Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 31

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 31

Tiết: 141-142.

NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI

 (Lê Minh Khuê)

 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp học sinh:

- Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện.

- Thấy được những nét đặc sẳc trong miêu tả nhân vật, đặc biệt là miêu tả tâm lí, ngôn ngữ và nghệ thuật kể chuyện của tác giả.

- Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm (cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật trần thuật )

B. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: ảnh Lê Minh Khuê.

 - Học sinh: Đọc và soạn theo yêu cầu SGK.

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 684Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 31
Ngày soạn: / /2010
Ngày dạy: / /2010
Tiết: 141-142.
những ngôI sao xa xôi
 (Lê Minh Khuê)
 A. Mục tiêu cần đạt: 
 	Giúp học sinh:
- Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện.
- Thấy được những nét đặc sẳc trong miêu tả nhân vật, đặc biệt là miêu tả tâm lí, ngôn ngữ và nghệ thuật kể chuyện của tác giả.
- Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm (cốt truyện, nhân vật, nghệ thuật trần thuật)
B. Chuẩn bị: - Giáo viên: ảnh Lê Minh Khuê. 
 - Học sinh: Đọc và soạn theo yêu cầu SGK.
C. hoạt động dạy học:
* Bài mới.
 Trên những nẻo đường Trường Sơn những năm đánh Mĩ, các chàng trai chiến sĩ lái xe không kính (Bài thơ về tiểu đội xe không kính –Phạm Tiến Duật, Xe ta đi trong đêm Trường Sơn - Tân Huyền) hay còn kính (Mảnh trăng cuối rừng – Nguyễn Minh Châu, Chào em – Cô gái Lam Hồng - ánh Dương) đều có những cuộc gặp gỡ chớp nhoáng nhưng vô cùng thú vị và cảm động với những cô gái thanh niên xung phong, những cô trinh sát mặt đường, những cô chuyên phá bom nổ chậm, mở đường cho xe qua. Những ngôi sao xa xôi kể lại cuộc sống và khắc hoạ chân dung tâm hồn, tính cách của ba cô gái trẻ – ba vì sao xa xôi trên cao điểm Trường Sơn.
Hoạt động của gv và HS
Nội dung cần đạt
?Theo chú thích trong SGK, giới thiệu tác giả và tác phẩm.
HS: Trao đổi và trả lời câu hỏi
GV: Giảng, mở rộng thêm, ảnh Lê Minh Khuê
GV cùng HS đọc 1 lần, sau đó yêu cầu 2 - 3 HS tóm tắt toàn đoạn trích.
Hướng dẫn học sinh đọc dọng suy tư, tình cảm.
GV nhận xét HS đọc và tóm tắt.
+Yêu cầu:
-Giọng tâm tình, phân biệt lời lể và lời đối thoại ngắn gọn giữa các nhân vật.
HS: Nêu bố cục và nội dung từng đoạn
GV giới thiệu để học sinh tóm tắt mấy nét chính: Cốt truyện đơn giản, mạch truyện phát triển theo dòng ý nghĩ, tâm trạng của nhân vật, đan xen giữa hiện tại và quá khứ
? Truyện được trần thuật từ lời kể của nhân vật nào?
? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung câu chuyện? 
- Giáo viên gọi học sinh đọc lại bài, và bắt đầu hướng dẫn học sinh tìm hiểu kĩ các nhân vật.
? Hoàn cảnh của các cô gái thanh niên xung phong này?
? Công việc ấy đòi hỏi họ như thế nào?
? Họ có nguồn gốc ra sao? 
? Tính cách của họ ra sao?
? Nét riêng của từng nhân vật?
? Em hãy tìm những chi tiết nói về chính nhân vật này? Và qua đó em hiểu gì về nhân vật này?
? Tìm những chi tiết kể về nhân vật này? Từ đó em thấy gì về nhân vật này?
? Họ suy nghĩ về nhau như thế nào? Hãy tìm những chi tiết kể về điều này?
? Em thấy tâm lí nhân vật ở đây được miêu tả như thế nào?
? Cách miêu tả ấy có ý nghĩa như thế nào?
? Điểm những nét nghệ thuật cơ bản của tác phẩm?
I- Giới thiệu chung
1. Tác giả.
Lê Minh Khuê (1949), quê Thanh Hoá, từng là thanh niên xung phong trên những nẻo đường Trường Sơn thời chống Mĩ. Những truyện ngắn đầu tay của chị ra đời vào đầu năm những năm bảy mươi của thế kỉ XX, khi chị đang còn rất trẻ, viết về cuộc sống và chiến đấu của chính bản thân và đồng đội.
2.Tác phẩm
Văn bản Những ngôi sao xa xôi (1971) có lược bỏ một vài đoạn (kể về những kỉ niệm, những hồi ức của Phương Định về thời thơ ấu ở Hà Nội và một vài chi tiết khác trong cuộc sống và chiến đấu trên cao điểm Trường Sơn: lại phá bom, gặp gỡ và trò chuyện với những người lính lái xe...)
II- Đọc – hiểu văn bản
1. Đọc và kể tóm tắt đoạn trích.
2. Bố cục:
a) Từ đầu đến "ngô sao trên mũ": Phương Định kể vể công việc và cuộc sống của bản thân và tổ ba cô trinh sát mặt đường.
b) Tiếp đến "bây giờ là buổi trưa ... Chị Thao bảo": Một lần phá bom, Nho bị thương hai chị em lo lắng, săn sóc.
c) Còn lại: Sau phút hiểm nguy, hai chị em nối nhau hát. Niềm vui của ba người trước trận mưa đá đột ngột.
- Nhân vật Phương Định, ngôi kể thứ nhất, nhân vật kể chuyện là nhân vật chính.
- Tạo điều kiện thuận lợi để tác giả tập trung miêu tả thế giới nội tâm những cảm xúc suy nghĩ của nhân vật =>hiện lên vẽ đẹp tâm hồn của con người trong chiến tranh.
- Học sinh nghe.
- Sống giữa núi rừng Trường sơn, khắc nghiệt mưa bom bảo đạn. Sống trên một cao điểm của tuyến đường nguy hiểm nàỳ, ác liệt lại làm một công việc gian nan nguy hiểm.
- Lòng dũng cảm, kiên quyết, không sợ hi sinh
- Đều là những cô gái Hà thành, có một tuổi thơ êm đềm bên gia đình
- Tuổi còn trẻ nên dều rất dễ cảm xúc, đặc biệt cũng rất lãng mạn và có tình đồng đội thắm thiết.
* Phương Định:
- Học sinh nêu.
=>Là một cô gái nhạy cảm hồn nhiên, thích mơ mộng hay sống với những kĩ niệm thời thơ ấu bên gia đình trong thành phố, thích hát, thích ngắm mình trong gương
* Chị Thao: 
- Học sinh nêu.
- Từng trải không còn hồn nhiên, hay mơ ước và dự tính về tương lai, rất thực tế nhưng vẫn có những khao khát, rung động của tuổi trẻ, chị chiến đấu dũng cảm, bình tĩnh nhưng lại rất sợ máu chảy.
- học sinh nêu.
=> Yêu mến và tự hào về nhau.
- Miêu tả cụ thể đến từng cảm giác, ý nghĩ
- Cho bạn đọc hình dung một thế giới nội tâm phong phú, trong sáng tốt đẹp, cao thượng, gan dạ, dũng cảm của tuổi trẻ trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Phương thức trần thuật.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật miêu tả tâm lí.
- Ngôn ngữ và dọng điệu tự nhiên thoải mài và trẻ trung. Lời kể ngắn, nhịp nhanh, phối hợp không khí khẩn trương chiến đấu
HĐ III:. Hướng dẫn học bài : Giáo viên tổng kết bài học, dặn học sinh chuẩn bị chương trình địa phương- Tập làm văn. 
	*GV: Củng cố nội dung bài học
 * Rút kinh nghiêm giờ dạy: ...
