Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 15 năm học 2012

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 15 năm học 2012

Văn bản

 CHIẾC LƯỢC NGÀ

 Nguyễn Quang Sáng

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện Chiếc lược ngà.

2. Kỹ năng:

 - Đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

3.Thái độ: giáo dục cho học sinh tình cảm cha con, tình cảm gia đình.

B.CHUẨN BỊ

Gv:giáo án.Chân dung Nguyễn Quang Sáng,tập 25 truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng.

Hs: Soạn bài ở nhà.

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC.

 1. Kiểm tra bài :

CH:Hãy đóng vai anh thanh niên kêt về phút chia tay giữa anh và ông hoạ sĩ với cô kĩ sư trẻ.

 2 . Bài mới

(Gtb) Trong cuộc sống thiếu gì những tình huống éo le xảy ra, nhất là trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt để thể hiện và thử thách tình cảm con người.Chiếc lược ngà của nhà văn Nam Bộ Nguyễn Quang Sáng được xây dựng trện cơ sở những tình huống thật ngặt nghèo trong những năm kháng chiến chống Mĩ gian lao ở miền Nam,qua đó khắc sâu tình cảm cha con sâu nặng của người cán bộ,chiến sĩ.Chúng ta sẽ tìm hiểu văn bản để hiểu rõ điều này.

 

