Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học 11 - Tiết 51 đến tiết 55

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học 11 - Tiết 51 đến tiết 55

Tiết 51

 Đoàn thuyền đánh cá

 (Huy Cận) - Tiết 1-

 I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

- Giúp học sinh nắm được một số nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả. - Thấy được vể đẹp tráng lệ, lãng mạn của cảnh thiên nhiên cùng không khí lao động người dân biển qua NT miêu tả xen biểu cảm với các hình ảnh thơ lạ, độc đáo.

 2. Kỹ năng Rèn kĩ năng đọc, phân tích và cảm thụ thơ tự do hiện đại qua các hình ảnh, chi tiết.

 3. Thái độ: Yêu mến, trân trọng cuộc sống lao động.

II. Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:

 1. Kỹ năng tự nhận thức: Học sinh biết tự nhìn nhận, đánh giá về tinh thần thần lao động hăng say trong tư thế chủ động làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc sống mới của con người lao động mới trong công cuộc xây dựng đất nước.

 2. Kỹ năng giao tiếp: Biết trình bày suy nghĩ, thái độ khâm phục, tự hào về phẩm chất tốt đẹp của con người lao động mới trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

 

doc 18 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 849Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học 11 - Tiết 51 đến tiết 55", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Ngày soạn :	
Ngày giảng :
 Tiết 51
 Đoàn thuyền đánh cá
 (Huy Cận) - Tiết 1-
 I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: 
- Giúp học sinh nắm được một số nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả. - Thấy được vể đẹp tráng lệ, lãng mạn của cảnh thiên nhiên cùng không khí lao động người dân biển qua NT miêu tả xen biểu cảm với các hình ảnh thơ lạ, độc đáo.
 2. Kỹ năng Rèn kĩ năng đọc, phân tích và cảm thụ thơ tự do hiện đại qua các hình ảnh, chi tiết.
 3. Thái độ: Yêu mến, trân trọng cuộc sống lao động.
II. Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 1. Kỹ năng tự nhận thức: Học sinh biết tự nhìn nhận, đánh giá về tinh thần thần lao động hăng say trong tư thế chủ động làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc sống mới của con người lao động mới trong công cuộc xây dựng đất nước. 
 2. Kỹ năng giao tiếp: Biết trình bày suy nghĩ, thái độ khâm phục, tự hào về phẩm chất tốt đẹp của con người lao động mới trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
III. Chuẩn bị: 
 1. Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học: 
+ Kỹ thuật đặt câu hỏi.
+ Kỹ thuật động não: Tìm hiểu những chi tiết thể hiện tình đ/c.
+ Kỹ thuật trình bày một phút;
 2. Chuẩn bị về phương tiện dạy học: 
 Thầy: Nghiên cứu bài + ảnh tác giả Huy Cận và tác phẩm + Đồ dùng.
 Trò: Đọc, tìm hiểu văn bản trước ở nhà.
IV. Tiến trình bài dạy:
1. ổn định lớp(1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (3’) 
 Câu hỏi
 Đáp án
 Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Phân tích khổ cuối.
* Đọc thuộc lòng chính xác và diễn cảm.
* HS phân tích.
NT đối lập + H/a hoán dụ: ý chí quyết tâm, bầu nhiệt huyết sục sôi, tinh thần chiến đấu tất cả vì miền Nam ruột thịt.
3. Bài mới (1’) 
* Cách 1: Trong nền thơ ca hiện đại VN, Huy Cận có một vị trí riêng vững vàng. Đó là vị trí của một nhà thơ có sức sáng tạo dồi dào, có chất thơ giàu suy tưởng và đằm thắm một tình yêu con người, quê hương, tổ quốc VN...
* Cách 1: Bước vào công cuộc XDXHCN, miền Bắc đang từng bước chuyển mình. Đóng góp vào công cuộc đó là hình ảnh những con người mới XHCN. Trên mọi phương diện các nhà văn đã phát hiện ở họ những nét trẻ trung tràn ngập sự yêu đời. Bài thơ “ĐTĐC” của Huy Cận ra đời để ca ngợi những con người như thế.
