Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần thứ 28 năm 2012

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần thứ 28 năm 2012

TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG

I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 Củng cố và hệ thống lại những kiến thức cơ bản về VB nhật dụng.

II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức:

 - Đặc trưng của VB nhật dụng là tính cập nhật của nội dung.

 - Những nội dung cơ bản của các VB nhật dụng đã học.

2. Kĩ năng:

 - Tiếp cận VB nhật dụng.

 - Tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức.

III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1062Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần thứ 28 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
Ngày soạn: 25/ 2
Ngày dạy: 7,8/ 3
Tiết 131 – Văn bản
TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	Củng cố và hệ thống lại những kiến thức cơ bản về VB nhật dụng.
II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
	- Đặc trưng của VB nhật dụng là tính cập nhật của nội dung.
	- Những nội dung cơ bản của các VB nhật dụng đã học.
2. Kĩ năng: 
	- Tiếp cận VB nhật dụng.
	- Tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
1. Ổn định: (1)
	Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	à GV kiểm tra tập soạn của HS.
3. Bài mới: (35’)
Ở chương trình THCS, các em đã học các văn bản, thể loại của văn bản: Văn xuôi, truyện ngắn, tùy bút, bút kí, văn bản mang đến vấn đề kịp thời, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống hằng ngày. Đó là văn bản thế nào? Tiết này chúng ta sẽ hệ thống hóa kiến thức về văn bản này.
è HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CHUNG: 
I/ Khái niệm văn bản nhật dụng:
- GV gọi HS đọc lại tư liệu I – SGK94
(?)VBND có phải là khái niệm thể loại không?
(?) Cập nhật có nghĩa là gì?
(?) Tại sao VBND lại đề cao tính cập nhật? 
(?) Nhắc lại những VBND đã học? Kiểu loại các VB ND đó?
(?)Văn bản nhật dụng có chức năng gì?
II/ Nội dung các văn bản nhật dụng đã học:
(?)Các văn bản nhật dụng đã học viết về nội dung gì
à GV hướng dẫn cho hs nói về các đề tài và nêu nhận xét của mình về nó.
* GV giảng: VBND phải gắn chặt với thực tiễn mà thực tiễn lại luôn thay đổi trong khi một trong những yêu cầu lớn của nội dung giáo dục, của chương trình, SGK là đảm bảo tính tương đối ổn định. Bởi vậy, các VBND được chọn trong SGK, tuy có tính cập nhật cao song đều là những VB “viết về những vấn đề xã hội có ý nghĩa lâu dài hơn là chỉ có tính chất nhất thời”.
- HS đọc, HS khác chú ý.
à Văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại
- HS đọc, HS khác chú ý.
- HS đọc Ghi nhớ 1. 
à- Động Phong Nha (Thuyết minh)
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (thư)
- Phong cách HCM (nghị luận).
à Bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá, những vấn đề, hiện tượng trong đời sống con người và xã hội.
à Hs dựa vào SGK nêu
A/ TÌM HIỂU CHUNG:
I/ Khái niệm văn bản nhật dụng:
 - Văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại, cũng không chỉ kiểu VB. Nó chỉ đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung VB mà thôi.
- Tính cập nhật về nội dung là tiêu chuẩn hàng đầu của VB nhật dụng. Điều đó đòi hỏi lúc học VB nhật dụng, nhất thiết phải liên hệ với thực tiễn cuộc sống. 
II/ Nội dung các văn bản nhật dụng đã học:
 - Về di tích lịch sử.
 - Về danh lam thắng cảnh.
 - Về quan hệ thiên nhiên và môi trường.
 - Giáo dục về vai trò của người phụ nữ.
 - Về văn hóa.
 - Về tệ nạn ma túy, thuốc lá...
4. Củng cố: (3’)
(?) Nêu khái niệm về VBND
(?) Các VBND viết về nội dung gì
5. Dặn dò: (2’)
 - Học bài, xem lại các văn bản đã học. 
 - Tìm hiểu các kiểu văn bản – thể loại thông qua các văn bản đã học ( kẻ bảng)
Tiết 132 – Văn bản
TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG (tt)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
II/ Hình thức văn bản nhật dụng:
- Gọi học sinh đọc mục III 
(?) Câu hỏi thảo luận: VBND được trình bày với hình thức đa dạng ntn?
(?) Các phương thức biểu đạt của VB nhật dụng?
(?) Tóm lại, hình thức của VBND như thế nào?
III/ Phương pháp học văn bản nhật dụng:
Gọi hs đọc mục IV
(?) Phương pháp để học tốt các VBND như thế nào?
GV lưu ý hs ở điểm 3,4
“nhật dụng” đã hàm ý “ phải vận dụng thực tiến”
Nội dung VBND đặc ra có liên quan đến khá nhiều môn học khác
(?) Cho ví dụ để dẫn chứng VBND có liên quan đến nhiều 
môn học
GV cho hs tìm những dẫn chứng về vấn đề thuốc lá, ma túy,
Liên hệ GD
Khi học có thể kết hợp xem tranh, nghe thời sự, sách báo hàng ngày,..
(?) Theo em tính cập nhật của văn bản là gì?
(?) Hình thức của VBND chú ý những gì?
à Hướng dẫn tự học:
	Rút ra được phương pháp học VB nhật dụng sao cho hiệu quả.
- HS đọc, HS khác chú ý.
- HS thảo luận nhóm 3’. Đại diện trả lời.
- Nhóm khác nhận xét.
- HS tìm chi tiết trả lời.
- HS trả lời (ghi bài).
- HS đọc Ghi nhớ 2.
" HS đọc SGK 95,96
" HS thảo luận 3’
" Môi trường : (lớp 6,8) môn địa 6,7, sinh 9 (sinh vật và môi trường) 
" Quyền trẻ em: (lớp 7,9) 
GDCD 6,7
" HS đứng tại chỗ nêu
" HS dựa vào phần ghi nhớ nêu
II/ Hình thức văn bản nhật dụng:
1. Trình bày dưới hình thức VB đa dạng:
- Tác phẩm văn chương có ít nhiều hư cấu.
- Thư.
- Bút kí, hồi kí.
- Thông báo, công bố, xã luận.
2. Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt:
- Tự sự với miêu tả.
- Thuyết minh và miêu tả.
- Tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Nghị luận và biểu cảm.
- Thuyết minh, nghị luận và biểu cảm.
- Bài mang tính chất hành chính sử dụng nhiều yếu tố nghị luận.
è Hình thức của VB nhật dụng rất đa dạng. Cần căn cứ vào đặc điểm về hình thức VB cụ thể, thể loại và phương thức biểu đạt để phân tích tác phẩm.
III/ Phương pháp học văn bản nhật dụng:
1. Đọc kĩ phần chú thích:
2. Thói quen liên hệ.
3. Có ý kiến quan niệm riêng, đề xuất giải pháp.
4.Vận dụng kiến thức các môn học khác để đọc- hiểu VBND và ngược lại.
5. Căn cứ vào thể loại, phân tích các chi tiết cụ thể.
4. Củng cố: (3’)
(?) Kiến thức của VBND phải như thế nào? 
(?) Phương thức để học VBND cần lưu ý điều gì? 
5. Dặn dò: (3’)
 Xem lại bài, nắm kĩ các nội dung đã ghi
Chuẩn bị “Chương trình địa phương” (Phần TV)
Đọc các bài tập
Tìm xem từ in đậm là từ ngữ địa phương nào, tương ứng với từ ngữ nào của ngôn ngữ toàn dân.
Tiết 133 – Tiếng Việt
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần Tiếng Việt)
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	Biết chuyển từ ngữ địa phương sang từ ngữ toàn dân tương ứng.
II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
Ngày soạn: 26/ 2
Ngày dạy: 10/ 3
	- Mở rộng vốn từ ngữ địa phương.
	- Hiểu tác dụng của từ ngữ địa phương.
2. Kĩ năng: 
