Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 4 - THCS Tô Hiệu TP Sơn La

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 4 - THCS Tô Hiệu TP Sơn La

Tiết 16 - 17 : Văn bản:

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

 (Trích: Truyền kì mạn lục) Nguyễn Dữ

1. Mục tiêu bài dạy. Giúp học sinh:

 a) Về kiến thức:

 - Bước đầu làm quen với thể loại truyền kì.

 - Cảm nhận được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm (số phận của người phụ nữ Việt nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ).

 - Sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện.

 - Mối liên hệ giữa tác phẩm và truyện Vợ chàng trương.

 b) Về kĩ năng:

 - Vận dụng kiến thức đã học đề đọc - hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền kì.

 - Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian.

 - Kể lại được truyện.

 

doc 17 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 777Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 4 - THCS Tô Hiệu TP Sơn La", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGỮ VĂN - BÀI 4
Kết quả cần đạt:
 - Qua “chuyện người con gái Nam Xương” thấy được đức tính truyền thống và số phận oan trái của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, những thành công về nghệ thuật kể chuyện của tác giả.
 - Hiểu được Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm; biết sử dụng từ ngữ xưng hô một cách thích hợp trong giao tiếp.
 - Nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp lời của một người hoặc của một nhân vật.
 - Nắm được các tình huống và cách thức tóm tắt một văn bản tự sự
Ngày soạn:29/8/2011
Ngày dạy: 06/9/2011
Dạy lớp: 9B
 Tiết 16 - 17 : Văn bản:
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
 (Trích: Truyền kì mạn lục) Nguyễn Dữ
1. Mục tiêu bài dạy. Giúp học sinh:
 a) Về kiến thức: 
	- Bước đầu làm quen với thể loại truyền kì.
	- Cảm nhận được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm (số phận của người phụ nữ Việt nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ).
	- Sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện.
	- Mối liên hệ giữa tác phẩm và truyện Vợ chàng trương.
 b) Về kĩ năng:
	- Vận dụng kiến thức đã học đề đọc - hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền kì.
	- Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian.
	- Kể lại được truyện.
 c) Về thái độ:
Giáo dục các em có lòng cảm thông, yêu mến người phụ nữ căm ghét hủ tục chế độ nam quyền, có tinh thần đấu tranh để tạo sự bình đẳng, công bằng trong cuộc sống.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
 a) Chuẩn bị của giáo viên: 
SGK, SGV, tham khảo tài liệu, soạn giáo án.
 b) Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài theo yêu cầucủa GV trả lời câu hỏi SGK. 
3. Tiến trình bài dạy.
* Ổn định tổ chức: (1’)
	Kiểm tra sĩ số học sinh lớp 9B:../ 16 Vắng:.
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
* Câu hỏi: Trình bày nghệ thuật và nội dung chính của “tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo về và phát triển của trẻ em”
* Đáp án - Biểu điểm:
	- Nghệ thuật: 