 Hoạt động của thầy và trò
TG
 Nội dung
SGK trang 139.
- Gv hướng dẫn đọc: Đây là bài thơ có nhiều h.ảnh thơ bay bổng, đọc với giọng sôi nổi, hào hứng, vui tươi, thể hiện niềm vui của những người lao động mới trong những ngày đầu XD CNXH ở MB.
Chú ý cách ngắt nhịp câu thơ: 4/3 hoặc 2/2/3. Những vần trắc nối tiếp xen với những vần bằng tạo nên âm hưởng vừa chắc khoẻ vừa vang xa.
+ 3 khổ đầu: Giọng hào hứng.
+ 3khổ tiếp: Giọng chậm.
+ Khổ cuối: Nhanh, khoẻ.
- Gv đọc mẫu. Gọi hs đọc. Kết hợp tìm hiểu từ khó.
 + Cá thu, cá bạc?
+“kéo xoăn tay”?( Kéo nhanh, mạnh, liền tay)
- Dựa vào CT * em hãy nêu hiểu biết của em về tác giả ?
- Gv treo ảnh tác giả và giới thiệu thêm:
Ông sinh ngày 31/5/1919 tại xã An Phú – Hương Sơn – Hà Tĩnh. Quê hương ông là cái nôi có truyền thống CM và sinh ra những con người tài giỏi)
Trước CM T8/1945 đi học Cao đẳng Nông lâm và hoạt động văn hoá vừa tham gia hoạt động bí mật và làm thơ, viết văn.
GV: Nếu như Phạm Tiến Duật và Chính Hữu chủ yếu viết về đề tài người lính thì cảm hứng chủ đạo trong thơ của Huy Cận là cảm hứng lãng mạn về vũ trụ, thiên nhiên và cuộc sống mới.
Ông đã từng giữ nhiều chức vụ quan trong của Đảng và nhà nước:
- 1946: Là thứ trưởng Bộ nội vụ.
- 12/1946: Thứ trưởng Bộ canh nông.
- 1947 – 1949: Thứ trưởng Bộ kinh tế.
- 1949 – 1955: Thứ trưởng, tổng thư kí Hội đồng chính phủ lâm thời.
- 1955 – 1984: Thứ trưởng Bộ VH thông tin.
- Đại biểu Quốc hội khoá 1,2,7.
Máy chiếu: 
+ Lửa thiêng (1940)
+ Trời mỗi ngày lại sáng (1958)
+ Đất nở hoa ( 1960)
+ Bài thơ cuộc đời (1963)
+ Hai bàn tay em ( 1967)
GV: Trước CMT8 với tập thơ: “Lửa thiêng” giàu chất triết lí và thấm thía bao nỗi buồn.
Sau CM, thơ Huy Cận dạt dào niềm vui, nhất là khi nói về cuộc sống mới, con người mới. Hàng loạt các tập thơ nối tiếp ra đời.
- Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào ?
GV: Bài thơ được TG viết 4/10/1958 khi đất nước đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống TD Pháp, miền Bắc được giải pháp và đi vào xây dựng cuộc sống mới không hào hứng, phấn chấn, tin tưởng bao trùm trong đời sống XH và ở khắp nơi dấy lên phong trào phát triển sản xuất xây dựng đất nước. Cuộc sống mới ùa vào thơ HC mang lại cho thơ ông một sinh khí chưa từng thấy. Bài thơ ra đời trong một chuyến thâm nhập thực tế ở vùng mỏ QN vào nửa cuối năm 1958. Đây là một bài thơ nổi tiếng của Huy Cận.
- Bài thơ được viết theo thể thơ nào? (Trường thiên – Bài thơ dài bảy tiếng)
- Theo mạch cảm xúc, bài thơ chia mấy phần? Nêu giới hạn, nội dung các phần ?
Máy chiếu: 
 + Khổ 1,2: Cảnh đoàn thuyền ra khơi.
 + Khổ3,4,5,6: Cảnh đánh cá trên biển.
 + Khổ 7: Cảnh đoàn thuyền trở về.
- Em có nhận xét gì về bố cục của bài thơ?
(Bài thơ được bố cục theo hành trình một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá: Có không gian rộng lớn bao la: Mặt biển, mặt trời, trăng, sao, mây. Có TG: Là nhịp tuần hoàn của vũ trụ từ lúc hoàng hôn - đêm trăng – bình minh.
GV: Cả bài thơ là những bức tranh đẹp lộng lẫy lung linh sắc màu, vang động âm thanh vừa thực vừa bay bổng lãng mạn về TN và lao động. Chúng ta cùng khám phá bức tranh ấy.
- Gọi hs đọc khổ 1,2: Đoạn thơ miêu tả về cảnh gì?
- Cảnh ra khơi được miêu tả qua hình ảnh nào ?
- Đây là thời điểm nào trong ngày?(Hoàng hôn buông xuống, vũ trụ bắt đầu đi vào trạng thái nghỉ ngơi, yên tĩnh)
Trắc nghiệm: 2 câu thơ sử dụng phép tu từ nào?
a. Liệt kê, nói quá. c. Chơi chữ, điệp từ
b. ẩn dụ, hoán dụ. d. So sánh, nhân hoá.
- Em hiểu ntn về 2 câu thơ này? 
+ Mặt trời được ví như hòn lửa, chìm xuống biển báo hiệu một ngày đã hết.
+ Những đợt sóng dài uốn lượn như những then cài cửa và đêm tối bao trùm .... như 2 cánh cửa vĩ đại đang sập lại, hai vần trắc: Lửa, cửa liền nhau, nối nhau làm cho ấn tượng đột ngột nhanh chóng của đêm tối bao trùm – vũ trụ như một ngôi nhà vĩ đại mà mẹ tạo hoá đã hào phóng ban tặng. Vũ trụ như 1 mái nhà rộng lớn, khổng lồ. Màn đêm sập xuống như cánh cửa, còn những làn sóng chạy qua chạy lại giống như những chiếc then cài vào màn đêm. 
- Qua 2 câu thơ đầu, khung cảnh TN hiện ra ntn?
GV bình: Nhà thơ đã vẽ nên cảnh hoàng hôn trên biển thật lộng lẫy sinh động: Mặt trời giống như hòn lửa khổng lồ. Thông thường mặt trời trong buổi hoàng hôn thường gợi buồn, ảm đạm song ở đây cảnh hoàng hôn ấm áp, tràn đầy sự sống. 
- Theo em điểm nhìn của tác giả khi miêu tả có gì đặc biệt?
GV: Như chúng ta biết Vịnh Hạ Long nước ta ở phía Đông và nếu đứng từ bờ nhìn ra thì chỉ thấy mặt trời mọc trên biểu chứ không thể thấy cảnh MT lặn xuống biển được. Có lẽ nhà thơ đứng ở trên cao hoặc xa hơn nhìn về phía Tây thì mới thấy được cảnh này. Có thể nhà thơ cũng đi trên một chiếc thuyền ra khơi chăng? Hoặc có thể là hình ảnh đơn thuần tưởng tượng?
- Trong khung cảnh ấy, đoàn thuyền ra khơi được mtả ntn?
-.. lại ra khơi? (Công việc thường nhật lặp đi lặp lại)
GV: Có sự đối lập giữa vũ trụ và con người. Biển nghỉ ngơi – Con người lại bắt đầu làm việc
- Em hiểu ntn về câu thơ “Câu hát căng buồm”?
( Ngư dân ra khơi có câu hát vang xa làm thổi tung cánh buồm no gió)
- Theo em TG đã sử dụng BPNT gì?
Trắc nghiệm: “Câu hát căng buồn ...” có ý nghĩa ntn?
a. Biểu hiện sức sống căng tràn của thiên nhiên.
b. Biểu hiện sự bao la hùng vĩ của biển cả.
c. Biểu hiện niềm vui sự phấn chấn của người lao động.