doc 14 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 682Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 15 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15	 Ngày soạn: 30/11/2012
Tiết 71 Ngày dạy: 03/12/2012
 Văn bản
 CHIẾC LƯỢC NGÀ
 Nguyễn Quang Sáng
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện Chiếc lược ngà.
2. Kỹ năng:
 - Đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
3.Thái độ: giáo dục cho học sinh tình cảm cha con, tình cảm gia đình.
B.CHUẨN BỊ
Gv:giáo án.Chân dung Nguyễn Quang Sáng,tập 25 truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng.
Hs: Soạn bài ở nhà.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC.
 1. Kiểm tra bài :
CH:Hãy đóng vai anh thanh niên kêt về phút chia tay giữa anh và ông hoạ sĩ với cô kĩ sư trẻ.
 2 . Bài mới
(Gtb) Trong cuộc sống thiếu gì những tình huống éo le xảy ra, nhất là trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt để thể hiện và thử thách tình cảm con người.Chiếc lược ngà của nhà văn Nam Bộ Nguyễn Quang Sáng được xây dựng trện cơ sở những tình huống thật ngặt nghèo trong những năm kháng chiến chống Mĩ gian lao ở miền Nam,qua đó khắc sâu tình cảm cha con sâu nặng của người cán bộ,chiến sĩ.Chúng ta sẽ tìm hiểu văn bản để hiểu rõ điều này.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1.
-Hướng dẫn hs tìm hiểu chung-Dựa vào những thông tin trong Sgk hãy nêu những nét chính về tác giả và tác phẩm.
-Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm?
-Gv yêu cầu hs giải thích ½ chú thích Sgk.
-Gv hướng dẫn đọc:chú ý giọng kể của tác giả(nhân vật anh Ba xưng tôi ở ngôi thứ nhất)trầm tĩnh,cảm động,hơi buồn; những đoạn vă miêu tả tâm trạng của bé Thu,của anh Sáu,những câu đối thoại ngắn của các nhân vật cần chọn giọng đọc với giọng điệu phù hợp.
-Hãy tóm tắt cốt truyện khoảng 8 đến 10câu nhưng vẫn đảm bảo những tình tiết chính và đúng mạch lạc của câu chuyện.
-Truyện được kể ở ngôi thứ mấy? Đựơc đặt vào nhân vật nào? Tác dụng của ngôi kể này?
-Truyện đã thể hiện tình cha con sâu sắc của hai cha cô ông Sáu qua mấy tình huống?Trong những tình huống ấy,tình cảm sâu sắc nào được bộc lộ?
-Cá nhân nêu theo Sgk những thông tin chính.
-Ông là nhà văn quân đội trưởng thành trong quân ngũ từ 2 cuộc kháng chiến của dân tộc.
-Đề tài:Viết về cuộc sống và con người ở Nam Bộ.
-Giải thích chú thích theo yêu cầu.
-Nghe hướng dẫn,nghe đọc mẫu.
-Đọc tiếp văn bản.
-Hs tóm tắt cốt truyện.
-Suy nghĩ bộc lộ cá nhân.
+Ngôi I,đặt vào nhân vật anh Ba.
+Tác dụng:tăng độ tin cậy và tính trữ tình của câu chuyện.
Suy luận – phát biểu
-Hai tình huống:
+TH1:Hai cha con gặp lại nhau sau 8 năm xa cách,nhưng con không nhận cha,đến lúc nhận ra và biểu lộ t/cảm thì ông Sáu phải ra đi->TH cơ bản của truyện.
+TH2:Ở khu căn cứ..làm lược tặng con gái.
I.Tìm hiểu chung.
1.Tác giả:Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932,quê ở An Giang.
2.Tác phẩm: được viết vào năm 1966 khi ông hoạt động ở chiến trường Nam Bộ thời chống Mĩ.
3. Bố cục
II Tìm hiểu văn bản.
1.Tóm tắt truyện.
 D. Củng cố - dặn dò.
 - Truyện được kể ở ngôi thứ mấy? Đựơc đặt vào nhân vật nào?Tác dụng của ngôi kể này?
 - Truyện đã thể hiện tình cha con sâu sắc của hai cha cô ông Sáu qua mấy tình huống?Trong những tình huống ấy,tình cảm sâu sắc nào được bộc lộ? 
 -Về nhà chuẩn bị phần tiếp theo của văn bản.
* Rút kinh nghiệm
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
=====================================================================
Tuần 15	 Ngày soạn:01/12/2012
