Tiết 156
ÔN TẬP VỀ TRUYỆN
I. Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức:
- Tiếp tục ôn tập những kiến thức về thể loại, về nội dung của các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9.
- Đặc trưng thể loại qua các yếu tố nhân vật, sự việc, cốt truyện.
- Những đặc điểm nổi bật của các tác phẩm truyện đã học.
2. Kĩ năng:
- Tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức về các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam.
- Giáo dục lòng yêu mến và cảm thụ tác phẩm văn học.
- Hướng dẫn HS một số kỹ năng làm bài.
3. Thái độ:
- Tự giác tổng hợp các tác phẩm truyện đã học, hiểu kĩ sự việc, cốt truyện.
II. Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ,
- HS: Soạn bài theo yêu cầu.
TUẦN 33 ( Từ tiết 156 đến 160) - Ôn tập về truyện - Tổng kết về ngữ pháp - Kiểm tra văn ( Phần truyện) - Con chó Bấc - Kiểm tra Tiếng Việt NS: 13/4/2012 ND:16/4/2012 Tiết 156 ÔN TẬP VỀ TRUYỆN I. Mức độ cần đạt: 1. Kiến thức: - Tiếp tục ôn tập những kiến thức về thể loại, về nội dung của các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9. - Đặc trưng thể loại qua các yếu tố nhân vật, sự việc, cốt truyện. - Những đặc điểm nổi bật của các tác phẩm truyện đã học. 2. Kĩ năng: - Tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức về các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam. - Giáo dục lòng yêu mến và cảm thụ tác phẩm văn học. - Hướng dẫn HS một số kỹ năng làm bài. 3. Thái độ: - Tự giác tổng hợp các tác phẩm truyện đã học, hiểu kĩ sự việc, cốt truyện. II. Chuẩn bị - GV: Bảng phụ, - HS: Soạn bài theo yêu cầu. III. Hoạt đông lên lớp 1. Ổn định lớp 2. Bài cũ: ? Hãy tóm tắt truyện ngắn Làng của Kim Lân. ? Hãy sắp xếp các truyện ngắn sau theo giai đoạn lịch sử: Chiếc lược ngà, Bến quê, Những ngôi 3. Bài mới: Giới thiệu nội dung ôn tập tiếp theo. HĐ1: Hướng dẫn HS phát biểu cảm nghĩ về nhân vật trong tác phẩm truyện. ? Trong số các nhân vật của các tác phẩm truyện đã học ở lớp 9, em có ấn tượng sâu sắc với những nhân vật nào? Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật mà em yêu thích. - HS suy nghĩ và phát biểu cá nhân. - Nhận xét, uốn nắn cách trình bày của các em. HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu một vài đặc điểm nghệ thuật cuả các truyện đã học. ? Các tác phẩm truyện ở lớp 9 đã được trần thuật theo các ngôi kể nào. Những truyện nào có nhân vật kể chuyện trực tiếp xuất hiện (nhân vật xưng “tôi”). - HS phát hiện và trình bày. - GV nhận xét và chốt lại : Có nhân vật kể chuyện trực tiếp xuất hiện (nhân vật xưng “tôi”), có những truyện sử dụng cách trần thuật ở ngôi kể thứ nhất. Nhưng có những tác phẩm tuy không xuất hiện trực tiếp nhưng truyện vẫn được trần thuật chủ yếu theo cái nhìn và giọng điệu của một nhân vật, thường là nhân vật chính. + Ở kiểu trần thuật theo ngôi kể thứ nhất (nhân vật kể xưng “tôi”) gồm: Chiếc lược ngà, Những ngôi sao xa xôi. + Ở kiểu trần thuật chủ yếu theo cái nhìn và giọng điệu của một nhân vật, thường là nhân vật chính gồm: Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Bến quê. ? Cách trần thuật theo kiểu ở ngôi thứ nhất có tác dụng gì ? Hãy lấy một vài dẫn chứng để chứng minh. -> Tạo thuận lợi để nhân vật thể hiện đời sống nội tâm với