Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 6 năm 2010

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 6 năm 2010

TIẾT 26:

 Truyện Kiều Của Nguễn Du

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 Giúp HS: Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.

 - Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của truyện Kều. Từ đó thấy được truyện Kiều là một kiệt tác của văn học Trung đại Việ Nam, kiệt tác của văn học dân tộc và văn học nhân loại.

- Rèn kĩ năng tóm tắt truyện, tìm hiểu giá trị của tác phẩm.

B. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1. Ổn định tổ chức

 

doc 13 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 606Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 6 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tUầN 6
Ngày soạn: / /2010
Ngày dạy: / / 2010
tiết 26: 
 Truyện Kiều Của Nguễn Du
a. mục tiêu cần đạt
 	Giúp HS: Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.
 - Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của truyện Kều. Từ đó thấy được truyện Kiều là một kiệt tác của văn học Trung đại Việ Nam, kiệt tác của văn học dân tộc và văn học nhân loại.
- Rèn kĩ năng tóm tắt truyện, tìm hiểu giá trị của tác phẩm.
b. tổ chức các hoạt động dạy học
 1. ổn định tổ chức
 2. Bài Mới
hoạt động của gv và hs
GV yêu cầu HS theo dõi SGK, tóm tắt những nét chính về:
Con người;
Thời đại;
Gia đình,
Sự nghiệp văn học và bản thân của Nguyễn Du.
nội dung cần đạt
I. những nét chung về cuộc đời của nhà thơ nguyễn du
1.Con người (tác giả)
- Nguyễn Du (1765 – 1820) có tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Là người có hiểu biết sâu rộng, am hiểu văn hoá dân tộc và văn hoá nước ngoài, có vốn sống phong phú do tiếp xúc với cảnh đời. Nguyễn Du là nhà văn có trái tim giàu lòng yêu thương con người
2. Thời đại :
 - Nguyễn Du sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội: xã hội phong kiến Việt Nam có những khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tiếp và khắp nơi mà đỉnh cao là phong trào Tây Sơn đã đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê –Trịnh, Nguyễn, quét sạch giặc Xiêm La và Mãn Thanh xâm lược. Sau đó triều đại Tây Sơn sụp đổ, chế độ phong kiến triều Nguyễn được thiết lập.
3. Gia đình: 
 Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Nhưng cuộc sống êm đếm với Nguyễn Du thật ngắn ngủi, ông đã từng có nhiều năm phải lưu lạc ở nhiều nơi.
4. Sự nghiệp văn học:
 Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du mang tầm vóc của một thiên tài ở cả sáng tác chữ Hán Và Chữ Nôm, ở giá trị kiệt tác của truyện Kiều
 Về chữ Hán, Nguyễn Du có ba tập thơ (Thanh hiên thi tập; Nam trung tạp ngâm; Bắc hành tạp lục) với tổng số 243 bài
 Về chữ Nôm, ngoài truyện Kiều (đọan trường tân thanh) còn có văn chiêu hồn
5. Bản thân 
Nguyễn Du là người có hiểu biết sâu rộng về văn hoá dân tộc và văn chương Trung Quốc. Sự từng trải trong cuộc đời đã tạo cho ông có một vốn sống phong phú và một trái tim giàu lòng yêu thương, thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân.
 Những yếu tố trên đã góp phần tạo nên một Nguyễn Du – thiên tài văn học của Việt Nam, được công nhận là danh nhân văn hoá thế giới.
II. truyên kiều
? Em hãy nêu nguồn gốc cốt truyện của truỵên Kiều?
H: Em hãy nêu những đặc điểm sáng tạo nội dung của truyên Kiều?
? Em hiểu gì về sáng tao nghệ thuật của Nguyễn Du?
? Truyện Kiều bao gồm những giá trị cơ bản nào?
? Giá trị nội dung của truyện Kiều được thể hiện như thế nào trong những phương diện nào?
? Em hiểu gì về giá trị hiện thực của truyện Kiều?
? Giá trị nhân đạo của truyện Kiều được thể hiện như thế nào?
? Giá trị nghệ thuật của truyện Kiều được thể hiện ở những khía cạnh nào?