Ngày soạn: / /2010
Ngày dạy: / /2010 
Tiết:143:
chương trình địa phương-tập làm văn
A. Mục tiêu cần đạt: 
	Giúp học sinh: 
- Tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương.
- Viết một bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ, kiến nghị của mình dưới các hình thức thích hợp: Tự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh.
B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Bài nghị luận mẫu.
 - Học sinh: Như đã hướng dẫn chuẩn bị ở bài 19.
C. hoạt độn g dạy học:
Hoạt động của gv
Định hướng Hoạt động của hs
HĐI: Kiểm tra chuẩn bị của học sinh.
HĐII: Giáo viên nêu nhiệm vụ, yêu cầu của tiết học =>
HĐIII: Gọi học sinh đọc từng mục trong SGK, nêu câu hỏi xem học sinh có hiểu vấn đề không.
HĐIV: Tập trung theo nhóm, trao đổi bài để học sinh tự do nhận xét bài của nhau.
HĐV: Tổ chức cho học sinh trình bày.
Giáo viên sữa chữa, bổ sung những thiếu sót, tồn tại nếu có, động viên, khuyến khích những mặt tích cực, Lầy điểm một vài bài có chuẩn bị tốt.
- Học sinh xuất trình bài soạn.
- Dạng bài nghị luận:
+ Về nội dung: Nêu tình hình, ý kiến của cá nhân phải rõ ràng, cụ thể và có lập luận, thuyết minh, thuyết phục.
+ Tuyệt đối không nêu tên người, tên cơ quan, đơn vị cụ thể, có thật.
- Học sinh đọc.
- Học sinh làm việc theo nhóm.
- Học sinh cử đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm nhận xét bài của nhau.
- Học sinh nghe, và chữa lỗi.
D. Hướng dẫn học bài : - Giáo viên tổng kết tiết học. 
 - Dặn các em xem lại lí thuyết nghị luận thơ để chuẩn bị cho tiết trả bài.
* Rút kinh nghiêm giờ dạy: .
Ngày soạn: / /2010
Ngày dạy: / /2010
 Tiết: 144.
trả bài tập làm văn số 7
A. Mục tiêu cần đạt: 
	Giúp học sinh: 
- Nhận ra được những ưu điểm, nhược điểm về nội dung và hình thức trình bày trong bài viết của mình.
- Khắc phục các nhược điểm ở bài tập làm văn số 6 một cách triệt để. Củng cố kiến thức về kiểu bài nghị luận văn chương.
B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Chấm chữa bài cho học sinh chu đáo.
 - Học sinh: Xem , củng cố kiến thức kiểu bài này.
C. hoạt độn g dạy học:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
HĐI: Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại đề bài. Cùng học sinh xây dựng dàn ý, biểu điểm (như ở 2 tiết bài viết). Trả bài cho học sinh.
HĐII: Giáo viên nhận xét chung về bài làm của học sinh: 
- Ưu điểm: 
Đây là bài nghị luận văn chương thứ 2, nên nhìn chung so với bài viết số 6 có nhiều tiến bộ hơn .
Có một số bài kĩ năng viết văn nghị luận đã thực sự cố gắng, trôi chảy, cảm xúc hơn và đặc biêt biết cách xây dựng hệ thống luận điểm rõ ràng mạch lạc
Gọi 2 học sinh khá đọc lại bài của mình và trình bày ý tưởng cách đi của bản thân khi làm bài.
- Nhược điểm: Nhưng nhìn chung khả năng nghị luận vẫn còn kém lắm. Đặc biệt vẫn còn lỗi quá kém: Không biết viết bài văn theo 3 phần
Ngoài ra có một số bài mắc lỗi như: Liệt kê đẫn chứng:
Nặng nhất về lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt: 
? Hãy chỉ ra các lỗi cụ thể như đã phê trong bài?
? Em nào có ý kiến gì về cách chấm bài, cho điểm?
