Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Thượng Nhật - Tuần 28

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Thượng Nhật - Tuần 28

Tiết 131 – 132: TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

Đặc trưng của VBND là tính cập nhật về nội dung

Những nội dung cơ bản của văn bản nhật dụng đã học.

2. Kĩ năng:

Tiếp cận một văn bản nhật dụng

Tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức

3. Thái độ:

Tích cực, chủ động tìm hiểu nội dung yêu cầu bài học.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: SGK, bài giảng

- Học sinh: SGK, vở bài soạn.

C. Phương pháp, kĩ thuật.

- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, HĐ nhóm.

- Kĩ thuật: động não.

 

docx 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 597Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Thượng Nhật - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 28
Tiết
131
132
Tổng kết văn bản nhật dụng
Tiết
133
Trả bài viết số 6
Tiết
134
135
Bài viết số 7
Ngày soạn: 11/3/2012
Tiết 131 – 132:	TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Đặc trưng của VBND là tính cập nhật về nội dung
Những nội dung cơ bản của văn bản nhật dụng đã học.
2. Kĩ năng: 
Tiếp cận một văn bản nhật dụng
Tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức
3. Thái độ: 
Tích cực, chủ động tìm hiểu nội dung yêu cầu bài học.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGK, bài giảng
- Học sinh: SGK, vở bài soạn.
C. Phương pháp, kĩ thuật.
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, HĐ nhóm.
- Kĩ thuật: động não.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Bài cũ : Kiểm tra bài soạn: 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Gv gọi Hs đọc mục I (sgk).
- Qua việc học các vb nhật dụng, em hiểu ntn gọi là vb nhật dụng?
- Trong vb nhật dụng đề cập tới những vấn đề nào, hãy chỉ rõ yêu cầu của những vấn đề đó?
- Trong đó yêu cầu nào là quan trọng nhất vì sao?(tính cập nhật).
- Vb nhật dụng có những chức năng nào?(đề cập, bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giánhững vấn đề, những hiện tượng trong cuộc sống).
- Tính cập nhật là yêu cầu cao của vb nhật dụng, như vậy vb nhật dụng đề cập tới những vấn đề nào của cuộc sống, chỉ rõ các tác phẩm đó?(vấn đề gần gũi, bức thiết của con người, của cộng đồng như rác thải, môi trường, chiến tranh).
- Chính vì vậy, có những môn học nào có liên quan tới vb nhật dụng? Vì sao? (vấn đề bức thiết của cuộc sống).
- Tại sao giá trị văn chương không phải là một yêu cầu cao nhất nhưng vẫn là một yêu cầu quan trọng? - Cho ví dụ? (vì nó đảm bảo đầy đủ các yêu cầu nghệ thuật, phương thức biểu đạt.).
- Vậy VBND có những đặc điểm khác biệt nào?
Bởi vậy, VBND sẽ phản ánh những nội dung gì mà chức năng, đề tài đã đề cập các em chuyển sang phần II.
Hs đọc mục II.
Hs thảo luận tổ(4 tổ) câu hỏi sau:
Tại sao vb nhật dụng lại đề cập tới những vấn đề lâu dài của xã hội, đó là những vấn đề nào?
 Tổ 1: lớp 6; Tổ 2: lớp 7: 
 Tổ 3: lớp 8: Tổ 4: lớp 9. 
Đại diện mỗi tổ trình bày Gv và các Hs tổ khác nhận xét, bổ sung.
Các nội dung đó có ý nghĩa ntn đối với cuộc sống hiện tại và tương lai, tác dụng của việc vb nhật dụng phản ánh các vấn đề đó?(xây dựng môi trường tốt hơn, phản đối chiến tranh, khủng bố.). Em có thái độ ntn trước những vấn đề đặt ra đó?
Nói đến văn hóa,ở Tây Nguyên chúng ta có một không gian văn hóa riêng, đó là không gian văn hóa đặc sắc nào? Em có thái độ và kiến nghị gì về không gian văn hóa đặc sắc đó? (Giữ gìn, bảo vệ và phát huy......).
Các nội dung được đề cập đó cho thấy VBND đã đề cập tới những đề tài nào, có những chức năng gì? (chức năng bàn luận: Bức thư..., Thông tin về....Phong cách HCM.....).
 Em đã rút ra được bài học gì cho bản thân và có những kiến nghị gì?(phải đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp; đảm bảo an ninh lương thực, hòa bình).
Như vậy, nội dung các VBND đã học có đề tài phản ánh như thế nào?
I. Khái niệm văn bản nhật dụng.
1. Khái niệm: (sgk trang 94).
2. Đặc điểm. 
- Đề tài: Thiên nhiên, môi trường, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục.....
- Chức năng: Bình luận, tường thuật, miêu tả, đánh giá....về những hiện tượng của con người và xã hội.
- Tính cập nhật: Tính thời sự kịp thời, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày có ý nghĩa cơ bản...
II. Nội dung các văn bản nhật dụng đã học.
Lớp
Nội dung
Tên văn bản
6
- Di tích lịch sử
- Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử.
- Danh lam thắng cảnh.
- Động Phong Nha
- Quan hệ giữa thiên nhiên và con người
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.	 
7
- Giáo dục, về vai trò của phụ nữ.
- Cổng trường mở ra, Cuộc chia tay của những con búp bê.
- Văn hóa.
- Ca Huế trên sông Hương.
8
- Môi trường.
- Thông tin về Nngày Trái Đất năm 2000.
- Tệ nạn ma túy, thuốc lá.
- Ôn dịch, thuốc lá.
- Dân số và tương lai loài người
- Bài toán dân số.
9
- Quyền sống của con người.
- Tuyên bố thế giới về sự sống còn và quyền..
- Bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh.
- Đấu tranh cho một
- Hội nhập và vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
 thế giới hòa bình.
- Phong cách Hồ Chí Minh.
=> Nội dung phản ánh đa dạng, phong phú.
Tiết 2
Hs đọc mục III.
Vb nhật dụng gồm những thể loại nào? GV phát phiếu học tập để HS điền vào.
Vb nhật dụng giống với các tác phẩm văn chương ở điểm nào? ( ptbđ).
Hs thảo luận nhóm câu hỏi sau: 
Văn bản nhật dụng sử dụng nhiều phương thức biểu đạt nhằm mục đích gì?
- Nhóm 1. Thuyết minh, miêu tả trong văn bản “ Động phong Nha” ( Ngữ Văn 6 T2)
- Nhóm 2. Tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn bản: “ Cầu long Biên – Chứng nhân lịch sử”. ( Ngữ Văn 6 T2).
- Nhóm 3. Tự sự, miêu tả trong văn bản: “ Cuộc chia tay của những con búp bê”.( Ngữ văn 7 T1 ).
- Nhóm 4. Nghị luận, biểu cảm trong vb: “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”,(NV 6T2).
- Nhóm 5:Thuyết minh, nghị luận, biểu cảm trong vb “Ôn dịch, thuốc lá”,(NV 8 T1).
- Nhóm 6: Nghị luận trong vb “Thông tin về ngày Trái đất năm 2000”, (NV 8 T1).
Đại diện mỗi tổ trình bày, Gv và Hs nhận xét, góp ý, bổ sung.
Như vậy, vbnd không phải là khái niệm thể loại, cũng không chỉ kiểu vb “nhưng” nó có giá trị như một tác phẩm văn học là vì sao? (vì nó sử dụng đầy đủ các ptbđ mà các tác phẩm vh khác đều có). Trong đó, đặc biệt là những kiểu vb nào? (nghị luận, thuyết minh).
Vậy, ở VBND em học được gì để nâng cao kiến thức TLV và TV?
- TLV: Lập luận phản bác ở bài “Ôn dịch, thuốc lá”, thuyết minh: về danh lam thắng cảnh, về các vấn đề xã hội
- TV: Các phép tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ
Như vậy, hình thức VBND bao gồm những yếu tố nào?(thể loại, ptbđ).
Để học tốt VBND các em chuyển sang mục IV
Để đảm bảo hiệu qủa khi học VBND chúng ta cần lưu ý những đặc điểm nào?
Gv gọi Hs đọc mục IV.
Tại sao phải đọc chú thích? Cho vd. (Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử).
Tạo thói quên liên hệ các vấn đề trong cuộc sống với bản thân nhằm mục đích gì?
