Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học số 8

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học số 8

LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA

(Trích: Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)

A. Mục tiêu cần đạt:

 1. Kiến thức:

- Những hiểu biết bước đầu về t/giả, t/phẩm Truyện Lục Vân Tiên.

- Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua t/ phẩm Truyện Lục Vân Tiên.

- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong t/ phẩm Truyện Lục Vân Tiên.

- Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật: Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.

 2. Kỹ năng:

- Đọc hiểu một đoạn trích truyện thơ

- Nhận diện và hiểu được các từ địa phương Nam Bộ sử dụng trong đoạn Trích.

- Cảm nhận được vẻ đẹp hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu khắc hoạ trong đoạn trích.

 3. Thái độ: Hs có thái độ đúng đắn trong việc phân biệt cái đúng, cái sai, biết bênh vực lẽ phải và công lý.

B. Chuẩn bị:

 Thầy : Tìm hiểu toàn bộ truyện: “ Lục Vân Tiên” và soạn giáo án.

 TRò : Làm bài tập theo hệ thống câu hỏi đọc hiểu.

 

doc 15 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 888Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần học số 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2011 
Ngày dạy: / /2011 Tuần 8 - Tiết 36,37
 lục vân tiên cứu kiều nguyệt nga
(Trích: Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
A. Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức: 
- Những hiểu biết bước đầu về t/giả, t/phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua t/ phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong t/ phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật: Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
 2. Kỹ năng: 
- Đọc hiểu một đoạn trích truyện thơ
- Nhận diện và hiểu được các từ địa phương Nam Bộ sử dụng trong đoạn Trích.
- Cảm nhận được vẻ đẹp hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu khắc hoạ trong đoạn trích.
 3. Thái độ: Hs có thái độ đúng đắn trong việc phân biệt cái đúng, cái sai, biết bênh vực lẽ phải và công lý.
B. Chuẩn bị:
 Thầy : Tìm hiểu toàn bộ truyện: “ Lục Vân Tiên” và soạn giáo án.
	 TRò : Làm bài tập theo hệ thống câu hỏi đọc hiểu.
C.Phương pháp:
Đọc, hiểu vấn đáp, phân tích, bình giảng, qui nạp tổng hợp.
D. Tiến trình lên lớp 
 I.ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ: (15 phút)
 Viết đoạn văn cảm nhận của em về tám câu thơ cuối trong đoạn trích: Kiều ở lầu Ngưng Bích của Nguyễn Du.
Y/cầu đảm bảo các ý sau:
 - Điệp từ: "Buồn trông": tạo nhịp điệu thơ, biểu thị sắc thái tình cảm-> cái nhìn bốn hướng, nỗi buồn chồng chất, hết nỗi buồn này lại kế tiếp nỗi buồn khác. (2đ)
- Bốn cảnh được miêu tả( sự vật- thời gian, sự vật - trạng thái, đặc điểm sự vật kết hợp với hệ thống từ láy gợi hình biểu cảm, câu hỏi tu từ, ẩn dụ, nhân hoá sự vật). Bốn cảnh được tả là không gian nghệ thuật -> bộc lộ tâm trạng Kiều: nỗi cô đơn, nhớ nhà, nhớ quê hương; nỗi buồn thân phận lênh đênh, vô định không biết bến bờ cuộc đời ở đâu; nỗi buồn tha hương, cuộc sống tẻ nhạt vô vị, héo mòn; nỗi bàng hoàng lo sợ sóng gió cuộc đời ập đến, dự báo Kiều sẽ gặp phải những tai ương số phận... (6đ)
-Bút pháp tả cảnh ngụ tình rất điêu luyện.(2đ) 
III. Bài mới 
Hoạt động của thày và trò
Nội dung cần đạt
*HĐ1: pp vấn đáp, thuyết trình.KT động não.
? Em hãy trình bày hiểu biết của mình về nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. 
-Là nhà thơ Nam Bộ, sống và sáng tác ở thời kì đau thương của dt ta TK 19.
? Sự nghiệp sáng tác của NG.Đình Chiểu.
- GV giới thiệu nhanh t/p Truyện Lục Vân Tiên- - HS tự đọc và tóm tắt tác phẩm "Truyện Lục Văn Tiên" -sgk-113 .
-Truyện Lục Vân Tiên ra đời khoảng đầu những năm 50 của TK 19, t/hiện rõ lí tưởng đ/đức mà NG.Đ.Chiểu gửi gắm qua t/p.
*HĐ2: pp đọc, hiểu, vấn đáp, phân tích, bình giảng, đánh giá tổng hợp. KT động não.
*GVHướng dẫn đọc: nhịp điệu, giọng đọc->hs đọc. 
? Giải thích từ: Phong Lai, tì tất, liễu yếu đào thơ, quân tử, đăng trình, khuê môn... 
? Cho biết kiểu loại và ptbđạt.
? Đoạn trích có thể chia thành mấy phần. 
Phần 1: (14 câu đầu) LVT đánh tan bọn cướp, tiêu diệt tên cầm đầu Phong Lai.
Phần 2: (Còn lại) Cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên và KNN.
*HS đọc đoạn 1
? Vân Tiên gặp bọn cướp trong hoàn cảnh nào.
VT đang trên đường đi thi bất ngờ gặp .
GV: Trên đường đi thi bất ngờ gặp bọn cướp đang hãm hại dân lành. 
? Tìm những chi tiết H/ả miêu tả hành độnh của LVT ? Nhận xét về hành động đó. 
- Ghé lại bên đàng
- Bẻ cây làm gậy, nhằm, xông tới- kêu, đánh
-Tả đột hữu xung - Triệu tử mở vòng..
->khẩn trương dứt khoát không một chút do dự.
? Trước hành động đó của VT bọn cướp có thái độ gì 
- Phong Lai mặt đỏ phừng phừng, quát lớn, truyền quân phủ vây 4 phía.
? Em hãy so sánh sự tương quan lực lượng.
 -LVT một mình vũ khí thô sơ là cây gậy >< bọn cướp đông đảo có gươm giáo đầy trong tay. 
? Em có cảm nhận gì nếu được chứng kiến cảnh đó?
- Cảm thấy hồi hộp, lo lắng cho số phận tính mạng của LVT.
 ? Em hãy tưởng tượng và miêu tả lại?
 ? Nhận xét cách so sánh , nghệ thuật đối lập trong đoạn thơ nhằm mục đích gì?
- So sánh với dũng tướng Triệu Tử, đối lập giữa thiện và ác (LVT>< bọn cướp).
->nổi bật hình ảnh người anh hùng, tài năng đức độ xả thân vì nghĩa
*GV: Đúng, hành động đánh cướp của LVT thật xứng đáng được ca ngợi bởi vì chàng xông vào trận có một mình chỉ với cây gậy thô sơ làm vũ khí mà dám đươngđầu với cả một lũ cướp đông đảo như một lũ kiến, chòm ong hung hăng, đầy dữ tợn. Song chúng ta thấy LVT không hề nao núng, không một chút do dự, tính toán cho tính mạng của riêng mình, cũng chẳng cần biết bọn giặc là ai, mạnh hay yếu thế nào. Giữa vòng vây của bọn chúng, chàng đã tả xung hữu đột, chiến đấu như một dũng tướng quả cảm như Triệu Tử Long phá vòng vây của hàng vạn quân Tào. 
? Thông qua hành động đó, em hiểu gì về LVT? 
- Là chàng trai dũng cảm, tấm lòng vì nghĩa bất chấp kẻ thù hung tợn. 
? Với hành động dũng cảm đó của LVT cuộc giao chiến đã kết thúc như thế nào?
? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, nhịp điệu ở các câu thơ tả cảnh giao tranh? 
- NT: Sử dụng động từ mạnh nhịp điệu nhanh, dồn dập hùng tráng. 
? Cách sử dụng nhịp điệu thơ, từ ngữ như vậy có tác dụng gì? 
=> Nhằm miêu tả cuộc giao chiến quyết liệt đầy căng thẳng và hấp dẫn. 