	Nhận biết được một số từ ngữ địa phương, biết chuyển chúng sang từ ngữ toàn dân tương ứng và ngược lại.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
1. Ổn định: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : 2’
à GV kiểm tra bài soạn của HS.
3. Bài mới:(39’)
à Giới thiệu bài: Nói đến ngôn ngữ, chúng ta cần lưu ý: Có ngôn ngữ dùng trong văn viết, có ngôn ngữ chỉ dùng trong văn nói.Cùng 1 ý nghĩa nhưng mỗi vùng có một từ ngữ diễn đạt khác nhau. Trong đó có từ dùng đúng và được toàn dân chấp nhận.Như vậy, để biết từ ngữ nào là ngôn ngữ địa phương, từ nào là ngôn ngữ toàn dân. Ta tìm hiểu qua bài học hôm nay: Chương trình địa phương _ TV
è HOẠT ĐỘNG 1: LÀM BÀI TẬP 1.
- Gọi hs đọc BT1
(?) Câu hỏi thảo luận: Tìm từ ngữ địa phương trong các đoạn trích a,b,c và chuyển thành từ toàn dân? 
- GV treo bảng phụ cho HS điền vào.
GV nhận xét đúng_sai giảng, dẩn chứng cho học sinh hiểu
è HOẠT ĐỘNG 2: BÀI TẬP 2: 
- GV gọi HS đọc yêu cầu BT2 
(?) Đối chiếu từ “kêu” ở các câu a,b.Xác định từ “kêu” nào là từ địa phương?
è HOẠT ĐỘNG 3: BÀI TẬP 3: 
- Gọi hs đọc yêu cầu BT3
(?) Tìm từ ngữ địa phương trong các câu đố?
(?)Những từ ngữ đó tương đương với từ ngữ nào trong ngôn ngữ toàn dân?
è HOẠT ĐỘNG 4: BÀI TẬP 4: 
- Gọi hs đọc yêu cầu BT4
è HOẠT ĐỘNG 5: BÀI TẬP 5: 
GV: Đọc lại đoạn trích ở BT1 và bình luận về cách dùng từ ngữ địa phương :
 (?) Có nên cho nhân vật Thu trong truyện dung từ ngữ toàn dân không? Vì sao? 
(?) Tại sao trong lời kể chuyện của tác giả cũng có những từ ngữ địa phương?
* Liên hệ GD: Sử dụng từ ngữ địa phương khi giới thiệu về địa phương mình cho người khác hoặc khi làm thơ, viết văn để làm rõ vùng đất và nổi bật đặc điểm vùng quê mình
Còn thời gian, gv cho hs tìm hiểu những từ địa phương ở các vùng trong tiểu phẩm, ca dao, tục ngữ...
à Hướng dẫn tự học:
	Sưu tầm thêm những từ ngữ địa phương được sử dụng trong các tp’ văn học.
- HS đọc, HS khác chú ý.
- HS thảo luận nhóm 3’. Đại diện trả lời.
- Nhóm khác nhận xét.
- HS đọc, HS khác chú ý.
à kêu (câu b) là từ địa phương.
- HS đọc, HS khác chú ý.
- HS tìm, HS khác nhận xét.
à Trái, Chi, Kêu, Trống hổng trống hảng 
- HS đọc, HS khác chú ý.
" HS đọc SGK
- HS lên bảng điền
à Không nên cho nhân vật bé Thu dùng từ ngữ toàn dân. Vì ngôn ngữ trong tác phẩm phản ánh phần nào tính chân thật của tác phẩm. Nếu bé Thu dùng ngôn ngữ toàn dân thì tác phẩm sẽ không còn mang được sắc thái Nam Bộ nữa.
à Để nêu sắc thái của vùng đất nơi việc được kể diễn ra.
1/ BÀI TẬP 1: Tìm từ ngữ địa phương:
Từ địa phương
Từ toàn dân
a/ - thẹo
 - lặp bặp
 - ba 
- sẹo
- lập bập
- cha, bố
b/ - kêu
 - đâm ra
 - đũa bếp
 - nói trổng
 - vô
- gọi
- trở nên
- đũa cả
- nói trống không
- vào
c/- bữa sau
- lui cui
- nhắm
- dáo dác
- giùm
- hôm sau
 - cắm cúi, lúi húi
- ước chừng, cho là
- nháo nhắc
- giúp
2/ BÀI TẬP 2: Xác định từ “kêu”:
a/ Kêu = nói to (toàn dân)
b/ kêu = gọi (địa phương)
3/ BÀI TẬP 3: Tìm từ địa phương và từ toàn dân tương ứng:
Trái = quả
Chi = gì
Kêu = gọi
Trống hổng trống hảng = trống hênh trống hoác
4/ BÀI TẬP 4: Điền bảng tổng hợp:
Từ địa phương
Từ toàn dân
Thẹo
Lặp bặp
Ba
Má
Kêu
Đâm 
Đũa bếp
(nói) Trống
Vô 
Lui cui
Nắp
Giùm
Trái
Chi
Trống hổng trống hảng
Sẹo
Lắp bắp
Bố - cha
Mẹ
Gọi
Trở thành, thành ra
Đũa cả
(nói) trống không
Vào
Lúi cúi
Vung 
Giúp
Quả
Gì
Trống hếch trống hoác
5/ BÀI TẬP 5: Bình luận về cách dùng từ địa phương trong VB Chiếc lược ngà:
a/ Không nên cho nhân vật bé Thu dùng từ ngữ toàn dân. Vì ngôn ngữ trong tác phẩm phản ánh phần nào tính chân thật của tác phẩm. Nếu bé Thu dùng ngôn ngữ toàn dân thì tác phẩm sẽ không còn mang được sắc thái Nam Bộ nữa.
b/ Trong kể chuyện của tác giả cũng có những từ ngữ địa phương để nêu sắc thái của vùng đất nơi việc được kể diễn ra. Tuy nhiên, để không gây khó khăn cho người đọc cả nước, tác giả đã không lạm dụng từ ngữ địa phương.
4. Củng cố: 2’
 1. Thế nào là từ ngữ địa phương? 
 2. Ý nào nói lên thái độ ứng xử đúng nhất đối với tiếng địa phương:
 3. Gạch chân những tử ngữ địa phương có trong câu hỏi sau:
 - Còn năm công ruộng, hồi trước mấy chú cấp cho ba má, giờ mình đi mình trao lại cho chi bộ đặng chia cho các bác khác mầm, nghen?
 ( Nguyễn Thi _ Những đứa em trong gia đình)
5. Dặn dò: 2’
 -Xem lại các bài tập đã làm
 -Tìm them các từ địa phương nơi em sinh sống
 -Xem cách làm về nghị luận văn học về 1 tác phẩm truyện, tiết sau viết bài TLV số 7
Ngày soạn: 28/ 2
Ngày dạy: 14/ 3
Tiết 134, 135 – TLV
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Biết cách vận dụng các kiến thức và kĩ năng khi làm bài nghị luận về một tác phẩm (hoặc đoạn trích), bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ đã được học ở tiết trước.
- Có những cảm nhận, suy nghĩ riêng và biết vận dụng 1 cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các phép lập luận phân tích, giải thích, chứng minh trong quá trình làm bài.
- Có kĩ năng làm bài tập làm văn nói chung ( bố cục, diễn đạt, ngữ pháp, chính tả) 
II/ CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: đề, đáp án.
2. Học sinh: giấy bút.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
1. Ổn định: (1')
	Kiểm tra vệ sinh, sỉ số lớp
 2. Kiểm tra: (1’)
	GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 3. Tiến hành: (83’)
HĐ1: GV nêu yêu cầu của tiết kiểm tra.	
GV chép đề
- GV nhắc lại yêu cầu khi làm bài viết (không ồn ào, làm đúng thời gian, nộp theo qui định)
HĐ 2: Quan sát HS làm bài
GV quan sát học sinh làm bài
GV giải quyết thắc mắc của HS trong điều kiện cho phép
->HS lắng nghe
-> HS chép đề và tiến hành làm bài.
-> HS nghiêm túc làm bài
§ề bài: 
 Phân tích 2 khổ thơ đầu của bài thơ Viếng lăng Bác
Dàn bài
I. Mở bài: (1.5đ)
 Giới thiệu vị trí của đoạn thơ và bài thơ Viếng lăng Bác
 Thể hiện tâm trạng xúc động và tình cảm thiêng liêng của tác giả đối với Bác
II. Thân bài: Trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật – kết hợp với việc trích thơ.
- Tâm trạng của người con từ miền Nam “ ra thăm lăng Bác”. 
- Hình ảnh hang tre quen thuộc, tiêu biểu cho sức sống, chiến đấu của dân tộc Việt Nam.
- Dùng hình ảnh thực và ẩn dụ để nói lên sự vĩ đại của Bác đối với nhân dân; tình cảm của nhân dân đối với Bác.
- Tấm lòng thành kính thiêng liêng trước công lao vĩ đại và tâm hồn cao đẹp, trong sáng của Người.
- Nêu đánh giá của em về vấn đề nêu ra trong bài thơ. 
III. Kết bài: Đánh giá lại ý nghĩa của đoạn thơ. (1.5đ).
THANG ĐIỂM
a. Mở bài: 1,5 đ
	b. Thân bài: 6 đ
	c. Kết quả: 1,5 đ
	* Sạch, đẹp, không sai chính tả nhiều: 1đ.
4. Thu bài: (2’)
	GV thu bài của HS và nhận xét tiết kiểm tra, phê sổ đầu bài.
 5. Dặn dò: (2’)
 Chuẩn bị bài “ Bến quê”
 + Soạn phần Tác giả - tác phẩm vào tập học
 + Đọc văn bản và chú thích
 + Trả lời câu hỏi 1
Thị trấn 
Duyệt, ngày  tháng. năm 2012
Tổ phó
Đồng Thị Hồng Điệp

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 28.doc