nhiều cảm xúc ấn tượng, tạo điêù kiện cho việc miêu tả tâm lí nhân vật, làm cho câu chuyện có sự biến đổi linh hoạt... VD: Truyện Những ngôi sao xa xôi kể lại công việc phá bom của ba nữ thanh niên xung phong. Truyện được trần thuật theo lời của nhân vật Phương Định. Bằng cách lựa chọn vai kể ở ngôi thứ nhất này, nhà văn đã tạo được thuận lợi để biêủ hiện đời sống nội tâm với nhiều cảm xúc ấn tượng, hồi tưởng của nhân vật, làm hiện lên vẻ đẹp trong sáng, hồn nhiên của những cô gái thanh niên xung phong. Tác giả đã diễn tả một cách tự nhiên và sinh động những tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ của những cô gái ở chiến trường. ? Ở những truyện nào tác giả sáng tạo được tình huống truyện đặc sắc. - HS nhớ lại và chỉ ra được nghệ thuật xây dựng tình huống trong truyện Làng, Chiếc lược ngà, Bến quê. + Truyện Làng: Đặt nhân vật ông Hai vào tình huống khi nghe tin làng mình theo giặc và khi nghe tin làng mình không theo giặc -> để bộc lộ tình yêu nước mãnh liệt của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp. . + Truyện Chiếc lược ngà : Đặt ông Sáu trong tình cảnh éo le: mong ước được gặp con sau bao năm xa cách nhưng con anh không chịu gọi “ba”. Đến khi anh trở lại chiến trường thì bé Thu mới đón nhận anh. Trở lại chiến trường, anh dồn hết tình cảm cho con bằng việc làm một chiếc lược bằng ngà nhưng chưa kịp trao cho con thì anh đã hy sinh -> Nói lên tình cảm cha con thắm thiết nhưng hết sức éo le và phần nào tố cáo chiến tranh. + Truyện Bến quê : Đặt nhân vật Nhĩ vào tình cảnh : là người đã từng đi đó đây nhưng về cuối đời bị buộc chặt trên giường bởi căn bệnh hiểm nghèo. Cũng chính lúc ấy anh mới phát hiện ra vẻ đẹp hết sức gần gũi, bình dị mà anh đã bỏ quên. Anh nhờ người con thứ hai thực hiện giúp mình khao khát đó nhưng đứa con giường như không hiểu đã sa vào đám chơi cờ phá thế -> Cuộc sống và số phận con người chứa đầy nghịch lý, ngẫu nhiên vượt ra ngoài những dự định và ước muốn. * Củng cố: Hãy phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật mà em yêu thích? 4. Hướng dẫn tự học - Học bài, xem lại phần ôn tập. - Nắm vững kiến thức để chuẩn bị kiểm tra một tiết. Soạn bài Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo. Nắm lại kiến thức về thành phần câu và các kiểu câu NS: 14/4/2012 ND: 17/4/2012 Tiết 157: TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP (Tiếp theo) I. Mức độ cần đạt: 1. Kiến thức: - Hệ thống hóa kiến thức về câu (các thành phần câu, các kiểu câu, biến đổi câu) đã học từ lớp 6 đến lớp 9. - Tiếp tục hệ thống hóa kiến thức đã học về câu. 2. Kĩ năng: - Tổng hợp kiến thức về câu. - Nhận biết và sử dụng thành thạo những kiểu câu đã học. 3. Thái độ: - Ý thức việc sử dụng đúng các kiểu câu trong nói và viết. II. Chuẩn bị - GV: Bảng phụ, đáp án bài tập. - HS: Soạn bài theo yêu cầu. III. Hoạt đông lên lớp 1. Ổn định lớp 2. Bài cũ: a. Hãy đặt 3 câu có sử dụng cụm danh từ, cụm động từ và cụm tính từ ? b. Hãy chỉ ra các từ loại được sử dụng trong đoạn văn sau: Tôi mặc một chiếc áo bằng tấm da dê, vạt áo dài tới khoảng lưng chừng hai bắp đùi, và một cái quần loe đến đầu gối cũng bằng da dê. -> Đáp án: Danh từ (chiếc áo, tấm da dê, vạt áo, bắp đùi, cái quần, đầu gối, da dê), động từ (mặc), tính từ (dài ), quan hệ từ (và, cũng), số từ (một, hai, một), đại từ (tôi). 