 Tiết 72 Ngày dạy: 04/12/2012
 Văn bản
 CHIẾC LƯỢC NGÀ
 Nguyễn Quang Sáng
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
- Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật. 
2. Kỹ năng:
 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
3.Thái độ: giáo dục cho học sinh tình cảm cha con,tình cảm gia đình.
B.CHUẨN BỊ
Gv:giáo án.Chân dung Nguyễn Quang Sáng, tập 25 truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng.
Hs: Soạn bài ở nhà.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC.
 1. Kiểm tra bài (không)
 2. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1
Hướng dẫn hs tìm hiểu văn bản.
-Truyện đã thể hiện tình cha con sâu sắc của hai cha cô ông Sáu qua mấy tình huống?Trong những tình huống ấy,tình cảm sâu sắc nào được bộc lộ?
TH 1 bộc lộ t/c mãnh liệt của bé Thu với cha.
+TH2:Biểu lộ tình cảm sâu sắc của cha đối với con.
-Phân tích tích tình cảm của bé Thu trong tình huống 1.
-Hãy tìm những chi tiết thể hiện tâm trạng của bé Thu trước khi nhận ra cha. Từ đó có thể thấy được tình cảm của bé Thu đối với cha ntn?
-Hãy lí giải nguyên nhân của thái độ ấy?
-GV:cách tả của tác giả thật cụ thể và hợp lí.Lí do cũng thật dễ hiểu;con bé quá ngạc nhiên,bất ngờ,không hiểu chuyện gì xảy ra,tiếp sau là sự sợ hãi .Tâm lí sợ hãi của đứa bé được được tả bằng tiếng kêu thét gọi mẹ và hành động chạy vụt đi rất phù hợp với tâm lí và hành động của trẻ con(gái).Chi tiết này đã gây cho người đọc sự cảm động,cảm thương cho anh Sáu,xen lẫn sự tò mò của người đọc.
-Gặp lại con sau 8 năm xa cách,ông sáu đã vô cùng mừng rỡ,ông dường như không kìm nén nỗi lòng mình khi nhìn thấy con.Tìm chi tiết miêu tả tình cảm của ông Sáu lúc gặp con?
-Sự xuất hiện của ông Sáu khiến bé Thu phản ứng như thế nào?Phản ứng ấy có làm cho em bất ngờ không? Tìm chi tiết cho thấy rõ điều đó?
-Trong hai ngày đêm tiếp theo,thái độ và tình cảm của em đối với ông Sáu diễn biến ntn ?
-Qua những chi tiết trên,em em có nhận xét gì về tính câchs của bé Thu ? 
.
-Hãy tìm những chi tiết thể hiện thái độ và tình cảm của bé Thu trong buổi sáng chia tay với ông Sáu và anh Ba? Lí giải về thái độ và hành động đó?
-Vì sao tác giả lại để bà ngoại giải thích lí do mà không phải là người khác?Vì sao bé Thu không giãi bày ẩn ức với má mình trước đó?
(-Trạng thái ân hận nuối tiếc khi em hiểu ra vấn đề: Nằm im, thở dài)
-Qua đó ta có thể nhận xét ntn về tính cách của bé Thu và nghệ thuật miêu tả của tác giả?
..
-Gv nhắc lại một vài nét tình cảm,hoàn cảnh và tâm trạng của anh Sáu trong chuyến về phép 3 ngày.
-Hãy tìm những chi tiết,sự việc ở phần 2 thể hiện tình cảm của ông Sáu với con và nêu cảm nghĩ về tình cảm ấy?
-Khi tìm được khúc ngà voi, ông Sáu có những biểu hiện tình cảm,cảm xúc ntn?Vì sao ông có cảm xúc như vậy?
-Hãy tìm những chi tiết bộc lộ tình cảm với con của ông khi ông làm cây lược ngà.Phân tích để thấy được tình cảm sâu sắc của ông.
-Qua đây,còn có thể suy ngẫm rộng ra điều gì về chiến tranh và cuộc sống con người?
-Gv chốt:Chiến tranh luôn đồng nghĩa với đau thương mất mát,bao gia đình,bao người trở thành côi cút,bất hạn,đáng thương,nhưng điều quý giá nhất trong cái mất mát đó là tình cha con, tình cảm muôn thuở có tính nhân bản bền vững,vừa cho ta thấy cụ thể nỗi đau mà con người phải gánh chịu bởi chiến tranh.
Hoạt động 3
Hướng dẫn tổng kết
- Em hãy trình bày nội dung chính mà truyện thể hiện?
- Những yếu tố nghệ thuật tạo nên sự thành công cho văn bản?
- Chi tiết chiếc lược ngà có vai trò ntn trong truyện?
-Hs phát hiện-trả lời cá nhân,lí giải.
-Bổ sung nếu còn thiếu.
+Nghe gọi giật mình-tròn mắt nhìn.
+Nó ngơ ngác lạ lùng.
+Con bé thấy lạ quámuốn hỏi đó là ai?
+Mặt nó bỗng tái đivụt chạykêu thét lên:Má!má!
-Lí giải:Cách lí giải hợp lí.Con bé quá bất ngờ, nó sợ hãi,sợ bị lừa gạt,sợ bị bắt.
-Lắng nghe.
-Tìm chi tiết trong Sgk.
+Cái tình cha con cứ nôn nao.
+Không thể chờ xuồng cập bếnnhún chân,nhảy tót lên.
+Bước vội vàngkêu to Thu!con.
+Vết thẹo dài đỏ ửng, giần giật
-Hs phát hiện-thảo luận 2 phút:
Tổ 1-2 trả lời.
Tổ 3-4 nhận xét.
+bé Thu ngờ vực,sợ hãi ,lảng tránh ông.Ông Sáu sững lại,nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lạihai tay buông xuống như bị gãy.
-Phát hiện-nêu theo Sgk.
+Thờ ơ,lạnh nhạt:gọi trống không, không nhờ chắt nước nồi cơm đang sôi,hất tung cái trứng cá ra khỏi bát cơm,bị đánh không khóc,bỏ về bên bà ngoại,khua dây cột xuồng kêu rổn rảng thật to.
-Tự do bộc lộ.
-Trao đổi-phát biểu.
+Hoàn toàn không đáng trách.
-Phát hiện-lí giả cá nhân.
+ Cất tiếng gọi ba-tiếng kêu như xé,chạy xô tới,nhanh như một con sóc,thót lên,dang hai tay ôm chặt cổ,hôn cả vào vết thẹo,hai chân
-Giải thích.
-Đang giận má,bác Ba là khách.
-Chỉ có thể tâm sự với bà ngoại
-Nhà văn am hiểu tâm lí trẻ thơ,trân trọng t/c hồn nhiên, bồng bột trong trẻo của các em.
+Đầu tiên là sự ngạc nhiên, hụt hẫng và buồn khi thấy đứa con sợ hãi và bỏ chạy.
+Hai ngày sau tìm mọi cách làm thân mà không thành.
+Không nén được tức giận, đánh, mắng con.
-Hs phát hiện trong Sgk.
+ Ân hận day dứt vì lỡ đánh con.
+Nỗi khổ tâm cứ dày vò anh khi ở rừng.
+Làm cây lược cho con.
-Nhận xét.
+Chi tiết chân thực,bộc lộ rõ t/cảm cha con thân thiết.
-Tự do bộc lộ:
+Thể hiện t/c sâu năng của cha đối với con trong h/cảnh chiến tranh ngặt nghèo,nhiều éo le,gian khổ.
-Tự do bộ lộ suy nghĩ.
-Lắng nghe.
-Cốt truyện.
-Tình huống.
-Ngôi kể.
-Xây dựng nhân vật,miêu tả tâm lí nhân vật.
-Trao đổi-trình bày.
+Có ý nghĩa nối kết các nhân vật trong tác phẩm,biểu hiện cụ thể t/c của người cha dành cho con-vừa là biểu tượng tình cha con sâu nặng.
1.Nhân vật bé Thu
 a.Trước khi nhận ông Sáu là cha.
-Nó giật mình, ngơ ngác, lạ lùng, hốt hoảng, mặt tái đi rồi vụt chạy, kêu thét lên khi mới gặp ông Sáu.
->Sự sợ hãi xa lánh.
-Thờ ơ, lạnh nhạt:không chịu gọi ông Sáu là ba, chỉ gọi trống không.
-Sự ương ngạnh của bé Thu là phản ứng tâm lí tự nhiên chứng tỏ cá tính mạnh mẽ,tình cảm của em sâu sắc, chân thật dành cho ba.
b.Khi nhận ra cha.
-Thái độ và hànhg động thay đổi đột ngột: cất tiếng gọi ba- tiếng kêu như xé,chạy xô tới,thót lên,ôm chặt cổ, hôn cả vào vết thẹo
-Nhà văn am hiểu tâm lí trẻ thơ với tấm lòng thương yêu,trân trọng .
2.Nhân vật ông Sáu.
a.Trong chuyến nghỉ phép về thăm nhà: 
+ Ông háo hức để gặp con để ôm con vào lòng.
+ Suốt ngày chỉ quanh quẩn ở nhà bên con
b. Khi ở căn cứ: 
+ Ân hận vì đã lỡ đánh con.
+ Kỳ công làm cây lược cho con.
+ Chưa kịp trao cho con thì đã hi sinh.
=>Tình cảm cha con sâu nặng, hoàn cảnh chiến tranh ngặt nghèo ,nhiều éo le, gian khổ gây bao đau thương mất mát.
III.Tổng kết.
1.Nội dung:
- Truyện thể hiện tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
 - Tác giả bày tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với những đau khổ mất mát của nhiều gia đình phải gánh chịu.
2.Nghệ thuật: xây dựng cốt truyện chặt chẽ, tình huống bất ngờ, hợp lí.
-Nghệ thuật khắc hoạ tâm lí, xây dựng tính cách nhân vật.
-Ngôi kể, người kể thích hợp 
 D.Củng cố-dặn dò.
 -Thái độ và hành động của nhân vật bé Thu trước và sau khi nhận ra cha.
 -Tình cảm cha con sâu nặng được thể hiện trong truyện.
 -Về nh ... ng theo phương châm:xưng khiêm hô tốn,em hiểu phương châm đó ntn?Cho ví dụ.
-Hãy nêu những từ ngữ xưng hô thể hiện phương châm trên.
-Gv chốt:
-Vì sao trong Tiếng Việt,khi giao tiếp,người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô?
Gv:
*Trong tiếng Việt không có từ ngữ xưng hô trung hoà.
Vd:Khi gọi điện thoại nếu trong gia đình có nhiều thế hệ: gọi con 60 tuổi bằng cụ thì khó giao tiếp(còn bố mẹ đối tuợng giao tiếp)nếu có thân mật tuỳ mức độ mà xưng hô.
-Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếplà gì?Cho ví dụ.
-Hãy phân biệt cách dẫn trựctiếp và cách dẫn gián tiếp.
- Đọc và phân tích yêu cầu bài tập 2.
Chuyển lợi thoại trong đọan trích.
(Lời dẫn của QT và Nguyễn Thiếp.QT ở ngôi nào?Chuyển sang ngôi nào?Từ đó có cách dẫn gián tiếp?
-Hs trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Nêu các phương châm hội thoại đã học:4 PCHT.
+Cho ví dụ.
- Cá nhân trả lời.
-Hs nêu và lấy ví dụ.
-Nêu nhóm các từ xưng hô.
-Trao đổi-trình bày:
Xưng hô một cách khiêm tốn,khiêm nhường.
-Trao đổi,thảo luận-trình bày.
-Hs thảo luận
-Đại diện tổ 1-3 trình bày.
-Tổ 2-4 nhận xét.
-Lắng nghe.
-Trình bày cá nhân.
+Giống:cùng dẫn lại lời của người dẫn.
+Khác:Ý của người khác thông qua lời.
-Trao đổi,thảo luận-trình bày.
I.Lí thuyết.
1.Các phương châm hội thoại.
a.Phương châm về lượng.
b.Phương châm về chất.
-Vd:
+Con bò to gần bằng con trâu.(đúng p/châm về chất).
+Con bò to gần bằng con voi (sai p/châm về chất).
c.Phương châm quan hệ.
d.Phương châm cách thức.
e.Phương châm lịch sự.
-Kể tình huống giao tiếp có PCHT không được tuân thủ.
-Vd:ông nói gà, bà nói vịt.
2.Xưng hô trong hội thoại là:
người nói cần cần căn cứ vào đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
-Vd:ông nói gà, bà nói vịt.
*Nhóm các từ xưng hô.
a.Đại từ xưng hô(nhân xưng) :Tôi,tao,tớ,chúng tôi,chúng tớ;nó, cậu,bạn,hắnngôi 1,2,3 số ít,nhiều.
b.Dùng chỉ quan hệ họ hàng, chức vụ nghề nghiệp: em, anh, chị, chú, bác ,cô ,dìthủ trưởng, giám đốc, bác sĩ, kĩ sưDùng theo vai quan hệ trên-dưới(nghề nghiệp).
c.Danh từ chỉ tên riêng:Mai,Lan,Huệ,HồngDùng để gọi,xưng tên.
II. Luyện tập
Bài tập1:
a.Xưng khiêm:người nói tự xưng một cách khiêm nhường.
-Hô tôn:gọi người đối thoại một cách tôn kính(lưu ý:đây không phải là phương châm xưng hô riêng trơng tiếng Việt mà còn là phương châm xưng hô trong ngôn ngữ phương Đông,nhất là tiếng Hán-Nhật-Triều Tiên).
b.Những từ ngữ xưng hô thể hiện phương châm trên:
+Từ xưng hô thời trước:
-Bệ hạ:dùng để gọi vua tôn kính.
-Bần tăng:nhà sư nghèo(tự xưng một cách khiêm tốn).
-Bần sĩ:kẻ sĩ nghèo.
-Đại ca,đệ,muội
+Từ xưng hô thời nay:
Quý ông,bà,cô,cậu(dùng để gọi người đối thoại tỏ ý lịch sự,tôn kính.
Gọi bác thay con (thay cho từ chị,anh).
Bài tập 3:Lựa chọn từ ngữ xưng hô khi giao tiếp.
-Từ xưng hô đa dạng,phong phú.
-Lựa chọn căn cứ:
+Tình huống giao tiếp(thân mật,xã giao).
+Quan hệ người nói với người nghe (thân, sơ,trọng,khinh).
Đạt được kết quả giao tiếp(mục đích giao tiếp).
3.Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
1.Phân biệt cách dẫn
 -Trực tiếp:Nhắc lại nguyên vẹn lời của người khác(đúng ý và nguyên lời)
-Để sau dấu hai chấm và trong đấu ngoặc kép.
-Gián tiếp:Nhắc lại lời hay ý của người khác không cần ngưyên vẹn có sự điều chỉnh(đúng ý chính). 
-Không dùng (có thêm từ rằng,là).
Bt2: Những thay đổi về từ ngữ:Tôi(1), nhà vua(3) chúa công(2), nhà vua(3).
Bây giờ (thời gian hiện tại), bấy giờ(thời gian ấy), đây (đặc điểm cụ thể), lược.
D.Củng cố-dặn dò.
 -Về nhà tiếp tục ôn tập, làm bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài mới. 
* Rút kinh nghiệm
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 15 Ngày soạn: 04/12/2012
Tiết 74 Ngày dạy: 06/12/2012
 Tiếng Việt
 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
 ( Ôn tập Tiếng Việt Tổng hợp chuẩn bị kiểm tra 1 tiết)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
 - Ôn tập tổng hợp kiến thức về Tiếng Việt : về các phép tu từ từ vựng trong các tiết ôn tập trước: 43,44,53,58. Các phương châm hội thoại
2. Kỹ năng:
 - Khái quát kiến thức Tiếng Việt đã học trong chương trình Học kỳ I.
 B.CHUẨN BỊ
 Gv:giáo án.
 Hs:Soạn bài ở nhà.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC.
 1. Kiểm tra bài :(không)
 2. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1
 Hướng dẫn hs ôn tập lí thuyết. 
- Gv yêu cầu hs nhắc lại kiến thức về các phương châm hội thoại, các phép tu từ từ vựng , cách dẫn trực tiếp, gián tiếp , xưng hô trong hội thoại, 
Hoạt động 2
 Hướng dẫn hs làm các bài tập thực hành.. 
Bài 1 Trong số 5 phương châm hội thoại, chọn trình bày 3 phương châm mà em quan tâm nhất (nội dung phương châm, ví dụ tình huống, tác dụng...).
Bài 2 :Bằng một văn bản nghị luận (dài không quá hai trang giấy thi ), có sử dụng lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp, hãy nêu cách hiểu của em về ý nghĩa của câu văn sau:
"Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng.”
 (Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi)
 Bài 3: Đọc những câu ca dao tục ngữ thể hiện phương châm lịch sự.
Cá nhân trả lời theo từng đơn vị kiến thức.
- Hs thảo luận .
- Đại diện trình bày. 
- Nhận xét.
+ “ Tác phẩm... vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng.”:
01
- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang.
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
I. L‎‎ý thuyết.
II. Thực hành.
Câu 1: Học sinh chọn 3/5 phương châm để trình bày, mỗi phương châm đạt 1 điểm khi nêu ý đầy đủ, chính xác, rõ ràng, thuyết phục.
- Các ý cụ thể:
+ Nội dung yêu cầu của phương châm
+ Ví dụ tình huống sử dụng phương châm hay nêu thành ngữ, tục ngữ có giải thích
+ Tác dụng cụ thể của việc dùng đúng phương châm
Câu 2: (5 điểm)
- Giải thích ý nghĩa của câu văn:
+ “Tác phẩm vừa là... vừa là...”: nêu lên các giá trị đồng thời của tác phẩm văn chương. (0,5 điểm)
+ “ Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác...”: 
* Tác phẩm là đứa con tinh thần của nhà văn, là nơi nhà văn gửi gắm cảm hứng và khát vọng của mình về con người và cuộc sống. 
 D. Củng cố-dặn dò.
 - Về nhà tiếp tục ôn tập.
 - Chuẩn bị kiểm tra .
Tuần 15 Ngày soạn:21/11/2011
Tiết 74 Ngày dạy: 23/11/2011
 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 9
 Thời gian : 45’
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 1. Kiến thức:
Phần trắc nghiệm:Hs xác định được những kiến thức đã học về chương trình Tiếng Việt đã học ở lớp 9 kỳ I và kiến thức cũ ôn tập.
Phần tự luận:Hs trình bày được những hiểu biết của mình và diễn đạt nó dưới hình thức văn bản.
 2.Kỹ năng:Rèn luyện kỷ năng phát hiện , nhận xét đánh giá .
B.CHUẨN BỊ
Gv:Đề kiểm tra photo.
Hs:ôn tập theo đề cương.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC.
 1. Kiểm tra bài :(không)
 2. Bài mới
Giao đề và hướng dẫn học sinh làm bài
 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 9 K1 
	 Mức đ ộ
Lĩnh vực
 nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Các phương châm hội thoại 
1
1
Xưng hô trong hội thoại 
1
1
Cách dẫn trực tiếp , gián tiếp.
1