	- Nội dung: Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa toàn cầu. Bản tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em ngày 30-9-1990 đã khẳng định điều ấy và cam kết thực hiện những nhiệm vụ có tính toàn diện và sự sống còn, phát triển của trẻ em, vì tương lai của toàn nhân loại.
 * Giới thiệu bài: (1’) Từ đầu năm các em đã học ba văn bản nhật dụng với những chủ đề khác nhau. Ba văn bản tiếp theo là truyện văn xuôi viết bằng chữ Hán thời trung đại Việt Nam. Mở đầu cho truyện trung đại Việt Nam trong chương trình ngữ văn lớp 9 là: “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ.
 2. Dạy nội dung bài mới:
I. Đọc và tìm hiểu chung. (10’)
 1. Vài nét về tác giả - tác phẩm:ư
HS: Đọc chú thích µ (Tr.48)
?Kh. Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Dữ? 
HS: Trình bày.
GV: Nhận xét, chốt nội dung, bổ sung thêm:
- Nguyễn Dữ (? - ?) người huyện Trường Tân (nay là huyện Thanh Miện - Hải Dương), sống ở thế kỉ XVI. Ông là người học rộng tài cao.
	- Nguyễn Dữ (? - ?) người huyện Trường Tân (nay là huyện Thanh Miện - Hải Dương), là học trò của Thuyết giang phu tử Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở thế kỉ XVI, là thời kì mà chế độ phong kiến nhà hậu Lê, sau một thời kì phát triển rực rỡ cuối thế kỉ XV đến đây đã bắt đầu lâm vào tình trạng khủng hoảng. Chính sự suy yếu đó đã tạo điều kiện cho các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh, Mạc tranh giành quyền lực, gây nên loạn lạc liên miên. Ông là người học rộng tài cao, chán nản trước thời cuộc, lại chịu ảnh hưởng của thầy học, sau khi đỗ hương cống Nguyễn Dữ chỉ làm quan có một năm rồi cáo quan về, sống ẩn dật ở vùng núi Thanh Hoá như nhiều tri thức đương thời khác. Đó cũng là cách phản kháng của nhiều tri thức đương thời.
?Giỏi. Em hiểu như thế nào về thể loại truyện truyền kì? 
HS: Truyện truyền kì là loại văn xuôi tự sự, có nguồn gốc từ văn học Trung Quốc, thịnh hành từ thời Đường, Truyện thường mô phỏng những cốt truyện dân gian hoặc dã sử vốn đã được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân (cũng có khi cốt truyện là của Trung Quốc nhưng lại được phát triển trên cơ sở bối cảnh xã hội Việt Nam). Sau đó, bằng tái tài năng sáng tạo của mình, các tác giả sắp xếp lại những tình tiết bồi đắp thêm cho đời sống của các nhân vật, xen kẽ những yếu tố kì ảobởi thế, truyện dù có ma quỉ thần tiên hay yêu tinh, thuỷ quái, nhưng mạch chính vẫn là những chuyện có thực, chuyện trần thế và nổi lên trên hết vẫn là những con người thực có đới sống có số phận.
?Kh. Em biết gì về tác phẩm “Truyền kì mạn lục”? 
- “Truyền kì mạn lục” được xem là áng “Thiên cổ kì bút” gồm hai mươi truyện, đề tài khá phong phú.
GV: “Truyền kì mạn lục” từng được xem là áng “Thiên cổ kì bút” (áng văn hay của ngàn đời). Tác phẩm gồm hai mươi truyện đề tài khá phong phú: Có truyện đả kích thẳng vào chế độ phong kiến đã suy thoái, vạch mặt bọn tham quan ô lại, hôn quân bạo chúa, đứng về phía những người dân bị áp bức; có truyện nói đến tình yêu và hạnh phúc lứa đôi, tình nghĩa vợ chồng; có truyện đề cập đến cuộc sống và những hoài bão lí tưởng của kẻ sĩ trước thời cuộc Có thể nói, Nguyễn Dữ đã gửi gắm vào tác phẩm tất cả tâm tư tình cảm, nhận thức và khát vọng của người trí thức có lương tri trước những vấn đề lớn của thời đại, của con người.
?Kh. Nêu xuất xứ tác phẩm? 