GV: Câu thơ gợi nên khung cảnh hùng vĩ. Tiếng hát lên đường hăng say, vang xa hoà cùng gió làm căng cánh buồm. Họ là những chàng trai miền biển khoẻ khắn và đẹp lãng mạn. Họ đang vừa chèo thuyền đưa thuyền ra khơi vừa cất cao tiếng hát. Tiếng hát vang khoẻ, vang xa bay cao cùng với gió hoà với gió thổi căng cánh buồm đẩy thuyền phăng phăng rẽ sóng.
- Nhận xét về hình ảnh thơ trong 4 câu thơ đầu?
- Qua đó em hiểu thêm gì về tiếng hát lên đường
của người dân chài ?
GV: Đó là tiếng hát chan chứa niền vui của những người dân lao động được làm chủ thiên nhiên đất nước mình, công việc mình yêu thích gắn bó suốt đời.
- Tiếng hát ấy được cụ thể hoá qua câu thơ nào? 
- Em hiểu ntn về câu thơ “ Hát rằng cá bạc biển
Đông lặng” ?(Câu hát cầu mong, nguyện cầu
đánh bắt được nhiều cá,biển lặng sóng êm)
- Nói “cá thu như đoàn thoi” ?(Cá nhiều bơi qua bơi lại, ngang dọc như những đoàn thoi )
- Người dân hát “Đêm ngày đoàn cá ơi ” thể hiện điều gì trong tâm hồn người dân chài?
- Nhận xét giọng điệu hai khổ thơ đầu ?
 - Qua đó tác giả muốn ca ngợi vẻ đẹp gì của người dân lao động?
GV: Tiếng hát căng buồm vì tiếng hát hoà vào 
gió, tiếng hát nâng cánh gió. Đó phải là tiếng hát
khoẻ khoắn, tiếng hát tập thể mạnh mẽ và phấn 
chấn. Tiếng hát như tiếp thêm sức cho gió làm buồm căng đưa thuyền vượt ra khơi người dân biển lạc quan, yêu đời ... Họ ra đi với một tư thế hào hứng lạc quan ... chinh phục TN .
I. Đọc,tìm hiểu CT
 1. Đọc
2. Chú thích
a. Tác giả (1919-2005)
- Tên đầy đủ: Cù Huy Cận
- Quê: Đức Thọ-Hà Tĩnh
- Tham gia CM từ trước 1945: Nhà thơ nổi tiếng của phong trào Thơ mới với hồn thơ sầu cảm.
 - Sau CM: Thơ ông tràn đầy niềm vui tin yêu cuộc sống- Là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại VN.
- Thơ ông thường xuất phát từ 2 nguồn cảm hứng: Thiên nhiên đất nước và niềm tin ở cuộc sống mới.
- Năm 1996 ông được nhận giải thưởng HCM về VH – NT.
* Tác phẩm chính:
b. Tác phẩm: 
Sáng tác ngày 4.10.1958 nhân chuyến đi thực tế ở Hạ Long – Qảng Ninh.
- In trong tập “ Trời mỗi ngày lại sáng ”.
II. Đọc,tìm hiểu văn bản
 1. Thể thơ: Thất ngôn trường thiên.
2. Bố cục: 3 phần
2. Phân tích
 a. Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi
- Mặt trời như hòn lửa
Sóng cài then, đêm sập cửa.
=> NT: So sánh, nhân hoá:
=> Cảnh hoàng hôn ấm áp và đẹp đẽ.
-lại ra khơi
Câu hát căng buồm 
=> Hình ảnh ẩn dụ,
Hình ảnh thơ đẹp đẽ, liên tưởng thi vị:
Tiếng hát reo vui, hào hứng, phấn chấn ngân nga, bay bổng hoà quện với thiên nhiên. Tư thế hăm hở lao động của con người trên biển cả.
- Hát: cá bạc, biển Đông lặngcá thu như đoàn thoidệt biển dệt lướiđoàn cá ơi .