3. Bài mới: Tiết trước các em đã ôn tập về từ loại và cụm từ. Tiết học hôm nay tiếp tục ôn tập về Các thành phần câu và các kiểu câu. HĐ của thầy và trò ND ghi bảng HĐ1: Hướng dẫn HS nắm lại các thành phần câu. ? Em đã học các loại thành phần câu nào (Thành phần chính, thành phần phụ và thành phần biệt lập). ? Hãy kể tên các thành phần chính, thành phần phụ của câu? Nêu dấu hiệu nhận biết từng thành phần. - HS nhắc cá nhân, GV nhận xét và chốt lại: + Thành phần chính: là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt một ý trọn vẹn. + Chủ ngữ: nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi Ai?, Con gì?, Cái gì? + Vị ngữ: có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho câu hỏi Làm gì? Làm sao? Thế nào? ? Trạng ngữ là gì? Cho ví dụ. -> Là thành phần thường đứng ở đầu câu, cuối câu hoặc đứng giữa chủ ngữ và vị ngữ, nêu lên hoàn cảnh về không gian, thời gian, cách thức, phương tiện, nguyên nhân, mục đích diễn ra sự việc nói ở trong câu. ? Khởi ngữ là gì? Cho ví dụ. -> Thường đứng trước chủ ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Trước khởi ngữ có thể thêm quan hệ từ về, đối với - Gọi HS đọc yêu cầu câu 2. - Gợi ý HS tìm thành phần chính và thành phần phụ. - Nhận xét và kết luận. HĐ2: Các thành phần biệt lập. ? Hãy kể tên và nêu dấu hiệu nhận biết các thành phần biệt lập. - Nhận xét và khái quát lại 4 thành phần: cảm thán, phụ chú, gọi – đáp và tình thái. - Gọi HS đọc đoạn trích SGK. ? Hãy cho biết mỗi từ ngữ in đậm trong các đoạn trích sau là thành phần gì của câu. - Yêu cầu HS phát hiện và trình bày cá nhân. HĐ3: Hướng dẫn HS nhớ lại các kiểu câu. ? Có mấy kiểu câu đã học ? Đó là những kiểu câu nào. ? Câu đơn là gì ? Cho ví dụ. ? Hãy tìm chủ ngữ, vị ngữ trong các câu đơn sau. - Yêu cầu HS làm câu a,b,c. ? Câu đặc biệt là gì. ? Trong các đoạn trích sau, câu nào là câu đặc biệt. ? Câu ghép là gì? Cho ví dụ. ? Tìm câu ghép trong các đoạn trích trên và chỉ ra các kiểu quan hệ về nghĩa giữa các vế trong câu ghép đã tìm. - Yêu cầu HS làm câu a,b,c. HĐ3: Hướng dẫn HS ôn lại cách biến đổi câu. ? Thế nào là rút gọn câu (là lược bớt một số thành phần của câu làm cho câu gọn hơn, tránh lặp lại những câu đã có ở trước) - Yêu cầu HS đọc đoạn trích bài tập 1. ? Hãy tìm câu rút gọn trong đoạn trích trên. - Gọi HS đọc các đoạn trích (trích từ truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi). ? Cho biết những câu nào vốn là một bộ phận của câu đứng trước được tách ra? Theo em, tác giả tách câu như vậy để làm gì. ? Thế nào là câu chủ động và câu bị động - Câu chủ động: là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác. - Câu bị động: là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng đến. - Gọi HS đọc các câu trong bài tập 3. ? Hãy biến các câu sau thành câu bị động. HĐ4: Hướng dẫn HS nắm được các kiểu câu ứng với những mục đích giao tiếp khác nhau. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1. - Yêu cầu HS tìm và trình bày cá nhân. - GV nhận xét và chốt lại. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2. - Yêu cầu HS tìm và trình bày cá nhân. - GV nhận xét và chốt lại. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3. - Yêu cầu HS tìm và trình bày cá nhân. - GV nhận xét và chốt lại C. Thành phần câu I. Thành phần chính và thành phần phụ 1. Thành phần chính: - Chủ ngữ - Vị ngữ 2. Thành phần phụ: - Trạng ngữ - Khởi ngữ BT2: Hãy phân tích thành phần a/ CN: Đôi càng tôi, VN: mẫm bóng b/ Trạng ngữ: sau một hồi trống cả lòng tôi CN: mấy người học trò cũ VN:đến sắp hàng dưới hiên, đi vào lớp c/ Khởi ngữ: còn tấm gương tráng bạc CN: nó, VN : vẫn là người bạnnịnh hót hay độc ác II. Thành phần biệt lập 1. Các thành phần biệt lập và dấu hiệu nhận biết: - Cảm thán, phụ chú, gọi – đáp và tình thái. - Dấu hiệu: chúng không trực tiếp tham gia vào sự việc được nói trong câu. 2. Tìm thành phần biệt lập: a/ Có lẽ: tình thái b/ Ngẫm ra: tình thái c/ dừa xiêm thấp lè tè, quả trònvỏ hồng: phụ chú. d/ Bẩm: gọi-đáp, có khi: phụ chú e/ Ơi: gọi-đáp D. Các kiểu câu I. Câu đơn 1. Tìm chủ ngữ, vị ngữ CN VN a/ Nhưng nghệ sĩ ko những. có rồi mà còn mới mẻ b/ Lời gửi loại phức tạp sâu sắc c/ Nghệ thuật là tiếng nói của 2. Câu đặc biệt là: a/ Có tiếng nói léo xéo ở gian trên Tiếng mụ chủ b/ Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi c/ Những ngọn điện xứ sở thần tiên Hoa trong công viên Những quả bóng một góc phố Tiếng rao của bà đội trên đầu II. Câu ghép 1,2. Hãy tìm câu ghép và cho biết kiểu quan hệ a/ Anh gửi vào đời sống chung quanh -> Quan hệ bổ sung b/ Nhưng vì bom lim dim mắt, dễ chịu -> Quan hệ nguyên nhân c/ Ông lão vừa nói hả hê cả lòng -> Quan hệ bổ sung III. Biến đổi câu 1. Tìm câu rút gọn - Quen rồi - Ngày nào ít : ba lần 2. Những câu vốn là một bộ phận được tách ra a/ Và làm việc có khi suốt đêm b/ Thường xuyên c/ Một dấu hiệu chẳng lành -> Để nhấn mạnh nội dung của bộ phận được tách ra. 3. Hãy biến đổi các câu sau a/ Đồ gốm được người thợ thủ công làm ra từ khá sớm. b/ Một cây cầu lớn được tỉnh ta bắc qua tại khúc sông này IV. Các kiểu câu ứng ... rất nhiều trong văn học Việt Nam cũng như nước ngoài như Cô bé bán diêm (An đec-xen) hay Chiếc lá cuối cùng của Ohen-ri thì đến với nhà văn Mĩ Giăc lân-đơn, ông lại khai thác theo một hướng khác: viết về con vật để thể hiện một cách nhìn mới. Cách nhìn ấy được thể hiện như thế nào? Qua đoạn trích Con chó bấc chúng ta sẽ hiểu được điều đó. HĐ của thầy và trò ND ghi bảng HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Giăc Lân-đơn. GV:Yêu cầu học sinh quan sát tranh tác giả - Bổ sung: Ông đã trải qua thời kỳ thơ ấu rất vất vả, phải làm đủ nghề để kiếm sống. Giăc Lân-đơn bắt đầu sự nghiệp sáng tác bằng những truyện ngắn đăng trên báo của sinh viên. Tài năng của ông thực sự nở rộ vào đầu thế kỷ XX. - Một số tác phẩm như: Tiếng gọi nơi hoang dã, Sói biển, Nanh trắng, Gót sắt GV: Yêu cầu học sinh quan sát bìa sách ? Nêu xuất xứ đoạn trích Con chó bấc. - Ông cho ra mắt bạn đọc sau khi ông đi theo những người tìm vàng từ Ca-na-đa trở về. - Tiếng gọi nơi hoang dã thể hiện quan niệm đạo đức, tình cảm là cội nguồn gắn kết trật tự và tồn tại. HĐ2: Hướng dẫn học sinh đọc- tìm bố cục - Cách đọc: diễn cảm, chú ý đọc đúng những từ ngữ phiên âm tiếng nước ngoài (phần này đọc lồng vào phân tích). - Yêu cầu HS tóm tắt nội dung chính của đoạn trích. - Nhận xét và tóm tóm tắt lại. ? Có thể chia đoạn trích trên làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần. - Phần 1: từ đầu đến “mới khơi dậy lên được” -> Giới thiệu về con chó Bấc. - Phần 2: tiếp theo đến “hầu như biết nói đấy” -> Tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc. - Phần 3: còn lại -> Tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn. ? Em có nhận xét gì về độ dài ba phần trên? Qua đó cho thấy mục đích của tác giả là gì. -> Điều này cho thấy Lân-đơn chủ yếu muốn nói đến con chó Bấc và mọi biểu hiện tình cảm của nó. HĐ3: Hướng dẫn HS đọc- hiểu văn bản . - Gọi HS đọc đoạn từ “Con người này biết nói đấy”. - Mở đầu đoạn trích tác giả giới thiệu tình cảm của Thóoc- tơn đối với Bấc. GV: Yêu cầu học sinh quan sát tranh ? Cách cư xử của Thoóc-tơn đối với Bấc có gì đặc biệt và biểu hiện ở những chi tiết nào. - HS tìm trong đoạn văn thứ hai những chi tiết chính. ? Em có nhận xét gì về cách kể chuyện của tác giả. Qua đó giúp em cảm nhận gì về tình cảm của Thoóc-tơn. -> Thoóc-tơn đối xử với những con chó của anh, và đặc biệt là đối với Bấc “như thể là con của anh vậy”. Trong ý nghĩ, trong tình cảm, dường như anh không xem Bấc chỉ là một con chó, mà là người hẳn hoi, là đồng loại với anh, là bạn bè của anh. ? Tại sao trước khi diễn tả tình cảm của Bấc đối với chủ, nhà văn lại dành một đoạn để nói về tình cảm của Thóc-tơn đối với Bấc. -> Dĩ nhiên, Thoóc-tơn là chủ của Bấc, nhưng là một ông chủ lý tưởng. Nhà văn so sánh Thoóc-tơn với ông chủ khác để làm nổi bật điều đó. Các ông chủ khác chăm sóc chó chỉ là vì nghĩa vụ và vì lợi ích kinh doanh (kéo xe trượt tuyết để đi tìm vàng). - Gọi HS đọc các đoạn còn lại. Sau đó quan sát tranh ? Tình cảm của con chó Bấc đối với ông chủ thể hiện qua những khía cạnh nào. - HS phát hiện tình cảm của Bấc được thể hiện qua: + Cử chỉ, hành động + Tâm hồn ? Em có nhận xét gì về ngòi bút của tác giả trong đoạn văn trên. Qua đó nói lên điều gì. - Phát hiện nghệ thuật miêu tả kết hợp với so sánh, nhân hóa rất cụ thể, sinh động cho thấy tài quan sát tinh tế, tỉ mỉ. Chẳng hạn, những biểu hiện tình cảm của các con chó trong bài là của chung loài chó, nhưng nhà văn tách ra mỗi con (Xơ-kit, Ních, Bấc) một nét riêng để cho sinh động và để làm nổi bật nét khác biệt của Bấc với những con chó kia. - Liên hệ sự khác biệt này với nhà văn La Phông-ten (tác giả chỉ dựa vào những đặc trưng của mỗi con vật để khắc họa hình tượng). ? Xuất phát từ đâu nhà văn có cái nhìn tinh tế về loài vật như vậy. - Nhận xét và giáo dục HS lòng yêu thương loài vật. HĐ4: Hướng dẫn HS tổng kết. ? Trong đoạn trích trên tác giả đã sử dụng những nghệ thuật gì đặc sắc. ? Qua văn bản trên, tác giả muốn thể hiện điều gì. ? Đoạn trích trên có ý nghĩa gì. - Nhận xét, khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ SGK. - Nêu tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn và tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc? - Em có nhận xét gì về tình cảm trên? I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: - Là nhà văn lớn của Mỹ thế kỷ XX, - Là tác giả của nhiều tiểu thuyết nổi tiếng. 2. Tác phẩm: trích từ tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã (1903). II. Đọc- tóm tắt- tìm bố cục 1. Đọc: 2. Tóm tắt 3. Bố cục: gồm ba phần III. Đọc-hiểu văn bản: 1. Tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc - Chào hỏi thân mật hoặc không quên nói lời vui vẻ. - Trò chuyện rất lâu với chúng - Dùng hai tay túm chặt lấy đầu Bấc rồi dựa đầu anh vào đầu nó hoặc vừa lắc nó vừa khe khẽ thốt lên những tiếng chửi rủa -> Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc => Sự yêu thương, trân trọng loài vật như đối với con người. 2. Tình cảm của Bấc đối với ông chủ a. Cử chỉ, hành động: - Cắn vờ chủ - Nằm hàng giờ dưới chân chủ - Mắt háo hức, xem xét, quan tâm theo dõi b. Tâm hồn của Bấc: - Trước kia chưa hề thấy - Cảm thấy sung sướng - Tưởng chừng quả tim nhảy ra khỏi cơ thể - Sợ Thoóc-tơn rời bỏ khỏi cuộc đời nó. -> Nghệ thuật miêu tả kết hợp với so sánh, nhân hóa, trí tưởng tượng phong phú => Tình yêu thương sôi nổi, nồng cháy đến tôn thờ, kính phục. IV Tổng kết * Ghi nhớ: SGK/ 154. - Ý nghĩa: Ca ngợi lòng yêu thương và sự gắn bó giữa con người với loài vật. V. Luyện tập, củng cố 4. Hướng dẫn tự học: - Học bài, tóm tắt đoạn trích - Chuẩn bị tiết Kiểm tra Tiếng Việt: + Xem lại phần ôn tập lý thuyết và các bài tập đã làm. + Nắm kiến thức cơ bản về từ loại, cụm từ, câu ********************************************************************* NS: 17/4/2012 ND:20/4/2012 Tiết 160 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Gíup học sinh nắm chắc kiến thức tổng hợp môn Tiếng Việt từ 6 đến 9 - Nắm rõ khái niệm từng thể loại từ cũng như nội dung các thành phần biệt lập. 2. Kĩ năng: - Nhận biết các từ loại; phân biệt các thành phần biệt lập, năm phương châm hội thoại - Lấy ví dụ, viết đoạn văn phù hợp với yêu cầu 3. Thái độ: - Ý thức việc sử dụng đúng các từ loại, phương châm hội thoại, các thành phần biệt lập trong nói và viết II. Đồ dùng: 1.GV: Đề + đáp án 2. HS: Đồ dùng + Giaáy kiểm tra III. Hoạt động lên lớp 1.Ổn định lớp 2. Giaó viên phát đề cho học sinh làm bài ĐỀ BÀI MA TRẬN BÀI KIỂM TIẾNG VIỆT Nội dung kiến thức Mức độ nhận thức Cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng ở mức độ thấp Vận dụng ở mức độ Cao TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Nội dung 1: - Khởi ngữ - Các thành phần biệt lập - Các kiểu câu - Từ loại - Từ địa phương - Cụm từ nào là khởi ngữ - Nhận biết câu cảm thán - Nhận biết lời gọi- đáp - Xác định câu ghép - Xác định từ loại danh từ; tính từ - Xác định từ địa phương Số câu: 7 Số điểm: 1,75điểm Tỉ lệ: 17% - Nhận định về khởi ngữ - Nối câu với thành phần biệt lập sao cho phù hợp Số câu:I1,II 1,2,3,4 Số điểm: 1,25điểm Tỉ lệ: 13% Số câu: I.8; II 1,2,3,4 Số điểm: 3 điểm Tỉ lệ:30% 2. Nội dung 2: - Nghĩa tường minh và hàm ý - Thành phần phụ chú; phép liên kết câu - Phân biệt nghĩa tường minh với hàm ý Số câu: 1 Số điểm: 1 điểm Tỉ lệ: 10% - Nêu hàm ý trong câu ca dao; lập luận suy ra hàm ý Số câu: 1 Số điểm: 2điểm Tỉ lệ: 20% - Viết đoạn văn có chứa thành phần phụ chú, phép liên kết:nối, lặp, thế Số câu: 1 Số điểm: 4 điểm Tỉ lệ: 40% Số câu:3 Số điểm: 7 điểm Tỉ lệ:70% Tổng số câu Tổng số điểm 7 1,75 2 1,25 1 1 1 2 1 4 12 10 Tổng số điểm các mức độ nhận thức 1,75 điểm 2,25 điểm 2 điểm 4 điểm 10 điểm A. Phần trắc nghiệm I. Khoanh tròn vào những câu trả lời đúng( 2 điểm) - Câu 1: Dòng nào sau đây định nghĩa đúng nhất về khởi ngữ? A. Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước Chủ ngữ. B. Khởi ngữ là thành câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. - Câu 2: Trong cụm từ in nghiêng ở câu sau, cụm từ nào là khởi ngữ? A. Tôi đọc quyển sách này rồi B. Quyển sách này tôi đọc rồi. - Câu 3: Từ “Hỡi” trong câu sau là thành phần gì? “ Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!” ( Nhớ rừng- Thế Lữ) A. Khởi ngữ B. Thành ngữ C. Câu cảm thán D. Thành phần gọi đáp - Câu 4: Cụm từ “ Thưa ông” trong câu sau dùng để làm lời gọi hay lời đáp. “ Thưa ông, bà nhà cho mời ông về ạ” A. Lời gọi B. Lời đáp - Câu 5: Câu : “ Bạn vừa đến thì xe cũng vừa đi” thuộc kiểu câu gì? A. Câu đơn B, Câu rút gọn C. Câu ghép D. Câu đặc biệt - Câu 6: Từ “ hành động” trong câu: “ Đó là một hành động đúng đắn” là loại từ gì? A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Số từ - Câu 7: Từ “ vết thẹo” là loại từ gì? A. Từ toàn dân B. Từ địa phương Nam bộ C. Từ mượn D. Từ địa phương trung bộ - Câu 8: Trong các từ dưới đây, từ nào không phải tính từ? A. Bồi hồi B. Giỏi C. Rất D. Vui II. Nối các ý ở câu bên trái với thành phần biệt lập ở bên phải sao cho phù hợp ( 1 điểm) Câu Thành phần biệt lập 1. Cô gái nhà bên( có ai ngờ) cũng vào du kích a. Tình thái 2. Trong gió nghe như có tiếng hát b. Cảm thán 3. Chao ôi, nước mất nhà tan Hôm nay lại thấy giang san bốn bề c. Gọi đáp 4. Anh chị em ơi, hãy giương súng lên cao chào xuân 68 d. Phụ chú 1......................; 2.....................; 3...........................; 4........................... . B. Tự luận( 7 điểm) - Câu 1( 1đ): Phân biệt sự khác nhau giữa tường minh và hàm ý. - Câu 2(2đ): Đọc hai câu ca dao sau: Bao giờ chạch đẻ ngọn đa Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình a) Hai câu ca dao trên có hàm ý không? Nếu có hãy nói rõ hàm ý đó. b) Bằng hình thức lập luận nào, em suy ra được hàm ý trên. - Câu 3( 4đ): Viết một đoạn văn ngắn từ 10 đến 15 dòng với chủ đề tự chọn. Trong đó có chứa thành phần phụ chú, phép liên kết câu: lặp, thế, nối. 3. Giáo viên theo dõi học sinh làm bài, nhận xét giờ kiểm tra Hướng dẫn chấm A. Trắc nghiệm( 3 điểm) ( Mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ) Câu I.1 2 3 4 5 6 7 8 II Đáp án B B C A C A B C 1-d; 2-a 3- b; 4-c B. Tự luận( 7 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 - Nghĩa tường minh: là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ có trong câu (0,5đ) - Hàm ý: Là phần thông báo không được diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ trong câu, phải nhờ suy nghĩ mới nắm bắt được (0,5đ) 2 a) Hai câu ca dao trên có chứa hàm ý. Hàm ý của hai câu ca dao là ta không lấy mình. (1đ) b) Hiểu hàm ý của hai câu ca dao sẽ được lập luận như sau: Khi nào chạch đẻ ngọn đa, sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình. Chạch sẽ không bao giờ đẻ ngọn đa, sáo không đẻ dưới nước. Vì vậy, ta không bao giờ lấy mình. (1đ) 3 - Đoạn văn viết đúng theo chủ đề tự chọn, logic, diễn đạt đủ ý. ( 1đ) - Đoạn văn chứa thành phần phụ chú, phép liên kết câu: lặp, thế, nối. (3đ) 4. Hướng dẫn tự học: - Yêu cầu học sinh về nàh xem lại bài đã làm - Soạn bài: Luyện tập viết hợp đồng ở dạng đơn giản, đúng quy cách.
Tài liệu đính kèm: