ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN ( tiếp)
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
-Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
-Sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh, văn bản tự sự.
-Hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và tự sự đã học.
2. Kỹ năng:
-Tạo lập văn bản thuyết minh và và văn bản tự sự.
-Vận dụng kiến thức đã học để đọc- hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức chuẩn bị bài ở nhà; tích cực học tập.
B. C huẩn bị: Thầy: Nghiên cứu soạn nội dung ôn tập
Trò: Soạn bài học bài
C. Phương pháp:
-Vấn đáp, tổng hợp, hệ thống kiến thức; thực hành vận dụng.
C. Tiến trình lên lớp.
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. Vai trò của các yếu tố này trong văn bản tự sự.
Ngày soạn: / /2011 Ngày dạy D1: / /2011 D2: / /2011 Tuần 18 - Tiết 86 ôn tập tập làm văn ( tiếp) A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: -Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự. -Sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh, văn bản tự sự. -Hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và tự sự đã học. 2. Kỹ năng: -Tạo lập văn bản thuyết minh và và văn bản tự sự. -Vận dụng kiến thức đã học để đọc- hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức chuẩn bị bài ở nhà; tích cực học tập. B. C huẩn bị: Thầy: Nghiên cứu soạn nội dung ôn tập Trò: Soạn bài học bài C. Phương pháp: -Vấn đáp, tổng hợp, hệ thống kiến thức; thực hành vận dụng. C. Tiến trình lên lớp. I. ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. Vai trò của các yếu tố này trong văn bản tự sự. III. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt. *HĐ1: PP vấn đáp, tổng hợp. KT động não. ?Tại sao: Một số tác phẩm tự sự được học trong sách ngữ văn không phải bao giờ cũng phân biệt bố cục 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết. ? Tại sao bài tập làm văn tự sự của học sinh phải có đủ bố cục 3 phần. *HĐ2: PP vấn đáp, tổng hợp. KT động não. ? Những kiến thức kỹ năng về văn bản tự sự của tập làm văn có giúp được gì trong việc đọc hiểu văn bản tác phẩm văn học tương ứng trong sgk ngữ văn không. ( HS bộ lộ) ? Trình bày một số ví dụ về văn bản có yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. -HS h/động nhóm - HS tr/ bày - Lớp nhận xét. *HĐ3: PP vấn đáp, tổng hợp. KT động não. ? Những kiến thức và kỹ năng về tác phẩm tự sự của phần đọc và hiểu văn bản và tiếng việt tương ứng đã giúp em những gì trong việc viết bài văn tự sự. (HS bộc lộ) ? Cho ví dụ minh hoạ. ? Qua các t/ phẩm tự sự em rút ra cách học tập viết văn. - GV h/dẫn Hs: Làm bài tập ra vở, Giáo viên gọi 1- 2 học sinh đọc bài và rút kinh nghiệm. 10/ Một số tác phẩm tự sự được học trong sách ngữ văn không phải bao giờ cũng phân biệt bố cục 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kế bàit. Bài tập làm văn tự sự của học sinh phải có đủ bố cục 3 phần: -Một số t/p tự sự trong sgk: là những đoạn trích -> không có đủ bố cục 3 phần ( Vẫn đảm bảo nội dung cốt truyện, ý nghĩa tư tưởng, chủ đề câu chuyện.) - Bài TLV của HS yờu cầu phải cú đủ bố cục ba phần bởi vỡ cỏc em đang trong thời kỳ tập luyện cỏch viết nờn cần phải viết theo đỳng chuẩn mực. Khi trưởng thành, cỏc em cú thể phỏ cỏch như cỏc nhà văn. 11. Những kiến thức kỹ năng về văn bản tự sự của tập làm văn có giúp được gì trong việc đọc hiểu văn bản tác phẩm văn học tương ứng trong sgk ngữ văn không? - Các yếu tố đối thoại độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự, các kiến thức về tập làm văn đã giúp cho người đọc hiểu sâu hơn các đoạn trích Truyện Kiều cũng như truyện ngắn Làng của Kim Lân - Ví dụ trong truyện ngắn Làng của Kim Lân có hai đoạn đối thoại giữa bà chủ nhà với vợ chồng ông hai và ông hai rất thú vị . - Qua hai đoạn đối thoại trên ta thấy mụ chủ nhà có hai cách ứng xử rất khác nhau dường như đối lập nhau nhưng lại rất thống nhất về thái độ, tẩy chay tuyệt đối kẻ thù và những ai làm tay sai cho chúng , đồng thời lại sẵn sàng cưu mang đùm bọc những người cùng cảnh ngộ như vậy thông qua đối thoại tính cách của nhân vật cũng được khắc hoạ sâu sắc và sinh động . 12. Cung cấp cho học sinh những tri thức cần thiết để làm bài văn tự sự đó là các gợi ý hướng dẫn bổ ích về nhân vật cốt chuyện người kể ngôi kể. *Ví dụ: - Từ các văn bản: Tôi đi học, Trong Lòng Mẹ, Lão Hạc - Học tập được cách kể chuyện ở ngôi thứ nhất về cách kết hợp tự sự biểu cảm nghị luận với miêu tả. * Bài tập thực hành: Viết đoạn văn tự sự với chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng linh hoạt các yếu tố miêu tả, nghị luận, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. IV. Củng cố: Gv hệ thống lại các kiến thức về văn bản tự sự và văn bản thuyết minh đã ôn tập. V. Hướng dẫn về nhà: Ôn tập tổng hợp chuẩn bị kiểm tra học kỳ I. Xem lại các nội dung ôn tập SGK. E. RKNBD: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ----------------------------------------- Ngày soạn: / / 2011 Ngày dạy D1: / /2011 D2: / /2011 Tiết 87 Đọc thêm: Văn bản những đứa trẻ ( Trích: Thời thơ ấu- Mác- xim Go-rơ- Ki) A: Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: -Những đóng góp của M.Go-rơ-ki đối với văn học Nga và văn học nhân loại. -Mối đồng cảm của nhà văn đối với những đứa trẻ bất hạnh. -Lời văn tự sự giàu hình ảnh, đan xen giữa truyện đời thường với truyện cổ tích. 2. Kỹ năng: - Đọc -hiểu truyện hiện đại nước ngoài. -Vận dụng kiến thức về thể loạivà sự k/ hợp các p/ thức biểu đạt trong t/p tự sự để cảm nhận một t/p truyện hiện đại. -Kể tóm tắt được đoạn truyện. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh có tình cảm bạn bè vô tư trong sáng. Phê phán sự kỳ thị trong đối xử. B: Chuẩn bị: - Thầy: Đọc SGK, sách hướng dẫn, soạn giáo án. - Trò: Soạn bài học bài . C.Phương pháp: Hướng dẫn h/s đọc thêm, pp vấn đáp, phân tích, tổng hợp D. Tiến trình lên lớp I- ổn định tổ chức II- Kiểm tra bài cũ: Vở soạn của 1 số học sinh yếu. III- Bài mới: Hoạt đông của thầy và trò Nội dung cần đạt ? Tìm hiểu về tác giả tác phẩm làm thế nào. -GV: h/d HS đọc chú thích sgk-232) ? Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? - Tác phẩm: Những đứa trẻ trích từ chương IX của tác phẩm Thời thơ ấu (gồm 13 chương). * Hướng dẫn Hs đọc: Giọng kể, chú ý ngữ điệu lời thoại các nhân vật và những câu biểu lộ tâm trạng nhân vật -HS đọc( có nhận xét). * Đọc chú thích giải nghĩa từ (sgk-232) * Gọi hs kể tóm tắt truyện:( Chú ý đảm bảo các tình tiết chính và các hoạt động diễn biến hành động nhân vật xoay quanh nhân vật chính) ? Cho biết thể loại và p/t biểu đạt? ngôi kể. ? Có thể chia bố cục bài ntn? P1: Từ đầu ấn em nó cúi xuống: Những đứa trẻ gặp nhau. P2: Trời bắt đầu tối không được đến nhà ta: Những đứa trẻ bị cấm đoán. P3: Phần còn lại: Những đứa trẻ gặp nhau. * Học sinh đọc phần đầu ấn em nó cúi xuống. ? Vì sao những đứa trẻ con ông đại tá lại chơi thân với A lô sa, bất chấp sự cấm đoán của bố? - Vì chúng đều là những đứa trẻ thiếu tình thương của mẹ, chúng là hàng xóm của nhau, chúng đã từng cứu nhau thoát nạn. ? Có gì đặc biệt trong cách bọn trẻ đến với nhau? - Sau một tuần không được gặp nhau. - Đứa ở trên cây, đứa ở dưới sân phát hiện ra nhau. - Cả bọn chui vào chiếc xe trượt tuyết cũ dưới mái hiên nhà kho. ? Hành động A li ô sa trèo lên cây tìm bạn và cả bọn cùng trèo lên cái xe trượt tuyết cũ, ngắm nghía nhau cho thấy tình cảm bọn trẻ dành cho nhau như thế nào? - Chúng luôn hướng về nhau cho dù bị người lớn cấm đoán - Chúng luôn đoàn kết vì hiểu nhau. - Chúng luôn quan tâm đến nhau. ? Theo dõi cuộc trò chuyện của bạn và trẻ cho biết: ? Vì sao lời đầu tiên A li ô sa nói với bạn là: Các cậu có bị ăn đòn không? - Bản thân cậu ta cũng thường bị ăn đòn ? Vì sao cậu ta lại khó tin được rằng những đứa trẻ này cũng bị ăn đòn như mình và cảm thấy tức thay cho chúng? - Vì những đứa trẻ này mất mẹ nhưng còn bố, chúng lại hiền lành và yếu ớt. ? A li ô sa đã trèo cây bắt chim vì chim hót hay nhưng cậu cũng nhanh chóng từ bỏ ý định này khi 1 bạn nhỏ phản đối. Cậu ta sẵn sàng bắt 1 con chim bạch yến theo ý muốn của bạn. Từ đó, em nghĩ gì về tình bạn của A li ô sa? - Biết sống cho bạn hết lòng yêu quý bạn. ? Hình ảnh bọn trẻ con ông đại tá ngồi sát vào nhau giống như những chú gà con khi nói đến gì ghẻ, gợi cho em cảm nghĩ gì? - Những đứa trẻ mồ côi thật cô độc, yếu ớt, đáng thương. Chúng rất cần những người lớn chở che đùm bọc. ? Vì sao A li ô sa lại muốn kể chuyện người chết sẽ sống lại trong chuyện cổ tích? - Cậu muốn an ủi những người bạn mồ côi, muốn nhen lên hi vọng nơi chúng. ? Khi nghe chuyện cổ tích những biểu hiện của bọn trẻ được miêu tả qua chi tiết nào? - Thằng bé nhất mím chặt môi và phồng má lên, thằng kia chống khuỷu tay lên đầu gối, tay kia quàng lên vai em nó, ấn em nó cúi xuống. ? Cảm nhận của em về những chi tiết đó? - Những đứa trẻ rất thích nghe chuyện cổ tích. - Câu chuyện cổ tích kì diệu khơi dậy lòng tin của trẻ vào những điều tốt đẹp ở đời. * Giáo viên: Những đứa trẻ đáng yêu, đáng thương. ? Nhận xét cách kể chuyện của tác giả trong đoạn này? - Chủ yếu bằng những đối thoại của nhân vật, kết hợp giữa truyện đời thường với cổ tích. ? Những đứa trẻ hiện lên như thế nào? Tình bạn của chúng ra sao? - Tình bạn chân thực, gắn bó. ? Nhân vật A li ô sa là người như thế nào? - Yêu quý bạn, đồng cảm chia sẻ mọi buồn vui của bạn. * Hoạt động 2: Tình bạn của những đứa trẻ bị cấm đoán ? Tóm tắt đoạn truyện từ "Trời đã bắt đầu cấm không được đến nhà tao" ? Ông đại tá đã có lời nói, hành động như thế nào với A li ô sa khi đang chơi với bọn trẻ? - Đứa nào đây. - Cấm không được đến nhà tao. ? Nhận xét về lời nói đó? Qua đó ông là người như thế nào? - Nạt nộ, hách dịch, thô lỗ *GV: M. Go rơ ki nên án, tố cáo sự phân chia đẳng cấp trong XH Nga lúc bấy giờ. * Hoạt động 3: Tình bạn của những đứa trẻ vẫn tiếp tục ? Học sinh đọc đoạn còn lại ? Mặc dù bị cấm đoán nhưng bọn trẻ vẫn tìm đến với nhau. Chúng đã tìm ra cách chơi như thế nào? - Khoét một lỗ hổng hình bán nguyệt ở hàng rào, mấy thằng bé lần lượt từng đứa hay hai đứa một, lại gần và chúng tôi ngồi xổm hoặc quỳ xuống nói chuyện khe khẽ với nhau. Một trong số ba anh em chúng phải luôn dứng canh để đề phòng ông đại tá bất chợt bắt gặp chúng tôi. ? Hãy nhận xét của em về việc làm của bọn trẻ . ? Trong câu chuyện nói với A li ô sa, bọn trẻ kể về việc gì? - Cuộc sống buồn tẻ của chúng . - Về những con chim tôi bẫy ra sao - Nhưng chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố về gì ghẻ. ? Từ đó em nghĩ gì về cuộc sống của bọn trẻ . + Âm thầm và cô độc + Thiếu vắng niềm vui + Thiếu vắng tình thương của người ruột thịt. ? Khi tiếp tục kể chuyện cổ tích cho những người bạn đang thiếu mẹ này A li ô sa đã thể hiện một tình bạn như thế nào? - Đồng cảm, chia sẻ và nâng đỡ. ? Nêu nhận xét của em về nội dung của truyện. ? ý nghĩa của truyện? - Ca ngợi tình bạn, sự cảm thông và chia sẻ ? Nhận xét chung về nghệ thuật của truyện? - Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. *Gv: Gợi ý trả lời bài tập phần luyện tập - Gắn bó thuỷ chung chân thành. - Bù đắp tình yêu thương, bớt đi nỗi bất hạnh. - Con người dù là đứa trẻ cũng sẽ cao cả lên trong tình bạn của mình. I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả: ( sgk-232) 2. Tác phẩm:(sgk-232) Những đứa trẻ trích từ chương IX của tác phẩm Thời thơ ấu (gồm 13 chương). II. Đọc, hiểu văn bản ... Đều là những đứa trẻ thiếu tình thương của mẹ, chúng là hàng xóm của nhau, chúng đã từng cứu nhau thoát nạn. + Những câu chuyện cổ tích kì diệu khơi dậy lòng tin của trẻ vào những điều tốt đẹp ở đời. + Tình bạn chân thực, gắn bó, biết đồng cảm chia sẻ mọi buồn vui của nhau. b. Tình bạn của những đứa trẻ bị cấm đoán - Ông đại tá là người hách dịch, thô lỗ, phân biệt đẳng cấp, cấm đoán tình bạn vô tư trong sáng của trẻ. c. Tình bạn của những đứa trẻ vẫn tiếp tục - Mặc dù bị cấm đoán nhưng bọn trẻ vẫn tìm đến với nhau. - Tình cảm của chúng vượt qua cả hàng rào ngăn cách để đến với nhau. 4. Tổng kết: a. Nội dung b/ Nghệ thuật c/ Ghi nhớ sgk III. Luyện tập: Em cảm nhận từ văn bản những vẻ đẹp và sức mạnh nào của tình bạn IV. Củng cố : giáo viên hệ thống lại kiến thức cần đọc thêm. V. Hướng dẫn tự học : -Về nhà tập phân tích lại bài theo câu hỏi sgk ; Tập tóm tắt lại truyện. - Chuẩn bị bài: Tập làm thơ tám chữ ( Tiếp tiết 55). E. RKNBD: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... -------------------------------------------- Ngày soạn: / / 2011 Ngày dạy D1: / /2011 D2: / /2011 Tiết 88 Tập làm thơ tám chữ ( Tiếp tiết 55). A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Đặc điểm của thể thơ tỏm chữ. 2. Kĩ năng: - Nhận biết thơ tỏm chữ. - Tạo đối, vần, nhịp trong khi làm thơ tỏm chữ. 3. Thỏi độ: - Phỏt huy tinh thần sỏng tạo, sự hứng thỳ học tập. B. Chuẩn bị: -GV: Giáo án -HS: chuẩn bị tập làm thơ tám chữ. C. Phương pháp: - Vấn đỏp, đàm thoại kết hợp với thực hành. D. Tiến hành giờ dạy học: 1. Ổn định: II. Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp trong tiết học. III. Bài mới: Giới thiệu bài: - Thơ tỏm chữ là thể thơ mỗi dũng tỏm chữ, cú cỏch ngắt nhịp rất đa dạng. Bài thơ viết theo thể tỏm chữ cú thể gồm nhiều đoạn dài ( Số cõu khụng hạn định ), cú thể được chia thành cỏc khổ( Thường mỗi khổ bốn dũng) và cú nhiều cỏch reo vần nhưng phổ biến nhất là vần chõn( Được gieo liờn tiếp hoặc giỏn cỏch). Hoạt đông của thầy và trò Nội dung cần đạt * GV nêu vấn đề, h/dẫn hs nhớ lại kiến thức đã học ( tiết 55) ?Đọc một khổ thơ tám chữ mà em biết. Nêu những hiểu biết của em về thể thơ 8 chữ? 8 chữ trên một dòng. Ngắt nhịp đa dạng Mỗi khổ thường gồm 4 câu Gieo vần: vần chân ? Kể tên những bài thơ viết theo thể 8 chữ mà em đã học? - Nhớ rừng ( Thế Lữ) - Bếp lửa ( Bằng Việt) ? Hãy đọc một đoạn thơ tám chữ trong văn bản đã học và chỉ ra cách gieo vần, cách ngắt nhịp đoạn thơ. ( HS tự bộc lộ) -GV cho hs nhận xét. * Thực hành: Phát huy tính sáng tạo của hs. GV gợi ý một số chủ đề: mái trường, thầy cô, bạn bè, quê hương. ? Bài thơ phải đảm bảo những yêu cầu gì? -Hoạt động nhóm theo chủ đề: N1: mái trường N2 : thầy cô N3 : bạn bè N4 : quê hương -Các nhóm trình bày bài thơ đã làm kết hợp bình bài thơ. -Lớp nhận xét, bổ sung. *GV nhận xét, đánh giá, cho điểm. I. Nhận diện thơ tám chữ: - 8 chữ trên một dòng. -Ngắt nhịp đa dạng: 4/4; 2/2/2/2; 3/5; 3/3/2 -Mỗi khổ thường gồm 4 câu -Gieo vần: vần chân( vần chân liền, vần chân giãn cách; vần chân gieo với vần lưng) II.Thực hành làm thơ tám chữ: - Các nhóm trình bày bài thơ - Đại diện các nhóm bình bài thơ của nhóm . IV. Củng cố : giáo viên hệ thống lại kiến thức cần đọc thêm. V. Hướng dẫn tự học : -Về nhà tập làm thơ tám chữ theo chủ đề: mái trường, thầy cô, bạn bè, quê hương. -Sưu tầm những bài thơ hay- thể thơ tám chữ vào sổ tay văn học. - Giờ sau: Trả bài kiểm tra tiếng Việt . E. RKNBD: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ----------------------------------------- Ngày soạn: / / 2011 Ngày dạy D1: / /2011 D2: / /2011 Tiết 89 Trả bài kiểm tra tiếng Việt A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Học sinh biết được những ưu điểm, hạn chế khi làm bài kiểm tra tiếng Việt . 2. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm bài kiểm tra; kỹ năng diễn đạt, trình bày... 3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức học tập phấn đấu vươn lên; ý thức sửa sai. B. Chuẩn bị: - Thầy: Chấm trả bài cho học sinh - Trò: Xem lại bài làm C.Phương pháp: Vấn đáp, tổng hợp, đánh giá; sửa chữa lỗi sai . D. Tiến trình lên lớp I- ổn định tổ chức II- Kiểm tra bài cũ: III- Bài mới: Hoạt động của thày và trò Nội dung cần đạt *HĐ1: PP nêu vấn đề, nhận xét, đánh giá, tổng hợp. - GV đọc lại đề kiểm tra (giáo án tiết77) để hs nhớ lại. - GV cung cấp đáp án( theo giáo án tiết 77 ) * GV nhận xét bài làm của hs. I. Đọc lại đề- cho đáp án: II.Nhận xét chung: 1.Phần trắc nghiệm: (2 điểm) -Học sinh làm tốt. 2.Tự luận: * Câu 1: (4 điểm) - Nhiều em phát hiện đúng biện pháp nghệ thuật tu từ trong 2 câu thơ. -Hạn chế: Một số không chỉ rõ nghệ thuật từng câu thơ, còn nói gộp chung chung vì thế điểm không đạt tối đa. - Một số chưa nói rõ giá trị nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ đó. *Câu 2: ( 2 điểm) -Học sinh giải thích đúng" xưng khiêm, hô tôn" *Câu 3: (2 điểm) -Học sinh chuyển đổi đúng lời dẫn gián tiếp. II.Chữa lỗi cụ thể: Tên HS Lỗi sai Ng/ nhân chữa 9D1 Linh Tùng Nhàn Duyên 9D2 Anh Tú Chuyên Diễn đạt câu văn: - ở câu thơ đầu, tác giả dùng biện pháp nghệ thuật so sánh mặt trời lúc đang lặn giống nhơ một hòn lửa để nhấn mạnh cái đẹp của buổi hoàng hôn, của mặt trời. Đó là một hòn lửa khổng lồ rực rỡ và sáng chói làm cho cảnh biển như đẹp hơn thơ mộng hơn. -Câu thơ thứ nhất" Mặt trời xuống biển như hòn lửa" đã sử dụng nghệ thuật so sánh, ẩn dụ. -Ông Hai nghĩ rằng làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải tù. -Hai câu thơ miêu tả cảnh hoàng hôn trên biển với những nghệ thuật rất đặc sắc. Mặt trời được ví với hòn than đỏ rực" hòn lửa". -Chỉ với hai câu thơ ngắn, sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, từ ngữ gợi hình, tác gỉa đã làm nổi bật khung cảnh đoàn thuyền chuẩn bị ra khơi đánh cá. Đó là khi màn đêm buông xuống nhường chỗ cho màn đêm yên lặng. -Trong hai câu thơ trên( Mặt trời...sập cửa) tác giả Huy Cận đã phân tích giá trị nổi bật trong hai câu thơ. -Khi tác giả ở ngoài biển đảo nhìn đất liền và đã nhìn thấy một điều thú vị là:" Mặt trời xuống biển nhơ hòn lửa" từ đó mà tác giả nhân hoá lên rằng" Mặt trời xuống biển nhơ hòn lửa". -dùng từ không phù hợp. -sai nghệ thuật . - sai từ: (tù) -dùng từ thừa -dùng từ thừa, không rõ ý (câu2) -lỗi lặp, hiểu sai kiến thức - lỗi lặp, chỉ sai biện pháp nghệ thuật. -thay từ:" sáng chói" bằng từ:" tráng lệ " - bỏ từ: ẩn dụ -Chữa lại từ:"tù" bằng từ:"thù" -bỏ : " hòn than đỏ rực". - thay" nhường chỗ cho màn đêm yên lặng" bằng: " cảnh biển đi vào thế yên tĩnh". - Tác giả Huy Cận đã cho người đọc hiểu rõ giá trị nghệ thuật sử dụng trong hai câu thơ trên. -bỏ " từ đó...hòn lửa" thay bằng câu văn:" Tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh "mặt trời" với "hòn lửa" thật độc đáo có gí trị gợi hình, biểu cảm." IV.Đọc bài viết tốt: 9D1: Hương Lan; 9D2: Ngà V.Trả bài, gọi điểm - Kết quả: lớp sĩ số 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 > TB 9D1 24 0 0 0 15 9 24 = 100% 9D2 44 0 0 11 26 7 44 =100% IV. Củng cố : giáo viên hệ thống lại kiến thức kiểm tra. V. Hướng dẫn tự học : -Về nhà ôn tập phần tiếng Việt ( các bài ôn tập trong chương trình học kì I) - Giờ sau: trả bài kiểm tra học kì. E. RKNBD: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: / / 2011 Ngày dạy D1: / /2011 D2: / /2011 Tiết 90 Trả bài kiểm tra học kì I A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Học sinh biết được những ưu điểm, hạn chế khi làm bài kiểm tra tổng hợp học kì I. 2. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm bài kiểm tra; kỹ năng diễn đạt, trình bày. Rút kinh nghiệm học tập cho HKII tốt hơn. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức học tập phấn đấu vươn lên; ý thức sửa sai. B. Chuẩn bị: - Thầy: Chấm bài, nhận xét bài cho học sinh, đọc điểm - Trò: Nhớ lại bài làm. C.Phương pháp: Vấn đáp, tổng hợp, đánh giá; sửa chữa lỗi sai, rút kinh nghiệm học tập. D. Tiến trình lên lớp I- ổn định tổ chức II- Kiểm tra bài cũ: III- Bài mới: Hoạt động của thày và trò Nội dung cần đạt *HĐ1: PP nêu vấn đề, nhận xét, đánh giá, tổng hợp. - GV đọc lại đề kiểm tra để hs nhớ lại. - GV cung cấp đáp án . *GV công bố điểm cho hs. I. Đọc lại đề- và đáp án: II.Nhận xét chung: 1.Ưu điểm: -Câu 1: Nhiều em làm tốt đạt điểm tối đa (mục a,b,c), -Câu 2: Một số em viết đoạn văn cảm nhận tương đối tốt (cả về hình thức trình bày và nội dung cảm thụ) -Câu 3: Viết tập làm văn đủ bố cục 3 phần( MB,TB,KB). một số em xây dựng được cốt truyện, tình tiết sự việc kỉ niệm diễn ra vời thày (cô) giáo cũ, có miêu tả nội tâm, có cảm xúc. -Về điểm số: không có bài dưới điểm 5. 2. Hạn chế: Câu 1: - Một số em chép chưa chính xác các dấu chấm, dấu phảy cuối câu thơ. - Một số em (mục d) chưa chỉ rõ nghệ thuật trong từng câu thơ còn gộp chung chung. Câu 2: Viết đoạn văn còn có em chưa đảm bảo số câu (7-10 câu), diễn đạt chưa được lưu loát. Câu 3: -Nhiều em chưa có yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm, độc thoại nội tâm. Văn viết chưa có cảm xúc; gò bó; - Có em viết bài phần kết lại là một câu hình thức viết thư. - Có em viết tưởng tượng khi mình học xong lớp 9 vào cấp PTTH, có em viết khi mình đang ở nước ngoài.( Nguyên nhân do không đọc kĩ đề bài). II. Đọc điểm: -Kết qủa: 100% đạt điểm TB trở lên không có điểm yếu , kém. IV. Củng cố : PP làm bài kiểm tra tổng hợp. V. HDVN: Chuẩn bị sách vở cho HKII - Soạn bài văn bản: Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm E. RKNBD: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ...................................................
Tài liệu đính kèm: