Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tuần 33

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tuần 33

LUYỆN TẬP VIẾT HỢP ĐỒNG

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức

- Những kiến thức cơ bản về đặc điểm, chức năng, bố cục của hợp đồng

2. Kĩ năng

- Viết 1 hợp đồng ở dạng đơn giản, đúng quy cách.

3. Thái độ

- Nghiêm túc học tập

B. Chuẩn bị:

1. GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo

2. HS: Chuẩn bị bài

C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

Nêu vấn đề, KT động não

D. Tiến trình các hoạt động

* ổn định tổ chức

* Kiểm tra bài cũ: Thế nào là hợp đồng?

 

doc 18 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 662Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Liên Mạc - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 33
Tiết: 161
Ngày soạn: 10 / 04 /2012
Luyện tập viết hợp đồng
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức
- Những kiến thức cơ bản về đặc điểm, chức năng, bố cục của hợp đồng
2. Kĩ năng
- Viết 1 hợp đồng ở dạng đơn giản, đúng quy cách.
3. Thái độ
- Nghiêm túc học tập
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Nêu vấn đề, KT động não
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: Thế nào là hợp đồng?
* Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
? Em hãy cho biết mục đích và tác dụng của hợp đồng?
- Học sinh nhắc lại phần lí thuyết đã học
? Trong các văn bản sau, văn bản nào có tính chất pháp lí: Tường trình, biên bản, báo cáo, hợp đồng?
 + Biên bản
+ Hợp đồng
? Một bản hợp đồng gồm có những mục nào?
- Học sinh trả lời. Yêu cầu nêu được:
 Phần nội dung chính của hợp đồng được trình bày dưới hình thức nào?
? Lời văn và số liệu ghi trong bản hợp đồng phải như thế nào?
I. Ôn tập lí thuyết
+ Mục đích: Ghi lại nội dung thỏa thuận của các bên tham gia kí kết (về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi...)
+ Tác dụng: Hợp đồng là cơ sở pháp lí để các bên ràng buộc lẫn nhau, có trách nhiệm thực hiện các điều khoản đã ghi nhằm đảm bảo cho công việc đạt kết quả, tránh thiệt hại cho các bên...
- Gồm ba phần: 
+ Mở đầu
+ Nội dung
+ Kết thúc
- Phần nội dung được trình bày dưới hình thức các điều khoản
+ Lời văn: gãy gọn, đơn nghĩa, dễ hiểu
+ Số liệu: Rõ ràng, chính xác...
II. Luyện tập
Bài 1:
GV kiểm tra bài tập về nhà của tiết trước,(bài 2).
Bản hợp đồng phải có những nội dung sau:
- Tên hợp đồng.
- Thời gian, địa điểm, các chủ thể đại diện tham gia kí kết hợp đồng.
- Hiện trạng của căn nhà cho thuê: địa chỉ, diện tích, trang thiết bị
- Các điều khoản hợp đồng ( ghi theo các điều và quy trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của bên A (người cho thuê) và bên B ( người thuê).
- Các quy định hiệu lực của hợp đồng: Hợp đồng viết làm mấy bản, giá trị pháp lí của nó; thời hạn hợp đồng; cam kết và chữ kí, họ tên của các chủ thể đại diện tham gia hợp đồng.
Bài 2: Chọn cách diễn đạt.
a, Cách 1. c, Cách 2.
b, Cách 2. d, Cách 3.
Bài 3: Lập hợp đồng theo những thông tin cho sẵn.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận.
-> Thống nhất bố cục của bản hợp đồng theo nội dung và bố cục đã thống nhất.
-> Gọi học sinh khá đọc bản hợp đồng của mình.
Cộng hoà xã hội cbủ nghĩa Việt Nam
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
	Hợp đồng cho thuê xe đạp
Hôm nay, ngày.thángnăm 2007.
Tại địa điểm:..
Bên A: Chủ sở hữu cho thuê xe đạp:
Ông (bà):.
Địa chỉ:.
Số điện thoại:.
Bên B ( người thuê xe):
Ông ( bà): 
Địa chỉ:.
Chứng minh thư nhân dân sốcấp ngày.tại.
Điện thoại:
	 Hai bên thoả thuận kí kết hợp đồng cho thuê xe đạp với những nội dung cụ thể sau đây:
Điều1:
Ông (A)cho ông (B)thuê một chiếc xe đạp Mi-ni Nhật, màu tím trị giá 1000000đ( một triệu đồng).
Thời gian cho thuê: 3 ngày (Từ ngày./4/2007 đến hết ngày /4/2007.
Giá thuê: 10000đ/ngày( Mười ngàn đồng/ ngày đêm).
Điều2:
Ông (B)có trách nhiệm giữ gìn và bảo quản xe đạp cẩn thận, nếu xe bị mất hoặc hư hỏng thì người thuê xe phải bồi thường, phải chịu tiền thuê gấp đôi.
Hợp đồng này làm thành 2 bản, có giá trị như nhau, bên chủ sở hữu giữ một bản, bên thuê giữ một bản.
Bên thuê Bên chủ sở hữu
 ( Họ tên và chữ kí) ( Họ tên và chữ kí)
Bài4:
Giáo viên gợi ý: Khi viết em cần chuẩn bị trước nội dung, và tiến hành soạn thảo hợp đồng. Chú ý diễn đạt ngắn gọn, chính xác, chặt chẽ, rõ ràng.
	Hướng dẫn học sinh về nhà viết.
D - Củng cố
	? Hợp đồng là gì? Mục đích viết hợp đồng?
	? Bố cục và nội dung của bản hợp đồng viết như thế nào?
	? Lời văn trong hợp đồng yêu cầu như thế nào?
E. Hướng dẫn về nhà:
	- Về nhà hoàn thiện bài tập 3,4 sgk trang 158 vào vở.
	- Ôn lại lí thuyết về hợp đồng và cách viết hợp đồng.
	- Chuẩn bị bài: Tổng kết Tập làm văn.
	- Tiết sau học: Tổng kết văn học nước ngoài.
Tuần: 33
Tiết: 162
Ngày soạn: 10 / 04 /2012
Tổng kết phần văn học nước ngoài
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức
- Hệ thống kiến thức về các tác phẩm VH nước ngoài
2. Kĩ năng
- Tổng hợp, hệ thống kiến thức về các tác phẩm VH nước ngoài.
- Liên hệ với những tác phẩm VN có cùng đề tài.
3. Thái độ
- Nghiêm túc học tập
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Nêu vấn đề, KT động não, Vấn đỏp tỏi hiện, giải thớch - minh họa, giảng bỡnh, thảo luận nhúm..
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: 
* Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hướng dẫn học sinh lập bảng hệ thống hoàn chỉnh các văn bản đã học từ lớp 6 đến lớp 9.
?Trình bày bảng hệ thống theo nhóm? 
Giáo viên nhận xét và chọn một bài hoàn chỉnh nhất.
*Lưu ý: 
Không xếp phần các văn bản nhật dụng vào phần này. Ví dụ như: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Đấu tranh cho một thế giới hoà bình
? Trong phần văn học dân gian có trích học một tác phẩm VHDG nước ngoài, đó là tác phẩm nào? (Cũng không cho vào phần tổng kết này)
? ở phần đọc thêm cũng có một số tác phẩm văn học nước ngoài, hãy chỉ ra cụ thể.
Những tác phẩm còn lại yêu cầu học sinh lập bảng cụ thể và chính xác.
Ví dụ: Chiếc lá cuối cùng- Tác giả là Hen Ri- Văn học Mĩ- Thể loại là truyện ngắn
Giáo viên cho học sinh tự hoàn chỉnh bảng hệ thống của mình. 
- Học sinh làm việc theo nhóm, thảo luận tìm ra bảng hệ thống hoàn chỉnh nhất.
- Học sinh trình bày. Các nhóm nhận xét bài của nhau. 
- Ông lão đánh cá và con cá vàng ( Truyện cổ tích Nga)- Lớp 6.
- Đêm đỗ thuyền ở Phong kiều- Lớp 7. Chó sói và cừu non- Lớp 9.
- Học sinh hoàn chỉnh bảng hệ thống.
I -Lập bảng thống kê theo mẫu:
STT
Tên văn bản 
Lớp
Tác giả
Nước
T.K
Thể loại
1
Buổi học cuối cùng
6
Đô- đê
Pháp
19
Tr.ngắn
2
Cô bé bán diêm
8
An-đéc- xen
Đan mạch
19
Tr.cổ
3
Đánh nhau với cối xay gió
8
Xéc- van- téc
TB Nha
16-17
TT
4
Chiếc lá cuối cùng
8
O Hen -ri
Mĩ
19
Tr.ngắn
5
Hai cây phong
8
Ai- ma- tốp
Cư rơ xtan
20
Tr.ngắn
6
Cố hương
9
Lỗ Tấn
T.Quốc
20
Tr.ngắn
7
Những đứa trẻ
9
M. Gor-ki
Nga
20
TT
8
Rô bin xơn ngoài đảo hoang
9
Đ. Đi- phô
Anh
17- 18
TT
9
Bố của Xi mông
9
Mô-pa-xăng
Pháp
19
Tr.ngắn
10
Con chó Bấc
9
G. Lân- đơn
Mĩ
20
 TT
11
 Đi bộ ngao du
8
G. Ru- xô
Pháp
18
N.luận XH
12
Chó Sói và CừuLa phông ten
9
H. Ten
Pháp
19
N.luận văn chương
13
Lòng yêu nước
6
Ê- ren- bua
Nga
20
Bút kí
14
Ông Giuốc đanh học làm quý tộc
8
Mô li e
Pháp
18
Hài kịch
15
Xa ngắm thác núi Lư
7
Lí bạch
T.Quốc
8
Thơ
15
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
7
Lí Bạch
T.Quốc
8
Thơ
17
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá nát
7
Đỗ Phủ
T.Quốc
8
Thơ
18
Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê
7
Hạ Tri Chương
T.Quốc
8
Thơ
19
Mây và Sóng
9
Ta -go
ấn độ
20
Thơ
? Các tác phẩm VHNN đó có ý nghĩa ntn đối với em?
?Bồi dưỡng cho em những tình cảm gì?
+Tình yêu cuộc sống, con người
+Yêu cái đẹp, diều thiện.
+Có thái độ sống ntn?
?Các tác phẩm VH nước ngoài đã học được viết dưới những thể loại nào?
?Những giá trị nghệ thuật đặ sắc của mỗi tác phẩm?
Ví dụ:
Thơ đường?
Hài Kịch?
Bút kí chính luận?
Phương thức tự sự?
?Phong cách sáng tác của tác giả có những nét độc đáo như thế nào? qua các tác phẩm?
?Nêu ví dụ cụ thể?
Ví dụ: O – Hen – Ri?
Lỗ Tấn?
Ai – Ma – Tốp?
Mô - Li – E?
Mô - Pa – Xăng?
Giắc – Lân - Đơn?
?Những ấn tượng sâu sắc của em khi học các tác phẩm VH nước ngoài?
?Nhân vật: Xi – Mông; Blăng – Sốt, 
Phi – Líp trong đoạn trích học có diễn biến tâm trạng ntn?
?ý nghĩa nhân văn của tác phẩm?
?Những tác phẩm nào: Tác giả nào em yêu thích?
?Vì sao? em yêu thích?
-Những tác phẩm nào? tác giả nào em yêu thích? Vì sao?
2-Những giá trị về nội dung và nghệ thuật cuả các tác phẩm VHNN đã học:
a)Về giá trị nội dung:
-Nội dung bao trùm: Giúp ta hiểu được sắc thái phong tục tập quán của nhiều dân tộc trên thế giới, đề cập nhiều vấn đề xã hội, nhân sinh ở nhiều thời đại khác nhau.
- Cung cấp nhiều kiến thức bổ ích
-Bồi dưỡng cho ta những tình cảm đẹp:
Tình yêu cuộc sống, con người, yêu điều thiện ghét cái ác.
- Có thái độ sống đẹp...
 b-Thể loại
*Thơ đường:
Với các tác giả: Hạ Chi Trương, Lí Bạch, Đỗ Phủ.
*Thơ văn xuôi: Ta – Go.
*Bút kí Chính luận: Ê - Ren – Bua
*Hài Kịch: Mô - Li – E.
*Phương thức tự sự mang đậm chát trữ tình: Ai – Ma – Tốp; Đô - Đê, 
Go – Rơ - Ki, Lỗ Tấn....
*Các kiểu văn nghị luận: Ru – Xô ;Ten;
Ê - Ren – Bua.
c-Phong cách sáng tác:
-Các tác phẩm VH nước ngoài đều mang đậm tính nhân văn và thể hiện rõ phong cách sáng tác của tác giả.
-Các ví dụ điển hình:
+O – Hen – Ri qua truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”. Với nghệ thuật hai lần đảo ngược tình huống đã đem lại những bất ngờ và bộc lộ rõ tính cách của nhân vật.
+Lỗ Tấn qua truyện ngắn Cố Hương những dòng tự sự mang đậm cảm xúc trữ tình, những dòng hồi tưởng của nhân vật tôi trong tác phẩm là phong cách sáng tác độc đáo của tác giả.
+Mô - li – e qua đoạn trích “Ông Giuốc đanh mặc lễ phục” là cây đại thụ của hài kịch thế giới; Qua cách thể hiện ngôn ngữ nhân vật đặc sắc đã tạo nên một bộ mặt thật của giới tư sản.
+Mô - Pa – Xăng qua đoạn trích học 
“Bố của Xi Mông”. Với nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng rất tinh tế đặc sắc của các nhân vật đã tạo nên sức hấp dẫn của truyện.
-Hướng tới sự yêu thích bởi những giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
-Hướng tới sự yêu thích bởi cuộc đời và những thành công của các tác giả trong sáng tác.
D. Củng cố
-Củng cố các nội dung đã ôn ở tiết 1
-Chú ý: Về những đóng góp lớn lao của các tác giả trong sáng tác 
Về những giá trị nội dung của từng tác phẩm
-Bồi dưỡng cho em tình cảm gì?
E. Hướng dẫn về nhà
-Học bài theo yêu cầu ở tiết 1
-Đọc, tìm hiểu các TP VHNN đã thống kê.
-Tìm hiểu giá trị nghệ thuật, những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của mỗi tác giả trong mỗi tác phẩm VHNN.
Tuần: 33
Tiết: 163
Ngày soạn: 11/ 04 /2012
Bắc Sơn
 Nguyễn Huy Tưởng
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức
- Đặc trưng cơ bản thể loại kịch.
- Tình thế Cm khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra.
- Nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng.
2. Kĩ năng
- Đọc hiểu 1 VB kịch
3. Thái độ
- Nghiêm túc học tập
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo
2. HS: Chuẩn bị bài
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Nêu vấn đề, KT động não, giảng bình.
D. Tiến trình các hoạt động
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: 
1. Vì sao nói Giôn Thoóc-tơn là ông chủ lí tưởng của Bấc?
2. Tình cảm của Bấc với Thoóc-tơn có gì đặc biệt so với những ông chủ khác, so với Ních và Xơ-kít ?
3. Cách nhân hoá khi tả các nhân vật là loài vật của Giắc Lân-đơn so với Tô Hoài hay La Phông-ten có gì giống, khác ? Em thích cách nào hơn ?
4. Chuyển ngôi kể thứ nhất đặt vào nhân vật Bấc, kể lại đoạn văn trích học. Cách kể như vậy có thể đem lại ...  tượng (miêu tả)
-Để hiểu được thái độ, tình cảm của người viết đối với sự vật, hiện tượng (biểu cảm)
-Để nhận thức được đối tượng (thuyết minh)
-Để thuyết phục người đọc tin theo một vấn đề nào đó (nghị luận)
-Để tạo lập quan hệ xã hội trong khuôn khổ pháp luật (hành chính-công vụ)
d) Các yếu tố cấu thành văn bản khác nhau:
-Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của sự việc, sự kiện ( tự sự)
-Hình tượng về một sự vật, hiện tượng được người viết tái hiện, tái tạo (miêu tả).
-Các cảm xúc cụ thể của người viết đối với sự vật, hiện tượng (biểu cảm)
-Cung cấp các tri thức khách quan (cấu tạo, hình dáng, kích thước, khối lượng, màu sắc, thuộc tính, đặc điểm, số liệu...) về đối tượng (thuyết minh).
-Hệ thống luận điểm, luận cứ, lập luận (nghị luận)
-Trình bày theo mẫu (hành chính)
3. Các phương thức biểu đạt trên có thể phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể, vì:
-Trong văn bản tự sự có thể sử dụng phương thức miêu tả, thuyết minh, nghị luận... và ngược lại.
-Ngoài chức năng thông tin, các văn bản còn có chức năng tạo lập và duy trì quan hệ xã hội; do đó không thể có một văn bản nào đó lại “thuần chủng” một cách cực đoan được.
4. So sánh kiểu văn bản và thể loại văn học:
a) Giống nhau: Các kiểu văn bản và các thể loại văn học có thể dùng chung một phương thức biểu đạt nào đó. Ví dụ:
-Kiểu tự sự có mặt trong thể loại tự sự.
-Kiểu biểu cảm có mặt trong thể loại trữ tình
b) Khác nhau:
-Kiểu văn bản là cơ sở của các thể loại văn học
-Thể loại văn học là “môi trường” xuất hiện các kiểu văn bản
Ví dụ:
-Trong các thể loại văn học như tự sự, trữ tình, kịch, kí thì thể loại tự sự có thể sử dụng các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận...
-Trong thể loại kịch cũng có thể sử dụng các kiểu văn bản như trên.
(Các câu hỏi còn lại, GV gợi dẫn HS trả lời).
II- Hệ thống một số kiến thức về tập làm văn đã 
 Ngoài bảng tổng hợp, chúng ta còn cần lưu ý một số vấn đề sau:
(1) So sánh “Thuyết minh” – “Giải thích” – “Miêu tả”.
Thuyết minh
Giải thích
Miêu tả
-Phương thức chủ yếu: cung cấp đầy đủ tri thức về đối tượng.
-Cách viết: trung thành với đặc điểm của đối tượng một cách khách quan, khoa học
-Phương thức chủ yếu: xây dựng một hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận.
-Cách viết: dùng vốn sống trực tiếp (do tuổi đời và hoàn cảnh sống quyết định và vốn sống quyết định) và vốn sống gián tiếp (học tập qua sách vở và thu lượm qua các phương tiện thông tin đại chúng) để giải thích một vấn đề nào đó theo một quan điểm, lập trường nhất định.
-Phương thức chủ yếu: tái tạo hiện thực bằng cảm xúc chủ quan.
-Cách viết: Xây dựng hình tượng về một đối tượng nào đó thông qua quan sát, liên tưởng, so sánh và cảm xúc chủ quan của người viết.
(2) Khả năng kết hợp giữa các phương thức:
Tự sự
Miêu tả
Biểu cảm
Nghị luận
Thuyết minh
-Có sử dụng bốn phương thức còn lại
-Ngoài ra, tự sự còn có thể kết hợp với miêu tả nội tâm, đối thoại và độc thoại nội tâm (có vai trò quan trọng của người kể và ngôi kể)
-Có sử dụng các phương thức tự sự, biểu cảm, thuyết minh
-Có sử dụng các phương thức tự sự, miêu tả, nghị luận
-Có sử dụng các phương thức miêu tả, biểu cảm, thuyết minh
-Có sử dụng các phương thức miêu tả, nghị luận
III- Hướng dẫn luyện tập bổ trợ
1. Viết đoạn văn tự sự có sử dụng cả miêu tả nội tâm và nghị luận:
*Gợi ý:
Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường nhạy cảm và dễ bị tổn thương như thế. Họ rất dễ chạnh lòng tủi thân trước những lời an ủi, cho dù là rất đồng cảm, chân thành. Vì thế, ta khó mà ở cho vừa ý họ... Tôi chỉ còn biết lặng lẽ thở dài... Một hôm, tôi phàn nàn về việc ấy với Binh Tư - một người láng giềng khác của tôi. Binh Tư làm nghề ăn trộm nên hắn vốn không ưa lão Hạc chỉ vì... lão lương thiện quá! Có lần Binh Tư đã cười nhạt nói với tôi:
-Các cụ đã dạy “Thật thà ăn cháo, láo nháo ăn cơm !”, cấm có sai!
Nhưng lần này thì khác, hắn không cười nhạt mà lại bĩu môi một cách khinh bỉ, dằn giọng:
-Lão làm bộ đấy! Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu, lão vừa xin tôi một ít bả chó...
Tôi trố to đôi mắt, ngạc nhiên. Rồi hắn thẽ thọt bỏ nhỏ vào tai tôi:
-Lão bảo có con chó nào cứ lảng vảng ở vườn nhà lão... Lão định cho nói xơi một bữa. Lão còn hẹ, nếu trúng , lão với tôi uống rượu đấy !!!
Hỡi ơi lão Hạc ! Thì ra đến lúc cùng đường tuyệt lộ lão cũng có thể làm liều như ai... Một người như thế ấy !... Một người đã từng khóc rống lên vì trót lừa một con chó !... Một người nhịn ăn để dành tiền làm ma cho chính mình chỉ bởi không muốn làm phiền hàng xóm láng giềng... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng cam chịu nhắm mắt làm một Binh Tư thứ hai ư ? Nếu vậy thì quả thật trong cuộc đời này, cứ mỗi ngày lại thêm bao nhiêu chuyện buồn đau, bi thảm...
(Dựa theo Nam Cao, Lão Hạc, Ngữ văn 8, tập một
NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004)
2. Kể lại một chương trình trên ti vi mà em đã xem và chương trình đó đã gây ấn tượng sâu sắc cho em:
*Gợi ý: Em thường xuyên xem chương trình Những ước mơ xanh phát trên VTV1 vào lúc 22 giờ tối thứ hai hằng tuần bởi đó là một chương trình rất xúc động khiến em nhiều đêm trằn trọc không sao ngủ được. Chương trình ấy thường giới thiệu những tấm gương người thật, việc thật đã có ý chí phi thường vượt lên những mất mát, thiệt thòi để sống có ích cho đời. Hầu hết những tấm gương ấy đèu là các bạn cùng trang lứa với em, có bạn mồ côi cha mẹ, có bạn bị tật nguyền, có bạn khiếm thị... Vượt lên trên tất cả những thua thiệt, khiếm khuyết của bản thân; các bạn ấy vẫn miệt mài học tập rèn luyện, chăm chỉ lao động và đặc biệt là luôn khao khát được thưởng thức nghệ thuật, sáng tạo nghệ thuật. Em không sao cầm được nước mắt khi thấy các bạn khiếm thị đã khổ công tập vẽ như thế nào để có được những bức tranh hồn nhiên, ngộ nghĩnh khiến chi những người xem phải trầm trồ, tán thưởng. Có một chương trình biểu diễn văn nghệ của các bạn khiếm thị mà các bạn ấy vừa hát vừa khóc, người xem cũng vừa vỗ tay vừa khóc... Khi khán giả ùa lên sân khấu tặng hoa, các “nghệ sĩ mù” vừa run rẩy vuốt ve từng bông hoa, vừa mấp máy đôi môi để nói lời cảm ơn.... Còn các mẹ, các chị thì quay mặt đi, rút khăn tay lau nước mắt... Những đêm không ngủ được, em cứ miên man suy nghĩ, các bạn ấy đã sống ngoan cường và đẹp đẽ như vậy, còn mình thì sao nhỉ ? Mình được sống trong một mái ấm gia đình có đủ cha mẹ, anh chị em; bản thân mình lại lành lặn, khoẻ mạnh; vậy mà tại sao mình vẫn kém cõi như vậy? Em chợt nhớ lời một thầy giáo dạy văn nói rằng, ai cũng có những khả năng trời phú cho, vấn đề chỉ còn là mỗi người có ý chí hay không mà thôi! Nghĩ ngợi mãi rồi em tự hứa với mình sẽ cố gắng hơn nữa để sống có ích cho đời.
3. Kể lại ngắn gọn một tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 mà em yêu thích:
*Gợi ý:
Có lẽ tác phẩm để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất chính là tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của nhà văn Ô.Hen-ri . Câu chuyện xoay quanh ba nhânghiệp vụật là Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men, Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ trẻ, nghèo. Cụ Bơ-men là một hoạ sĩ già, cũng nghèo, nhưng có lẽ cụ chưa thể “nhắm mắt” được vì cái hoài bão sáng tác một kiệt tác hội hoạ chưa thành hiện thực. Giôn-xi bị ốm nặng. Bệnh tật cùng với sự túng quẫn đã khiến Giôn-xi chán đời và muốn buông xuôi tất cả. Mỗi buổi sáng, Giôn-xi lại yêu cầi Xiu kéo tấm mành mành xanh lên để xem chiếc lá thường xuân cuói cùng có còn ở trên cành hay không, bởi chiếc lá ấy đã gắn với lời nguyền của Giôn-xi rằng: khi nào chiếc lá cuối cùng ấy rụng thì Giôn-xi sẽ chết! Thế nhưng, có một điều kì diệu đã xảy ra ! Mặc dù bão tuyết dữ dội suốt đem, nhưng chiếc lá thường xuân vẫn còn đó ! Sự bất tử của chiếc lá thường xuân đã thức tỉnh