GV: Vì việc nghĩa mà quên cả tính mạng của mình. Ta thấy VT đã thực hiện đúng một nét đặc điểm trong tưtưởng của nhân dân ta “thương người như thể thương thân”. Hành động LVT cũng đã thể hiện rõ quan niệmvăn chương của Nguyễn Đình Chiểu “ Chở bao nhiêu tà”. Đó cũng là thể hiện ước nguyện của nhân dân ta trong thời buổi xã hội nhũng nhiễu có một người đứng ra bênh vực họ, trừng trị cái ác. VT đánh cướp bằng vũ khí thô sơ nhưng đã thắng. Đó là niềm tin là ước vọng của người dân thời đó. 
* Hãy đọc tiếp phần văn bản còn lại
 ? Em có nhận xét gì về cách cư xử của LVT với hai cô gái bị nạn.
-Động lòng trước sự sợ hãi của họ.
-Tìm cách an ủi" Ta đã trừ dòng lâu la"
-Ân cần hỏi han.
-Câu lệ của lễ giáo phong kiến.
-Từ chối nhận ân huệ khi KNN nói đến:
- Nghe nói liền cười: “Làm ơn..trả ơn”.
 “ Nhớ câu anh hùng”
? Nêu ý nghĩa của hai câu thơ? 
- Thấy việc nghĩa mà không- không phải là người anh hùng, quân tử. 
? Em có cảm nhận gì trước suy nghĩ đó của LVT? 
GV: Đó cũng chính là một lối sống cao đẹp mà NĐC gửi gắm ở LVT. Đạo lí ấy dù đã trải qua hơn một trăm năm vẫn hết sức cần thiết trong lối sống chúng ta. 
? Qua việc đánh cướp và tiếp xúc với người bị nạn, LVT đã bộc lộ những phẩm chất gì.
*Đọc thầm bằng mắt những câu thơ kể về cách trả 
lời của KNN? Cách xưng hô của nàng thể hiện điều gì?
- Nàng trả lời rất chân thật, đầy đủ.
- Nàng xưng hô: quân tử- tiện thiếp: đó là cách nói 
năng văn vẻ, dịu dàng thể hiện sự khiêm nhường của 
người có học.
? Cách trả lời đó cho ta hiểu gì về KNN? - Nàng là cô gái khuê các, thuỳ mị, nết na, có học thức. 
? Được VT cứu nạn lại ân cần thăm hỏi, KNN có thái độ như thế nào qua lời tâm sự ấy? 
- Việc muốn trả ơn là rất cần thiết. Bởi đó là đạo lí 
làm người: được giúp đỡ phải biết trả ơn.
GV: Nếu được người khác giúp đỡ mà không biết nhớ ơn, đền ơn thì đó là con người bất nhân, bất nghĩa. KNN đã biết xử sự đúng đạo lí làm người. Nhưng có điều ở đây nàng chẳng có gì để đền ơn. Vì vậy, KNN thực sự thấy lúng túng. Dù biết rằng đền đáp bao nhiêu cũng là chưa đủ.
? Thông qua lời nói, thái độ của nàng em hiểu KNN là người ntn.
? Giá trị nghệ thuật được NĐC thể hiện qua đoạn trích LVT cứu KNN.
- Dùng từ ngữ gợi tả, động từ mạnh.
? Qua đoạn trích, NĐC muốn nói với người đọc điều gì.
- Là người có lòng nhân ái, giàu bản tính nghĩa hiệp, lòng thương người.
? Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật Lục Vân Tiên.
(hs viết- đọc - nhận xét, bổ sung)
I.Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: 
-Ng.Đình Chiểu(1822-1888)
-Quê cha: Bồ Điền, Phong Điền,Thừa Thiên-Huế. 
-Quê mẹ: làng Tân Thới, tỉnh Gia Định ( nay: T.Phố HCM)
-21 tuổi thi đỗ tú tài; 6 năm sau bị mù.
-Về quê mẹ dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân.
-Yêu nước, căm thù giặc.
-Là nhà thơ lớn của dân tộc.
2. Tác phẩm
- Đoạn trích nằm ở phần đầu của tác phẩm: Truyện Lục Vân Tiên.
 II. Đọc hiểu văn bản:
1. Đọc, chú thích:
-Đọc: 
-Giải thích từ khó: (sgk-113)
2. Kết cấu, bố cục:
-Kiểu loại: truyện thơ nôm
-Kiểu kết cấu ước lệ truyền thống: người tốt thường gặp gian nan trắc trở nhưng được giúp đỡ, cái thiện thắng cái ác.
-Ptbđạt: tự sự kết hợp m/tả b/cảm.
 -Bố cục: 2 phần
3.Phân tích văn bản:
a/Nhân vật Lục Vân Tiên:
* Lục Vân Tiên đánh cướp 
- Là chàng trai dũng cảm, tấm lòng vì nghĩa bất chấp kẻ thù hung tợn. 
* LVT gặp người bị nạn.
 Là con người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu.
b/ Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga
- KNN chân thật, thuỳ mị, nết na, có nề nếp gia phong đáng quí trọng. Là người trọng ân nghĩa.
4. Tổng kết 
 a/. Nghệ thuật:
-XD nhân vật gần gũi với nhân vật hảo hán( T.Quốc) và Thạch Sanh (d.gian VN)
-Ngôn ngữ màu sắc Nam Bộ, kể theo tr/ tự thời gian.
-Tính cách nh/vật bộc lộ qua ngôn ngữ, cử chỉ, lời nói, hành động.
 b/. Nội dung:
-XD phẩm chất, tính cách n/vật theo khuôn mẫu người lí tưởng. Đề cao lòng dũng cảm, trọng ân nghĩa.
-Cái thiện chiến thắng cái ác.
c/Ghi nhớ: (sghk-115)
 III- Luyện tập
IV. Củng cố: ND ý nghĩa đoạn trích
V. HDVN: Học thuộc lòng, phân tích cảm thụ đoạn trích.
-Chuẩn bị: Miêu tả nội tâm trong vb tự sự.
E. RKNBD:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
 ---------------------------------------------------------------
Ngày soạn: / / 2011
Ngày dạy: / / 2011 Tiết: 38
 Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
A. Mục tiêu cần đạt.
 1. Kiến thức:
-Nội tâm nhân vật và m/tả nội tâm nhân vật trong t/phẩm tự sự.
-Tác dụng của m/tả nội tâm và mỗi quan hệgiữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
 2. Kỹ năng: 
-Phát hiện và phân tích được t/dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
-Kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự.
 3. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức tiếp thu tri thức một cách tích cực, chủ động. 
B. Chuẩn bị
 Thầy: Nghiên cứu soạn giáo án.
 Trò : Đọc trước bài.
C.Phương pháp:
Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, qui nạp, thực hành. 
D. Tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức
II.Kiểm tra bài cũ 
? Miêu tả trong văn tự sự có vai trò, tác dụng như thế nào.
TL: -Làm cho các sự vật được nổi bật và thêm sinh động.
Bài mới.
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung cần đạt 
 HĐ1: pp nêu VD, vấn đáp, phân tích, qui nạp, thực hành. KT động não.
*1 hs đọc đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích. 
? Tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của TK.
? Dấu hiệu nào cho thấy đoạn đầu là tả cảnh và đoạn sau miêu tả nội tâ ... ạ Long
văn xuôi
Tập truyện ngắn: Anh thợ tài hoa. Tiểu thuyết: Thành phố hình trăng khuyết.
3
Dương Hướng
8.7.1944
-Thái Bình
-ở Hạ Long
văn xuôi
Tập truyện ngắn: Gót son. Tiểu thuyết: Bến không chồng.
4
Ng. Hữu Tuân
21.5.1944
-Nghệ An
-ởĐông Triều
văn xuôi
Truyện ngắn: Nước mắt củađất
5
Ngô Tiến Cảnh
20.5.1952
-Hưng Yên
-ở Hạ Long
Thơ
Tập thơ: Trăng(1990), Lặng lẽ (1995); Lá và lửa( 2000)
6
Trần Nhuận Minh
20.8.1944
-Hải Dương
-ở Hạ Long
Thơ
Tập thơ: Đấy là tình yêu, Âm điệu một vùng đất; Thành phố bên này sông; Hoa cỏ; giọt phù sa vạn dặm. Tiểu thuyết: Hòn đảo phía chân trời.
7
Trần Tâm
1951
-Cẩm Phả
Thơ
-Tập thơ: Màu cây trên đảo; Sắc cầu vồng; Vầng trăng gửi bạn; Nói với mùa thu; Mưa xanh.
-Tập truyện ngắn: Ngày mai sẽ nắng.
8
Dương Phương Toại
27.6.1950
-Yên Hưng
Thơ
Tập thơ: Tiếng còi gốc rạ
-Tập truyện ngắn: Làng bây giờ.
9
Ng.Hoàng Huy
2.7.1941
-Đông Triều
Thơ
Tập thơ: Viết bên giá sách; Trăng phố huyện.
III. Bài mới:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung cần đạt
HĐ1: pp vấn đáp, thuyết trình. KT động não.
? Em hiểu biết gì về nhà thơ Chế Lan Viên.
? Bài thơ có xuất xứ ntn.
*HĐ2: PP đọc, vấn đáp, phân tích, bình giảng, tổng hợ. KT động não.
*GV h/dẫn h/s đọc - hs đoc (có nhận xét, uốn nắn đọc).
* HS giải thích từ khó ( sách đ/ phương).
? Nhận xét về thể thơ? phương thức biểu đạt.
? Chủ đề bài thơ nói về gì.
* Theo dõi đoạn thơ đầu.
? T/cảm nhà thơ bộc lộ trực tiếp qua những câu thơ nào.
 ( HS phát hiện- tr/ bày)
-Gọi tên địa danh ; câu cảm
-Tự hào vùng đất tài nguyên giàu có( vùng mỏ giàu có, "vàng")
-Hồi tưởng vùng mỏ xưa bị đô hộ- nay giành độc lập, tự do: " Máu thịt cha ông theo gió tủi trăng buồn mà mất tích".
? Chỉ ra những câu thơ miêu tả cảnh đẹp vùng biển Hạ Long và nhận xét nghệ thuật miêu tả đó.
-Xanh biếc; Bể như hàng ngàn mùa thu qua...
-Sóng như hàng nghìn trưa xanh
-Núi là con trai....bể....biến thành con gái.
-> Miêu tả, so sánh- liên tưởng độc đáo thú vị-> đường nét, màu sắc cảnh vật đẹp thơ mộng.
-> Nghệ thuật liệt kê: gió, mây, nắng, gió, sắc trời, vầng trăng, chim bay, cá nhảy=> sự vật sống động vui tươi.
? Cảm xúc nhà thơ dâng trào qua những câu thơ nào.
-Câu cảm ngắn dài đan xen với hình ảnh thơ.
-Cảnh vật vùng biển Hạ Long mỗi lúc một hiện ra, mở ra trước mắt t/giả: Quan sát -> nhìn,"lắng nghe" và muốn hành động:"Tôi muốn đến"...
-Những câu hỏi tu từ, dấu(...),(!) bộc lộ cảm xúc diễn ra nhiều tầng lớp-> đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác về vẻ đẹp, sự phong phú về cảnh vật vùng biển Hạ Long.
? Phân tích câu thơ" Nơi đáy bể những rừng san hô vừa thức/ Những rừng rong tóc xoã, lược trăng cài" để làm nổi bật vẻ đẹp thiên nhiên.
-Nghệ thuật ẩn dụ, nhân hoá-> sự mềm mại đẹp đẽ của tự nhiên, cảnh vật trong lòng biển. 
? Chỉ ra sự giàu có tài nguyên biển
-Liệt kê các loại cá: tên gọi, màu săc, số lượng.
-Nhân hoá con cá song.
=> nguồn thực phẩm lớn cho thợ mỏ.... Mọi cảnh vật mở rộng ra trước mắt người đọc vùng đất giầu đẹp- tài nguyên trong lòng đất, biển cả
? Chỉ ra những câu thơ biểu lộ cảm xúc của t/giả và nhận xét t/cảm t/giả qua bài thơ.
-Những câu cảm thán
-Những câu hỏi tu từ.
->T/c xuyên suốt : tự hào, dâng trào tình yêu quê hương đất nước.
? Đọc bài thơ em hiểu thêm gì về quê hương, vùng đất Hạ Long.
? Tại sao nhan đề bài thơ là: Cành phong lan bể". (hs tự bộc lộ).
? Bài thơ cho em hiểu được nội dung gì.
(hs tự bộc lộ)
? Những nét nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Chế Lan Viên ( Phan Ngọc Hoan: 1920-1989).
-Quê: Cam Lộ, Quảng Trị.
-Là nhà thơ tiêu biểu của p/trào thơ mới. Tích cực hoạt động văn nghệ báo chí phục vụ cách mang.
-Là đại biểu quốc hội khoá IV,V,VII.
 2.Tác phẩm:
-In trong tập" ánh sáng và phù sa (1960).
II. Đọc, hiểu văn bản:
1. Đọc, chú thích:
-Đọc:
-Chú thích:
2.Kết cấu, bố cục:
-Thể thơ tự do.
-PTbđạt: Tự sự- miêu tả- biểu cảm.
-Chủ đề: Ngợi ca vùng mỏ và cảnh đẹp vịnh Hạ Long.
3.Phân tích:
a. Tình cảm nhà thơ với vùng đất Hạ Long:
* Ca ngợi vùng mỏ:
Vùng đất giàu tài nguyên( vàng đen), giàu truyền thống lịch sử.
*Ca ngợi vẻ đẹp vùng biển Hạ Long:
-Màu sắc, đường nét không gian, cảnh vật sống động, đẹp nên thơ.
