I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Cảm nhận được tâm trạng bi kịch, tính cách và bản lĩnh của Hồ Xuân Hương.
- Hiểu được tài năng nghệ thuật thơ Nôm của tác giả.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức
- Tâm trạng bi kịch, tính cách và bản lĩnh của Hồ Xuân Hương.
- Khả năng Việt hóa thơ Đường: dùng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn, tả cảnh sinh động, đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ ca.
2. Kĩ năng
Đọc – hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
SGK, SGV, thiết kế bài học , sách kĩ năng sống và các phương tiện hỗ trợ khác.
IV. PHƯƠNG PHÁP
Đàm thoại, diễn giảng, phát vấn, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
V. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ (2 phút)
1. Cảnh trong phủ chúa được miêu tả như thế nào? Thái độ của tác giả đối với cuộc sống nơi phủ chúa?
2. Bút pháp miêu tả sử dụng trong tác phẩm Vào phủ chúa Trịnh – Lê Hữu Trác nhằm làm nổi bật điều gì?
Sở giáo dục và đào tạo An Giang CỘNG HÒA- XÃ HỘI- CHỦ NGHĨA- VIỆT NAM Trường THPT Thoại Ngọc Hầu Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Tổ chuyên môn Văn Mã số TỰ TÌNH (Bài II) Tiết : 5 Hồ Xuân Hương I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Cảm nhận được tâm trạng bi kịch, tính cách và bản lĩnh của Hồ Xuân Hương. - Hiểu được tài năng nghệ thuật thơ Nôm của tác giả. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức - Tâm trạng bi kịch, tính cách và bản lĩnh của Hồ Xuân Hương. - Khả năng Việt hóa thơ Đường: dùng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn, tả cảnh sinh động, đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ ca. 2. Kĩ năng Đọc – hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC SGK, SGV, thiết kế bài học , sách kĩ năng sống và các phương tiện hỗ trợ khác. IV. PHƯƠNG PHÁP Đàm thoại, diễn giảng, phát vấn, nêu vấn đề, thảo luận nhóm. V. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ (2 phút) 1. Cảnh trong phủ chúa được miêu tả như thế nào? Thái độ của tác giả đối với cuộc sống nơi phủ chúa? 2. Bút pháp miêu tả sử dụng trong tác phẩm Vào phủ chúa Trịnh – Lê Hữu Trác nhằm làm nổi bật điều gì? 3. Bài mới: Giới thiệu bài(1 phút) Hồ Xuân Hương là nữ sĩ tài ba ở nước ta vào nửa cuối thế kỉ 18- đầu thế kỉ 19. Bà là một thiên tài kì nữ nhưng cuộc đời lại gặp nhiều éo le bất hạnh, cả hai lần lấy chồng đều làm lẽ và những tâm sự ấy được bà đưa vào trong thơ của mình. Tự tình là bài thơ như thế. Để tìm hiểu rõ hơn chúng ta đi vào phân tích bài thơ Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: tìm hiểu chung Thao tác 1: tìm hiểu về tác giả(4 phút) - Giới thiệu vài nét chính về Hồ Xuân Hương - GV chốt ý Thao tác 2: tìm hiểu tác phẩm(2 phút) - Trình bày đôi nét về bài thơ ? (nhan đề, xuất xứ, thể thơ). - GV chốt ý Hoạt động 2: tìm hiểu văn bản GV gọi HS đọc lại bài thơ(nhận xét cách đọc) Thao tác 1: Tìm hiểu hai câu đề (7 phút) - GV gọi HS đọc lại hai câu đề - GV phát vấn HS: + Hai câu thơ đầu cho em biết được hoàn cảnh của nhà thơ như thế nào? + Từ: “ trơ” có giá trị biểu cảm ra sao ? + Phép đối cái hồng nhan và nước non có tác dụng gì? + Tâm trạng con người lúc ấy như thế nào? - GV chốt ý, nhấn mạnh Thao tác 2: Tìm hiểu hai câu thực (7 phút) - GV gọi HS đọc lại hai câu thực. - GV phát vấn HS: + Cách hiểu của em về cụm từ “say lại tỉnh”? GV giải thích thêm - Chén rượu hương đưa: uống rượu cho vơi sầu nhưng say lại tỉnh → uống mà không say → vẫn sầu → gợi lên hình ảnh người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng với bao xót xa, cay đắng. + Hình ảnh “trăng bóng xế, khuyết chưa tròn” gợi cho em suy nghĩ gì? + Nội dung chính của 2 câu thơ này? - GV tổng hợp Thao tác 3: Tìm hiểu hai câu luận. (7 phút) - GV gọi HS đọc lại hai câu luận - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi sau: 1. Trong câu thơ này tác giả đã dùng hình ảnh thiên nhiên gì? Hình ảnh ấy có gì độc đáo, mới lạ? 2. Tác giả dùng thủ pháp nghệ thuật nào khi nói về thiên nhiên và bộc lộ tâm trạng? 3. Hai câu thơ này cho em cảm nhận gì về tâm trạng nhân vật trữ tình? - GV: tổng hợp Thao tác 4: Tìm hiểu hai câu kết (7 phút) - GV gọi HS đọc lại hai câu kết - GV phát vấn HS: + Em hiểu như thế nào về các từ: “ngán, xuân, lại”? + Câu cuối sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của nó? + Ý nghĩa của 2 câu kết là gì? - GV nhấn mạnh, chốt ý Hoạt động 3 (2 phút) - GV phát vấn HS + Sau khi tìm hiểu qua bài thơ, em có cảm nhận như thế nào về nội dung của Tự tình (bài II)? - GV giúp HS chốt lại các ý chính của bài học HS trả lời câu hỏi theo hướng dẫn (hoạt động tập thể) - HS phát biểu (cá nhân). - HS khác nhận xét, bổ sung. - HS ghi nhận - HS phát biểu (cá nhân). - HS khác nhận xét, bổ sung. - HS ghi nhận Đọc diễn cảm bài thơ HS đọc lại hai câu đề - HS phát biểu (cá nhân). - HS khác nhận xét, bổ sung. - HS ghi nhận bài. HS đọc lại hai câu thực. - HS phát biểu (cá nhân). - HS khác nhận xét, bổ sung. - HS ghi nhận bài. - HS đọc lại hai câu luận. HS thảo luận nhóm(nhóm 4 HS)và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. 1.tìm những hình ảnh gợi tả thiên nhiên, hình ảnh ấy chứa đựng điều gì? 2.tìm thủ pháp nghệ thuật 3.Cảm nhận tâm trạng của nhân vật trữ tình. - Đại diện nhóm trình bày(cá nhân) - Nhóm khác nhận xét, lý giải - HS ghi bày - HS đọc lại hai câu kết - HS phát biểu (cá nhân). - HS khác nhận xét, bổ sung. - HS ghi nhận - HS suy nghĩ, trả lời. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: - Quê: Nghệ An, sống vào nửa cuối XVIII đến nửa đầu XIX. - Là một thiên tài kì nữ nhưng cuộc đời lại gặp nhiều bất hạnh. - Thơ HXH là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm chất dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ hình tượng. - Tác phẩm: Lưu hương kí và một số bài thơ. 2.Tác phẩm: - Nhan đề: Tự tình là tự bộc lộ tâm tình - Xuất xứ: nằm trong chùm ba bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương. - Thể thơ: thất ngôn bát cú II. Đọc hiểu văn bản: 1.Hai câu đề: - Hoàn cảnh: +Thời gian: đêm khuya + Không gian: vắng lặng tĩnh mịch +Âm thanh: văng vẳng tiếng trống canh Bước đi dồn dập của thời gian, sự rối bời của tâm trạng - Con người: + Trơ: (đảo ngữ) nhấn mạnh sự cô độc, lẻ loi. + Cái hồng nhan><nước non: một người phụ nữ nhỏ bé trước vũ trụ bao la với niềm tâm sự u uất, thách thức cuộc đời. - Nhịp thơ 1/ 3/ 3 càng nhấn mạnh sự bẽ bàng, cô độc. à Tâm trạng cô đơn, buồn tủi và bẽ bàng về duyên phận của nữ sĩ trước thời gian, cuộc đời.. 2. Hai câu thực: - Say lại tỉnh: quẩn quanh, càng tỉnh càng buồn hơn khi nhận ra nỗi cay đắng của mình. - Trăng xế mà vẫn khuyết chưa tròn: tuổi xuân đã trôi qua mà nhân duyên không trọn vẹn à Éo le, đau đớn, ê chề (chú ý mối tương quan giữa vầng trăng và thân phận nữ sĩ). => Nỗi buồn vì một đời nữ sĩ tài hoa mà tuổi đã xế chiều vẫn trắc trở tình duyên. 3.Hai câu luận: - Hình ảnh rêu, đá: những vật nhỏ bé nhưng không khuất phục tự nhiên. - Biện pháp đảo ngữ “Rêu từng đám” >< “đá mấy hòn” + động từ mạnh “xiên ngang, đâm toạc”: sự phẩn uất của thiên nhiên và cũng là của con người. à phản kháng trước duyên tình và bộc lộ cá tính, bản lĩnh không cam chịu, như muốn thách thức số phận của HXH. 4.Hai câu kết: - Ngán: chán ngán - Xuân: mùa xuân và cũng là tuổi xuân. - Lại1: thêm một lần nữa. - Lại2: trở lại à Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuối xuân ¨ ngán ngẩm - Mảnh tình Ò san sẻ Ò tí Ò con con: nghệ thuật tăng tiến: thân phận người phụ nữ lẻ mọn(đặc biệt phụ nữ lấy lẽ) trong xã hội phong kiến. à Tâm trạng chán chường, buồn tủi mà cháy bỏng khát vọng hạnh phúc cũng là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. III.Tổng kết: * Ý nghĩa văn bản: Bản lĩnh Hồ Xuân Hương được thể hiện qua tâm trạng đầy bi kịch; vừa buồn tủi, phẫn uất trước tình cảnh éo le, vừa cháy bỏng khao khát được sống hạnh phúc. Ghi nhớ: Tự tình (bài II) thể hiện tâm trạng, thái độ của HXH: vừa đau buồn vừa phẩn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Bài thơ cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và tài năng độc đáo của “Bà chúa thơ Nôm” trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ và xây dựng hình ảnh. 4. Hướng dẫn tự học (2 phút) - Học thuộc lòng bài thơ. - Bản lĩnh Hồ Xuân Hương được thể hiện như thế nào trong những vần thơ buồn tê tái này? - Những từ ngữ được vận dụng, sáng tạo, mang tính biểu cảm cao trong bài? 5. Dặn dò: (3 phút) - Học bài và chuẩn bị tiếp theo: Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến. + Trình bày đôi nét về tác giả và tác phẩm? + Cảnh sắc mùa thu hiện lên trong bài như thế nào? (góc độ miêu tả, âm thanh, đường nét, màu sắc). Em có nhận xét gì về bức tranh thu đó? + Tâm sự của tác giả thể hiện như thế nào qua bức tranh thu? Những chi tiết, hình ảnh nào giúp ta nhận ra nỗi lòng tác giả? + Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ? (từ ngữ, các biện pháp tu từ,)
Tài liệu đính kèm: