánh hai cuộc tháo chạy, tướng quân nhà Thanh? Vua tôi Lê Chiêu Thống?
Hoạt động 5: Tổng kết, luyện tập.
* Giáo viên gọi học sinh đọc phần tổng kết SGK trang 72
Học sinh làm phần luyện tập SGK Tr. 72
I. Tác giả - tác phẩm
1. Tác giả:
 Ngô gia văn phái là một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ở Tả Thanh Oai-Hà Tây.
2. Tác phẩm: 
Hoàng Lê Nhất Thống Chí viết bằng chữ Hán theo lối chương hồi (gồm 17 hồi). Đoạn trích thuộc hồi 14.
II. Đọc văn bản - tìm hiểu chú thích.
III. Phân tích 
1. Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ.
- Con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán.
- Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén.
- Yù chí quyết thắng và có tầm nhìn xa trông rộng.
 -Tác dụng binh như thần
- Là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại.
2. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh :
- Tướng bất tài kiêu căng, tự mãn, chủ quan, khinh địch. Khi lâm trận thì tham sống sợ chết hèn hạ.
 - Quân: vô kỷ luật không có tinh thần chiến đấu nên đại bại.
 3. Số phận thảm hại của bọn vua tôi phản nước, hại dân.
 Vua tôi Lê Chiêu Thống vì lợi ích riêng của dòng họ mà phản bội dân tộc, nên chịu chung số phận thảm bại nhục nhã với bọn xâm lược.
IV.Tổng kết: (SGK trang 72).
V. Luyện tập: 
Viết đoạn văn ngắn miêu tả lại chiến công thần tốc đại phá ... û đứa con trai, sau đó chồng mắc bệnh, ốm liền trong hai năm rồi chết. Suốt hai năm anh ốm nặng, chị làm quần quật, phụng dưỡng cha mẹ chồng, hầu hạ chồng, bú mớm cho con. Có những ngày ngắn ngủi cơn bệnh tạm lui, chồng chị yêu thương chị vô cùng."
Bài tập 4: 
 Lỗi về liên kết hình thức:
a.Lỗi: dùng từ ở câu (2) và câu (3 ) không thống nhất.
Cách sửa: Thay đại từ nó bằng đại từ chúng.
b. Lỗi: từ văn phòng và từ hội trường không cùng nghĩa với nhau trong trường hợp này.
Cách sửa: thay từ hội trường ở câu (2 ) bằng từ văn phòng.
4.ICủng cố.
HS khái quát lại kiến thức trọng tâm.
5.Dặn dò:
Học thuộc bài cũ.
Làm hoàn chỉnh các bài tập.
Soạn bài mới tiết 111,112.
D. Rút kinh nghiệm.
Tuần 23:
Tiết 111, 112.
 Văn bản: CON CÒ.
 ( Chế Lan Viên).
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS:
- Cảm nhận vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và những lời ru.
- Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm hình ảnh, thể thơ, bài thơ.
-Rèn luyện kỷ năng cảm thụ và phân tích thơ, đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.
B. Chuẩn bị:
1. Thầy: 
Bảng phụ, phim trong, đèn chiếu.
 Aûnh chân dung nhà thơ Chế Lan Viên.
Phóng to tranh trong SGK.
2. Trò: bảng phụ, phim trong, bút lông.
C. Tiến trình lên lớp.
1. Oån định.
2.Kiểm tra bài cũ.
?Hình ảnh chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La-phông-ten như thế nào? Tác giả Hi-pô-lit Ten dùng nghệ thuật gì để làm nổi bật cách nhìn, cách nghĩ rất riêng rất độc đáo của La-phông-ten? 
3.Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung ghi bảng.
Hoạt động 1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
*GV gọi HS đọc phần chú thích(*) trong SGK trang47.
? Nêu những nét tiêu biểu về tiểu sử của Chế Lan Viên?
* HS dựa vào phần chú thích để trả lời.
- Chế Lan Viên (1920-1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan. Quê gốc ở Quảng Trị nhưng lớn lên ở bình Định.
-Ông là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ ca Việt Nam thế kỷ XX.
? Nêu xuất xứ của tác phẩm?
* HS dựa vào chú thích để trả lời:
Bài thơ "Con cò" sáng tác năm 1962,in trong tập "Hoa ngày thường - Chim báo bão" (1967) của Chế Lan Viên.
Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản. 
*GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp đến hết văn bản.
? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?
( Thể thơ tự do).
? Nhận xét về nhịp điệu và cấu trúc của bài thơ?
-HS tự nhận xét.
? Nêu bố cục bài thơ?
? Nội dung chính từng đoạn là gì?
-Đoạn 1: Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ.
-Đoạn 2: Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi ấu thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng người con trên mọi chặng đường đời.
-Đoạn 3: Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của những lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi con người.
* GV chuyển ý sang phần Phân tích.
Hoạt động 3: Phân tích.
*GV hướng dẫn HS phân tích đoạn I.
*HS đọc lại đoạn I.
*HS đọc diễn cảm 2 lần 4 câu thơ đầu.
?Em hiểu ý nghĩa 4 câu thơ đầu như thế nào?
?Tại sao tác giả viết "... Trong lời mẹ hát, có cánh cò đang bay".
* HS đọc diễn cảm 10 câu tiếp theo.
*GV yêu cầu HS đọc những câu ca dao hoàn chỉnh mà tác giả đã vận dụng(theo chú thích (1) SGK hoặc HS tự tìm tòi).
? Nhận xét về cách vận dụng ca dao của tác giả?
( Rất sáng tạo...)
? Đoạn thơ khép lại bằng hình ảnh "...ngủ yên! Ngủ yên!..." gợi lên điều gì?
( Hình ảnh thanh bình của cuộc sống...)
?Như vậy hình ảnh con cò trong đoạn 1 biểu tượng cho điều gì?
*HS thảo luận theo bàn, phát biểu.
(Hình ảnh con cò gợi lên vẻ nhịp nhàng, thong thả, bình yên của cuộc sống. Nó còn tượng trưng cho những con người, cụ thể là người mẹ, người phụ nữ vất vả nhọc nhằn, lặn lội kiếm sống....).
*GV chốt ý cho HS ghi nội dung phần 1
*******
( Hết tiết 111 chuyển sang tiết 112).
* HS d0ọc diễn cảm đoạn 2.
*GV nêu câu hỏi thảo luận.
-Nhóm 1,2,3 thảo luận câu1:
?Hình ảnh con cò trong đoạn thơ này được phát triển như thế nào trong mối quan hệ với bé, vớí tình mẹ?
- Nhóm 4,5,6 thảo luận câu 2 và 3:
? Cuộc đời mỗi con người, trải qua tuổi nằm nôi, đến tuổi đến trường và tới khi trưởng thành đều gắn với hình ảnh cánh cò trắng. Điều này có ý nghĩa gì ?
? Nhận xét sự tưởng tượng và liên tưởng của tác giả ?
*HS thảo luận và ghi kết quả lên phim trong.
*GV chiếu bài thảo luận của từng nhóm lên bảng.
* Cả lớp nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.
*GV đánh giá, ghi điểm cho từng nhóm.
?Như vậy hình ảnh con cò trong đoạn văn này có ý nghĩa gì?
(Hình ảnh con cò gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự chở che, bao dung,ï dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng, bền bỉ của người mẹ hiền...)
* GV chốt ý ghi bảng phần 2.
*GV chuyển ý sang phần 3.
*HS đọc diển cảm đoạn 3.
* GV nêu câu hỏi thảo luận:
- Nhóm 1,2,3 thảo luận câu hỏi 1:
?Hình ảnh con cò trong đoạn thơ thứ 3 có gì phát triển so với 2 đoạn thơ 1 và 2?
( Đoạn trên cò là anh, là chị, là bạn của bé; đoạn này con cò lại là cò mẹ cả dời đắm đuối vì con...).
- Nhóm 4,5,6 thảo luận câu hỏi 2:
?Nhà thơ đã khái quát quy luật gì của tình mẹ? 
(Nhà thơ khái quát một quy luật của tình cảm có ý nghĩa rộng lớn sâu sắc:"Con dù lớn vẫn là con của mẹ. Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con").
*HS thảo luận và ghi kết quả lên phim trong.
*GV chiếu bài thảo luận của từng nhóm lên bảng.
* Cả lớp nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.
*GV đánh giá, ghi điểm cho từng nhóm.
? Nghệ thuật nổi bật của đoạn thơ này là gì? ( Từ cảm xúc mở ra những suy tưởng, khái quát thành triết lý...).
?Khái quát lại nội dung chính của đoạn thơ này?
( Hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng ở bên con đến suốt cuộc đời. Từ sự thấu hiểu tám lòng người mẹ, nhà thơ đã khái quát một quy luật tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc:
"Con dù lớn vẫn là con của mẹ.
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con".)
* GV chốt ý ghi bảng phần 3.
*HS đọc lại 4 câu cuối.
? 4 câu cuối gợi cho em liên tưởng gì ?
(4 câu cuối trở lại với âm hưởng lời ru và đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò trong những lời ru ấy.... ).
* GV chuyển ý sang phần IV.
Hoạt động 4: Tổng kết.
?Nhận xét về đặc điểm nghệ thuật của bài thơ ? ( thể thơ, âm điệu, cấu trúc, hình ảnh...).
? Nêu khái quát nội dung chính của cả bài thơ?
( Từ hình ảnh quen thuộc trong ca dao, với những biện pháp nghệ thuật độc đáo, Chế Lan Viên đã thể hiện sâu sắc ý nghĩa của lời ru và ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng trong cuộc đời mỗi con người.)
*GV chuyển ý sang phần 5.
Hoạt động 5: Luyện tập.
*HS đọc đề bài tập 1:
*GV chiếu lên bảng nội dung bài thơ " Khúc hát ru....".Gọi HS đọc. 
*HS thảo luận theo yêu cầu của bài tập và ghi kết quả lên phim trong.
- HS phải chỉ ra được hình ành trung tâm trong từng bài thơ là gì ?
- Cấu trúc từng bài thơ.
- Nội dung chính được thể hiện trong từng bài thơ.
*GV chiếu bài thảo luận của từng nhóm lên bảng.
* Cả lớp nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.
*GV đánh giá, ghi điểm cho từng nhóm.
* HS đọc đề bài tập 2.
*GV hướng dẫn HS tự làm ở nhà theo sự cảm nhận của mình.
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả:
- Chế Lan Viên (1920-1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan. Quê gốc ở Quảng Trị nhưng lớn lên ở Bình Định.
- Ông là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ ca Việt Nam thế kỷ XX.
2. Tác phẩm:
 Bài thơ "Con cò" sáng tác năm 1962, in trong tập "Hoa ngày thường - Chim báo bão" (1967) của Chế Lan Viên.
II. Đọc- hiểu văn bản.
III. Phân tích:
1.Hình ảnh biểu tượng con cò ( đoạn I):
-Vận dụng ca dao sáng tạo.
-Hình ảnh con cò gợi lên vẻ nhịp nhàng, thong thả, bình yên của cuộc sống. Nó còn tượng trưng cho những người phụ nữ, người mẹ, vất vả nhọc nhằn, lặn lội kiếm sống, nuôi con.
2.Hình ảnh con cò trong đoạn thơ II:
-Liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo.
-Hình ảnh con cò mang ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự chở che, bao dung,ï dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng, bền bỉ của người mẹ hiền.
3.Hình ảnh con cò trong đoạn thơ III:
-Từ cảm xúc mở ra những suy tưởng, khái quát thành triết lý.
- Hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng ở bên con đến suốt cuộc đời. Từ sự thấu hiểu tâùm lòng người mẹ, nhà thơ đã khái quát một quy luật tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc:
"Con dù lớn vẫn là con của mẹ.
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con".
IV. Tổng kết:
Từ hình ảnh quen thuộc trong ca dao, với những biện pháp nghệ thuật độc đáo, Chế Lan Viên đã thể hiện sâu sắc những suy ngẫm, triết lý về cuộc đời, về tình mẫu tử thiêng liêng, về ý nghĩa của lời ru,... trong cuộc đời mỗi con người.
V. Luyện tập .
1. So sánh bài "Con cò"( Chế Lan Viên) với bài "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ"( Nguyễn Khoa Điềm)
-Hình ảnh trung tâm trong bài khúc hát ru là người mẹ Tà- Oâi địu con làm việc. Lời ru của nhà thơ và lời ru của mẹ nối tiếp nhau tạo thành điệp khúc. Bài thơ thể hiện sự thống nhất giữa tình yêu con với tình yêu Cách mạng, với lòng yêu nước và ý chí chiến đấu.
- Hình ảnh xuyên suốt bài thơ là con cò nhưng mang ý nghĩa biểu tượng chứ không cụ thể. Bài thơ chở nạêng suy ngẫm và triết lý về cuộc đời, về lòng mẹ, về ảnh hưởng của lời ru đến đời sống tinh thần mỗi con người.
2. Viết một đoạn văn bình về hình ảnh con cò trong đoạn thơ thứ 3:
( Bài tập về nhà).
4.ICủng cố.
GV giới thiệu một số bài thơ khác nói về tình mẹ; nói về những lời ru.
5.Dặn dò:
Học thuộc bài thơ.
Làm bài tập2.
Soạn bài mới tiết 114.
D. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan9 theo ct moi.doc