1
Sự phát triền của từ vựng 
1
1
Thuật ngữ 
1
1
Trau dồi vốn từ 
1
1
Tổng kết từ vựng 
1
1
1
1
2
2
Cộng: Số câu : 18
 Tổng số điểm: 10
4
4
8
( 2)
2
(8)
Họ và tên: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Lớp 9D Thời gian:45 phút
I.Trắc nghiệm: (2 điểm) 
 Đọc,chọn và ghi chữ cái đúng đầu câu trả lời đúng vào ô bên dưới.
Câu 1: Khi bác sĩ nói với một bệnh nhân nan y về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đó thì phương châm hội thoại nào có thể không được tuân thủ?
 A. Phương châm lịch sự. B. Phương châm về lượng . 
 C. Phương châm quan hệ . D. Phương châm về chất.
Câu 2: Để lời nói có hiệu quả trong giao tiếp, người nói cần:
Căn cứ vào đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
Căn cứ vào đối tượng giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
Căn cứ vào đối tượng và đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
Căn cứ vào lí do giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
Câu 3: Trong câu: Bạn Lan nói rằng tuần này lớp ta lại được đứng thứ nhất người viết đã dùng cách dẫn nào? 
 A. Trực tiếp. B. Gián tiếp.
Câu 4: Từ mặt trời in đậm dưới đây được chuyển nghĩa theo phương thức nào? 
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
A. Phương thức ẩn dụ . B. Phương thức hoán dụ .
Câu 5: Thuật ngữ là:
Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học .
Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ .
Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học .
Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
Câu 6: Câu sau bị lỗi ở từ nào? Huyện Krông Nô ta cũng có thắng cảnh đẹp.
A. Huyện Krông Nô. B. cũng C. Thắng cảnh D. Đẹp.
Câu 7: Trong các câu sau câu nào là thành ngữ ?
 A. Gầm mực thì đen, gần đèn thì sáng. B. Được voi đòi tiên.
 C. Có công mài sắt, có ngày nên kim. C. Uống nước nhớ nguồn.
Câu 8: Các từ in đậm trong đoạn thơ sau, tác giả đã vận dụng biện pháp tu từ nào? 
Không có kính rồi xe không có đèn
 Không có mui xe thùng xe có xước. (Phạm Tiến Duật )
A. Ẩn dụ . B. Hoán dụ . C. Điệp ngữ. D. Nhân hóa .
II. Tự luận (8 điểm)
 Câu 1. (1đ ) Hãy gạch chân các từ láy trong đoạn văn sau : 
“ Trăng đã lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm cát trắng đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím thâm thẫm. Dưới ánh trăng lấp lánh, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát phẳng lì ”
 (Mạnh Duy)
Câu 2: (2đ )Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì ? Phân tích ý nghĩa của biện pháp tu từ đó Ông Trời nổi lửa đằng đông
 Bà Sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay !
 (Trần Đăng Khoa)
 Câu 3: (5đ) Viết một đoạn văn ngắn (nội dung tự chọn) trong đoạn có sử dụng ít nhất ba biện 
 pháp tu từ. Chỉ ra những phép tu từ đó.
 BÀI LÀM
I. Trắc nghiệm:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đ.án
C
C
A
B
A
D
B
C
II. Tự luận (8 điểm) 
Câu 1: (1đ) 
Những từ láy: lấp loáng, sừng sững, thâm thẫm, lấp lánh, lăn tăn, mơn man. 
 Câu 2: (2điểm )
-Hai câu thơ sử dụng biện pháp nhân hóa.
-Biện pháp nhân hóa trong hai câu thơ đã tạo nên hình ảnh sinh động của sự vật khi trời chuyển mưa. Những sự vật tưởng như vô tri vô giác nhưng trở nên cụ thể , sống động, mang đầy hình ảnh và màu sắc trong cảm nhận của người đọc.
Câu 3: (5đ) Hs viết được đoạn văn và sử dụng các phép tu từ đã cho. Mỗi phép tu từ đúng:(1 điểm)
Hoạt động 3: Thu bài và kiểm bài:
Hoạt động 4: Dặn dò: dăn HS chuẩn bị bài: Kiểm tra văn thơ hiện đại 

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 tuan 15(1).doc