Giôn-xi, thổi vào tâm hồi Giỗni một luồng sinh khí mới; đó là lòng ham sống và khát vọng lượt lên hoàn cảnh bi đát của mình ! Tuy nhiên, cái giá phải trả cho sự thức tỉnh của Giôn-xi và sự thành công của cụ Bơ-men là không hề rẻ! Cái chết của cụ Bơ-men khiến em cứ bị day dứt, ám ảnh không thôi...Hoá ra, tình yêu cuộc sống có thể mạnh hơn cái chết! Và để sáng tạo được một kiệt tác, người nghệ sĩ phải sẵc sàng hi sinh bản thân mình cho nghệ thuật, nhưng đó phải là thứ nghệ thuật vì con người!
4. Chuyển đoạn kết của chuyện Người con gái Nam Xương thành một đoạn đối thoại:
*Gợi ý:
Để thực hiện lời hứa với Vũ Nương, ngay sau khi được trở về trần gian, Phan Lang đã tìm đến nhà Trường Sinh. Khi gặp nhau, Trường Sinh ngỡ ngàng kêu lên:
-Trời ơi ! Thế mà người ta đồn rằng chàng đã bị chết đuối rồi...
Phan Lang mỉm cười:
-Đúng là tôi đã bị chết đuối, nhưng lại được Linh Phi cứu sống và cho về cõi trần!
Mắt Trương Sinh chợt sáng lên:
-Nghĩa là chàng đã xuống tận Thuỷ cung rồi phải không ?
Phan Lang gật đầu:
-Và đã gặp nàng Vũ Nương ở dưới đó...
Nghe Phan Lang nói thế, Trương Sinh sững sờ, chântay bủn rủn, buột miệng kêu khẽ:
-Vũ Nương nàng ơi, ta có tội với nàng...
Đợi cho Trương Sinh qua cơn xúc động, Phan Lang mới từ tốn nói:
-Nàng Vũ Nương có nhờ tôi mang về cho chàng một chiếc thoa vàng và một lờinhắn...
Vừa nói, Phan Lang vừa trao cho Trương Sinh một cái gói nhỏ bọc bằng vải đỏ. Trương Sinh run run đưa hai bàn tay nhận lấy kỉ vật của người vợ yêu quý và thì thào:
-Nàng nhắn nhủ tôi điều gì, hả chàng?
-Nàng bảo chàng hãy lập đền giải oan bên bờ Hoàng Giang... Rồi nàng sẽ về thăm chồng con...
Nghe lời Phan Lang, Trương Sinh bèn làm đúng như lời nhắn của vợ và chàng được thấy Vũ Nương “ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng... lúc ẩn lúc hiện”.
5. Dựa vào đoạn kết của chuyện Người con gái Nam Xương, hãy viết một đoạn văn miêu tả độc thoại nội tâm của nhân vật Trương Sinh:
Gợi ý:
Nhận lại chiếc hoa vàng và lời nhắn của Vũ Nương, Trương Sinh đứng chết lặng như kẻ mất hồn.. Vũ Nương nàng ơi, ta có tội với nàng ! Chỉ vì một phút nông nổi hồ đồ mà ta đã mất một người vợ vô cùng nết na chung thuỷ ! Sao ta lại nỡ đẩy nàng đến một cái chết đau đớn, oan nghiệt như vậy được nhỉ ? Trời ơi, nếu không vì bé Đản còn quá ngây thơ non nớt thì ta cũng có thể đâm đầu xuống dòng Hoàng Giang để được gặp nàng và để được quỳ trước mặt nàng mà tạ tội ! Than ôi, bây giờ thì âm dương đôi ngả, nghìn thu vĩnh quyết, lòng ta đớn đau tan nát biết bao giờ nguôi ? Vũ Nương nàng ơi, ta sẽ lập đền giải oan cho nàng và nguyện ngày đêm chăm chỉ hoa thơm hương toả để phần nào an ủi cho vong linh của nàng và cũng là để tỏ tấm lòng thành khẩn ăn năn hối lỗi của ta đối với nàng! Nếu có khôn thiêng thì nàng hãy đoái thương chồng con của nàng, thỉnh thoảng hiện về cho chồng con nàng được nhìn thấy cái bóng hình thân yêu nhất của mình ! Vũ Nương nàng ơi, nếu lời khẩn cầu của ta mà linh ứng thì xin nàng hãy cho một làn gió mát thoảng qua... Thế là kẻ có tội này sẽ được thanh thản phần nào...
* Củng cố:
Nhắc lại một số khía niệm
* Hướng dẫn về nhà
- Học nội dung bài học
- Soạn bài tôi và chúng ta
 Ngày..tháng..năm 2012

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tuan 33.doc