Giáo viên lấy điểm vào sổ. 
- Học sinh nhắc lại đề ra. Thảo luận để xây dựng dàn ý.
- Học sinh nghe.
- Học sinh đọc bài
- Học sinh nghe.
- Học sinh nêu.
- Học sinh trình bày ý kiến nếu có.
- Học sinh đọc điểm của mình.
	*GV: Củng cố nội dung bài học.
HĐ III: Hướng dẫn học bài : - Dặn học sinh xem lại lí thuyết bài nghị luận thơ.
 - Soạn bài “ Biên bản”. 
* Rút kinh nghiêm giờ dạy: ...
Ngày soạn: / /2010
Ngày dạy: / /2010
Tiết:145 	biên bản 
A. Mục tiêu cần đạt: 
 	Giúp học sinh: 
- Phân tích được các yêu cầu của biên bản và liệt kê được các loại biên bản thường gặp trong thực tế cuộc sống.
- Viết được một biên bản sự vụ hoặc hội nghị. 
B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Một số biên bản mẫu. 
 - Học sinh: Đọc và soạn theo yêu cầu SGK. 
C. hoạt độn g dạy học:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
HĐI: Bài cũ:
? Em đã học được những loại văn bản hành chính công vụ nào?
HĐII: Bài mới: Từ câu hỏi trên giáo viên vào bài luôn.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu 2 văn bản ở SGK.
? Đây là 2 biên bản gì?
? Qua sự việc em hình dung sự việc như thế nào?
? Em thấy biên bản gồm những mục nài?
? Từ việc tìm hiểu trên em hảy trình bày những hiểu biết của mình về biên bản?
Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh tìm hiểu 2 kiểu văn bản tương tự như trên.
? Theo em biên bản phải có các yêu cầu nào?
? Nêu một số biên bản mà em biết?
? Theo em người ta lập biên bản nhằm mục đích gì?
Gọi học sinh nghi nhớ phần 1.
Học sinh: đọc lại 2 biên bản ở mục 1, và trả lời câu hỏi.
? Phần mở đầu của một biên bản gồm những mục gì?
Giáo viên yêu cầu học sinh xem lại 2 biên bản trên phiếu
? Phần nội dung?
? Phần kết gồm những mục nào?
? Lời văn của biên bản?
Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1.
? Lựa chọn tình huống viết biên bản?
I. Đặc điểm của biên bản:
- Học sinh làm việc cá nhân.
Biên bản 1: Sinh hoạt chi đội.
Biên bản 2:trả lại tang vật.
- Cụ thể rõ ràng theo trình tự.
- Học sinh nêu .
- Học sinh rút ra ghi nhớ.
- Học sinh tham khảo qua phiếu học tập.
- Số liệu, sự việc phải chính xác, cụ thể ghi chép trung thực, đầy dủ, không suy diễn, chủ quan, thủ tục chặt chẽ, lời văn ngắn gọn, chính xác
- Học sinh nêu.
- Dùng làm chứng cứ khi cần thiết.
- Học sinh đọc ghi nhớ.
II. Cách làm biên bản:
- Tuỳ vào loại biên bản( hội nghị, sự vụ) để tạo lập phần đầu, nhưng cái chung:
 + Quốc hiệu, tiêu ngữ.
 + Tên biên bản( Viết chữ in hoặc chữ in hoa phóng to lên).
 + Thời gian, địa diểm.
 + Thành phần, chủ toạ, thư kí.
- Học sinh làm việc cá nhân.
- Ghi trình tự diễn biến, kết quả của sự việc( Ghi tóm tắt ngắn gọn nhưng phải đầy đủ, chính xác).
- Thời gian kết thúc, chữ kí của các thành viên có trách nhiệm chính.
- Ngắn gọn chính xác, viết theo nghĩa tường minh.
III. Luyện tập:
1) Bài 1.
- Tình huống a, c, d
1) Bài 2.
HS: Làm ở nhà chuẩn bị cho giờ luyện tập.
D. Củng cố nội dung bài học.
E. Hướng dẫn học bài : - Hướng dẫn bài tập còn lại.
 - Dặn HS soạn “ Rô Bin Xơn” 
* Rút kinh nghiêm giờ dạy: ...

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 Tuan 31.doc