HS: - “Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của “Truyền kì mạn lục”, viết bằng chữ Hán.
GV: “Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của “Truyền kì mạn lục”. Truyện có nguồn gốc từ một truyện dân gian trong kho tàng truyện cổ tích VN được gọi là truyện “Vợ chàng Trương”. Truyện cổ tích chỉ thiên về kể những sự kiện dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương. Còn “Chuyện người con gái Nam Xương” có thêm những yếu tố truyền kì, đặc điểm của truyện truyền kì. Hiện nay ở huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam, tại xã Vũ Điện và ba xã nữa vẫn còn miếu thờ Vũ Nương luôn nghi ngút khói hương => Thể hiện sức sống bất diệt của câu chuyện. Cái chết bi thảm của Vũ Nương đã từng làm rung động bao tâm hồn thi sĩ, để lại nhiều bài thơ viếng Vũ Thị rất hay.
	2. Đọc:
GV: Nêu yêu cầu đọc: Đọc to, rõ ràng, chú ý đọc diễn cảm, lời thoại của nhân vật Vũ Nương lúc thì dịu dàng tha thiết, lúc thì đau khổ; chú ý những chi tiết mang tính chất hoang đường kỳ lạ ở phần cuối truyện,
GV: Đọc từ “đầu đến cha mẹ đẻ mình”.
2HS: Đọc đoạn còn lại.
?Kh. Hãy nêu nội dung chính của truyện? 
HS: Câu chuyện nói về số phận oan nghiệt của một người phụ nữ có nhan sắc, có đức hạnh dưới chế độ phong kiến, chỉ vì một lời nói ngây thơ của con trẻ mà bị nghi ngờ, bị sỉ nhục, bị đẩy đến bước đường cùng, phải tự kết liễu đời mình để giãi tỏ tấm lòng trong sạch. Tác phẩm cũng thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân là người tốt bao giờ cũng được đền trả xứng đáng.
Kh, Giỏi: Căn cứ vào nội dung, em hãy tóm tắt các sự việc chính trong văn bản?
HS: Tóm tắt các sự việc chính (Có nhận xét, bổ sung):
 + Truyện giới thiệu Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương đẹp người, đẹp nết. Trương Sinh có tính đa nghi cưới Vũ Thị Thiết về làm vợ. 
 + Cuộc xum vầy chưa được bao lâu, Trương Sinh đi lính, chia tay mẹ già và vợ rất quyến luyến. 
 + Sau khi Trương Sinh đi lính, ở nhà người vợ sinh được một cậu con trai đặt tên là Đản. 
 + Người mẹ già ở nhà thương nhớ con ốm mất. 
 + Qua năm sau Trương Sinh trở về. Nghe đứa con nói “ông cũng là cha tôi ư”, Trương Sinh nghi ngờ vợ không chung thuỷ, 
 + Người vợ bị oan uổng gieo mình xuống sông tự vẫn. 
 + Sau khi vợ chết người chồng mới biết là mình nghi oan cho vợ và hối hận. Qua cuộc nói chuyện với Phan Lang, Trương Sinh lập đàn tràng để được gặp vợ. Nhưng trong chốc lát nàng đã biến đi mất. 
?Kh. Truyện có thể chia làm mấy đoạn? Cho biết giới hạn, nội dung từng đoạn?
HS: Truyện chia làm 3 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “...đối với cha mẹ đẻ mình”: Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, sự xa cách vì chiến tranh và phẩm hạnh của nàng trong thời gian xa cách.
- Đoạn 2: Tiếp đến “... qua rồi”: Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.
 - Đoạn 3: Còn lại: Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương trong động Linh Phi, Vũ Nương được giải oan.
?Yếu. Truyện có những nhân vật nào? Nhân vật nào là chính?
HS: Truyện kể về các nhân vật: Vũ Nương, Trương Sinh, bà mẹ già, đứa con nhỏ. Nhân vật chính là Vũ Nương. 
GV: Nguyễn Dữ xây dựng truyện theo diễn biến thời gian, các tình tiết sự kiện xoay quanh cuộc đời của nhân vật chính là Vũ Nương. Ta sẽ tìm hiểu về nhân vật Vũ Nương theo trình tự này. 