-Tài nguyên biển phong phú, giàu tôm cá.
* Cảm xúc dạt dào, tự hào về vùng đất giàu truyền thống lịch sử, đẹp, giàu tài nguyên.
4. Tổng kết:
a/ Nội dung:
b/Nghệ thuật:
-Ngôn ngữ trong sáng giàu hình ảnh, gợi tả, biểu cảm.
-Nhiều kiểu câu, nghệ thuật nhân hoá ,so sánh, ẩn dụ.
 IV.Củng cố: Khái quát lại nội dung chương trình địa phương.
 V. Hướng dẫn về nhà: Học sinh tiếp tục bổ sung bảng thống kê, tiếp tục tìm hiểu và sưu tầm những tác phẩm hay viết về địa phương mình để có thể ra một chuyên san về văn học địa phương.
-Chuẩn bị: Tổng kết từ vựng. 
E. RKNBD:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 -------------------------------------
Ngày soạn: / /2011
Ngày dạy: / /2011 Tiết 40
 Tổng kết từ vựng
( Từ đơn, Từ phức, Từ nhiều nghĩa)
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức: 
-Một số khái niệm liên quan đến từ vựng.
2. Kỹ năng: 
*KNBD: Cách sử dụng từ hiệu quả trong nói viết-đọc hiểu và tạo lập văn bản.
*KNS: KN giao tiếp; KN ra quyết định lựa chọn dùng từ cho phù hợp.
3. Thái độ: 
 -Giáo dục học sinh ý thức sử dụng từ, giữ gìn sự trong sáng tiếng Viêt.
B. Chuẩn bị: Thầy: Hệ thống hoá kiến thức đã họcvề từ vựng.
	 Trò: ôn lại từ vựng (làm đề cương)
C.Phương pháp:
 Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, tổng hợp, thực hành làm bài tập.
D.Tiến trình lên lớp:
I. ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ: đề cương của học sinh.
III. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*HĐ I: pp nêu vấn đề, vấn đáp, qui nạp.KT động não.
? Thế nào là từ đơn? Lấy ví dụ?
- Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng có một nghĩa tạo thành.
VD: Nhà, cây, biển, đi, chạy, xanh, đỏ
? Thế nào là từ phức? Lấy ví dụ?
VD: Quần áo, trầm bổng, câu lạc bộ
? Có mấy loại từ phức?
Bài tập 1:
? Đọc và nêu yêu cầu bài tập?
- Phân biệt từ ghép, từ láy trong các từ cho sẵn.
? Dựa vào kiến thức từ ghép, từ láy em hãy làm bài tập?
- Từ ghép: Ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.
- Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh
Bài tập 2:
? Trong những từ láy cho sẵn từ nào có sự giảm nghĩa và từ nào có sự tăng nghĩa so với nghĩa gốc?
- Giảm nghĩa: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xếp.
- Tăng nghĩa: sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô.
*HĐ2: Nêu vấn đề, vấn đáp, qui nạp.KT động não. 
? Thế nào là thành ngữ?
- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
? Lấy VD minh hoạ.
VD: Mẹ tròn con vuông, mặt xanh nanh vàng.
Bài tập 1:
? Chỉ rõ các ví dụ đâu là thành ngữ, tục ngữ giải nghĩa?
Gần: tục ngữ: Hoàn cảnh môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến tính cách con người.
Đánh trống: thành ngữ: Làm viẹc không đến nơi đến chốn, bổ dở, thiếu trách nhiệm.
Tục ngữ: Muốn giữ gìn thức ăn với chó thì phải treo lên, với mèo thì phải đậy lại (có thể coi là thành ngữ).
Thành ngữ: Tham lam, được cái này lại muốn cái khác hơn.
Thành ngữ: Sự thông cảm thương, xót giả dối nhằm đánh lừa người khác.
Bài tập 2:
? Tìm hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật, hai thành ngữ chỉ thực vật?
- Chỉ động vật: + Như chó với mèo.
 + Điệu hổ li sơn: Dụ đối phương ra khỏi nơi mà có ưu thế dễ bề chinh phục, dễ thắng.
- Chỉ thực vật: + Bèo dạt mây trôi.
 + Cây nhà lá vườn.
* HĐ3: pp vấn đáp, qui nạp. KT động não.	
? Em hiểu thế nào là nghĩa của từ?
Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ) mà từ biểu thị.
Bài tập 1:
? Theo em trong các câu giải nghĩa về từ mẹ, cách nào giải nghĩa đúng nhất?
- Chọn cách a. Không chọn b
Bài tập 2:
H? Cách giải thích nào trong 2 cách là đúng? Vì sao?
- Cách giải thích (b) là đúng. Cách giải thích (a) vi phạm nguyên tắc khi giải nghĩa từ vì dùng DT để định nghĩa tính từ (cụm danh từ).
- Cách (b) giải thích bằng từ đồng âm (rộng lượng- độ lượng) còn phần sau là cụ thể hoá cho từ rộng lượng.
* HĐ4: PP vấn đáp, qui nạp. KT động não.
? Em hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa? Ví dụ?
VD: -Xe đạp (một nghĩa)
 -Xuân (nhiều nghĩa)
? Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
- Chuyển nghĩa của từ là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra từ nhiều nghĩa.
GV: Trong từ nhiều nghĩa có nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
? Em hiểu thế nào là nghĩa gốc, thế nào là nghĩa chuyển?
.
VD: Mùa xuân là xuân.
Bài tập 1:
? Theo em nghĩa “hoa” trong “thềm hoa” “lệ hoa” được coi là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển
- Từ hoa trong trường hợp này được hiểu theonghĩa chuyển.
? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa không? Vì sao?
- Đây không thể coi là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa vì từ “hoa” chưa làm thay đổi nghĩa của từ (hoa: đẹp, sang trọng, tinh khiết) nên hoa chỉ là nghĩa lâm thời nếu tách ra không còn giữ nguyên nghĩa.
I- Từ đơn và từ phức
 1. Từ đơn.
- Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng có một nghĩa tạo thành.
Vd: Nhà, cây, biển, đi, chạy
2. Từ phức.
 - Từ phức là từ gồm hai hoặc nhiều tiếng tạo thành.
VD: Quần áo, trầm bổng, câu lạc bộ
II- Thành ngữ
 1.Thế nào là thành ngữ: 
T - Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thông thường qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh.
Vd: Mẹ tròn con vuông, mặt xanh nanh vàng.
III- Nghĩa của từ
- Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ) mà từ biểu thị.
IV. Từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
1. Từ nhiều nghiã:
- Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
VD: Xe đạp (một nghĩa).
Xuân (nhiều nghĩa)
2. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
- Chuyển nghĩa của từ là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra từ nhiều nghĩa. Trong từ nhiều nghĩa có nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
- Nghĩa gốc: là nghĩa xuất hiện từ đầu. Là cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
- Nghĩa chuyển: là nghĩa hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
 Vd: Mùa xuân là xuân.
IV.Củng cố: Nắm chắc hệ thống từ vựng
V. Hướng dẫn về nhà: Làm bài tập.
-Chuẩn bị: Tổng kết từ vựng ( tiếp theo)
E. RKNBD:
..............................................................................................................................................................................................................................................................
 ------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 9(12).doc