Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 9 - Trường THCS Trần Quý Cáp

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 9 - Trường THCS Trần Quý Cáp

I-Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh :

Kiến thức:

 Qua phân tích cái thiện cái ác nhận biết thái độ tình cảm, lòng tin của tác giả gửi gắm nơi những người lao động.

 Qua đoạn trích hiểu được nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn ngữ của tác giả.

Kĩ năng:

 Đọc – hiểu một đoạn trích truyện thơ trong vh trung đại

 Nắm được sự việc trong đoạn trích

 Phân tích để hiểu được sự đối lập thiện và ác và niềm tin của t/g vào những điều tốt đẹp trong cuộc đời .

Thái độ:

- Bồi dưỡng hs cái thiện, nhân nghĩa, căm ghét cái xấu cái ác.

II. Chuẩn bị:

Bảng phụ

Tài liệu thâm khảo “ NĐC - tấm gương yêu nước và lđ nghệ thuật”

III.Tiến trình dạy học

1.Ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ:

 Trìnhbày vài nét về cuộc đời,sự nghiệp văn chương của NĐC ,tóm tắc ngắn gọn “Lục Vân Tiên”

Nêu và phân tích vẻ đẹp của Lục Vân Tiên. Nhận xét cách x/dựng n/v trong đoạn trích?

3.Bài mới

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

Mục tiêu:tạo tâm thế

Phương pháp:thuyết giảng

Thời gian:1 phút

 