=> Giọng điệu ngọt ngà, ngân vang:
Thể hiện niềm lạc quan, ước mơ đánh bắt được nhiều cá, ca ngợi sự lao động bền bỉ, lạc quan của người lao động.
4. Củng cố – Luyện tập (2’) Đọc diễn cảm 2 khổ thơ đầu. 
Giáo viên hệ thống nội dung bài học.
5. Hướng dẫn học(1’) Học nội dung bài, chuẩn bị tiết sau học tiếp.
 ..
Ngày soạn :
Ngày giảng:
Tiết 52
 Đoàn thuyền đánh cá
 (Huy Cận) - Tiết 2 -
 I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
+ Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp tráng lệ của bức tranh thiên nhiên hài hoà với vẻ đẹp khoẻ khoắn, lãng mạn, hăng say của cuộc sống lao động trên biển và niềm vui, niềm tin yêu của nhà thơ trước đất nước và con người đang xây dựng cuộc sống mới. 
+ Cảm nhận được  ... đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé.
=> Sử dụng TT, đại từ, NT liên tưởng, liệt kê : Sự đẹp đẽ, giàu có của biển cả lấp lánh sắc màu.
Đêm thở
=> NT nhân hoá: Âm sự sống của biển mơ mộng, lãng mạn .
- Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Biển cho ta cá như lòng mẹtự buổi nào.
=> NT so sánh ,nhân hoá: 
Ca ngợi biển giàu đẹp và lòng tự hào, biết ơn biển quê hương.
-kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đôngđón nắng hồng.
=> Nhịp thở dồn dập, khẩn trương; NT ẩn dụ, hoán dụ: 
Cảnh lao động với khí thế sôi nổi hào hứng, khẩn trương hăng say.
c. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về:
- Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
=> NT nhân hoá; Bút pháp lãng mạn tưởng tượng:
 Diễn tả niềm vui phơi phới của thành quả lao động kì vĩ, rực rỡ, huy hoàng, chói lọi.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Hình ảnh thơ đẹp đẽ, kì vĩ.
- Lời thơ nhiều vần bằng tạo âm hưởng ngân xa-Vần trắc tạo âm hưởng mạnh mẽ bay cao.
2. Nội dung
Bài thơ là khúc tráng ca đẹp đẽ về con người lđ mới. Ca ngợi tinh thần lđ hăng say tràn ngập niềm vui phơi phới trong công cuộc kiến thiết đất nước.
4. Củng cố – Luyện tập (1’) 
- Qua bài thơ em rút ra kinh nghiệm nào khi viết văn miêu tả, biểu cảm? (Tưởng tượng dồi dào, phong phú
- Đọc diễn cảm khổ cuối bài thơ.
5. Hướng dẫn học (1’) Học ND bài, học thuộc lòng bài thơ.
 .
Ngày soạn:
Ngày giảmg:
Tiết 53
Tổng kết từ vựng
 (Tiết 4)
I. Mục tiêu bài dạy
 1. Kiến thức: Giúp học sinh ôn tập, hệ thống hoá KT về từ vựng đã học: Từ tượng thanh, tượng hình, các biện pháp tu từ tiếng Việt.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng hệ thống KT, kỹ năng sử dụng từ vựng.
 3. Thái độ: GD học sinh ý thức sử dụng từ ngữ, các biện pháp nghệ thuật trong giao tiếp.
II. Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 1. Kỹ năng tự nhận thức: Học sinh biết tự nhìn nhận, đánh giá về vai trò, vị trí và ý nghĩa của từ vựng tiếng Việt. 
 2 Kỹ năng giao tiếp: Biết trình bày suy nghĩ của bản thân về khái niệm, cấu tạo của từ vựng Tiếng Việt.
III. Chuẩn bị: 
 1. Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học: 
+ Kỹ thuật chia nhóm.
+ Kỹ thuật đặt câu hỏi.
+ Kỹ thuật động não.
+ Kỹ thuật trình bày một phút.