II. Phân tích:
 	1. Mở đầu câu chuyện: (9’)
TB: Văn bản tự sự mở đầu thường là giới thiệu nhân vật, nhân vật Vũ Nương được giới thiệu như thế nào ? 
 - Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. 
TB: Ngoài nhân vật Vũ Nương tác giả còn giới thiệu nhân vật nào? Giới thiệu ra sao?
 - Trong làng có chàng Trương Sinh [] có tính đa nghi. [] không có học. 
Kh: Em có nhận xét gì về lời giới thiệu hai nhân vật này?
 - Lời giới thiệu rất ngắn gọn, tự nhiên, rõ ràng => ngay từ đầu 2 nhân vật đã có tính cách đối lập nhau. 
Kh: Qua lời giới thiệu trên giúp em thấy được điều gì?
- Vũ Nương là người con gái đức hạnh, nết na kết duyên cùng Trương Sinh có tính đa nghi không có học.
GV: Chỉ bằng vài nét giới thiệu, Nguyễn Dữ đã giúp ta hiểu về nhân vật Vũ Nương - một cô gái đẹp, thuỳ mị được biểu hiện ở nét mặt, cử chỉ, lời nói, con người nết na, dễ mến. Chính vì vẻ đẹp ấy mà được chàng Trương Sinh yêu mến “đem trăm lạng vàng cưới về”. Nhân vật Trương Sinh được giới thiệu ngay từ đầu đã có nhiều nét đối lập với Vũ Nương: đa nghi, không có học. Cách giới thiệu ấy mở ra cho người đọc hiểu cuộc hôn nhân như thế khó có thể hạnh phúc. 
Ngoài ra chi tiết “đem trăm lạng vàng cưới về” cho thấy cuộc hôn nhân có tính chất mua bán đây là chuyện thường thấy trong xã hội phong kiến xưa. Người phụ nữ không có quyền quyết định hạnh phúc riêng tư của mình. 
GV: Với tính cách đối lập như vậy, cuộc sống vợ chồng của hai người như thế nào? Chúng ta tìm hiểu tiếp.
2. Diễn biến câu chuyện: (15’)
?Kh. Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh nào? 
HS: Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh khác nhau: 
- Khi mới lấy chồng; 
- Khi tiễn chồng đi lính; 
- Khi xa chồng; 
- Khi bị chồng nghi oan.
?Kh. Tại sao tác giả lại đặt Vũ Nương vào nhiều hoàn cảnh khác nhau như vậy?
HS: Để nhân vật có đời sống, có tính cách rõ rệt hơn.
GV: Đây là điểm biểu hiện rõ nhất sự khác biệt giữa tác phẩm với truyện cổ tích bởi truyện cổ tích chỉ thiên về cốt truyện và những diễn biến hành động của nhân vật.
Ở đây dưới ngòi bút sáng tạo nghệ thuật của tác giả, nhân vật Vũ Nương có đời sống, có tính cách rõ rệt hơn nhiều => tác giả đặt nhân vật Vũ Nương vào nhiều hoàn cảnh khác nhau để nhân vật bộc lộ rõ phẩm chất, tính cách. Chúng ta cùng tìm từng hoàn ...  có vô số mĩ nhân trong số đó, có một người giống V ũ Nương
 - Phan Lang kể lại với họ Trương [] chàng bèn lập đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Thấy Vũ Nương ngồi trên chiếc kiệu hoa “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. Bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất. 
Giỏi: Em có nhận xét gì về cách đưa yếu tố kì ảo của Nguyễn Dữ?
 - Đó là những yếu tố kì ảo không có thực trong cuộc đời nhưng là một thế giới kì ảo không thể thiếu trong truyện truyền kì. Các yếu tố này được đưa vào xen kẽ với những yếu tố thực về địa danh (bến đò Hoàng Giang, ải Chi Lăng), về thời điểm lịch sử (cuối đời Khai Đại nhà Hồ), nhân vật lịch sử (Trần Thiêm Bình). Sự kiện lịch sử (quân Minh xâm lược nước ta). Những chi tiết thực về trang phục của các mĩ nhân, cách thức này làm cho thế giới kì ảo lung linh trở nên gần với đời thực, làm tăng độ tin cậy. 
Kh, Giỏi: Ý nghĩa của những yếu tố kì ảo là gì? Phân tích để thấy rõ điều đó?
HS: Nỗi oan khuất của Vũ Nương được hoá giải.
GV: Những yếu tố kì ảo cuối truyện làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của Vũ Nương, một con người dù ở thế giới bên kia vẫn nặng tình với cuộc đời, quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, vẫn khát khao được phục hồi danh dự, những yếu tố kì ảo tạo nên kết thúc có hậu cho tác phẩm, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng trong cuộc đời: Người tốt dù trải qua bao oan khuất cuối cùng sẽ được minh oan.
 Vũ Nương trở lại dương thế, rực rỡ uy nghi nhưng chỉ thấp thoáng ở giữa dòng sông, lúc ẩn, lúc hiện với lời tạ từ ngậm ngùi "Đa tạ tình chàng.....được nữa" rồi trong chốc lát bóng nàng loang loáng mà mờ nhạt dần rồi biến mất. tất cả chỉ là ảo ảnh, là một chút an ủi cho người bạc phận, hạnh phúc thực sự đâu còn có thể làm lại được nữa. Chàng Trương vẫn phải trả giá =>Khẳng định niềm thương cảm của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ.
III. Tổng kết – Ghi nhớ. (3’)
TB: Nêu giá trị nghệ thuật và nội dung của tác phẩm?
HS: 
 - Nghệ thuật: Tác phẩm thành công về nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình, cách dẫn dắt tình tiết khéo léo xây dựng lời thoại tự bạch, những yếu tố kì ảo kết hợp xen kẽ yếu tố thực. 
 - Nội dung: Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. 
HS: Đọc * Ghi nhớ: (SGK,Tr.39)
c) Củng số luyện tập: (2’)
?Tb. Hãy kể lại truyện Người con gái Nam Xương theo cách của em?
HS. Kể (có nhận xét, đánh giá cụ thể)
HS. Đọc thêm bài Lại bài viếng Vũ Thị
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1’)
- Đọc, tóm tắt truyện, nắm chắc nội dung tác phẩm.
- Tập phân tích lại toàn bộ nội dung truyện theo trình tự đã phân tích.
 ?Kh, Giỏi: Hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về Vũ Nương? 
===========================
Ngày soạn: 30/8/2011
Ngày dạy: 08/9/2011
Dạy lớp: 9B
 Tiết 18. Tiếng Việt:
 XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
1. Mục tiêu bài dạy. Giúp học sinh:
 a) Về kiến thức: 
	- Hiểu được sự phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm của hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt.
	- Đặc điểm của việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt.
 b) Về kĩ năng:
	- Phân tích để thấy rõ mối quan hệ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong văn bản cụ thể.
	- Sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô trong giao tiếp.
 c) Về thái độ:
 Học sinh có ý thức sử dụng từ ngữ xưng hô giàu sắc thái biểu cảm trong giao tiếp.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
 a) Chuẩn bị của giáo viên: 
SGK, SGV, tham khảo tài liệu, soạn giáo án.
 b) Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài theo yêu cầucủa GV trả lời câu hỏi SGK. 
3. Tiến trình bài dạy.
* Ổn định tổ chức: (1’)
	Kiểm tra sĩ số học sinh lớp 9B:../ 15 Vắng:.
1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
* Câu hỏi: 
? Thế nào là quan hệ giữa các phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại. 
* Đáp án - Biểu điểm:
(4 điểm) - Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp (Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói để làm gì?). 
(6 điểm) - Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
+ Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp. 
	+ Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn. 
+ Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó. 
 * Giới thiệu bài: (1’) Xưng hô trong hội thoại là một hành động không thể thiếu. Tiếng Việt có hệ thống các từ xưng hô khá đa dạng, phong phú. Tiết học hôm nay cô trò ta cùng tìm hiểu nội dung này. 
 2. Dạy nội dung bài mới:
I. Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô. (20’)
 1. Ví dụ: 
 	* Ví dụ 1:
?Tb. Hãy nêu một số từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Việt ? 
 HS: Một số từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Việt: 
 	- Dùng đại từ xưng hô:
	 + Ngôi thứ nhất: Tôi, tao, tớ... Chúng ta, chúng tôi...
 + Ngôi thứ hai: Mày... Chúng mày...
 - Dùng các từ chỉ quan hệ gia đình: ông, bà, chú, bác, cô, dì......
 - Các từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ: Thủ trưởng, bác sĩ, giáo sư.....
 - Các từ chỉ quan hệ xã hội: Bạn, tên riêng....
?Kh. Cách dùng những từ ngữ xưng hô này có gì đáng chú ý ? 
 HS: - Dùng các từ ngữ chỉ quan hệ họ hàng để xưng hô với người không phải họ hàng. Ví dụ: Ông - tôi, chú - dì để chỉ những người ít tuổi hơn.
 - Các đại từ xưng hô có sắc thái biểu cảm rất rõ: kính trọng/ thân mật/ khinh bỉ => Khi sử dụng cần chú ý lựa chọn cho phù hợp với tình huống giao tiếp. VD: "Tôi" Trong trường hợp có nghi thức và không có nghi thức (xa cách).
 - Đại từ xưng hô có thể xảy ra hiện tượng kiêm ngôi: Có thể dùng cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai:
 VD: - Lấy cho mình cái bút. (ngôi thứ nhất)
 - Mình về mình có nhớ ta...(ngôi thứ hai)
 - Dùng đại từ xưng hô có thể xảy ra hiện tượng gộp ngôi: chúng ta, chúng tao (cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai - người nói và người nghe)
 - Dùng từ ngữ xưng hô xảy ra hiện tượng thay ngôi: VD: "Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột" => Chị Dậu gọi chồng theo cương vị của con (ngôi thứ ba)
?Tb. Trong giao tiếp đã bao giờ các em gặp tình huống không biết xưng hô như thế nào chưa? 
HS: - Xưng hô với bố mẹ là thầy cô giáo ở trường trước mặt các bạn, trong giờ ra chơi, trong giờ học.
 - Xưng hô với em họ, cháu họ đã nhiều tuổi 
?Kh. Em rút ra nhận xét gì về việc từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt ? 
HS: - Tiếng Việt có hệ thống các từ xưng hô rất phong phú, tinh tế giàu sắc thái biểu cảm.
	* Ví dụ 2:
đọc đoạn văn a, b (T.38, 39)
Xác định những từ ngữ xưng hô trong hai đoạn văn ? 
HS: Đoạn văn a: + Em - anh ( dế Choắt nói với dế Mèn)
 + Ta - chú mày (dế Mèn nói với dế Choắt)
	+ Ta - chú mày (dế Mèn nói với dế Choắt)
 Đoạn văn b: Tôi - anh ( của dế Mèn nói với dế Choắt và ngược lại)
?Kh. Hãy phân tích sự thay đổi về cách xưng hô của dế Mèn và dế Choắt trong hai đoạn trích trên ? 
HS: - Đoạn văn a: Sự xưng hô của hai nhân vật này rất khác nhau, đó là sự xưng hô bất bình đẳng của một kẻ ở vị thế yếu, cảm thấy mình thấp hèn, cần nhờ vả người khác và một kẻ ở vị thế mạnh, kiêu căng, hách dịch.
	- Đoạn văn b: Sự xưng hô thay đổi hẳn, đó là sự xưng hô bình đẳng (tôi - anh) không ai thấy mình thấp hơn, hay cao hơn người đối thoại.
?Kh. Do đâu mà có sự thay đổi đó ? 
HS: Do tình huống giao tiếp thay đổi và vị thế của hai nhân vật không còn như trong đoạn trích thứ nhất nữa. Dế Choắt không coi mình là đàn em, cần nhờ vả, nương tựa dế Mèn nữa mà nói với dế Mèn những lời trăng trối với tư cách là một người bạn.
?Tb. Qua tìm hiểu ví dụ, em thấy khi sử dụng từ ngữ xưng hô ta cần chú ý điều gì ? 
HS: Khi sử dụng từ ngữ xưng hô ta cần chú ý: Lựa chọn từ ngữ xưng hô thích hợp; chú ý tới tình huống giao tiếp; chú ý tới đối tượng giao tiếp.
GV. Chốt nội dung bài học:
 2. Bài học:
 - Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm.
 - Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
HS: Đọc * Ghi nhớ: (SGK,Tr.39)
II. Luyện tập. (15’)
 1. Bài tập 1 (Tr.39)
HS Tb. Đọc yêu cầu bài tập.
?Kh. Lời nói trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ như thế nào? Tại sao có sự nhầm lẫn đó ? 
HS: - Nhầm lẫn từ "chúng ta"; phải dùng từ "chúng em"
	- Vì trong tiếng Việt, có sự phân biệt giữa phương tiện xưng hô chỉ "ngôi gộp" (chỉ một nhóm ít nhất là hai người: người nói - người nghe) và phương tiện xưng hô chỉ "ngôi trừ" (chỉ một nhóm ít nhất là hai người: người nói nhưng không có người nghe: chúng em, chúng tôi...). Ngoài ra có phương tiện xưng hô vừa có thể được dùng để chỉ "ngôi gộp" vừa có thể được dùng để chỉ "ngôi trừ": chúng mình => ngôn ngữ châu âu không có sự phân biệt này. Cô gái do ảnh hưởng của thói quen trong tiếng mẹ đẻ (không phân biệt ngôi gộp và ngôi trừ nên cô đã có sự nhầm lẫn
	Việc dùng từ "chúng ta" thay cho từ "chúng em / chúng tôi" làm mọi người hiểu lễ thành hôn là của cô học viên người châu âu với vị giáo sư người Việt Nam.
 2. Bài tập 2: (Tr.40):
HS: Đọc yêu cầu bài tập 2
?Kh. Hãy giải thích theo yêu cầu bài tập ?
HS: Việc dùng từ "chúng tôi" thay cho từ "tôi" trong các văn bản khoa học nhằm tăng thêm tính khách quan cho những luận điểm khoa học trong văn bản. Ngoài ra còn thể hiện sự khiêm tốn của tác giả.
 3. Bài tập 3: (Tr.40):
?Kh. Hãy phân tích cách xưng hô trong câu chuyện ? 
HS: Phân tích → trình bày (có nhân xét, bổ sung)
- Đứa bé xưng hô với mẹ: Mẹ - con => đớa bé gọi mẹ của mình theo cách gọi thông thường.
- Đứa bé xưng hô với sứ giả: ta - ông => Cách xưng hô cho thấy Thánh Gióng là một đứa trẻ khác thường => ngang hàng với sứ giả.
 4. Bài tập 5: (Tr.40):
Tb. Đọc yêu cầu bài tập.
?Kh, Giỏi: Phân tích tác động của việc dùng từ xưng hô "tôi" trong câu nói của Bác? 
HS: Trước năm 1945, đất nước ta còn là một nước phong kiến. Người đứng đầu nhà nước là vua. Vua không bao giờ xưng với dân chúng của mình là "Tôi" mà xưng là "Trẫm". Việc Bác Hồ, người đứng đầu nhà nước Việt Nam xưng "Tôi" và gọi dân chúng là "Đồng bào" tạo cho người nghe cảm giác gần gũi, thân thiết với người nói, đánh dấu một bước ngoặt trong quan hệ giữa lãnh tụ và nhân dân trong một đất nước dân chủ
 c) Củng số luyện tập: (2’)
 ?HS. Nêu những điều cần chú ý khi sử dụng từ ngữ xưng hô trong giao tiếp?
	- Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm.
 	- Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1’)
	- Học bài, nắm chắc nội dung ghi nhớ.
	- Làm bài tập 4 (Tr.40).
	- Đọc và chuẩn bị bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
=============================

Tài liệu đính kèm:

  • docNV 9 Tuan 4.doc