1.Nguồn gốc truyện Kiều
-Truyện Kiều là kiệt tác số một của Nguyễn Du. Tác phẩm có tên là "Đoạn trường tân thanh” (tiếng kêu mới đứt ruột), nhưng nhân dân ta quen gọi là truyện Kiều.
Viết truyên Kiều, Nguyễn Du có dựa vào cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Tuy nhiên, Nguyễn Du đã có nhiều sáng tạo về nghệ thuật tự sự kể chuyện bằng thơ, đến nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả thiên nhiên
 Truyện Kiều của Nguyễn Du gồm 3254 câu thơ lục bát, viết bằng chữ Nôm, được xem là kiệt tác văn học của dân tộc.
2. Sáng tạo nội dung
-“ Kim Vân Kiều truyện’’ chỉ là một câu chuyện tình ở Trung Quốc đời Minh. Nguyễn Du đã biến thành một khúc ca đau lòng thương người bạc mệnh, nói lên “những điều trông thấy” trong giai đoạn lịch sử đầy biến động của Việt Nam cuối Lê đầu Nguyễn.
3. Sángtạo nghệ thuật
-Nguyễn Du đã lược bỏ các chi tiết về mưu mẹo và một số chi tiết khác trong "Kim Vân Kiều truyện”, sáng tạo thêm một số chi tiết mới để tô đậm câu chuỵên về tình người; biến các sự kiện chính của tác phẩm thành đối tượng để bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật và người kể; chuyển trọng tâm của truyện từ sự kiện sang nội tâm của nhân vật chính. Ngòi bút tả cảnh, tả tình, tả người rất điêu truyện của Nguyễn Du đã làm cho các nhân vật sống động hơn, sâu sắc hơn.
4. Những giá trị cơ bản của tác phẩm truyện Kiều
 Truyện Kiều bao gồm hai giá trị cơ bản là: Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật.
a) – Giá trị nội dung:
- Giá trị nội dung của truyện Kiều được thể hiện trên hai phương diện: Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.
*) Giá trị hiện thực
- Truyện Kiều là một bức tranh hiện thực về một xã hội bất công tàn bạo, là lời tố cáo XH phong kiến chà đạp quyền sống của con người, đặc biệt là những người tài hoa, những người phụ nữ.
 Truyện Kiều tố cáo các thế lực đen tối trong XH phong kiến, từ bọn sai nha, quan xử kiện, cho đến Hoạn danh gia, quan tổng đốc trọng thần, rồi là bọn ma cô, chủ chứa,..đều ích kỉ, tham lam, tàn nhẫn, coi rẽ tính mạng và phẩm gía con người.
 Truyện Kiều còn cho thấy sức mạnh ma quái của đồng tiền đã làm tha hoá con người. Đồng tiền làm đảo điên (Dẫu lòng đổi trắng thay đen khó gì), đồng tiền giẫm lên lương tâm con người và xoá mờ công lí (Có ba trăm lạng việc này mới xuôi).
*) Giá trị nhân đạo
 - Truyện Kiều là tiếng nói thương cảm, là tiếng khóc đau thương trước số phận bi kịch của con người. Thuý Kiều là nhân vật Nguyễn Du yêu quý nhất. Khóc Thuý Kiều, Nguyễn Du khóc cho những nổi đau lớn của con người: tình yêu tan vỡ, tình cốt nhục lìa chia, nhân phẩm bị chà đạp, thân xác bị đày đoạ
 Truyện Kiều đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến những ước mơ, những khát vọng chân chính
 Truyện Kiều là bài ca về tình yêu tự do, trong sáng, chung thuỷ
 Truyện Kiều là giấc mơ về tự do và công lí. Qua hình tượng Từ Hải, Nguyễn Du gửi gắm ước mơ anh hùng "đội trời đạp đất” làm chủ cuộc đời, trả ân báo oán, thực hiện công lí.
b) Giá trị nghệ thuật
 - Thể loại:
 Thơ Nôm lục bát (được sự dụng ở thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI) 
 Truyện Kiều là kết tinh thành tựu văn học dân tộc trên tất cả các phương diện về ngôn ngữ và thể loại
 Vơí Truyện Kiều, ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ
 Với truyện Kiều, nghệ thuật tự sự đã có những bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuât dẫn truyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, con người. Ngôn ngữ kể chuyện đã có ba hình thức: trực tiếp (lời nhân vật), gián tiếp (lời tác giả), nửa trực tiếp (lời tác giả nhưng mang suy nghĩ, giọng điệu nhân vật)
	* Rút kinh nghiệm giờ dạy: ... 
