Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tuần 31

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tuần 31

LUYỆN TẬP VIẾT BIÊN BẢN

A. Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức:

- Mục đích, yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống.

2. Kĩ năng:

- Viết được một biên bản hoàn chỉnh

3. Thái độ:

- Nghiêm túc học tập.

B. Chuẩn bị:

1. GV: Soạn bài, một vài biên bản mẫu, bảng phụ

2. HS: Chuẩn bị bài

C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

Nêu vấn đề, KT động não, thảo luận nhúm

D. Tiến trình các hoạt động

* ổn định tổ chức

* Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài dạy

 

doc 14 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 652Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 31
Tiết: 151
Ngày soạn: 28 / 03 /2012
Luyện tập viết biên bản
A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
- Mục đích, yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống.
2. Kĩ năng:
- Viết được một biên bản hoàn chỉnh
3. Thái độ: 
- Nghiêm túc học tập.
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, một vài biên bản mẫu, bảng phụ
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Nêu vấn đề, KT động não, thảo luận nhúm
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài dạy
* Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2:
- Gv gọi HS đọc 4 câu hỏi Sgk.
- HS nhắc lại kiến thức cũ đã học về biên bản:
 + Mục đích viết biên bản.
 + Người ghi biến bản chịu trách nhiệm gì.
 + Bố cục biên bản.
 + Lời văn trong biên bản.
- GV hướng dãn chốt lại những kiến thức đã học.
I. Lí thuyết:
- Mục đích: Là văn bản ghi chép những sự việc đã - đang xảy ra.
- Người ghi biên bản phải chịu trách nhiệm cao nhất về tính xác thực của biên bản.
- Bố cục 3 phần: Mở đầu – Nội dung – kết thúc.
- Lời văn: Ngắn gọn, chính xác.
Hoạt động 3:
- GV chia lớp làm 4 nhóm, giao nhiệm vụ thảo luận 4 bài tập:5’
- Nhóm 1: Bài tập 1
 + Sắp xếp nội dung để tạo thành một biên bản
- Nhóm 2: Bài tập 2
 + HS ghi lại nọi dung biên bản họp lớp tuần vừa qua.
- Nhóm 3: Bài tập 3
 + Ghi lại biên bản giao nhiệm vụ trực tuần của chi đội em cho chi đội bạn.
- Nhóm 4: Bài tập 4.
 + Hãy viết một biên bản xử phạt hành chính
- Sau 5’, Gv gọi HS các nhóm trình bày kết quả, Gv hướng dãn HS sửa chữa, chốt kiến thức cơ bản.
II. Luyện tập:
Bài tập 1: Học sinh sắp xếp nội dung để tạo thành một biên bản đủ các mục:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ.
- Địa điểm, thời gian hội nghị
- Tên biên bản.
- Thành phần tham dự
- Diễn biến và kết quả hội nghị.
- Thời gian kết thúc.
- Thủ tục, kí xác nhận.
Bài tập 2:
 Học sinh đọc bài tập 2.
 Biên bản họp lớp tuần vừa qua.
Bài tập 3:
 Biên bản giao nhiệm vụ trực nhật tuần của chio đội em cho chi đội bạn.
- HS đọc bài tập 3
Bài tập 4:
 Biên bản xử phạt hành chính
- HS đọc bài tập 4.
* Củng cố:
1. Biên bản được viết nhằm mục đích gì?
 A. Làm chứng cứ để chứng minh cho các sự kiện diễn ra trong thực tế.
 B. Đề đạt lên cấp trên để thi hành giải quyết.
 C. Thỏa thuận các điều khoản giữa các bên tham gia.
 D. Thông báo cho nhiều người biết về một sự việc vừa diễn ra.
2. Yêu cầu nào sau đạy không phù hợp với biên bản?
