Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 12 - Trường THCS Hòa An

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 12 - Trường THCS Hòa An

BẾP LỬA

 Bằng Việt

I/ Mục tiêu cần đạt:

 1. Kiến thức: Giúp HS

 - Hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

- Cảm nhận được tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình người cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hy sinh của bài thơ Bếp lửa.

- Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả

 2. Kĩ năng: - Phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài.

 - Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về bà trong hoàn cảnh tác giả xa Tổ Quốc

 3. Thái độ:

 Trân trọng những tình cảm mà các em đã có và sẽ có, không quên cội nguồn, quê hương bản quán dù có ở nơi chân trời góc bể.

 

doc 19 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 641Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 12 - Trường THCS Hòa An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/ 11/ 2011
Ngày dạy: 07/ 11/ 2011
TUẦN : 12
TIẾT:	 56
BẾP LỬA
 Bằng Việt
I/ Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức: Giúp HS
	- Hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Cảm nhận được tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình người cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hy sinh của bài thơ Bếp lửa.
- Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả
 2. Kĩ năng: - Phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài.
	 - Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về bà trong hoàn cảnh tác giả xa Tổ Quốc
 3. Thái độ:
 Trân trọng những tình cảm mà các em đã có và sẽ có, không quên cội nguồn, quê hương bản quán dù có ở nơi chân trời góc bể.
II/ Chuẩn bị:
Chân dung tác giả, giáo án, SGK, vở soạn
III/ Phương pháp:
 Gợi mở, phân tích, bình, khái quát..
IV/ Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng bài thơ " Đoàn thuyền đánh cá".
- Phân tích khổ thơ đầu bài thơ.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài:
- Trong bài “ Tiếng gà trưa ” của Xuân Quỳnh, anh lính trẻ trên đường hành quân nghe tiếng gà gáy trưa lại chợt nhớ tới bà mình khum khum soi từng quả trứng . Bằng Việt, một thanh niên đang du học tại Liên Xô (cũ) lại nhớ về bà mình, nhớ về cái bếp lửa nồng ấm, cái bếp lửa ấp iu tình bà cháu tuổi thơ xa.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI
* HĐ 1: Hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu chung. 
- Hướng dẫn HS đọc: Giọng đọc tình cảm, chậm rãi và lắng đọng, xúc động và bồi hồi.
- GV đọc mẫu; Yêu cầu HS đọc
- Nhận xét đọc.
Hỏi: Nêu những nét chính về tác giả BằngViệt và bài thơ Bếp lửa?
- Nhận xét, chốt nét chính.
Hỏi: Mạch cảm xúc của bài thơ được dẫn dắt như thế nào ?
- Giải thích: Đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm. Bài thơ là lời của người cháu ở nơi xa nhớ về bà và những kỉ niệm với bà, lòng kính yêu và những suy ngẫm về bà.
Hỏi: Dựa và mạch cảm xúc có thể chia bài thơ làm mấy phần? Nội dung từng phần?
- Đọc .
-Tóm tắt nét chính.
- Đọc lại bài thơ.
- Nêu mạch cảm xúc.
- Tìm bố cục.
- Bố cục: 3 phần
+ 3 câu đầu: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà.
+ “ Tiếp...dai dẳng ”: Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.
+ Phần còn lại: Hình ảnh ngọn lửa và tình cảm thấm thía của tác giả đối với người bà.
I. Đọc-tìm hiểu chung 
1.Tác giả, tác phẩm.
(SGK)
2. Mạch cảm xúc bài thơ: Từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm.
V. Hướng dẫn tự học:
Bài vừa học: Học thuộc lòng bài thơ.
Bài sắp học: “ Bếp lửa ” ( tt )
- Cảm nhận từng khổ thơ theo cách của em.
- Nhận xét nghệ thuật bài thơ.
* HD soạn bài cho học sinh trung bình, yếu.
- Chép khổ thơ 1, 2, 3 vào vở.
- Cảm nhận 3 khổ thơ ấy theo cách của em.
Ngày soạn: 04/ 11/ 2011
Ngày dạy: 11/ 11/ 2011
TUẦN : 12
TIẾT:	 57
BẾP LỬA ( tt )
 Bằng Việt
I/ Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức: Giúp HS
	- Hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Cảm nhận được tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình người cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hy sinh của bài thơ Bếp lửa.
- Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả
 2. Kĩ năng: 
- Phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài.
	 - Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về bà trong hoàn cảnh tác giả xa Tổ Quốc
 3. Thái độ:
 Trân trọng những tình cảm mà các em đã có và sẽ có, không quên cội nguồn, quê hương bản quán dù có ở nơi chân trời góc bể.
II/ Chuẩn bị:
Chân dung tác giả, giáo án, SGK, vở soạn
III/ Phương pháp:
 Gợi mở, phân tích, bình, khái quát..
IV/ Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy biểu diễn bố cục văn bản “ Bếp lửa ” của Bằng Việt bằng bản đồ tư duy.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài:
	Để giúp các em nắm được vấn đề mà văn bản “ Bếp lửa ” đề cập, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu phần II – đọc hiểu văn bản.
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
Nội dung
Hoạt động 2: HDHS đọc hiểu VB
- Gọi HS đọc 3 câu thơ đầu.
- Hãy cho biết hình ảnh hiện lên đầu tiên trong ký ức của người cháu là hình ảnh nào?
- Hình ảnh bếp lửa được miêu tả như thế nào?
- Từ láy “ chờn vờn ” có giá trị gợi hình như thế nào?
- Từ “ ấp iu ” gợi cảm giác gì?
- Chi tiết “ nắng mưa ” trong câu thơ “ Cháu thương bà biết mấy nắng mưa ” gợi cho em suy nghĩ gì?
* Em hãy nhắc lại nội dung thứ 2 của bố cục
- Gọi HS đọc diễn cảm đoạn thơ:
 “ Lên bốn  còn cay ”.
- Nhớ lại quá khứ tác giả nhớ lại những kỷ niệm nào và kỷ niệm nào ấn tượng đến tận bây giờ?
- Qua những kỷ niệm ấy em hiểu gì về cuộc sống tuổi ấu thơ của tác giả nói riêng và của dân tộc ta nói chung?
* Gọi HS đọc diễn cảm đoạn thơ: “ Tám năm ròng  đồng xa ”.
- Trong kỷ niệm của người cháu, ên cạnh ấn tượng sâu đậm về bếp lửa, người cháu còn ấn tượng kỷ niệm nào?
- Theo em nỗi niềm nào của người cháu vang vọng trong lời thơ: “ Tu hú ơi  cánh đồng xa ”.
* Gọi HS đọc diễn cảm đoạn thơ:
 “ Năm giặc đốt làng  dai dẳng ”
- Em hãy nhắc lại lời dặn trực tiếp của bà trong đoạn thơ trên.
- Lời dặn ấy giúp em hình dung điều gì?
- Qua đó em thấy hình ảnh người bà sáng lên những phẩm chất cao quí nào?
- Trong đoạn thơ xuất hiện hình ảnh “ ngọn lửa ”. Theo em hình ảnh “ ngọn lửa ” có ý nghĩa gì?
- Em nào có cách cảm nhận khác về điệp từ “ ngọn lửa ”?
* Em hãy nhắc lại nội dung thứ ba của bố cục.
* Gọi HS đọc diễn cảm đoạn thơ: 
“ lận đạn đời bà  bếp lửa! ”.
- Điệp từ “ nhóm ” trong từng câu thơ có ý nghĩa giống nhau và khác nhau như thế nào?
- Em nào có cách cảm nhận khác về điệp từ nhóm?
- Vì sao tác giả khẳng định: “ Ôi! Kì lạ và thiêng liêng, bếp lửa! ”?
* Gọi HS đọc khổ thơ cuối
- Người cháu tự thấy mình đã có những may mắn gì trong hiện tại?
- Nhưng lòng cháu vẫn không thanh thản vì sao?
- Khi viết: “ Những vẫn  lên chưa? ” Người cháu đã tự nhắc mình điều gì?
* Nhận xét về nghệ thuật của văn bản bếp lửa.
- Bài thơ “ Bếp lửa ” ngoài ý nghĩa nói về những kỷ niệm tuổi thơ ấm áp tình bà cháu, còn có ý nghĩa gì?
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Nhận xét
II. Đọc – hiểu văn bản:
A. Nội dung:
1. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà.
2. Hình ảnh người bà và những kỷ niệm tình bà cháu trong hồi tưởng của tác giả.
3. Hình ảnh ngọn lửa và tình cảm thấm thía của tác giả đối với người bà.
B. Nghệ thuật:
- Xây dựng hình ảnh thơ vừa cụ thể, gần gũi, vừa gợi nhiều liên tưởng, mang ý nghĩa biểu tượng.
- Viết theo thể thơ tám chữ phù hợp với giọng điệu cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm.
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả, tự sự, nghị luận và biểu cảm.
C. Ý nghĩa văn bản:
- Từ những kỷ niệm tuổi thơ ấm áp tình bà cháu, nhà thơ cho ta hiểu thêm về những người bà, những người mẹ, về nhân dân nghĩa tình.
V. Hướng dẫn tự học:
Bài vừa học: 
- Học thuộc bài thơ “ Bếp lửa ”.
- Cảm nhận một đoạn thơ mà em thích.
- Vẽ bản đồ tư duy phần nghệ thuật.
Bài sắp học: “ Ánh trăng ” Nguyễn Duy
* Yêu cầu soạn bài giành cho học sinh khá giỏi.
- Ánh trăng ở quá khứ được tái hiện với những kỷ niệm nào?
- Khi sống ở thành phố tác giả đối xử với vầng trăng như thế nào?
- Cảm nhận khổ thơ 3
- Vì sao tác giả giật mình gặp lại vầng trăng?
* Yêu cầu soạn bài giành cho học sinh trung bình, yếu.
- Chép bài thơ vào vở soạn.
- Trả lời ý 1, 2 ở phần câu hỏi trên.
- Em: Tín, Sĩ, Linh kiểm tra vở soạn những bạn đã có danh sách. Báo cáo kết quả vào giấy.
¯ Rút kinh nghiệm:..............................................................................................................................
Tuần 12	 Ngày soạn: 31/10/2008
Tiết: 57 	 Ngày dạy: 03/11/2008
KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
( Hướng dẫn đọc thêm )
I/ Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức: Giúp HS
 - Cảm nhận được tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà Ôi mong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Từ đó phần nào hiểu được lòng yêu quê hương, đất nước và khát vọng tự do của nhân dân ta trong thời kỳ lịch sử này.
 - Giọng điệu thơ thiết tha ngọt ngào của Nguyễn Khoa Điềm qua những khúc hát ru.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, cảm thụ và phân tích thơ.
 3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu nước, tình mẹ con.
II/ Chuẩn bị:
 1. GV:
+ Phương pháp: Nêu vấn đề, phân tích, khái quát.
+ Bảng phụ, tư liệu, 
 2. HS: Đọc, nghiên cứu văn bản.
III/Tiến trình lên lớp
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI
*HĐ 1:: HD đọc, chú thích văn bản.
- Tìm hiểu chú thích thể loại , bố cục,
- Giáo viên cho học sinh đọc chú thích về tác giả trong sách giáo khoa. 
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ ?
- Nêu bố cục bài thơ? Ý chính của mỗi đoạn? 
* HĐ 2: Đọc- Tìm hiểu văn bản.
- Hình ảnh người mẹ Tà ôi được gắn với những hoàn cảnh và công việc cụ thể nào?
- Em có nhận xét gì về công việc của người mẹ?
- Nhận xét về kết cấu của 03 đoạn thơ
- Em hiểu như thế nào về hai câu thơ:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ , em nằm trên lưng 
- Phân tích khúc hát ru và khát vọng của người mẹ Tà ôi qua 03 đoạn thơ.
* Học sinh: Nhận xét mối liên hệ giữa công việc với ước mong của người mẹ qua các lời ru?
-> Cách lập lại , cách ngắt nhịp điều đặn ở giữa dòng tạo nên âm điệu dìu dặt, vấn vương của lời ru thể hiện một cách đặt sắc tình cảm tha thiết trìu mến của người mẹ
- Từ tình cảm, ước mơ của người mẹ Tà ôi, em hiểu gì về tình cảm của nhân dân ta thời kỳ chống Mỹ? 
* HĐ 3:: Tổng kết
- Tình cảm và ước mong của người mẹ Tà ôi.
- Nhận xét giọng điệu của bài thơ?
- Học sinh đọc kĩ phần ghi nhớ 
4. Củng cố: 
Đọc ghi nhớ SGK
5. HD học ở nhà:
- Đọc, tìm hiểu thêm nội dung bài thơ.
- Chuẩn bị bài Ánh trăng. Đọc, trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc văn bản.
- Dựa vào chú thích, nêu
- Năm 1971, kháng chiến chống Mỹ gian khổ
+ Đoạn 1 : Mẹ giã gạo - nuôi bộ đội
 + Đoạn 2 : Mẹ giã gạo - nuôi làng đói
 + Đoạn 3 : Mẹ chuyển lán - chiến đấu 
+ Giã gạo, tiả bắp, chuyển lán.
+ Vất vả, gian khổ , bền bỉ, quyết tâm trong công việc
+ Lập cấu trúc
- Ẩn dụ: Con là nguồn hạnh phúc ấm áp, thiêng liêng.
+ Vì giã gạo -> mơ hạt gạo trắng ngần
+ Vì tiả bắp -> mơ hạt bắp lên đều 
+ Giành trận cuối -> được thấy Bác Hồ
Người mẹ gởi trọn ước mơ vào giấc mơ của con. mẹ mong con ngủ ngoan, có những giấc mơ đẹp
> Yêu quê hương đất nước, ý chí chiến đấu cho độc lập tự do và khát vọng thống nhất đất nước .
+ Người mẹ Tà ôi yêu con tha thiết, yêu con mẹ yêu buôn làng, yêu bộ đội. Những tình cảm ấy hoà quyện vào nhau và ngày càng phát triển rộng lớn hơn , gắn bó với tình yêu đất nước.
I- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
1- Tác giả: Quê ở Thừa Thiên- Huế. Là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến
2- Tác phẩm: Trích Đất và khát vọng.
II- Đọc, tìm hi ... i sống tinh thần của con người, dù trong hoàn cảnh nào.
+ Hiện đại, không đoạn tuyệt truyền thống.
+ Uống nước nhớ nguồn.
+ Ân nghĩa, thuỷ chung cùng quá khứ.
- HS đọc ghi nhớ SGK trang 157.
I. Đọc, tìm hiểu chung:
1- Tác giả:
- Nguyễn Duy sinh 1948, ở Thanh Hóa.
- Là nhà thơ tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời kĩ kháng chiến chống Pháp.
2- Tác phẩm
- Được tặng giải nhất cuộc thi thơ của báo văn nghệ 1972-1973. 
- Tập thơ Ánh trăng được tặng giải A Hội Nhà văn VN năm 1984.
II. Tìm hiểu bài thơ:
1- Cảm nghĩ về trăng trong quá khứ
- Trăng gắn liền với kĩ niệm tuổi thơ, với thời chiến tranh gian khổ.
- Trăng đẹp đẽ, ân tình.
2- Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại:
Xa lạ, cách biệt
3- Suy ngẫm của tác giả:
Không quên vẻ đẹp và giá trị truyền thống, quá khứ
IV- Tổng kết:
Ghi nhớ: SGK
V- Luyện tập: SGK
¯ Rút kinh nghiệm:..............................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
======v======
TUẦN : 12
TIẾT:	 59
Ngày soạn:03/11/2008
Ngày dạy:06/11/2008
	 TỔNG KẾT TỪ VỰNG
I/ Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức: Giúp HS củng cố, hệ thống kiến thức từ vựng.
 2. Kĩ năng: Biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp, nhất là trong văn chương.
 3. Thái độ: ý thức lựa chọn từ ngữ trong giao tiếp cũng như trong việc tạo lập văn bản.
II/ Chuẩn bị:
 1. GV:
+ Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, thảo luận nhóm, tổng hợp.
+ Bảng phụ, tư liệu, 
 2. HS: Đọc, nghiên cứu văn bản.
III/Tiến trình lên lớp:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nhắc lại nội dung kiến thức từ vựng đã ôn tập ở tiết trước?
- Vận dụng hiểu biết về các biện pháp tu từ để phân tích 2 câu thơ :
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nàm trên lưng.
3. Bài mới: Khẳng định vai trò của việc hiểu rõ các biện pháp tu từgiới thiệu bài SGK tr. 158
*Gọi HS đọc 2 dị bản của câu ca dao.
Hỏi: Giải thích “dị bản”? Trong 2 dị bản đó "Gật gù" hay "gật đầu" thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt ?
- Gọi HS đọc BT 2
Hỏi: Người vợ trong câu chuyện này đã hiểu nghĩa của cụm từ trên như thế nào?
Hỏi: Nhận xét gì về cách hiểu nghĩa của người vợ?
- Gọi HS đọc đoạn thơ trên bảng phụ.
- Yêu cầu thảo luận, trả lời trên bảng phụ (3 phút)
- Cho HS đối chiếu bảng phụ có đáp án. Giải thích nghĩa.
Gọi Học sinh đọc bài thơ “ Áo đỏ trên bảng phụ. 
Hỏi: Phân tích cái hay trong cách dùng từ?
- Gọi HS đọc BT 5.
Hỏi: Các sự vật, hiện tượng trên được đặt tên theo cách nào?
Chia nhóm yêu cầu học sinh tìm vd minh hoạ
- Gọi HS đọc BT 6
-Hỏi: Truyện cười phê phán điều gì?
4. Củng cố: 
- Chốt nội dung bài học
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Hoàn thành các bài tập vào vở..
- Soạn: Chương trình địa phương phần tiếng Việt.4 câu hỏi. 
- Báo cáo sĩ số
- Trả lời trước lớp
- HS đọc
- Giải thích từ
Gật đầu: cúi xuống rồi ngẩng lên ngay thường để chào hỏi hay tỏ sự đồng ý.
Gật gù: gật nhẹ và nhiều lần, biểu thị thái độ đồng tình, tán thưởng
Kết luận: "gật gù" thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt: Tuy món ăn rất đạm bạc nhưng đôi vợ chồng nghèo ăn rất ngon miệng, hài lòng vì họ biết chia sẻ những niềm vui đơn sơ trong cuộc sống.
- HS đọc.
+ Người vợ chưa hiểu nghĩa của cách nói " chỉ có một chân sút"
+ Chỉ thuận có một chân có thể sút chính xác.
+ cả đội bóng chỉ có một người giỏi, có khả năng ghi bàn.
- HS đọc kĩ đoạn thơ
- Thảo luận nhóm , treo bảng phụ, sửa.
Nghĩa gốc: Miệng, chân, tay
Nghĩa chuyển: Vai - hoán dụ
 Đầu: ẩn dụ 
- HS đọc to
- Các từ: đỏ, xanh, hồng, lửa, cháy tro tạo thành 2 trường từ vựng, trường từ vựng chỉ màu sắc và trường từ vựng chỉ sự vật liên quan đến lửa. 2 trường từ vựng này cộng hưởng với nhau tạo ấn tượng về màu đỏ, bao trùm không gian, thời gian...
Ý nghĩa: màu đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai, ngọn lủă làm lan toả cả không gian
- HS đọc 
+ Đặt tên theo đặc điểm của sự vật
VD: Ngã ba cây bàng, chùa Một cột, Chùa dơi...
- HS đọc 
+ Thói sính chữ, thích dùng từ nước ngoài, không đúng lúc, đúng chỗ.
1/ Chọn từ ngữ phù hợp
- Chọn “ gật gù”
2/ Nhận xét cách dùng từ
3/ Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển.
4- Phân tích cái hay trong cách dùng từ :
5. Cách gọi tên sự vật, hiện tượng:
6. Phê phán cách dùng từ:
Bài tập 5
6- Bài 6:
¯ Rút kinh nghiệm:..............................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
======v======
TUẦN : 12
TIẾT:	 60
Ngày soạn:04/11/2008
Ngày dạy: 07/11/2008
 	LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ 
 CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN
I/ Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức: Giúp HS
 Thông qua thực hành, luyện tập để biết cách đưa các yếu tố nghị luận trong văn nghị luận.
 2. Kĩ năng: Giúp HS biết cách đưa các yếu tố nghị luận vào bài văn tự sự một cách hợp lí.
 3. Thái độ: 
 - Ý thức vận dụng yếu tố nghị luận vào văn bản tự sự.
 -Bồi dưỡng lòng bao dung độ lượng, kính yêu, biết ơn qua bài học
II/ Chuẩn bị:
 1. GV:
+ Phương pháp: : Vấn đáp, phân tích, tổng hợp.
+ Bảng phụ, tư liệu. 
 2. HS: Đọc, nghiên cứu bài.
III/Tiến trình lên lớp
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Trình bày những dấu hiệu và đặc điểm của nghị luận trong một văn bản tự sự?
3. Bài mới:
- Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự có vai trò, tác dụng gì? (Sinh động, hấp dẫn và có tính triết lí cao)
 Vậy khi làm bài văn tự sự ta có nên đưa yếu tố nghị luận vào không?
Tiết học hôm nay giúp các em xác định yếu tố nghị luận trong các văn bản văn chương và tập luyện việc sử dụng các yếu tố nghị luận trong viết đoạn văn tự sự
* HĐ 1: Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự:
- Gọi học sinh đọc đoạn văn
Hỏi: Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên là gì?
Hỏi: Đoạn văn trên kể về sự việc gì?
Ngoài ra, đoạn văn trên còn kết hợp cả yếu tố nghị luận.
Hỏi: Yếu tố nghị luận được thể hiện rõ ở những câu văn nào?
Hỏi: Vai trò của những yếu tố đó trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn?
* HĐ 2: Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
Hỏi: bài tập 1 nêu những yêu cầu gì?
GV gợi ý trên bảng phụ
+ Buổi sinh hoạt lớp diễn ra ntn?
+ Nội dung buổi sinh hoạt là gì?
+ Tại sao em phát biểu về Nam?
+ Em phát biểu về những nội dung gì để chứng minh Nam là người bạn tốt?
( Em đã thuyết phục cả lớp Nam là người bạn tốt như thế nào? )(lý lẽ, vd, phân tích)
- Yêu cầu học sinh viết đoạn văn trong 15 phút theo các gợi ý đã trao đổi.
- Yêu cầu HS trình bày GV nhận xét, đánh giá.
- Đọc và nêu yêu cầu của bài tập 2
- GV yêu cầu HS tìm hiểu kĩ đoạn văn tham khảo.
( Tìm hiểu những yếu tố nghị luận trong đoạn văn ?)
Người ta bảo: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được. + Bà tôi có học hành gì đâu, một chữ cắn đôi cũng không biết. Bà lặng lẽ, cứ tưởng bà không biết gì. Bà thuộc như cháo hàng nghìn câu ca. Bà nói những câu sao mà đúng thế. Bà bảo u tôi:
 Dạy con từ thuở còn thơ
 Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về.
Người ta như cây. Uốn cây phải uốn từ non. Nếu để lớn lên mới uốn, nó gẫy.
- Hỏi: Theo em, các yếu tố nghị luận này nhằm mục đích gì?
Có thể nói, các yếu tố nghị luận trong đoạn văn trên chính là những “suy ngẫm” của tác giả về các nguyên tắc giáo dục, về phẩm chất và đạo đức hi sinh của người làm công tác giáo dục...
- Hướng dẫn thực hành BT 2
- Bảng phụ có câu hỏi gợi ý:
+ Bà đã để lại một việc làm hoặc lời nói, suy nghĩ như thế nào? 
+ Điều đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?
+ Nội dung cụ thể là gì? Nội dung đó giản dị mà sâu sắc, cảm động như thế nào?
+ Suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện?
- GV hướng dẫn học sinh viết dựa trên những điểm gợi ý.
- Yêu cầu HS trình bày, nhận xét, đánh giá
4. Củng cố: chốt nội dung luyện tập.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
* Hoàn thành bài tập còn lại nếu chưa xong.
+ Soạn bài tiết 64: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
- Học sinh đọc
+ Phương thức tự sự.
+ Kể về cuộc tranh luận giữa 2 người bạn khi đi trên sa mạc.
- HS tìm, nêu:
+ Câu trả lời của người bạn được cứư và câu kết của VB:
 “ Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà trong lòng người.”
Þ Yếu tố nghị luận này mang dáng dấp của một triết lí về “cái giới hạn và cái trường tồn” trong đời sống tinh thần của con người.
“ Mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn..lên đá.”
Þ Yếu tố nghị luận này nhắc nhở con người cách ứng xử có văn hoá, bài học về sự bao dung, lòng nhân ái, biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa, ân tình.
+ Yếu tố nghị luận này làm cho câu chuyện thêm sâu sắc, giàu tính triết lý, có tính giáo dục cao. Nếu bỏ những yếu tố ấy thì tính tư tưởng của đoạn văn sẽ giảm, do đó ấn tượng về câu chuyện sẽ nhạt nhoà.
Kể buổi sinh hoạt lớp trong đó em phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là người bạn tốt.
- Thực hành viết.
- HS trình bày đoạn văn viết của mình.
- Đọc, xác định yêu cầu BT
- Viết đoạn văn kể về lời dạy bảo giản dị hoặc những việc làm của bà
- Trình bày bài viết. Nhận xét
.
I/ Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự:
- Đoạn văn: 
Lỗi lầm và sự biết ơn
II/ Thực hành viết đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận:
1/ Bài tập 1
2/ Bài tập 2
IV. Rút kinh nghiệm:..............................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
======v======

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9(6).doc