doc 24 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 529Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần 9 - Trường THCS Trần Quý Cáp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 9
Tiết : 41
LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN
Ngày soạn:15/10/10 
Ngày giảng:18/10/10
I-Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh :
Kiến thức: 
Qua phân tích cái thiện cái ác nhận biết thái độ tình cảm, lòng tin của tác giả gửi gắm nơi những người lao động.
Qua đoạn trích hiểu được nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn ngữ của tác giả.
Kĩ năng: 
Đọc – hiểu một đoạn trích truyện thơ trong vh trung đại
Nắm được sự việc trong đoạn trích
Phân tích để hiểu được sự đối lập thiện và ác và niềm tin của t/g vào những điều tốt đẹp trong cuộc đời .
Thái độ:
- Bồi dưỡng hs cái thiện, nhân nghĩa, căm ghét cái xấu cái ác.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ
Tài liệu thâm khảo “ NĐC - tấm gương yêu nước và lđ nghệ thuật”
III.Tiến trình dạy học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
 Trìnhbày vài nét về cuộc đời,sự nghiệp văn chương của NĐC ,tóm tắc ngắn gọn “Lục Vân Tiên”
Nêu và phân tích vẻ đẹp của Lục Vân Tiên. Nhận xét cách x/dựng n/v trong đoạn trích?
3.Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu:tạo tâm thế 
Phương pháp:thuyết giảng
Thời gian:1 phút
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
Mục tiêu:Hiểu vị trí đoạn trích, kết cấu đối lập của các nhân vật nhằm t/hiện niềm tin của t/g vào những điều tốt đẹp tronmg cuộc đời
Phương pháp:Đàm thoại, t/ trình
Thời gian: 10 phút.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
- Yêu cầu hs tóm tắt tác phẩm từ đầu đến đoạn trích.
- Giới thiệu vị trí đoạn trích thuộc phần 2 của truyện: Trịnh hâm lợi dụng cơ hội để hảm hại Vân Tiên.
- HD đọc: Giọng bùi ngùi xót xa, chú ý lời lẽ của nhân vật Ngư ông và Vân Tiên.
- Đọc đoạn trích.
- Nhận xét HS đọc.
- Yêu cầu hs đọc chú thích SGK.
- Giải thích một số từ ngữ: phui pha, hẩm hút, kinh luân....
- Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
- Nhận xét, chốt bố cục.
Nêu kết cấu của đoạn trích? Kết cấu đó có ý nghĩa gì?
- Kể tóm tắt.
- Nghe hướng dẫn đọc.
- Đọc lại đoạn trích.
- Đọc chú thích.
- Tìm hiểu phần giải thích từ.
- Nêu bố cục.
 2 phần:
- 8 câu đầu: hành động và tội ác Trịnh Hâm.
- Còn lại: Ngư ông cứu giúp Vân Tiên và cuộc sống của Ngư ông.
I. Tìm hiểu chung:
1- Vị trí đoạn trích:
Đoạn trích thuộc phần 2 của truyên, kể về việc Trịnh Hâm hãm hại Vân Tiên.
2-Bố cục:
3-Nhân vật và kết cấu trong đoạn trích: 
-Trịnh Hâm và ông Ngư 
-Kết cấu đối lập giữa thiện và ác 
Hoạt động 3: Đọc, tìm hiểu văn bản.
Mục tiêu:
-Học sinh nêu được nhân vật T/Hâm đại diện cho ác , hoàn toàn đ/lập với những việc làm n/nghĩa của ông ngư qua đó t/g đã t/hiện q/niệm về người nhân nghĩa và g/gắm ước mơ nơi họ
-Thấy được n/t k/họa n/vật, sắp xếp t/tiết và sử dụng n/ngữ của t/giả
Phương pháp:thuyết giảng, đàm thoại, thảo luận nhóm
Thời gian: 25 phút
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
1. Nhân vật Trịnh Hâm.
- Yêu cầu hs đọc 10 câu đầu đoạn trích.
- Giới thiệu sự việc Vân Tiên gặp nạn trước đó.
 Phân tích hành động của Trịnh Hâm? (Chú ý hành động, hoàn cảnh, diễn biến câu chuyện)
- Nêu các sự việc: Đêm khuya vắng lặng, Trịnh Hâm đẩy Vân Tiên xuống sông rồi giả vờ kêu la.
 Nhận xét của em về Trịnh Hâm qua từng sự việc, hành động?
- Giải thích, phân tích hành động độc ác, âm mưu xảo quyệt của nhân vật.
 Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả trong phần trích trên?
- Nhận xét, giải thích, tích hợp với miêu tả trong văn tự sự
 Qua diễn biến sự việc và hành động trên của nhân vật, em thấy Trịnh Hâm là con người như thế nào? Tác giả xây dựng nhân vật này nhằm mục đích gì?
- Bình giảng: Lòng ganh ghét đố kị của Trịnh Hâm đã biến hắn thành một kẻ độc ác, nhẫn tâm ngay cả lúc Vân Tiên gặp lúc hoạn nạn. Đó là bản chất của kẻ bất nhân bội nghĩa mà tác giả muốn được trừng trị thích đáng. 
- Liên hệ giáo dục học sinh.
2.. Hình ảnh Ngư ông.
- Giới thiệu công việc, cuộc sống Ngư ông.
- Đọc đoạn: 2 và 3.
 Em có nhận xét gì về hình ảnh thơ và cách miêu tả nhân vật? (So sánh với nhân vật Trịnh Hâm)
- Nhận xét, khái quát nghệ thuật trong phần này.
 Đối lập với Trịnh Hâm, hình ảnh Ngư ông được biểu hiện như thế nào?
- Phân tích hình ảnh đối lập, chứng minh sự đối lập giữa cái thiện cái ác. (Dẫn chứng trong tác phẩm)
 Qua đó em thấy Ngư ông là người như thế nào? Tình cảm của tác giả đối với nhân dân lao động như thế nào?
- Nhận xét, chốt nội dung.
Bình giảng: Nguyễn Đình Chiểu từng trải cuộc đời nên ông hiểu rõ cái xấu cái ác thường ẩn nấp sau những lớp vỏ của những người có địa vị cao sang (...). Nhưng cái tốt đẹp vẫn còn tồn tại nơi những con người lao động bình thường nghèo khổ (...). (Dẫn lời Xuân Diệu).
- Đọc phần trích.
- Nghe giới thiệu sự việc.
- Trả lời dựa vào gợi ý.
- Hoàn cảnh diễn ra sự việc: đẩy bạn xuống sông giữa đêm khuya, sông nước mênh mông. 
Đây là hành động có âm mưu toan tính trước
- Trả lời, ghi nhớ nội dung.
- Cách sắp xếp tình tiết hợp lí, diễn biến hành động nhanh gọn.
Thảo luận 
Miêu tả nhân vật thông qua hành động
- Trả lời, rút ra ý tiểu kết.
- Nghe giảng, liên hệ rút ra bài học.
Nghe giới thiệu
- Phân tích hành đông, cử chỉ, lời nói Ngư ông.
- Ghi nhớ kiến thức.
- Trả lời, rút ra ý tiểu kết.
- Nghe giảng.
- Khái quát nghệ thuật, nội dung.
HS thảo luận nhóm ghi bảng phụ
- Đọc ghi nhớ SGK.
Học sinh nghe
II. Tìm hiểu văn bản. 
1.Nhân vật Trịnh Hâm.
- Hành động: hãm hại bạn trong lúc bạn gặp hoạn nạn. Đó là hành động độc ác, bất nhân, bất nghĩa.
- Hoàn cảnh diễn ra sự việc: đẩy bạn xuống sông giữa đêm khuya, sông nước mênh mông. Đây là hành động có âm mưu toan tính trước.
- Sau khi hãm hại bạn giả tiếng kêu la, lấy lời thương xót. Hành động xảo quyệt nhằm che giấu tội ác.
- Cách sắp xếp tình tiết hợp lí, diễn biến hành động nhanh gọn.
* Trịnh hâm đại diện cho những kẻ đố kị, nhỏ nhen, độc ác, bội nghĩa, bất nhân , gian ngoan , xảo quyệt . Cần phải trừng trị thích đáng.
2. Hình ảnh Ngư ông.
- Hình ảnh thơ mộc mạc, miêu tả đối lập với nhân vật Trịnh Hâm.
- Cả gia đình Ngư ông tự nguyện cứu giúp Vân Tiên.
- Sẵn lòng cưu mang, không hề toan tính.
- Cuộc sống nghèo khó nhưng tự do, trong sạch, không màng danh lợi, sống p/khoáng giữa t/nhiên. 
* Ngư ông là nhân vật tiêu biểu cho cái thiện, lòng bao dung, nhân ái, nghĩa hiệp. Thể hiện niềm tin tác giả về cái thiện, những người lao động. 
Hoạt động 4: Tổng kết
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích? Thông qua nghệ thuật ấy nhằm làm nổi bật nội dung gì?
- Thảo luận nhóm để trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật và ý nghĩa văn bản
IV. Tổng kết.
 1. Nghệ thuật:
-Khắc họa n/v đối lập thông qua lời nói cử chỉ, hành động
-Sắp xếp t/t hợp lí
-Sử dụng nn mộc mạc g/dị giàu chất Nam bộ
 2. Nội dung: 
-Ông ngư đại diện cho cái thiện 
-Trịnh Hâm đại diện cho cái ác
3-Ý nghĩa:
Đoạn trích làm nổi bật sự đ/l giữa thiện và ác, quá đó thể hiện niềm tin vào những điều b/dị và tốt đẹp trong đời sống b/thường
Hoạt động 5: Luyện tập
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
Chọn câu thơ em cho là hay nhất và trình bày cảm nhận của em về những câu thơ ấy.
V. Luyện tập.
Chọn câu thơ em cho là hay nhất và trình bày cảm nhận của em về những câu thơ ấy.
Hoạt động 6: HDHS tự học
Đọc lại ghi nhớ và đoạn cuối
Hoàn thành bài tập
Soạn bài chương trình địa phương 
Tuần : 9
 Tiết : 42 
 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN VĂN)
 TRONG RỪNG LOÒNG BOON
 Thu Bồn
Ngày soạn:15/10/10
Ngàygiảng:18/10/10
I-Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh :
 Kiến thức: Cảm nhận vẻ đẹp của th/nhiên , s/vật và con người đất Quảng: những cánh rừng l/boon trĩu quả và người c/s dũng cảm nhân hậu
 Kĩ năng: Nhận ra chất QN trong trang viết đậm chất t/tình 
Thái độ:
Bồi đắp tình yêu QH , núi rừng xứ Quảng, lòng t/hào về sv và con người xứ Quảng
Bồi dưỡng lòng yêu mến đối với văn học của địa phương.
II-Chuẩn bị :
GV và HS soạn bài theo tài liệu Văn học địa phương QN	 
III-Tiến trình dạy học:
 1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS
 3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu:tạo tâm thế
Phương pháp:đàm thoại: đi từ bài ca dao đất QN
Thời gian:2 phút
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung văn bản
Mục tiêu:
Tìm hiểu tác giả,t/phẩm,t/tắt t/p, t/tắt đoạn trích
Phương pháp: vấn đáp
Thời gian: 8 phút
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
Em hãy t/bày vài nét về t/giả
Trình bày những đóng góp của nhà văn cho vh nước nhà?
Ngoài t/p trên em hãy kể thêm vài tp nữa của t/g mà em biết?
Tóm tắt nội dung tp trong rừng loong boon?
Nêu vị trí của đoạn trtichs?
Tóm tắt ngắn gọn đoạn trích?
Cho hs t/bày các chú thích?
HS dựa vào t/liệu trả lời
-Ông đã đạt nhiều gt về vh,
 -Ông t/công ở nhiều lv sáng tác:thơ ,trường ca, truyện, t/thuyết
-Trường ca chim chơ-ro, bài thơ gởi lòng con đến cùng Cha
 HS t/tắt
-Vị trí nằm ở phần mở đầu của tr/ ngắn
-HS trình bày các chú thích
I.Tìm hiểu chung văn bản
1. Tác giả:(1935- 1935)
-Quê Điện Bàn
-Ông trưởng thành trong t/k chống Mỹ
-Ông đạt nhiều t/tb về VH nghệ thuật
-Sáng tác của ông đa dạng
2.Tác phẩm :truyện ngắn trong rừng Loong Boon viết năm 1973
3.Văn bản: Nằm ở phần đầu của truyện
Hoạt động 3:Đọc và Tìm hiểu văn bản
Mục tiêu: 
-Cảm nhận vẻ đẹp của th/nhiên , s/vật và con người đất Quảng: những cánh rừng l/boon trĩu quả và người c/s dũng cảm nhân hậu
-Nhận ra chất QN trong trang viết đậm chất t/tình 
Phương pháp:Vấn đáp , t/giảng, nêu v.đề, t/luận nhóm
Thời gian: 30 phút
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
Gọi hs đọc văn bản
Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy?
Người kể kể về những đối tượng nào?
Gọi hs đọc đoạn văn tả cảnh rừng L/Boon
Tìm những chi tiết m/tả cảnh rừng?
Rừng được m/tả vào thời điểm nào? Qua cái nhìn của ai?
Qua những chi tiết đó em hãy nhận xét về rừng LB?
Nhận xét cách dùng từ của tác giả?
Chất QN được t/hiện như thế nào? 
Đoạn văn t/g dùng PT BĐ nào?
Phát hiện và ghi lại được vẻ đẹp của rừng LB thì người viết phải có t/cảm, cảm xúc gì
?
* GV bình giảng thêm?
GV bình giảng về n/vật thận trong truyện 
Em hãy tìm đọc những đoạn văn kể về anh Thận
Những chi tiết nào kể về h/cảnh sống của anh
Qua những chi tiết ta hiểu cuộc sống của anh ntn?
Anh đang làm n/vụ gì?
Trong cuộc sống và c/đấu anh đã ngời lên vẻ đẹp nào?
Hình ảnh con Nhồng biết nói đã giúp ta hiểu thêm gì về anh?
Qua n/v Thận t/g muốn ca ngợi về ai và về điều gì?
 Hs đọc văn bản
 Kể theo ngôi thứ 1
“ nhân vật: Tôi”
Kể về vẻ đẹp của rừng LB và nv Thận
HS đọc
HS thảo luận nhóm để tìm:
+Từng giọt mưa thon thon
+Những chùm LB sây cả
+Sau màn mưa láy pháy , một chiếc cầu vồngTiếng con chim ca hót như xỉa tiền 
-Thời điểm mùa LB chín của Tôi
-Rừng LB đầy mầu sắc , giàu h/a , ríu rit âm thanh , tràn đầy sự sống
Cách dùng từ: rất mới , rất lạ, cách so sánh độc đáo
Chất Qn: t/hiện qua cách dùng từ, cách nói , cách  ... h chiếc xe không kính vốn không hiếm trong chiến tranh, nhưng phái có hồn thơ nhạy cảm với nét ngang tàng & tinh nghịch, thích cái mới lạ nhue của ptd mới nhận ra được và đưa nó vào thành hình tượng thơ độc đáo của thời k/c chống Mĩ.
- tư thế: ung dung.
- ung dung (ngồi coi như không có chuyện gì xảy ra), quan sát không gian một cách bao quát, một cách bình thản, nhưng rất cảnh giác (nhìn đất để vượt sự hiểm trở của núi rừng, nhìn trời để đề phòng máy bay đich, nhìn thẳng hướng về đích đi tới).
- tốc độ nhanh đến nổi gió làm đắng (cay) mắt, người lái thấy như khong gian (sao, chim, con đường) trước mắt như đột ngột ... Ùa vào buồng lái.
- con đường đi như thúc giục con tim, động viên con tim hãy dũng cảm đi vào cuộc chiến. Xe chạy theo hướng tới làm cho con đường như chạy nhanh theo hướng lại đâm thẳng vào người lái xe.
- “bụi phun tóc trắng, mặt lầm nhưng vẫn chưa cần rửa”: sự chịu đựng quen thuộc hằng ngày, lại “phì phèo điếu thuốc, cười ha ha ...”
- cấu trúc câu : “không có..., ừ thì...” ; giọng văn xuôi đối thoại, ngang tàng
Ý chí giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
- chất liệu hiện thực được đưa vào trong thơ.
- gịong điệu, hình ảnh ngang tàng, trẻ trung.
- ca ngợi thế hệ trẻ, sống đep, ý thức về trách nhiệm đối với dân tộc
- HS đọc phần ghi nhớ. 
I.Đọc và hiểu chú thích:
1-Tác giả:
- PTD là chiến sĩ trường sơn, tiêu biểu cho nhà thơ trẻ. 
2-Tác phẩm:
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính có nghệ thuật khác lạ, độc đáo
- Nằm trong tập thơ “vầng trăng quầng lửa”.
II.Đọc và hiểu văn bản:
1.Hình ảnh những chiếc xe không kính.
-độc đáo, rất thực đến trần trụi, đương đầu với gian khổ.
2.Hình ảnh những chiến sĩ lái xe:
-hiên ngang , lạc quan, yêu đời và bất chấp khó khăn.
-ý chí giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.
-Nghệ thuật: Lặp cấu trúc câu,giọng thơ gần với văn xuôi
III.Tổng kết:
 Ghi nhớ sgk
IV.Luyện tập:
4-Củng cố:Đọc lại bài thơ
5-Dặn dò: Học bài-xem lại toàn bộ nội dung bài học về văn bảnVHTĐ để làm bài kiểm tra 1 tiết
Tuần : 10
 Tiết : 48 
KIỂM TRA 1 TIẾT VỀ TRUYỆN TRUNG ĐẠI
Ngày soạn:16/10/09
Ngàygiảng: /10/09
I. Mục tiêu: Giúp HS
1.Nắm đựợc những kiến thức cơ bản về truyện trưng đại việt nam : những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung & nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu.
 2.Qua bài kiểm tra, đánh giá được trình độ của mình về các mặt kiến thức & năng lực diễn đạt.
 3.Rèn luyện kĩ năng thực hành viết đoạn văn theo yêu cầu.
II. Chuẩn bị. 
1Thầy: - soạn đề, đáp án và biểu điểm.
2Trò: - học bài.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định. 
2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới
3. Bài mới. 
Hoạt động 1: GV phát đề
Hoạt động 2: HS làm bài và GV quan sát
Hoạt động 3: GV thu bài
4-Củng cố: Nhận xét tiết kiểm tra
5-Dặn dò: Học bài-Soạn bài tổng kết từ vựng và NL trong văn TS
ĐỀ
I-TRẮC NGHIỆM:
 * Em hãy đánh dấu x vào đầu chữ cái phần trả lời đúng 
Câu 1: câu văn nào nói lên cách cư xử của vũ nương trước tính hay ghen của chồng ?
Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói.
Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết.
Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót.
D. Nàng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà .
Câu 2: giữa hai nhân vật lục vân tiên và ông ngư về tính cách có điểm nào giống nhau ?
A. Trừ gian diệt bạo giúp người gặp nạn. C. Đều có trí dũng tài cao. B. Thích cuộc sống tự do ngoài vòng danh lợi. D. Đều trọng nghĩa khinh tài.
Câu 3: * điền thể loại phù hợp với từng văn bản.
A. .................................................... Chuyện người con gái nam xương.
B. .................................................... Chuyện cũ trong phủ chúa trịnh.
C. .................................................... Hoàng lê nhất thống chí.
D.Truyện thơ................................... Truyện kiều, truyện lục vân tiên.
 Câu 4: * ghép phần a với phần b cho phù hợp :
Nguyễn du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật nào để miêu tả tính cách nhân vật trong từng đoạn trích sau ? 
Phần a
Phần b
Thứ tự ghép
1. Chị em thuý kiều
2. Mã giám sinh mua kiều
3. Kiều ở lầu ngưng bích
4. Cảnh ngày xuân
Cảnh tình tương hợp
Bút pháp ước lệ. 
Tả thực qua diện mạo cử chỉ
 Tả cảnh ngụ tình
1+..
2+..
3+..
4+..
II- TỰ LUẬN ( 7 điểm ) : 
Câu1 (2điểm) :Hãy ghi lại 6 câu cuối trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cưú Kiều Nguyệt Nga”
Câu2 (2điểm) : Nêu và so sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa cuộc đời thuý kiều và vũ nương ?
 Câu 3(3đ) Viết đoạn văn phân tích 4 câu đầu trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”
 Hoạt động 2 : hướng dẫn hs làm bài, thu bài.
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
I-TRẮC NGHIỆM:
Câu 1,2 1D , 2D
Câu 3: 
A. Truyện truyền kỳ..
B. .Tuỳ bút
C. Tiểu thuyết chương hồi
D. Truyện thơ
Câu4: 1 + a...., 2 + ..c..,3 + .d...,4 + .a....
II-TỰ LUẬN:
Câu 1: Chép đúng không lỗi chính tả 2đ
Sai 2 lỗi chính tả trừ 0,5đ
Câu 2: Nêu được điểm giống nhau 1đ
 Nêu điểm khác nhau 1đ
Câu 3: Phân tích được bức tranh thiên nhiên và mùa xuân dưới ngòi bút của Nguyễn Du tuyệt đẹp:
Bức tranh có hình ảnh: chim Én, cỏ non , cành lê,hoa lê trắng 1đ
Bức tranh có chiều rộng đến vô cùng của bãi cỏ, có chiều cao của k/gian k/đạt có màu sắc h/hoà t/dịu.Bức tranh giàu s/sống ,trong trẻo, t/sáng1đ
Phân tích từ “điểm” làm cho b/tranh có hồn sinh động 1đ
Tuần : 10
 Tiết : 49 
TỔNG KẾT TỪ VỰNG (tt)
Ngày soạn:18/10/09
Ngàygiảng: /10/09
I. Mục tiêu: Giúp HS
Các cách phát triển của từ vựng
Các khái niệm từ mượn, từ Hán việt. t/ngữ,b/ngữ x/hội
2)Kĩ năng:
Nhận diện được từ mượn từ Hán việt. t/ngữ,b/ngữ x/hội
Hiểu và s/d t/vựng chính xác trong g/tiếp ,đọc- hiểu và tạo lập văn bản
1.Nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức và từ vựng đã học từ lớp 6 - lớp 9 (sự phát triển của từ vựng, từ mượn, từ hán việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội, các hình thức trau dồi vốn từ).
 2.Tiếp tục rèn luyện kĩ năng sử dụng vốn từ trên trong văn nói và viết.
II. Chuẩn bị. 
Bảng phụ
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định. 
2. Kiểm tra: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
3. Bài mới. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:Giới thiệu bài
Hoạt động 2: giúp hs hệ thống hoá lại kiến thức về sự phát triển của từ vựng.
 Vận dụng kiến thức đã học, em hãy điền vào chỗ trống theo sơ đồ có trong mục i.1& thực hiện yêu cầu của mục i.2 
- gv dùng bảng phụ ghi các nội dung đã điền vào và tìm ví dụ minh hoạ, cho hs theo dõi sau khi các nhóm trình bày kết quả
 Có thể có ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát theo cách phát triển số lượng từ ngữ hay không ? Vì sao ?
Hoạt động 3 : hệ thống hoá kiến thức về từ mượn.
 Từ mượn là gì ? 
- gv dùng bảng phụ có ghi các nhận định có trong mục ii.2 và yêu cầu hs đoc và trả lời theo nhóm.
 Chọn nhận định đúng và giải thích ?
 Theo cảm nhận của em thì những từ mượn như săm, lốp, (bếp) ga, xăng, phanh.. Có gì khác nhau với những từ mượn như: a-xít, ra-đi-ô, vi-ta-min ...? 
Hoạt động 4 : hệ thống hoá kiến thức về từ hán việt.
 Thế nào là từ hán việt ?
-Đọc và chọn câu trả lời đúng (mục iii.2) ?
 Thế nào là thuật ngữ và biệt ngữ xã hội ? 
 Liệt kê một số từ ngữ trong xã hội ?
- Cho hs cho ví dụ.
Hoạt động 5 : hệ thống hoá kiến thức về trau dồi vốn từ.
 Nêu cách thức trau dồi vốn từ? 
 Đọc kĩ các từ có trong mục v.2 và giải thích nghĩa ? 
Đây là các từ hv, cần tách các yếu tố của từ ra để giải thích và tổng hợp lại
 Đọc, tìm lỗi và chữa lỗi (mục v.3) ? 
Thảo luận và trình bày trên bảng phụ
Theo dõi
- mọi ngôn ngữ của nhân loại đều phát triển theo tất cả các cách thức đã nêu.
-Từ mượn là các từ vay mượn của nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm ..., mà tiếng việt chưa có từ thích hợp để biểu thị.
- Chọn nhận định (c) gv giải thích.
- Săm, lốp, (bếp) ga, xăng, phanh là những từ mượn đã việt hoá, các từ khác như a-xít, vi-ta-min chưa được việt hoá, chỉ là sự phiên âm cho dễ đọc, dễ học.
- Từ hán việt là từ vay mượn từ tiếng hán và đọc theo cách đọc của người việt dựa vào hệ thống ngữ âm tiếng hán đời đường.
- Chọn cách hiểu (b), không chọn a, c, d. Giải thích
Hoạt động 4 : hệ thống hoá kiến thức về thuật ngữ và biệt ngữ xã hội.
+ Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. 
+ Biệt ngữ xã hội : khác với từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
 HS cho ví dụ.
- Các hình thức trau dồi vốn từ : rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc rất quan trọng để trau dồi vốn từ. Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ.
+ Bách khoa toàn thư : bách : trăm ; khoa : khoa học ; toàn : toàn bộ ; thư : cuốn sách. Cuốn sách toàn bộ về kiến thức nhiều ngành khoa học.
+ Bảo hộ mậu dịch : chính sách bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự canh tranh (có thể không lành mạnh, không đàng hoàng như phá giá, khuyến mại giả hiệu) cảu hàng hoá ngoài nước trên thị trường nước mình.
+ Dự thảo : văn bản mới ở dạng dự kiến, phác thảo, cần phải đưa ra một hội nghị của những người có thẩm quyền để thông qua.
+ Địa sứ quán : cơ quan đại diện của một nhà nước ở nước ngoài, do một đại sứ đặc mệnh toàn quyền đứng đầu.
+ Hậu duệ : con cháu của người đã chết.
+ Khẩu khi : khí phách của con ngừời toát ra qua lời nói.
+ Môi sinh : môi trường sống của sinh vật.
+ a. Sai từ béo bổ thay vào : dễ mang lại nhiều lợi nhuận.
+ b. Sai từ đạm bạc, thay vào : tệ bạc.
+ c. Sai từ tấp nập, thay bằng từ tới tấp
I. Sự phát triển của từ vựng :
II. Từ mượn :
III Từ hán việt :
IV. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội :
V. Trau dồi vốn từ :
4-Củng cố: Ôn lại kiến thức
5-Dặn dò: Chuẩn bị bài Nghị luận trong VBTS
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
Mục tiêu:
Phương pháp:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chuẩn kiến thức
Hoạt động 3: Đọc, tìm hiểu văn bản.
Mục tiêu:
Phương pháp:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chuẩn kiến thức
Hoạt động 4: Tổng kết
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chuẩn kiến thức
Hoạt động 5: Luyện tập
Hoạt động 6: HDHS tự học
Tuần : 
Tiết : 
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
I-Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh :
 Kiến thức:
 Kĩ năng: 
Thái độ:
II-Chuẩn bị :
III-Tiến trình dạy học:
 1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu:
Phương pháp:
Thời gian:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chuẩn kiến thức
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
Mục tiêu:
Phương pháp:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chuẩn kiến thức
Hoạt động 3: Đọc, tìm hiểu văn bản.
Mục tiêu:
Phương pháp:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chuẩn kiến thức
Hoạt động 4: Tổng kết
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chuẩn kiến thức
Hoạt động 5: Luyện tập
Hoạt động 6: HDHS tự học

Tài liệu đính kèm:

  • docvăn9 tuần 9-10.doc