Qua các phương tiện thông tin đại chúng em thấy những vấn đề nào được đặt ra và cập nhật thường xuyên? Chiến tranh, khủng bố
Em hãy đưa ra những kiến nghị và giải pháp về các vấn đề sau:
 Bảo tồn, phát huy không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Tại sao phải vận dụng kiến thức môn học khác vào vbnd và ngược lại? Em hãy chỉ ra những mối liên quan đó qua các môn học từ lớp 6 đến lớp 9?
Môi trường ở địa lí 6,7 và môn sinh học 9; Quyền trẻ em ở Ngữ văn 7, 9 và gdcd 6,7; Ma túy ở Ngữ văn 8 và gdcd 8
Vậy khi phân tích vbnd cần quan tâm tới những đặc điểm nào của loại vb này? cho vd?(nghệ thuật lập luận sắc bén trong vb: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ).
Như vậy, để học tốt VBND cần nắm vững mấy phương pháp?
- Thế nào là VBND, nội dùng, hình thức và các yêu cầu cơ bản của VBND?
Gv gọi 2 Hs đọc ghi nhớ.
III. Hình thức văn bản nhật dụng.
- Đa dạng về thể loại: Thư, bút kí, hồi kí, thông báo, xã luận
Thể loại
Tên tác phẩm
- Bút kí
- Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử.
- Thư.
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
- Hồi kí.
- Cổng trường mở ra
- Truyện.
- Cuộc chia tay của những con búp bê.
- Thông báo.
- Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000.
- Xã luận.
- Phong cách HCM.
- Sử dụng và kết hợp nhiều phương thức biểu đạt để tăng sức hấp dẫn, tăng tính thuyết phục.
IV. Phương pháp học văn bản nhật dụng.
- Đọc chú thích để hiểu biết sự kiện.
- Liên hệ với các vấn đề đặt ra của cuộc sống, bản thân và xã hội để đưa ra quan điểm riêng, kiến nghị, giải pháp.
- Vận dụng kiến thức môn học khác vào văn bản nhật dụng và ngược lại.
- Khi phân tích cần căn cứ vào đặc điểm hình thức và phương thức biểu đạt.
V. Tổng kết.
* Ghi nhớ: (sgk).
4 Củng cố: 
Hs nhắc lại nội dung bài học.
5. Hướng dẫn học tập:
Học kĩ nội dung và soạn Chương trình địa phương phần tiếng Việt.
E/Rút kinh nghiệm:
Rút kinh nghiệm của giáo viên sau tiết 131 - 132
Tổ chuyên môn nhận xét
Chuyên môn trường nhận xét
Ngày soạn: 13/3/2012
Tiết 133:	TRẢ BÀI VIẾT SỐ 6
A. Mục đích tiết trả bài:
1. Kiến thức:
- Nhận ra được những ưu điểm, nhược điểm về nội dung và hình thức trình bày trong bài viết của mình.
- Thấy được phương hướng khắc phục, sửa chữa các lỗi.
2. Kĩ năng:
- Ôn tập lại lí thuyết và kỹ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích).
B. Chuẩn bị của thầy và trò:
1. Chuẩn bị của trò:
Xem lại những kiến thức cơ bản về bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
2. Chuẩn bị của thầy:
Chấm bài của Hs và nhận xét, đánh giá kết quả.
C. Trả bài:
1. Đề bài:
Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
2. Yêu cầu bài viết:
a. Mở bài: 
Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, nhân vật. Nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình về vấn đề nghị luận.
b. Thân bài: 
Nêu các luận điểm chính; Phân tích, chứng minh bằng các luận cứ, luận chứng xác thực: Nhân vật bé Thu 
- Tình cảm của bé Thu với ba:
+ Trong buổi đầu gặp gỡ: bé Thu giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác lạ lùng
+ Trong ngày tiếp theo: chẳng bao giờ chịu gọi một tiếng “ba”, cách gọi đáp trống không: “Vô ăn cơm”, “Cơm chín rồi”, “Con kêu rồi mà người ta không nghe”-> Tính cách mạnh mẽ, dứt khoát, rạch ròi, cứng cỏi đến mức tưởng như ương nghạnh nhưng ta vẫn cảm nhận được sự hồn nhiên, nagy6 thơ, trong sáng của một đứa trẻ.
+ Trong buổi chia tay, tâm trạng hoàn toàn khác “không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu” và cái nhìn cũng khác “đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngác, lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa.” Nỗi khao khát tình cha con bấy lâu nay bị kìm nén trong bé Thu nay bỗng bật lên. Bắt đầu là tiếng thét gọi rồi “vừa kêu vừa chạydang tay ôm chặt lấy cổ ba nó,nó nói trong tiếng khócnó hôn ba nó cùng khắp”-> hành động gấp gáp, dồn dập thể hiện tình yêu đối với ba.
- Khái quát về tính cách, tình cảm của bé Thu.
- Nghệ thuật kể chuyện. Nghệ thuật xây dựng nhân vật, tác giả đã khắc họa thành công một nhân vật có tính cách. Diễn biến tâm lí một đứa bé 8 tuổi cũng được tái hiện tự nhiên, hợp lí chứng tỏ người viết khá am hiểu đời sống, tình cảm và tâm hồn trẻ thơ.
c. Kết bài 
- Đánh giá chung về tác phẩm
3. Nội dung:
a. Nhận xét chung:
- Về kiểu câu: Phân tích một đoạn trích, tác phẩm.
- Về cấu trúc: Đầy đủ 3 phần.
- Về nội dung: Phân tích đặc điểm, tính cách nhân vật.
- Về hình thức: Sạch đẹp, diễn đạt trong sáng, rõ ràng, mạch lạc.
- Về kết quả: Tỉ lệ điểm số.
b. Cho đọc thẩm định:
- Cho học sinh đọc 2 loại có điểm số cao và 2 bài có điểm số thấp.
- Hướng dẫn học sinh trao đổi thảo luận: Nguyên nhân viết tốt và chưa tốt: Hướng sửa chữa cho các lỗi mắc phải.
c. Trả bài viết cho học sinh:
- Tự xem bài và tự sửa chữa.
- Trao đổi bài lẫn nhau- đọc- tự rút kinh nghiệm.
E/Rút kinh nghiệm:
Rút kinh nghiệm của giáo viên sau tiết 133
Tổ chuyên môn nhận xét
Chuyên môn trường nhận xét
Ngày soạn: 13/3/2012
Tiết 134 – 135:	VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
A. Mục tiêu bài kiểm tra: 
1. Về kiến thức : 
 - Biết cách vận dụng các kiến thức, kỹ năng khi làm bài nghị luận về một tác phẩm văn học: Thơ - truyện đã được học.
- Có những cảm nhận, suy nghĩ riêng và biết vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các phép lập luận phân tích, giải thích, chứng minh... trong quá trình làm bài.
2. Về kỹ năng : 
- Có kỹ năng làm bài TLV nói chung (bố cục, diễn đạt, ngữ pháp, chính tả).
3. Về thái độ : 
- GDHS Lòng kính yêu Bác 
B. Chuẩn bị:
1. GV: Bài soạn, ra đề, và định hướng bài viết
2. HS: Xem lại nội dung bài nghị luận về thơ
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định – Tổ chức:
Kiểm tra sĩ số
2. Đề bài:
Cảm nhận và suy nghĩ của em về bài thơ "Viếng lăng Bác" của nhà thơ Viễn Phương.
3. Đáp án - biểu điểm :
* Đáp án :
a) Mở bài : Giới thiệu tác giả - tác phẩm - nhận xét khái quát.
	- Giới thiệu tác giả : Viễn Phương là một trong những cây bút xuất hiện sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam. Thơ Viễn Phương nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và chất thơ mộng ngay trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt 
	- Giới thiệu bài thơ : Bài thơ được viết năm 1976 khi Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành
	- Nêu khái quát nội dung, cảm xúc : niềm xúc đông thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác.
b) Thân bài : Nêu cảm nhận, suy nghĩ về bài thơ, phân tích:
* Khổ thơ đầu: Cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng 
- Câu thơ đầu như một lời thông báo, cách xưng "con" -> Thể hiện tình cảmvừa gần gũi, vừa thân thương, vừa trân trọng, vừa thành kính.
- Hình ảnh đầu tiên và là ấn tượng nổi bật là hình ảnh hàng tre: Tác giả dùng biện pháp nhân hoá, ẩn dụ, liên tưởng -> cây tre mang ý nghĩa tượng trưng dân tộc Việt Nam.-> Bác thật gần gũi, thân thương và tình cảm thiết tha thành kính, thiêng liêng của nhà thơ đối với Bác.
* Khổ thơ thứ hai: Cảm xúc về hìng ảnh Bác và dòng người vào lăng viếng Bác:
- Tạo nên từ 2 cặp câu với những hình ảnh tả thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi: Mặt trời trong Lăng - Mặt trời trên Lăng; dòng người thương nhớ - kết tràng hoa dâng bẩy mươi chín mùa xuân. Điệp từ ngày ngày
- Hai câu thơ “Ngày ngày mặt trời..rất đỏ”, Bác được tác giả ví như mặt trời, Bác vĩ đại như mặt trời. Câu thơ vừa thể hiện sự vĩ đại của Bác, vừa thể hiện được sự tôn kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác 
- Hai câu “ngày ... xuân”: Dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví như những tràng hoa đẹp dài mãi không dứt –> một liên tưởng thật tinh tế và sâu sắc. 
- Từ ngày ngày được điệp lại 2 lần, gợi cảm giác một thời gian vô tận vĩnh viễn không bao giờ ngừng, như tấm lòng thành kính của nhân dân ta không bao giờ nguôi nhớ Bác. Đó là cảm xúc bao trùm khổ thơ.
* Khổ thơ 3: cảm xúc khi vào trong lăng:
- Hai câu thơ giản dị: “Bác nằm ... dịu hiền”: diễn tả sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo -> cảm nhận Bác đang ngủ. Thể hiện tấm lòng biết ơn sâu nặng của nhà thơ, của nhân dân đối với Bác.
	- Hình ảnh ẩn dụ: “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”. Nhà thơ ví Bác như trời xanh, -> Bác đã trở thành bất tử.
	- Nhà thơ đau xót vì sự ra đi của Người. Nỗi đau xót được nhà thơ biểu hiện rất cụ thể trực tiếp: "Mà sao tim” 
* Khổ thơ cuối: Tình cảm lưu luyến nhớ thương và ước nguyện muốn được ở mãi bên Người.
	- Nghĩ đến ngày mai phải trở về miền Nam , nhà thơ vô cùng đau xót - cảm xúc trào dâng mãnh liệt, trực tiếp “thương trào nước mắt”
	- Điệp ngữ “Muốn làm” được lặp lại ở đầu mỗi câu thơ diễn tả tâm trạng lưu luyến không muốn rời xa Bác và thể hiện ước nguyện: muốn hoá thân, hoà nhập vào những cảnh vật ở bên lăng Bác, để được ở mãi bên Người 
	- Ước muốn đó thể hiện tình cảm thành kính, thiêng liêng của tác giả một con người Nam bộ đối với Bác của tất cả dân tộc Việt Nam đối với Bác. Đó cũng chính là lời hứa nguyện suốt đời trung thành, phấn đấu theo lí tưởng của Đảng và Bác.
c) Kết bài :
	Khái quát giá trị, ý nghĩa của bài thơ: h/ ảnh thơ có nhiều sáng tạo, nhiều h/ ảnh ẩn dụ - biểu tượng đặc sắc - lời thơ giản dị, cô đúc, giàu cảm xúc.
Bài thơ thể hiện được những niềm xúc đọng tràn đầy và lớn lao. Tình cảm thành kính, sâu sắc của nhà thơ và của Dtộc VN đối với Bác.
* Biểu điểm :
a) Mở bài : (2 điểm)
	 - Bảo đảm được yêu cầu về nội dung: Giới thiệu tác giả - tác phẩm.
	 - Lời văn rõ ràng, mạch lạc, nêu được vấn đề nghị luận.
b ) Thân bài: (6 điểm)
	 - Khổ thơ 1: 1,5 điểm.
+ Nội dung : Đủ ý, biết đưa dẫn chứng phù hợp.
	 	+ Hình thức : Lời văn rõ ràng, mạch lạc, có sức thuyết phục.
	 - Khổ thơ 2: 1,5 điểm.
+ Nội dung : Đảm bảo đủ ý như dàn bài, d/c đầy đủ.
	 	+ Hình thức : diễn dạt được lưu loát, mạch lạc, lập luận chặt chẽ.
	 - Khổ thơ 3 : 1,5 điểm.
	 	+ Nội dung : Đảm bảo đủ ý như dàn bài.
	 	+ Hình thức ; lời văn trôi chảy, có cảm xúc.
	 - Khổ thơ 4: 1,5 điểm 
 	+ Nội dung : Đảm bảo đủ ý như dàn bài.
	 	+ Hình thức ; lời văn trôi chảy, có cảm xúc.
c ) Kết bài : (1,5 điểm)
	 - Khái quát được giá trị bài thơ.
	 - Lời văn khái quát, có sự liên kết.
d) Hình thức: (0,5 điểm)
	- Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ đẹp
4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: 
Đọc và chuẩn bị bài bến quê.
D/Rút kinh nghiệm:
Rút kinh nghiệm của giáo viên sau tiết 134 - 135
Tổ chuyên môn nhận xét
Chuyên môn trường nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docxT28.docx