 A. Số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể.
 B. Ghi chép sự việc trung thực, đầy đủ, khách quan.
 C. Lời văn ngắn gọn, chính xác.
 D. Có thể sử dụng các biện pháp tu từ.
 * Đáp án: 1 – D 2 – D
* Hướng dẫn về nhà
- Nắm được các đặc điểm, cách viết của biên bản.
- Tìm tham khảo cách viết của các biên bản mẫu.
- Chuẩn bị bài: Hợp đồng (Sưu tầm một số hợp đồng thông thường)
Tuần: 30
Tiết: 152
Ngày soạn: 28 / 03 /2012
Hợp đồng
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
- Đặc điểm, mục đích, yêu cầu, tác dụng của hợp đồng.
2. Kĩ năng :
- Viết một hợp đồng đơn giản.
3. Thái độ :
- Nghiêm túc học tập.
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, một vài bản hợp đồng mẫu
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Nêu vấn đề, KT động não, thảo luận nhúm
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
* Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:Giới thiệu bài
Hoạt động 2:
+ GV yêu cầu HS tìm hiểu văn bản mẫu trong SGK và trả lời các câu hỏi:
? Tại sao cần phải có hợp đồng ?
? Hợp đồng ghi lại những nội dung gì ?
? Hợp đồng cần phải đạt những yêu cầu nào ?
? Hãy kể tên một số hợp đồng mà em biết ?
? Thế nào là hợp đồng?
+ HS trao đổi, thảo luận và trả lời:
+ HS đọc ghi nhớ ý 1.
I- Xác định đặc điểm của văn bản hợp đồng 
1. Ví dụ: văn bản - sgk
2. Nhận xét:
- Cần phải có hợp đồng vì đó là văn bản có tính pháp lí, nó là cơ sở để các tập thể, cá nhân làm việc theo quy định của pháp luật.
- Hợp đồng ghi lại những nội dung cụ thể do hai bên kí hợp đồng đã thoả thuận với nhau.
- Hợp đồng cần phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, chặt chẽ và có sự ràng buộc của hai bên kí với nhau trong khuôn khổ của pháp luật.
- Các hợp đồng thờng gặp: hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động, hợp đồng cung cấp thiết bị, hợp đồng cho thuê nhà, hợp đồng xây dựng, hợp đồng đào tạo, hợp đồng chuyển nhợng...
3. Kết luận:
* Ghi nhớ ý 1 (sgk)
Hoạt động 3:
+ GV gợi dẫn HS trả lời các câu hỏi:
? Phần mở đầu của hợp đồng gồm những mục nào ?
? Phần nội dung của hợp đồng gồm những mục nào ?
? Phần kết thúc hợp đồng gồm những mục nào?
? Lời văn trong hợp đồng ra sao ?
+ HS trao đổi, thảo luận và trả lời:
+ GV chỉ định 1 HS đọc chậm, rõ Ghi nhớ trong SGK.
II- Cách làm hợp đồng 	
1. Phần mở đầu gồm:
- Quốc hiệu, tên hợp đồng 
- Cơ sở pháp lí của việc kí hợp đồng 
- Thời gian, địa điểm kí hợp đồng 
- Đơn vị, cá nhân, chức danh, địa chỉ... của hai bên tham gia kí hợp đồng 
2. Phần nội dung gồm:
- Các điều khoản cụ thể
- Cam kết của hai bên kí hợp đồng 
3. Phần kết thúc: Đại diện của hai bên kí hợp đồng kí và đóng dấu
4. Lời văn phải chính xác , rõ ràng, chặt chẽ, không chung chung mơ hồ
* Ghi nhớ ý 2 (sgk) 
Hoạt động 4:
+ HS đọc yêu cầu bài tập 1:
? Hãy chọn những tình huống cần viết hợp đồng trong những trờng hợp a,b,c,d,e (đã nêu trong sgk -tr.139)?
+ HS đọc yêu cầu bài tập 2:
? Hãy ghi lại phần mở đầu, các mục lớn trong phần nội dung, phần kết thúc và dự kiến các điều cần cụ thể hóa bản hợp đồng thuê nhà?
+ 2 HS lên bảng làm BT2 trong SGK.
+ Các hs khác làm vào vở
+ HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, góp ý.
+ GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
- Tình huống cần viết hợp đồng: b,c,e
2.Bài tập 2:
UBND tỉnh
CHXHCNVN
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hợp đồng thuê nhà
Hôm nay, ngày... tháng ... năm...
Tại địa điểm:
Chúng tôi gồm:
Bên cho thuê nhà:.... (bên A)
Ngày tháng năm sinh:...
CMND số:........
Địa chỉ:...
Điện thoại:...
Bên thuê nhà:..... (bên B)
Ngày tháng năm sinh:...
CMND số:........
Địa chỉ:...
Điện thoại:...
Sau khi bàn bạc, thảo luận, hai bên đồng ý kí kết hợp đồng thuê nhà với nội dung nh sau:
Điều 1: Nội dung hợp đồng.
Điều 2: Thời hạn của hợp đồng.
Điều 3: Giá cả và phương thức thanh toán.
Điều 4: Trách nhiệm của 2 bên.
Điều 5: Cam kết chung.
Đại diện bên A
(Kí tên và đóng dấu)
Tỉnh...,ngày...tháng...năm...
Đại diện bên B
(Kí tên và đóng dấu)
* Củng cố:
- Nhắc lại khái niệm hợp đồng, các mục cần có trong hợp đồng, lời văn trong hợp đồng.
* Hướng dẫn về nhà
- Học bài, nắm đợc đặc điểm của hợp đồng.
- Làm các bài tập còn lại vào vở.
- Chuẩn bị bài : Luyện tập viết hợp đồng.
Tuần: 31
Tiết: 152
Ngày soạn: 29 / 03 /2012
Bố của xi-Mông
 Mô-pa-xăng
A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
- Nỗi khổ của 1 đứa trẻ không có bố và những ước mơ, khao khát của em
2.Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự.
- Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật.
- Nhận diện được những chi tiết miêu tả tâm trạng nhân vật trong 1 Vb tự sự.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc học tập
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Nêu vấn đề, KT động não.
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: 
* Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2:
- GV yêu cầu HS dựa vào chú thích * và vốn hiểu biết:
? Trình bày những nét chính về tác giả và tác phẩm.
- HS trình bày nét tiêu biểu.
- GV bổ sung thông tin tác giả và tác phẩm. Yêu cầu đọc thêm trong Sgk.
I. Giới thiệu chung:
 1. Tác giả:
- Là nhà văn hiện thực xuất sắc của Pháp thế kỉ XIX.
- Nổi tiếng viết về truyện ngắn.
 2. Tác phẩm:
- Đoạn trích trích trong tác phẩm cùng tên.
Hoạt động 3:
? Tóm tắt nội dung chính của đoạn trích.
- HS tóm tắt. GV tóm tắt tiếp cho HS đoạn cuối bị lược bỏ.
- HD HS tìm hiểu chú thích 1, 3, 6, 7.
? Nêu bố cục và đặt tiêu đề cho từng phần của đoạn trích.
- HS nêu bố cục, GV HD sửa chữa.
? Truyện gồm mấy nhân vật, nhân vật nào là chính.
- HS xác định nhân vật chính.
? Xi-Mông được giới thiệu là cậu bé như thế nào: độ tuổi, hình dáng, tính cách, hoàn cảnh.
- HS chú ý đoạn văn 1, tìm chi tiết trả lời.
- GV gợi ý cụ thể:
 + Đoạn văn 1 kể, tả về việc gì, cảnh gì.
 + Xi-Mông ra bờ sông để làm gì.
 + Vì sao Xi-Mông có ý định tự tử.
 + Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật là gì, có phù hợp với tâm lí tuổi thơ không.
- HS nhận xét về nghệ thuật. GV HD chốt nội dung, bình.
II. Đọc hiểu văn bản:
 1. Đọc – tóm tắt, chú thích.
2. Bố cục: 4 phần.
- P1( Từ đầu khóc hoài): Nỗi tuyệt vọng của Xi-Mông.
 - P2(tiếp một ông bố): Xi-Mông gặp bác Phi-lip
 - P3( còn lại): hạnh phúc khi có một ông bố
 3. Phân tích:
 a) Nhân vật bé Xi-Mông:
- Là bé trai độ 7 – 8 tuổi, con chị Blăng-sốt.
- Chú bé gầy gò, nhút nhát.
- Không có bố thường bị bạn bè trêu chọc Xi-Mông đau khổ vì bị sỉ nhục quyết định tự tử.
- Ra bờ sông: Xi-Mông bị lôi cuốn bởi cảnh đẹp quên chuyện đau khổ muốn ngủ muốn chơi đùa nhớ nhà, nhớ mẹ lại đau khổ và khóc nức nở.
- Nghệ thuật miêu tả Diễn biến tâm trạng một đứa trẻ trong hoàn cảnh tội nghiệp, đáng thương.
* Củng cố:
1.Mô-pa-xăng sống vào giai đoạn lịch sử nào?
 A. Nửa đầu thế kỉ XIX C. Nửa đầu thế kỉ XX
 B. Nửa cuối thế kỉ XIX D. Nửa cuối thế kỉ XX
 2. Hoàn cảnh đáng thương của chú bé Xi-Mông được miêu tả trong đoạn tricha là gì?
 A. Nghèo khổ, cô dơn C. Không có bố
 B. Không có gia đình D. Không có mẹ
 * Đáp án: 1- B 2 – C
* Hướng dẫn về nhà
- Nắm được tác giả, tác phẩm.
 - Tóm tắt đoạn trích.
 - Tìm hiểu đoạn tiếp theo của văn bản: Cú ý phân tích hình ảnh của các nhân vật khác trong đoạn trích.
Tuần: 31
Tiết: 153
Ngày soạn: 29 / 03 /2012
Bố của xi-Mông
 Mô-pa-xăng
A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
- Nỗi khổ của 1 đứa trẻ không có bố và những ước mơ, khao khát của em
2.Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự.
- Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật.
- Nhận diện được những chi tiết miêu tả tâm trạng nhân vật trong 1 Vb tự sự.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc học tập 
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Nêu vấn đề, KT động não, giảng bỡnh
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: 
* Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2:
- GV gọi SH đọc diễn cảm đoạn văn: “Bỗng một bàn taybỏ đi rất nhanh”
? Xi-Mông tỏ thái độ như thế nào khi bất ngờ gặp bác Phi líp.
- GV yêu cầu HS chú ý lời nói của Xi-Mông để phát hiện thái độ.
? Khi gặp mẹ, tại sao Xi –Mông òa khóc.
? Những câu hỏi liên tiếp của Xi-Mông với bác Phi líp nói lên niềm khao khát gì của em.
- GV gọi HS đọc đoạn cuối:
? Thái độ củ ... 1970
(1954-1975)
Kháng chiến chống Mĩ và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Anh thanh niên khiêm tốn, thầm lặng, giàu mơ ước và cống hiến cho đất nớc.
3
Chiếc lược ngà
(Nguyễn Quang Sáng)
1966
(1954-1975)
Kháng chiến chống Mĩ giải phóng miền Nam 
Ông Sáu: tình cha con sâu nặng, tha thiết trong hoàn cảnh chiến tranh éo le, xa cách.
Bé Thu, tình con cha nồng nàn, cứng cỏi và thắm thiết, trong sáng, mãnh liệt.
4
Những ngôi sao xa xôi
(Lê Minh Khuê)
1970
(1954-1975)
Kháng chiến chống Mĩ, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam.
Ba cô gái thanh niên xung phong dũng cảm, lãng mạn, hồn nhiên, lạc quan ở cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn.
5
Bế quê (Nguyễn Minh Châu)
1985
Thời kì đất nước thống nhất, bắt đầu phong trào đổi mới.
Những suy nghĩ và chiêm nghiệm của Nhĩ về cuộc đời, quê hương.
	+Các tác phẩm trên đã phản ánh được phần nào những nét tiêu biểu của đời sống xã hội và con người Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước với những biến cố lớn lao: kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và xây dựng đất nước thống nhất... qua các nhân vật chính trong những tình huống truyện khá điển hình.
	Các thể hệ con người Việt Nam được miêu tả:
	-Già: Ông Hai, bà Hai, ông Sáu, ông Ba, ông hoạ sĩ
	-Trung niên, thanh niên: bác lái xe, Nhĩ, vợ Nhĩ, con trai Nhĩ, anh thanh niên, cô kỹ sư, ba cố gái thành viên xung phong, anh đại đội trưởng...
	-Thiếu nhi: bé Thu.
+Những nét tính cách chung của họ: yêu quê hương, đất nước, trung thực, dũng cảm, hồn nhiên, yêu đời, khiêm tốn, giản dị, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh cho độc lập và tự do của đất nước.
3. Phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật đã để lại trong em ấn tợng
Tuỳ HS lựa chọn và phát biểu. Khuyến khích những cảm nghĩ riêng, chân thành và sâu sắc nhng cũng cần kịp thời định hướng, uốn nắn những cảm nghĩ lan man, vụn vặt hay tuỳ tiện.
4. Hệ thống hoá nghệ thuật kể chuyện và tình huống truyện:
TT
Truyện và
tác giả
Ngôi kể
Tác dụng 
Tình huống 
truyện
Tác dụng 
1
Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)
Ngôi thứ nhất; nhân vật ngưười kể chuyện xng tôi (bác Ba)
Câu chuyện trở nên chân thực hơn, gần gũi hơn qua cái nhìn và giọng điệu của chính người chứng kiến câu chuyện
Ông Sáu về thăm vợ con, con kiên quyết không nhận ba; đến lúc nhận thì đã phải chia tay; đến lúc hi sinh ông Sáu vẫn không được gặp lại bé Thu lần nào.
Làm cho câu chuyện trở nên bất ngờ, hấp dẫn nhng vẫn chân thực vì phù hợp với lôgíc cuộc sống thời chiến tranh và tính cách các nhân vật, Nguyên nhân được lí giải thật thú vị (cái thẹo)
2
Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)
Người kể chuyện xng tôi (Phương Định)
Tương tự như trên
Một lần phá bom nổ chậm, Nho bị sức ép; một trận ma đá bất ngờ trên cao điểm
Hiện rõ cuộc sống sinh hoạt, chiến đấu hằng ngày trên cao điểm vô cùng ác liệt, hiểm nguy, có thể hi sinh bất cứ lúc nào, nhưng tâm hồn 3 thanh niên xung phong vẫn thanh thản vui tươi, tính cách của họ vẫn kiên cường
6
Làng (Kim Lân)
Ngôi kẻ thứ ba, theo cái nhìn và giọng điệu của nhân vật ông Hai
Không gian truyện mở rộng hơn, tính khách quan của hiện thực dường như được tăng hơn
Tin vịt làng Chợ Dầu theo giặc đã làm ông Hai dằn vặt, khổ sở đến điều tới khi sự thật được sáng tỏ
Tình yêu làng và tình yêu nước được biểu hiện thật khéo, thật sâu và hay qua một tình huống đắt giá mà vẫn thường có thể xảy ra.
7
Lặng lẽ Sa Pa
(Nguyễn Thành Long)
Ngôi kể thứ ba đặt vào nhân vật ông hoạ sĩ
Tương tự như trên
Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ba người trên đỉnh cao yên Sơn 2.600m
Tính cách và phẩm chất của các nhân vật bộc lộ, đặc biệt là nhân vật anh thanh niên.
8
Bến quê (Nguyễn Minh Châu)
Ngôi kể thứ ba đặt vào nhân vật Nhĩ
Tương tự như trên
Một người bệnh nặng, sắp chết, không đi đâu được, nghĩ lại cuộc đời mình và hoàn cảnh hiện tại.
Rút ra những trải nghiệm về cuộc đời mình, về quy luật cuộc sống. Tâm trạng và tình cảm đối với quê hương, gia đình lại xuất hiện những nét mới
* Củng cố:
- Củng cố các nội dung đã ôn tập.
- Nhận xét ý thức chuẩn bị và học tập của HS
* Hướng dẫn về nhà
- Kể sáng tạo 1 trong nhãng truyện đã ôn (thay đổi ngôi kể, thêm phần kết mới...).
- Vẽ tranh minh hoạ cho 1 truyện hoặc 1 nhân vật mà em tâm đắc (chất liệu; bút bi, bút dạ, màu nước, phấn màu, chì than....)
- Đọc thêm các truyện: Nguyễn Minh Châu, Lê Minh Khuê, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Thành Long...
- Soạn bài Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang.
Tuần: 31
Tiết: 155
Ngày soạn: 22 / 03 /2011
Kiểm tra 45 phút
Phần truyện
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: - Kiểm tra ,đánh giá kết quả học tập các tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại đã học
2. Kĩ năng : -Rèn luyện , đánh giá kĩ năng viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
3. Thái độ- Có ý thức học tập tốt, nghiêm túc làm bài.
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Nêu vấn đề, KT động não
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: 
* Bài mới: MA trận đề kiểm tra
 Cấp độ tư duy
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Phân tích
Đánh giá
Sáng tạo
Tổng
Tìm hiểu tên tác giả
C1TN
(2đ)
1
2
Làng
C3 TN
(0,5)
1
0,5
Những ngôi sao xa xôi
C2 TN
(0,5)
Bến quê
C1TL
(3đ)
C1TL
(2đ)
C1TL
(1đ)
C1TL
(1đ)
1
7
Tổng
1
2
1
	1
1
3
2
	1
1
3
10
 Đề bài 1:
I. Phần trắc nghiệm (3đ)
1. Hãy điền tên tác giả sao cho phù hợp với tác phẩm
Lặng lẽ Sa Pa
Làng
Chiếc lược ngà
Những ngôi sao xa xôi
a. 
b. 
c. .
d. 
2. Truyện “Những ngôi sao xa xôi” được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất 	 B. Ngôi thứ hai 	C. Ngôi thứ ba
3.Nhận định nào đúng về ngôn ngữ được sử dụng trong truyện “Làng” của nhà văn Kim Lân?
A. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật
B. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật và ngôn ngữ trần thuật của tác giả
C. Ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ trần thuật của tác giả.
D. Ngôn ngữ độc thoại và ngôn ngữ trần thuật của tác giả.
II. Phần tự luận (7đ)
Phân tích tình huống nghịch lí của truyện ngắn “Bến quê” – Nguyễn Minh Châu. Từ tình huống trên, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?
Đáp án - biểu điểm
I. Phần trắc nghiệm
1. 
1.Lặng lẽ Sa Pa
2.Làng
3.Chiếc lược ngà
4. Những ngôi sao xa xôi
5.Bến quê
a. Nguyễn Thành Long
b. Kim Lân
c. Nguyễn Quang Sáng
d. Lê Minh Khuê
e. Nguyễn Minh Châu
2. A 3. B
II. Phần tự luận
Cần nêu bật được các ý: 
- Nhĩ là người có điều kiện được đi khắp đó đây trên thế giới nhưng cuối đời lại gắn chặt với giường bệnh. 2đ
- Trong những ngày nằm trên giường bệnh, Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp bình dị của bãi bồi bên sông, của cảnh vật thiên nhiên quê hương ngay trước nơi nhà Nhĩ ở (cảnh vốn rất đỗi quen thuộc, gần gũi như những gì nó vốn có nhưng chưa bao giời Nhĩ phát hiện ra, đây là lần đầu tiên). Anh ao ước được đặt chân lên bãi bồi nhưng không được, anh đặt niềm ao ước đó và cậu con trai nhưng cậu con trai mải chơi lại bỏ lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày. 2đ
- Lần đầu tiên Nhĩ phát hiện vợ mình mặc tấm áo vá, phát hiện vẻ đẹp tần tảo, dịu dàng, đức hi sinh của người vợ, hạnh phúc của mái ấm gia đình, bên người thân, quê hương.2đ
Tác giả muốn khái quát một quy luật, triết lí của cuộc sống: con người ta khó tránh khỏi những cái vòng vèo, chùng chình trên đường đời. Những vẻ đẹp bình thường, giản dị, gần gũi với ta nhừng không phải lúc nào ta cũng nhận ra và trân trọng nó mà phải trải qua nhiều trải nghiệm, có khi phải đễn tận cuói đời, trong những hoàn cảnh mà bản thân phải nếm trải. 1đ
MA trận đề kiểm tra
 Cấp độ tư duy
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Phân tích
Đánh giá
Sáng tạo
Tổng
Tìm hiểu tên tác giả
C1TN
(2đ)
1
2
Bến quê
C3 TN
(0,5)
1
0,5
Những ngôi sao xa xôi
C2 TN
(0,5)
C1TL
(3đ)
C1TL
(2đ)
C1TL
(1đ)
C1TL
(1đ)
1
7,5
Tổng
1
2
1
	1
1
3
2
	1
1
3
10
 Đề bài 2:
I. Phần trắc nghiệm (3đ)
1. Hãy điền tên tác phẩm sao cho phù hợp với tác giả
Kim Lân
Nguyễn Quang Sáng
Nguyễn Thành Long
Nguyễn Minh Châu
a. 
b. 
c. .
d. 
2. Ngôi kể trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” giống ngôi kể trong tác phẩm nào sau đây?
A. Bến quê	 B. Cố hương	 C. Làng	D. lặng lẽ Sapa
3. Dòng nào sau đây thể hiện rõ nhất cảm xúc của nhân vật Nhĩ?
a. Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông bằng lăng đã thưa thớt.
b. Tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt.
c. Những màu sắc quen thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ.
d. Mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn.
II. Phần tự luận (7đ)
Nhân vật Phương Định trong đoạn trích truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” gợi cho em suy nghĩ gì? 
Đáp án - Biểu điểm
I. Phần trắc nghiệm
a.Làng	 c. Lặng lẽ Sapa
b. Chiếc lược ngà	d. Bến quê
II. Phần tự luận
a) Mở bài: 0,5 điểm- Dẫn dắt phù hợp 
b) Thân bài: 6 điểm
Cần tập trung làm rõ phẩm chất tốt đẹp của Phương Định qua đó thấy được hình ảnh thế hệ trẻ Việt nam trong kháng chiến chống Mĩ.
 * Về nội dung: 4 điểm
- Khái quát về hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô gái (đặc biệt là Phương Định). Mỗi người có một các tính (đặc biệt là Phương Định).
- Nêu và phân tích về đặc điểm của nhân vật Phương Định:
+ Cô còn rất trẻ, là cô gái Hà Nội, có thời học sinh hồn nhiên, vô tư
+ Vào chiến trường vẫn giữ được sự hồn nhiên đó.
+ Phương Định nhạy cảm, hay mơ mộng, thích hát
+ Yêu mến những người đồng đội của mình, cảm phục tất cả những người chiến sĩ mà cô gặp trên tuyến đường Trường Sơn.
+ Là cô gái kín đáo trong tình cảm và tự trọng bản thân mình.
+ Có những đức tính đáng quý: có trách nhiệm với công việc, dũng cảm, bình tĩnh, tự tin
- Qua nhân vật Phương Định và các cô gái thanh niên xung phong, Lê Minh Khuê đã gợi cho người đọc hình dung được phẩm chất tốt đẹp của thế hệ trẻ trong kháng chiến chống Mĩ.
- Liên hệ với thanh niên hiện nay: Đã phát huy và học tập những gì từ thế hệ trẻ.
 *Về nghệ thuật: 1 điểm
- Kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật kể là nhân vật chính, làm cho câu chuyện sinh động, giàu sức thuyết phục.
- Tác giả am hiểu và miêu tả về tâm lí nhân vật sinh động, tinh tế, đặc biệt là Phương Định.- - Ngôn ngữ và giọng điệu:
+ Ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể truyện tạo cho tác phẩm có giọng điệu kể tự nhiên, nhân vật nữ tính.
+ Dùng câu ngắn, đặc biệt, nhịp nhanh, có lúc chậm.
 * Về hình thức: 1 điểm
- Bài có bố cục chặt chẽ, mạch lạc
- Lập luận phải xác đáng, dẫn chứng chính xác
- Phải có sự liên kết giữa các đoạn và các phầm.
(Trân trọng bài viết có sáng tạo, hấp dẫn, phù hợp).
c) Kết bài: 0,5 điểm
- Khái quát lại về đặc điểm nhân vật, cảm nghĩ của em khi đọc tác phẩm.
* Củng cố: 
- GV nhắc HS kiểm tra lại bài viết.
- Thu bài và nhận xét giờ kiểm tra.
* Hướng dẫn về nhà
- Xem và làm lam lại bài kiểm tra ở nhà.
- Ôn tập lại các tác phẩm truyện đã học: Tác giả, hoàn cảnh sáng tác, đặc điểm tác phẩm, nội dung tác phẩm.
- Soạn bài: Con chó bấc
 Ngày..tháng..năm 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tuan31.doc