.
.
&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&
Ngày soạn: / /2010
Ngày dạy: / / 2010
tiết 27: Chị em Thuý Kiều
 	 nguyễn du
A.mục tiêu cần đạt
	Giúp HS: 
- Thấy được tài năng nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du. Khắc hoạ những nét riêng về nhan sắc, về tài năng, tính cách, số phận của Chi em Thuý Kiều bằng bút pháp nghệ thuật cổ điển.
- Thấy được cảm hứng nhân đạo trong truỵên Kiều. trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp của con người.
- Biết vận dụng bài học để miêu tả nhân vật.
b. tổ chức các hoạt động dạy học
 1. ổn định lớp
 2. Bài cũ:
	H: Tóm tắt Truyện Kiều?
	H: Nêu giá trị nội dung và gái trị NT của truyện Kiều?
 3 Bài mới
 Giới thiệu bài:
 Chị em Thuý Kiều là đoạn trích nằm ở phần đầu Truyện Kiều, Sau 4 câu thơ giới thiệu về gia đình họ Vương, Nguyễn Du giành 24 câu để nói về chị em Thuý Kiều.
hoạt động của gv và hs
GV: Đọc mẫu, HS: Đọc
GV: Nhận xét
HS: Tìm hiểu từ khó.
? Em hãy tìm hiểu vị trí của đoạn trích?
? Em hãy nêu kết cấu về đoạn trích?
? Em có nhạn xét gì về kết cấu ấy?
nội dung cần đạt
I. đọc, giải từ khó, tìm hiểu cấu trúc văn bản
1.Đọc
2. Giải từ khó
3. Tìm hiểu cấu trúc văn bản
- Đoạn trích nằm ở phần mở đầu của tác phẩm
- Kết cấu: 
 Đoạn thơ gồm 24 câu, trong đó: 
 + Đoạn 1( 4 câu đầu): Giới thiệu khái quát hai chị em Thuý Kiều
 + Đoạn 2 ( 4 câu tiếp): Gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân
 + Đoạn 3( 12 câu cuối): Gợi tả vẻ đẹp và tài năng của Thuý Kiều
 + Đoạn 4 (4câu cuối): Nhận xét chung về cuộc sống của hai chị em.
 Nhận xét về cấu trúc: 
 Kết cấu bức chân dung hai chị em Thuý Kiều rất chặt chẽ, cân đối, thể hiện rất rõ quan niệm, tư tưởng của nhà thơ về nhân vật của mình. Nhà thơ vừa giới thiệu khái quát, vừa miêu tả cụ thể; ông dành cho nhân vật chính số câu thơ nhiều hơn nhân vật phụ.
II. tìm hiểu nội dung văn bản
? Bốn câu thơ đầu giới thiệu về hai chị em Thuý Kiều như thế nào?
? Giới thiệu vẻ đẹp của hai chị em Kiều, tác giả dã sự dụng biện pháp nghệ thuật nào?
? Nhân vật Thuý Vân được tác giả giới thiệu như thế nào ? 
? Những câu thơ tiếp theo, Nguyễn Du đã chú ý miêu tả Thuý Vân ở những phương diện nào?
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả Thuý Vân của tác giả?
? Nguyễn Du đã sử dụng BPNT gì để miêu tả nhân vật Thuý Vân? 
H: tác dụng của BPNT đó mang lại?
? Bức chân dung gợi cho em có cảm nhận gì về số phận của nàng?
? Chân dung Thuý Kiều được tác giả miêu tả thông qua những phương diện nào?
? Nhan sắc đó được tác giả miêu tả như thế nào?
? Khi miêu tả nhan sắc của nàng, nhà thơ tập trung nhất ở chi tiết nào? Vì sao lại tập trung vào chi tiết đó?
? Bên cạnh vẻ đẹp nhan sắc, tácgiả còn nhấn mạnh vẻ đẹp nào của nàng Kiều? Vẻ đẹp đó được cụ thể như thế nào?
? Tài năng của Kiều được Nguyễn Du miêu tả ra sao?
? Trong những cái tài của mình thì lĩnh vực nào được xem là sở trường của nàng?
? Qua đó, em có nhận xét gì về chân dung của Thuý Kiều?
 Bức chân dung đó gợi cho em có dự cảm gì về nhân vật Kiều?
 Bốn câu thơ cuối cùng tác giả tập trung miêu tả vấn đề gì?
H: Cảm hứng nhân đạo chủ yếu của đoạn trích là gì:
GV: Hướng dẫn HS phân tích.
1.Giới thiệu chung về hai chị em của Thuý Kiều
-Hai câu đầu: giới thiệu chung về tên, giới tính, vị trí của hai chị em Thuý Kiều trong gia đình họ Vương ( hai ả tố nga/ Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân)
- Hai câu thơ sau: Gợi tả vẻ đẹp duyên dáng thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ. Chân dung hai chị em vừa có vẻ đẹp chung , vừa có nét đẹp riêng
 Nghệ thuật: Sự dụng hình ảnh ước lệ để gợi tả vẻ đẹp của hai chị em Kiều: cốt cách duyên dáng, thanh cao như mai và tinh thần trong trắng như tuyết.
 Cách giới thiệu ngắn gọn, đầy đủ, chi tiết.
2. Chân dung của Thuý Vân
- Câu 1: Giới thiệu khái quát đặc điểm nhân vật. Trang trọng: vẻ đẹp cao sang, quý phái
- Miêu tả nhiều chi tiết: khuôn mặt, đôi mày, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói.
- Nhận xét: 
 Tả cụ thể
 + Cụ thể trong thủ pháp liệt kê: khuôn mặt, đôi mắt, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói,
 + Cụ thể trong việc sự dụng phụ ngữ: đầy đặn, nở nang, đoan trang.
-Nghệ thuật: Sự dụng các hình ảnh ước lệ của thiên nhiên cao đẹp như: trăng , hoa, ngọc, mây, tuyết, và sự dụng các tính từ chính xác: đầy đặn, đoan trang , nở nang,.. Những biện pháp nghệ thuật như so sánh, ẩn dụ 
 Tác dụng: 
 Làm nổi bật v ...  giới thiệu về hai chị em Thuý Kiều trong gia đình họ Vương đồng thời chú trong trong việc miêu tả chân dung và tài năng của nàng Kiều, qua đó giúp người đọc có một dự cảm về cuộc đời và số phận của Thưy Kiều.
	Nghệ thuật: 
- Đoạn trích tiêu biểu cho nghệ thuật miêu tả đắc sắc của ngòi bút Nguyễn Du "Truỵên Kiều”, cho thấy đặc trưng của bút pháp nghệ thuật ước lệ cổ điển: lấy vẻ đẹp thiện nhiên để miêu tả vẻ đẹp con người. Dùng những hình ảnh so sánh và ẩn dụ để làm nổi bật vấn dề mà nhà văn đưa ra.
3. Bài mới
hoạt động của gv và hs
GV: Đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc.
HS: Giải thích các từ khó.
? Em hãy xác định vị trí của đoạn trích?
? Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích là gì? 
HS: Xác định đối tượng miêu tả và hình thức miêu tả
? Đoạn trích có kết cấu như thế nào?
nội dung cần đạt
I . Đọc, giải từ khó, tìm cấu trúc văn bản
1 Đọc
 2. Giải từ khó
 3. Cấu trúc văn bản
- Đoạn trích ở phần đầu truyện Kiều. Sau khi giới thiệu Vương viên ngoại và miêu tả chị em Thuý Kiều, nhà thơ tả cảnh ngày xuân trong tết Thanh minh chị em Kiều đi chơi xuân.
- Phương thức biểu đạt: Miêu tả. Đối tượng là thiên nhiên. Tác giả trực tiếp miêu tả cảnh thiên nhiên.
 Kết cấu: 3 đoạn
 + Đoạn 1: (4 câu đầu): tả khung cảnh ngầy xuân
 + Đoạn 2:( 8 câu tiếp): khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
 + Đoạn 3: (6 câu cuối): Cảnh hai chị em Kiều du xuân trở về 
 Cấu trúc theo trình tự thời gian của cuộc du xuân.
II. tìm hiều nội dung văn bản
GV cho HS đọc 4 câu thơ đầu của đoạn trích.
? Khung cảnh mùa xuân được miêu tả như thế nào trong bốn câu thơ đầu tiên?
? Hai câu thơ đầu gợi lên điều gì? 
? Tại sao tác giả lại lấy hình ảnh chim én để miêu tả cảnh ngày xuân? én đưa thoi có dụng ý gì?
? Qua đó em có cảm nhận gì về không gian và thời gian của mùa xuân?
? Nhà thơ chọn những hính ảnh nào để miêu tả cảnh ngày xuân?
? Năng lực nào của tác giả được thê hiện rõ nhất trong đoạn thơ này?
GV: Chữ "điểm" làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có hồn chữ không tĩnh lại.
? Trong tiết Thanh minh đầy chất thơ ấy, xuất hiện khung cảnh gì?
? Em hiểu như thế nào về "lễ hội"?
? Em hiểu gì về cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du ở phần thơ này? Tác dụng của nó?
? Ngoài việc sự dụng từ ngữ tài tình, ở đây tác giả còn thành công bởi phép tu từ nào?
? Bức tranh xuân trong tiết thanh minh còn gợi lên mọt vẻ đẹp nào?
? Xác định thời gian và không gian tả cảnh chị em Kiều đi du xuân trở về?
? Những câu thơ cuối đã gợi lên một khung cảnh như thế nào?
? Mọi chuyển động diễn ra như thế nào?
? Cảnh vật, không khí mùa xuân ở những câu thơ cuối có gì khác với bốn cau thơ đầu tiên?
H: Đó là tâm trạng gì?
1. Khung cảnh ngày xuân
- Cảnh đẹp mùa xuân được gợi tả qua khung cảnh thiên nhiên.
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
- Gợi không gian và thời gian của mùa xuân.
 Chim én là tín hiệu riêng của mùa xuân.
 Hình ảnh chim én đưa thoi vừa gợi khômg gian mùa xuân, vưa ngầm ý ngày xuân trôi nhanh quá, mới đó mà hết 60 ngày xuân (Mùa xuân có 3 tháng, lúc này đã là tháng 3) 
- Không gian sống động (có én đưa thoi).Thời gian đẹp nhất (đang chuyển vào những ngày cuối xuân)
- Hình ảnh minh hoạ cho mùa xuân: cỏ non và hoa lê. Vì, cỏ non làm nền cho một bức tranh tươi mát; hoa lê điểm xuyết tạo nên một không gian bao la, trong trẻo, cảnh vật tinh khôi.
 Nghệ thuật: tài quan sát. Tâm hồn nhạy cảm tha thiết với thiên nhiên
 Thay đổi trật tự từ trong câu "Cành lê trắng điểm mọt vài bông hoa” làm cho màu trăng hoa lê thêm sống động và nổi bật trên cái nền xanh bất tận của trời đất cuối xuân.
2. Khung cảnh lễ hội
- Khung cảnh lễ hội tưng bừng rộn rã. Một bức tranh có lễ, có hội, có gần, có xa, có nam thanh nữ tú
 + Lễ: là lễ tạo mộ, đi viếng, sửa sang phần mộ của người thân
 + Hội: Đi chơi xuân ở chốn đồng quê
- Gợi tả không khí lễ hội bằng cả hệ thống từ ngữ giàu sức biểu đạt
 + Những từ ghép là danh từ như: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân ( gợi tả sự đông vui nhiều người mà chủ yếu là trai thanh gái lịch)
 + những từ ghép là động từ như: sắm sửa, dập dìu (gợi tả không khí rôn ràng, náo nhiệt của ngày hội)
 + Những từ ghép là tính từ như: gần xa, no nức (làm rõ tâm trạng của người đi hội)
- Hình ảnh ẩn dụ “nô nức yến anh” gợi lên hình ảnh từng đoàn nam thanh nữ tú nô nức đi chơi xuân như những đàn chim én, chim oanh bay ríu tít. 
- Những so sánh rất giản dị: Ngựa xư như nước, áo quần như nêm giúp người đọc hình dung cảnh ngày hội vô cùng náo nhiệt
* Vẻ đẹp truyền thống văn hoá để tưởng nhớ những người đã khuất.
3. Cảnh chị em Kiều đi du xuân trở về.
- Thời gian: cảnh chiều tà (Tà tà bóng ngả về Tây)
- Không gian: đang đi vào sự lặng lẽ: có sự vật và con người,
- Cảnh manh cái thanh, cái dịu của mùa xuân: nắng nhạt, khe nước nhỏ, một nhịp cầu bắc ngang.
 Mọi chuyển động đều nhẹ nhàng: mặt trời xuống dần, bước chân người thơ thẩn. Tất cả đang nhạt dần, lặng dần.
- Thời gian, không gian đối lập. Đặc biệt là cảnh ở đây được cảm nhận qua tâm trạng. Những từ láy: tà tà, thanh thanh, nao nao , không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người
 Tâm trạng buồn
 III. tổng kết
Em hãy nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật
HS phát biểu, rút ra ghi nhớ
1. Nghệ thuật: 
- bố cục cân đối, hợp lí. Cách sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, Hán Việt, từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình
- Kết hợp hài hoà giữa bút pháp tả và gợi có tính chất điểm xuyêt, chấm phá
 - Sự dụng các hình ảnh so sánh và ẩn dụ hiệu quả
2. Nội dung: Miêu tả bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và trong sáng.
* Củng cố.
	* Rút kinh nghiệm giờ dạy
...
...
...
...
&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&
Ngày soạn: / /2010
Ngày dạy: / / 2010
tiết 29 : Thuật ngữ
a.mục tiêu cần đạt
 	Giúp HS : 
- Hiểu được khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cảu nó.
- Biết sử dụng chính xác các thuật ngữ
- Rèn luyện kĩ năng nhận diện và sự dụng thuật ngữ trong cuộc sống
b. tổ chức các hoạt động dạy học
 1. ổn định tổ chức 
 2. Bài cũ: Hãy dùng một số yếu tố Hán Việt sau đây để tạo từ mới:
a.hành(đi); b. tiết (khúc, đốt) ; c. trùng ( lại) ; d. phục (trở lại) ; đ. sáng (nghĩ ra, làm ra lần đầu)
Gợi ý trả lời
hành quân, hành tiến, bộ hành, vi hành
tiết trúc, thời tiết, tiết điệu..
trùng tu, trùng lặp,
phục chế, khắc phục, phục hồi
sáng chế, sáng lập, sáng tạo, sáng kiến..
3. Bài mới
Hoạt động của Gv và HS
GV cho HS tìm hiểu các từ ngữ trong các trường hợp sau: 
 a. Tập hợp, ánh xạ, đạo hàm, bội số, mẫu số, ước số
b. Hình tượng, điển hình, nhân vật, tính cách,
c. Di truyền, nhiễm sắc thể, tính trội, tính lặn, đột biến, đơn bào,
? Em hãy cho biết, các từ ngữ cho sẵn trên biểu thị ở lĩnh vực nào? Vì sao em xác định được như vậy?
GV cho HS làm các bài tập trong SGK
? Hãy so sánh hai cách giải thích. Cách giải thích nào người không có kiến thức về chuyên môn không thể hiểu được?
? Qua đó, em hãy chỉ ra sự khác nhau của hai cách giải thích trên?
Gv: cho HS đọc yêu cầu của bài tập hai
? Những định nghĩa đó thuộc bộ môn nào?
? Những từ ngữ được định nghĩa chủ yếu dùng trong loại văn bản nào?
GV: Thuật ngữ đôi khi cũng được dùng trong các loại văn bản khác như: bản tin, một phóng sự, một bài bình luận trên báo chí,
 HS rút ra khái niệm Thuật ngữ
GV cho HS quan sát định nghĩa SGK.
? Các thuật ngữ được định nghĩa trên có nghĩa nào khác không? 
? Tìm thuật ngữ trong hai cách thể hiện một từ ngữ.
? Từ bài tập trên, em hãy rút ra khái niệm?
Nội dung cần đạt
1.Thuật ngữ là gì?
- Các từ ngữ trên biểu thị:
a. Toán học b. Văn học c. Sinh học
 Vì nó phản ánh được đặc tính, bản chất bên trong của đối tượng
* Bài tập 1 ( SGK tr 87)
- Cách thứ nhất: dừng lại ở đặc tính bên ngoài của sự vật (dạng lỏng hay rắn, màu sắc, mùi vị như thế nào? Có ở đâu, từ đâu mà có)
- Cách thứ hai: thể hiện được đặc tính bên trong của sự vật (được cấu tạo từ những yếu tố nào? Quan hệ giữa các yếu tố đó ra sao?). Đặc tính này không thể nhận biết qua khái niệm và cảm tính mà phải qua nghiên cứu bằng lí thuyết, phương pháp khoa học, qua tác động vào vật để bộc lộ bản tính. Phải có kiến thức chuyên môn thì mới tiếp nhận được cách giải thích này.
 Như vậy, cách giải thích thứ nhất là giải thích nghĩa của từ ngữ thông thường. Cách giải thích thứ hai là cách giải thích nghĩa của thuật ngữ
* Bài tập 2: ( SGK, tr 88) 
a. Các định nghĩa thuộc các bộ môn:
Địa lí, Hoá học, Ngữ văn, Toán học
- Các từ ngữ được định nghĩa chủ yếu dùng trong văn bản khoa học, kĩ thuật, công nghệ
 Ghi nhớ: Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ
II. đặc điểm của thuật ngữ
Bài tập
 Bài tập 1:
- Các thuật ngữ ở mục I. 2
 Không có nghĩa nào khác, vì đòi hỏi tính chính xác nên mỗi thuật ngữ chỉ có một khái niệm và ngược lại.
Bài tập 2:
- Muối là hợp chất có thể hoà tan trong nước(1)
- Tay nâng đĩa muối chén gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau
 Muôi (1) là thuật ngữ, vì thuật ngữ không có tính biểu cảm, không gợi lên những ý nghĩa bóng bẩy.
 Muối (2) là một từ ngữ thông thường, chỉ sự ất vả, gian truân mà con người gặp phải trong đời.
 *) Ghi nhớ: Trong một lĩmh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ
 - Thuật ngữ không có tính biểu cảm
III. luyên tập
Bài tập 1
HS đọc yêu cầu của bài tập, làm vào vở sau đó lên bảng trình bày
- Lực (Vật lí); Xâm thực (Địa lí); Hiện tượng hoá học (Hoá học); Trường từ vựng (Ngữ Văn); Di chỉ ( Lịch sử); Thụ phán (Sinh học); Lưu lượng (Địa lí); Trọng lưc (Vật lí); Khí áp (Địa lí); Đơn chát (Hoá học); Thị tộc phụ hệ (Lịch sử); Đường trung trực (Toán học).
 Bài tập 2:
 Điểm tạ là một hiện tượng vật lí, chỉ điểm cố định của một đòn bẩy, thông qua đó, lực tác động đựơc truyền tới lực cản. Trong đoạn trích này, từ “điểm tựa” không được dung như một thuạt ngữ mà chỉ nơi làm chỗ dựa chính (ví như điểm tựa của đòn bẩy).
Bài tâp 3:
từ “ hỗn hợp” được dùng như mọt thuật ngữ
từ” hỗn hợp” được dùng như một từ thông thường
HS: Làm ở nhà các bài 4,5.
	* GV: Củng cố nội dung bài học.
 	* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
....
....
....
&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&
Ngày soạn: / /2010
Ngày dạy: / / 2010
tiết 30: Trả bài tập làm văn số 1
a. muc tiêu cần đạt: 
	Giúp HS:- Đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm, sửa chữa những sai sót về các mặ ý tứ, câu văn, từ ngữ, chính tả
b. tổ chức các hoạt động dạy- học
I . Chép đề và phân tích tìm hiểu đề
GV yêu cầu HS triển khai ý cần thuyết minh trong bài văn
GV đọc một bài tốt nhất và một bài chưa đạt yêu cầu để HS đánh giá, nhận xét
Tổ chức cho HS xây dựng đáp án (dàn bài cho bài viết)
GV nhận xét, bổ sung đầy đủ dàn ý.
II. nhận xét và đánh giá bài viết
HS tự nhận xét bài viết của mình về ưu điểm, hạn chế
Chữa các lỗi chính tả về câu, từ .
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
....
....
....
========================

Tài liệu đính kèm:

  • docVAn 9 Tuan 6.doc