 2. Chuẩn bị về phương tiện dạy học: 
 Thầy: Nghiên cứu bài + Đồ dùng.
 Trò: Ôn tập KT đã học.
IV. Tiến trình bài dạy:
 1. ổn định tổ chức (1’)	 	
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (1’)
 3. Bài mới (1’) 
 Hoạt động của thầy và trò
TG
 Nội dung
 SGK trang 146.
- Thế nào là từ tượng thanh?
- Lấy VD cụ thể?
- Hãy kể tên 1 số loài vật là từ tượng thanh?
(Mèo, cuốc, tắc kè...)
- Thế nào là từ tượng hình ?
- Tìm từ tượng hình trong đoạn văn BT sgk :Nêu tác dụng?
- Thế nào là phép so sánh?
- Tìm, đọc 1 số câu thơ đã học có sử dụng phép so sánh?
- Liệt kê 1 số thành ngữ có sử dụng phép so sánh?( Đắt như tôm tươi - Rẻ như bèo)
- GV đưa và cho hs phân tích VD:
 Con cò ăn bụi rau răm
Đắng cay chịu vậy, đãi đằng cũng cam.
- H.ảnh con cò tượng trưng cho thân phận người nào trong xã hội pk xưa? ( Người nông dân)
- Vì sao gợi sự liên tưởng ấy?
- Qua đó em hiểu thế nào là phép ẩn dụ?
- Thế nào là phép hoán dụ?
- Tìm câu thơ có sử dụng hình ảnh hoán dụ trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe ...” em vừa học?
- Tương tự: GV hướng dẫn cho hs ôn lại KT về các BPTT đã học như :Nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
- GV hướng dẫn hs làm từ BT 2.
- Hs đọc và nêu yc BT3
-Xác định các BPNT và nêu tác dụng ?
I. Từ tượng thanh - Từ tượng hình:
 1. Từ tượng thanh
- Là những từ mô phỏng âm thanh của TN, con người.
 -VD: ầm ầm, rì rào, sang sảng
 2. Từ tượng hình
- Là những từ gợi tả dáng vẻ, hình ảnh, trạng thái của người,vật.
-VD: Lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ.
=> Tác dụng: Làm cho hình ảnh những đám mây được mtả trở nên chân thực.cụ thể, sinh động hơn.
II. Một số biện pháp tu từ từ vựng
 1. So sánh: Là phép tu từ đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD:
- Ngựa xe như nước áo quần như nêm
 - Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
- Mặt trời xuống biển như hòn lửa..
2. ẩn dụ:
ẩn dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.(ẩn vế A)
VD:
 - Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
3. Hoán dụ: Hoán dụ là cách gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có quan hệ gần gũi,tạo ra sự liên tưởng từ cái cụ thể, chi tiết bộ phận với cái chung, tổng thể, khái quát .
VD:
 + áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên
 + áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
+ Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người.
+ Bàn tay ta làm nên tất cả
+ Xe vẵn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
4. Nhân hoá:
Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cốibằng những từ ngữ dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, đồ vật, cây cối trở nên gần gũi với con người, biểu thị được suy nghĩ tình cảm của con người.
VD:
- Sóng đã cài then đêm sập cửa
- Đêm thở sao lùa nước Hạ Long.
III. Luyện tập:
 1. BT2: Phân tích nét NT độc đáo của những câu thơ trích trong “ Truyện Kiều” của Ndu:
a. Hoa: Cuộc đời Kiều
 Lá, cây: Gia đình Kiều.
b. NT so sánh tả tiếng đàn của Kiều với âm thanh của TN : Tác dụng nhấn mạnh tiêng đàn hay tuyệt vời của Kiều như vốn trời sinh ra đã vậy.
c,d: Nói quá: Phóng đại, nhấn mạnh vẻ đẹp, tài năng 2 chị em Kiều ; diễn tă thân thế, khoảng cách 2 người.
e.Chơi chữ
2. BT3: 
a. 
- Điệp ngữ “còn”.
- Từ đa nghĩa “say sưa”
=> Say cô bán rượu, say đắm vì tình – Nhờ cách nói đó mà chàng trai đã thể hiện tình cảm của mình mạnh mẽ mà kín đáo.
b. Nói quá: Khảng định, nhấn mạnh ý chí quyết tâm, khí thế và sức mạnh vô song của nghĩa quân Lam Sơn.
c. So sánh: Khung cảnh mơ mộng thanh bình 
d. Nhân hoá: Sự giao cảm giữa tâm hồn con người và TN.
e. ẩn dụ: Sự gắn bó giữa con và mẹ. Con là nguồn sống, nuôi dưỡng niềm tin nơi mẹ.
4. Củng cố (1’)
5. Hướng dẫn học (1’)
- ôn toàn bộ KT tiếng việt đã học
- Ôn lại các bài thơ 8 chữ đã học, chuẩn bị giờ sau tập làm thơ 8 chữ.
Ngày soạn :
Ngày giảng:
Tiết 54
Tập làm thơ tám chữ
I. Mục tiêu bài dạy
- Giúp hs nhận diện thể thơ tám chữ về đặc điểm và biết vận dụng các kiến thức đã học về văn, TLV, tiếng Việt để làm thơ 8 chữ.
- Rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ khi tập làm thơ tám chữ.
- GD thái độ tự giác trong học tập.
II. Chuẩn bị : Thầy - Đồ dùng
 Trò - Ôn lại các bài thơ tám chữ đã học.
III. Tiến trình bài dạy
 1. ổn định lớp(1’)
 2. Kiểm tra ý thức chuẩn bị của hs(1’)
 3. Bài mới (1’) Chương trình ngữ văn 6 các em đã được tập làm thơ 4 chữ, 5 chữ. Lên lớp 7 các em được tập làm thơ lục bát, lớp 8 các em làm thơ 7 chữ. Vậy thơ 8 chữ có đặc điểm ntn về vần, nhịp...?
 Hoạt động của thầy và trò
TG
 Nội dung
- Gọi hs đọc các VD sgk trang 148
- Xác định số lượng chữ ( tiếng) ở mỗi dòng thơ?
- Tìm những chữ có chức năng gieo vần? Vị trí những tiến gieo vần trong câu thơ?
(vần chân: + Đ1:tan- ngàn
 + Đ2:học – nhọc
 + Đ3: ngát- hát
 non – son)
- Bài thơ có giới hạn số lượng câu thơ không?
- Cách ngắt nhịp ntn? 
GV: Cách ngắt nhịp rất linh hoạt không theo 1 công thức cứng nhắc nào.
- Cách gieo vần, ngắt nhịp trên có tác dụng gì? (Thể hiện rõ sắc thái biểu cảm trong từng câu thơ, đoạn, khổ thơ)
- Vậy qua tìm hiểu 3 vd trên em nhận ra đặc điểm gì của thể thơ 8 chữ?
- Gọi hs đọc ghi nhớ sgk trang 149. 
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV treo bảng phụ và làm sẵn những ô chữ để hs lên điền từ vào.
- Nhận xét cách gieo vần ? (Vần chân, liền)
- Phát hiện lỗi sai trong câu thơ và sửa lỗi ?
- Điền từ thích hợp còn thiếu trong các câu thơ sau ?
- HS làm theo nhóm. Đại diện các nhóm đưa ra các câu thơ.
- HS nhận xét, gv sửa.
15’
I. Bài học
 1. Nhận diện thể thơ 8 chữ
a.Ví dụ : a, b, c.
- Số lượng tiếng:8/câu
- Gieo vần chân liên tiếp hoặc giãn cách.
- Gieo vần lưng.
- Nhịp:5/3; 4/4; 3/5; 2/6.
b. Ghi nhớ
II. Luyện tập
1. Bài tập 1: Điền từ
2. Bài tập 2: Điền từ
-nghĩa là tôi cũng mất
xuân vẫn tuần hoàn
tiếc cả đất trời
3. Bài tập 3: Xác định câu sai
-rộn rã : Không hiệp vần với “ cửa gương”
(Câu 2)
- Sửa lại:vào trường.
III. Thực hành
 1. Bài 1: Điền từ
-đầy một trời đỏ nắng
-lướt bay qua.
 2. Bài2: Làm câu thơ cuối
- Tâm hồn mình đầy ắp nỗi nhớ thương.
- Bóng bạn bè thấp thoáng trong mờ sương.
- Sao tâm hồn còn mãi nỗi nỗi vấn vương.
4. Củng cố (1’)
5. Hướng dẫn học (1’): Về nhà tập làm một bài thơ 8 chữ với chủ đề bạn bè, thầy cô, mái trường. Ôn lại KT về phần VH trung đại VN.
 .
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 55
Trả bài kiểm tra Văn
I. Mục tiêu bài dạy
- Qua tiết trả bài giúp hs củng cố KT về truyện trung đại VN đã học: Giá trị nội dung, tư tưởng, hình thức thể loại, bố cục. Nhận rõ ưu nhược điểm qua bài kiểm tra để có hướng sửa chữa, khắc phục.
- Rèn kỹ năng nhận biết, đánh giá kết quả học tập. 
- GD ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Chuẩn bị: Thầy – Chấm, chữa bài.
 Trò - Ôn KT về truyện trung đại.
III. Tiến trình bài dạy 
 1. ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra ý thức chuẩn bị của hs(1’)
 3. Bài mới(1’)
 Hoạt động của thầy và trò
TG
 Nội dung
- Yêu cầu hs nhắc lại đề bài.
Máy chiếu: Đề bài như tiết 48.
- Gv hướng dẫn hs làm phần trắc nghiệm.
- Gv hướng dẫn hs lập dàn ý.
- Mở bài em sẽ giới thiệu điều gì?
- Hãy tìm ra những điểm chung giữa 2 nv này ?
- Kết bài cần khái quát lại điều gì?
I. Đề bài:
II. Đáp án:
 1. Trắc nghiệm: 1c 2b 3d
 2. Tự luận:
a. Mở bài: Nêu cảm nhận chung về 2 nv (Tiêu biểu cho cuộc đời, số phận và phẩm chất của người phụ nữ VN dưới chế độ pk phải chịu nhiều khổ đau, bất hạnh.)
b. Thân bài
- Họ đều là những người phụ nữ xinh đẹp. thông minh, tài năng (d/c)
- Họ đều có những phẩm chất tốt đẹp: Thuỷ chung, giữ vẹn chữ hiếu, chữ tình.(d/c)
- Họ đêù có khát vọng sống cao đẹp: Tình yêu lứa đôi ; Hạnh phúc gia đình.(d/c)
- Họ đều bị xhpk và các thế lực đen tối chà đạp và đầy đoạ(d/c)
- Họ phải chịu số phận đau khổ, bất hạnh (d/c)
- Kết thúc đều có hậu (d/c)
c. Kết bài:
- Khái quát lại đặc điểm, số phận và phẩm chất của 2 nv. Cảm nghĩ bản thân.
 III. Nhận xét chung :
 1. Ưu điểm
- Hs nắm vững y/c đề bài. Có ý thức chuẩn bị tốt.
- Hs nắm vững KT truyện trung đại VN: Thể loại, nội dung.
 2. Nhược điểm
- Kỹ năng làm bài tập trắc nghiệm còn chậm, chưa chính xác.
- KT cơ bản về truyện trung đại còn hạn chế, nhầm lẫn thể loại.
- Kỹ năng hệ thống, so sánh, đối chiếu và cảm nhận chưa cao.
- Kỹ năng trình bày còn yếu, diễn đạt lủng củng, lan man, sai lỗi câu, lỗi dùng từ, sai lỗi chính tả.
 IV. Trả bài-Gọi điểm
 V. Đọc bài khá (Tự luận)
4. Củng cố (1’)
5. Hướng dẫn học(1’)Tiếp tục ôn kỹ phần VH trung đại. Soạn bài “Bếp lửa”.
 ..

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 11(4).doc