Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần thứ 29 năm 2012

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần thứ 29 năm 2012

TUẦN 29

Tiết 136 – Văn bản Hướng dẫn đọc thêm

BẾN QUÊ

(Trích)

Nguyễn Minh Châu

I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 Cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời và con người mà tác giả gửi gắm vào trong truyện.

II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức:

 - Những tình huống nghịch lí, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện.

 - Những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời, những vẻ đẹp bình dị và quý giá từ những điều gần gũi xung quanh ta.

2. Kĩ năng:

 - Đọc – hiểu một VB tự sự có nội dung mang tính triết lí sâu sắc.

 - Nhận biết và phân tích những đặc sắc của nghệ thuật tạo tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật, hình ảnh biểu tượng. trong truyện.

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 547Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần thứ 29 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
Tiết 136 – Văn bản	Hướng dẫn đọc thêm
BẾN QUÊ
Ngày soạn: 
 10/ 3/2012
(Trích)
Nguyễn Minh Châu
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	Cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời và con người mà tác giả gửi gắm vào trong truyện.
II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
	- Những tình huống nghịch lí, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện.
	- Những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời, những vẻ đẹp bình dị và quý giá từ những điều gần gũi xung quanh ta.
2. Kĩ năng: 
	- Đọc – hiểu một VB tự sự có nội dung mang tính triết lí sâu sắc.
	- Nhận biết và phân tích những đặc sắc của nghệ thuật tạo tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật, hình ảnh biểu tượng... trong truyện.
III/ CHUẨN BỊ:
	-GV: SGK, SGV, Chân dung tác giả.
	-HS: Soạn bài theo HD.
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
1. Ổn định lớp: (1’)
	GV kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gv kiểm tra sự chuẩn bị của hs
 3. Bài mới: (35’)
 Giới thiệu: Có những điều đơn giản nhất, gần gũi nhất trong đời, đôi khi ta không để ý, bỏ quên. Đến khi giật mình tiếc nuối.
è HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CHUNG: 15’
(?)Em hãy giới thiệu một số nét về Nguyễn Minh Châu
* GV bổ sung thông tin: 
- HS trả lời (ghi bài).
A/ TÌM HIỂU CHUNG:
 - Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989), quê ở huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An
 - Là cây bút xuất sắc của văn học VN hiện đại, là một trong những người “mở đường tinh anh và tài năng, đã đi được xa nhất” (Nguyên Ngọc) trong chặng mở đầu của công cuộc đổi mới văn học.
- Bến quê được in trong tập truyện cùng tên, là một sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu giai đoạn sau 1975.
B/ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
I/ Nội dung:
1. Vẻ đẹp của thiên nhiên trong một buổi sáng đầu thu: 
- Hoa bằng lăng thưa thớt nhưng lại đậm sắc hơn.
- Dòng sông màu đỏ nhạt như rộng thêm
- Vòm trời như cao hơn
- Sắc màu bờ bãi dưới nắng thu.
à Cảnh vật từ gần đến xa -> một không gian có chiều sâu rộng.
Nguyễn Minh Châu sinh năm 1930, quê ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Năm 1945, ông tốt nghiệp trường Kỹ nghệ Huế với bằng Thành chung. Tháng 1 năm 1950, ông học chuyên khoa trường Huỳnh Thúc Kháng tại Nghệ Tĩnh và sau đó gia nhập quân đội, học ở trường sỹ quan lục quân Trần Quốc Tuấn. Từ năm 1952 đến 1956, ông công tác tại Ban tham mưu các tiểu đoàn 722, 706 thuộc sư đoàn 320. Từ năm 1956 đến 1958, Nguyễn Minh Châu là trợ lý văn hóa trung đoàn 64 thuộc sư đoàn 320. Năm 1961, ông theo học trường Văn hóa Lạng Sơn. Năm 1962, Nguyễn Minh Châu về công tác tại phòng Văn nghệ quân đội, sau chuyển sang tạp chí Văn nghệ quân đội. Ông được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam năm 1972.
Nguyễn Minh Châu qua đời ngày 23 tháng 1 năm 1989 tại Hà Nội, thọ 59 tuổi.
(?) Nêu xuất xứ của truỵên ngắn Bến Quê?
* GV: Sau 1975 Nguyễn Minh Châu sáng tác chủ yếu là truyện ngắn. Với thể loại này, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện những tìm tòi đổi mới quan trọng về tư tưởng nghệ thuật, góp phần đổi mới văn học nước ta ở những năm 80 của thế kỷ XX. Nguyên Ngọc nhận xét: "NMC xứng đáng thuộc trong số những người mở đường tinh anh và tài năng, đã đi được xa nhất trong chặng mở đầu của công cuộc đổi mới văn học"
è HOẠT ĐỘNG 2: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 20’
I/ Nội dung:
- GV đọc mẫu một đoạn và gọi 2, 3 HS đọc tiếp.
(?)Trong "Bến Quê", nhân vật Nhĩ được đặt trong những tình huống như thế nào? Anh đã gặp những nghịch lý ra sao?
(?)Xây dựng tình huống truyện ấy, tác giả muốn thể hiện điều gì?
GV: Nhưng không phải lúc nào cũng sớm nhận ra những điều bình thường giản dị ấy, phải qua bao trải nghiệm, có khi phải đến cuối đời, trong những hoàn cảnh trớ trêu của bản thân buộc phải nếm trải có thể hiểu được.
=> Đó cũng chính là chủ thể đặc sắc của truyện.
1. Vẻ đẹp của thiên nhiên trong một buổi sáng đầu thu: 
(?)Nhĩ đã nhìn thấy gì qua cửa sổ?
(?)Cảnh vật được miêu tả theo trình tự nào?
Gv nhấn mạnh: Đó là những cảm nhận tinh tế, cảnh vật vừa quen vừa lạ. cảm nhận như lần đầu tiên nhìn thấy
- HS trả lời (ghi bài).
- HS đọc, HS khác chú ý.
à - Một con người làm công việc đi nhiều thế mà cuối đời lại bị buộc chặt vào giường bệnh, đến mức muốn nhích người đến bên cửa sổ, thì việc ấy khó khăn như phải đi hết cả một nửa vòng trái đất phải nhờ sự giúp đỡ của trẻ con xóm làng.
- Khi xắp giã biệt cuộc đời, Nhĩ mới cảm nhận được vẻ đẹp thân thuộc và gần gũi của bãi bồi ven sông và vẻ đẹp của người vợ tần tảo giầu tình yêu và đức hi sinh. Anh nhờ con trai thực hiện khao khát đó của mình, nhưng cậu lại để lỡ chuyến đò.
à Tác giả muốn tâm sự và khái quát những quy luật, triết lý của cuộc đời: cuộc sống và số phận của một con người chứa đầy những sự bất thường – những nghịch lý ngẫu nhiên vượt ra ngoài những dự định, ước muốn, cả những hiểu biết và toan tính của con người. Và con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình.
- HS tìm chi tiết, trả lời. HS khác nhận xét.
- HS trả lời (ghi bài).
4. Củng cố: (3’)
 (?) Nêu lại vài nét về tác giả Ng Minh Châu ?
 (?) Nhĩ có cảm nhận ntn trong buổi sáng đầu thu
5. Dặn dò: (2’)
	- Học kỹ phần phân tích, tập tóm tắt nội dung bài
	- Chuẩn bị “Bến quê” (Trả lời các câu hỏi sgk) 
	- Gv thu bài chương trình địa phương phần TLV
TUẦN 29
Tiết 137 – Văn bản	Hướng dẫn đọc thêm
BẾN QUÊ (tt)
(Trích)
Nguyễn Minh Châu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
2. Phân tích nhân vật Nhĩ: 30’
(?)Đọc những câu hỏi của Nhĩ và cho biết thái độ im lặng của Liên người đọc cảm nhận hình như anh đã nhận ra điều gì về bản thân mình?
(?)Qua cử chỉ, thái độ của Liên cho thấy phẩm chất, tình cảm của người phụ nữ này?
GV: Nhĩ nhớ lại những ngày mới cưới nhiều năm chung sống, xây dưng gia đình, những ngày bệnh tật  nhĩ càng thấu hiểu và biết ơn, cảm động người đàn bà bên kia sông (Liên)
(?) Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, ở cảnh ngộ bị buộc chặt vào giường bệnh, Nhĩ đã nhìn thấy những gì qua khung cửa sổ và anh khao khát điều gì?
(?)Câu hỏi thảo luận: Vì sao Nhĩ lại nảy sinh khao khát đặt chân lên bãi bồi bên kia song vào chính buổi sáng hôm ấy?
Liên hệ gd: Hãy biết quý trọng thời gian và những người ở quanh ta. Hãy làm những việc có ích 
(?)Nhĩ nhờ con sang sông để làm gì?
(?)Ước vọng đó có thành công không? Vì sao?
(?)Từ đấy, Nhĩ đã rút ra quy luật trong cuộc sống đòi người, thể hiện qua câu nào? Ngoài ra còn quy luật nào khác?
(?)Phân tích những hành động kì quặc của Nhĩ ở đoạn cuối. điều đó có ý nghĩa gì?
GV: Nhân vật Nhĩ là nhân vật tư tưởng, một loại nhân vật nỏi lên sau 1975.
Qua đó tác giả muốn gửi gắm nhiều điều quan sát, suy ngẫm triết lí về cuộc đời và con người được cảm hóa vào đời sống nội tâm của nhân vật: diễn biến tâm trạng dước sự tác động của hoàn cảnh miêu tả tinh tế, hợp lí.
II/ Nghệ thuật: 5’
(?) Xác định ngôi kể?
(?) Nhận xét tình huống?
(?)Trong truyện có những hình ảnh nào. Em hiểu những hình ảnh đó ntn?
III/ Ý nghĩa văn bản: 5’
(?) Nêu ý nghĩa VB?
HOẠT ĐỘNG 3: (1’) Hướng dẫn tự học:
	- Tóm tắt truyện, nắm được tình huống và ý nghĩa của truyện.
	- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, miêu tả tâm lí nhân vật.
à Đêm qua em có nghe thấy tiếng gì không?
Hôm nay là ngày mấy
Nhĩ đã nhận ra mình chẳng còn sống được bao lâu nữa
à Sự tần tảo, chịu đựng, hy sinh
à Nhĩ nhận ra vẻ đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống trong một buổi sáng đầu thu. Vẻ đẹp ấy, trước đây, dù có điều kiện đi khắp nơi, anh đã không nhận ra được à Anh khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia bến sông. Trong hoàn cảnh này thì đó là niềm khao khát vô vọng.
- HS thảo luận nhóm 3’. Đại diện trả lời.
- Nhóm khác nhận xét.
à Chợt nhận ra vẻ đẹp của cảnh vật và hiểu mình sắp từ biệt đời. thức tỉnh về giá trị bền vững, bình thường mà sâu xa của cuộc sống. đi khắp thế gian, đến tận cuộc đời không thể bước chân trên bến sông quê hương. Đây là niềm ân hận.
à Thực hiện khao khát của mình, đi thay mình, cảm nhận thay mình.
à Không, vì đứa con không hiểu hàm ý nên làm một cách miễn cưỡng ( làm lỡ chuyến đò)
à “Thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chĩnh” 
Quy luật khác
Sự khác biệt giữa thế hệ già – trẻ, cha – con, những người yêu thương ruột thịt nhưng đâu có hiểu nhau. Đó là quy luật đáng buồn. Làm thế nào để các thế hệ hiểu nhau, bổ sung cho nhau, đem lại niềm vui cho nhau khi chưa muộn.
à Anh đang hối hả giục cậu con trai đang xem cờ thế nhanh chân cho kịp chuyến đò.
Muốn thức tỉnh mọi người về những cái vòng vèo để hướng tới những giá trị đích thực.
- HS trả lời (ghi bài).
- HS trả lời (ghi bài).
- HS trả lời (ghi bài).
2. Phân tích nhân vật Nhĩ: 
 - Hoàn cảnh éo le của Nhĩ: bệnh nặng, đang sống những ngày cuối cùng của cuộc đời.
- Cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật Nhĩ về vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông, về gia đình.
	- Cảm xúc, tâm trạng và những chiêm nghiệm của nhân vật Nhĩ về con người và cuộc đời: “ Con người trên đường đời Thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình”
II/ Nghệ thuật: 
	- Lựa chọn người kể chuyện ở ngôi thứ ba.
	- Sáng tạo trong việc tạo nên tình huống của truyện nghịch lí.
	- Xây dựng những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng trong VB: hình ảnh bãi bồi bên kia sông; những bông hoa bằng lăng cuối mùa, tiếng những tảng đất lở ở bờ sông bên này; cậu con trai của Nhĩ sa vào đám phá cờ thế; hành động và cử chỉ của Nhĩ ở cuối truyện.
III/ Ý nghĩa văn bản:
	- Cuộc sống, số phận con người chứa đầy những điều bất thường, nghịch lí, vượt ra ngoài những dự định và toàn tính của chúng ta.
	- Trên đường đời, con người ta khó tránh khỏi những vòng vèo hoặc chùng chình, để rồi vô tình không nhận ra được những vẻ đẹp bình dị, gần gũi trong cuộc sống.
	- Thức tỉnh sự trân trọng giá trị của cuộc sống gia đình và những vẻ đẹp bình dị của quê hương.
C. Hướng dẫn tự học:
	- Tóm tắt truyện, nắm được tình huống và ý nghĩa của truyện.
	- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, miêu tả tâm lí nhân vật.
4. Củng cố: (2’)
 (?) Nêu lại nội dung chính của bài?
 (?) Nghệ thuật đặc sắc trong bài.
5. Dặn dò: (2’)
 - Học kỹ phần phân tích, nắm nội dung bài
 - Làm bài tập 2. Chuẩn bị “Ôn tập TV” (Trả lời các câu hỏi sgk) mục I và II 
 - Gv thu bài chương trình địa phương phần TLV
TUẦN 29
Tiết 138 – TV
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
Ngày soạn: 
 14/ 3/2012
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	Nắm vững những kiến thức về phần TV đã học trong HKII.
II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
	Hệ thống kiến thức về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn, nghĩa tường minh và hàm ý.
2. Kĩ năng: 
	- Rèn kĩ năng tổng hợp và hệ thống hóa một số kiến thức về phần TV.
	- Vận dụng những kiến thức đã học trong giao tiếp, đọc – hiểu tạo lập VB.
III/ CHUẨN BỊ:
	-GV: SGK, SGV,
	-HS: Soạn bài theo HD.
IV/TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
1. Ổn định lớp: (1’)
	GV kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ: (3’) 
	Gv kiểm tra tập soạn của hs
 3. Bài mới: (36’)
 Ở hkII ta đã học tiếng việt những bài nào? Như vậy về lí thuyết ta đã nắm được, vận dụng ntn. Hôm nay chúng ta thực hành qua tiết học này.
† Hoạt động 1: Ôn tập về khởi ngữ & các thành phần biệt lập 
Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 1
(?) Các từ in đậm là thành phần gì của câu?
Gv hướng dẫn hs diền vào bảng tổng kết 
Ê Hs đọc sgk 109
->a/ Khởi ngữ
b/ Tình thái
c/ Phụ chú
d/ Gọi đáp – Cảm thán
I/ Khởi ngữ và các thành phần biệt lập:
1. Các (thành phần) từ in đậm là thành phần gì của câu
Khởi ngữ
Thành phần biệt lập
Tình thái
Cảm thán
Gọi – đáp
Phụ chú
Xây cái lăng ấy
Dường như
Vất vả quá
Thưa ông
Những người convậy 
Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 2 
Gv nhận xét đúng – sai
Ê Hs đọc sgk
Hs có 5’ viết đoạn văn
Hs đứng tại chỗ đọc bài làm của mình
Hs khác nhận xét – bổ sung
2. Giới thiệu truyện ngắn “Bến quê”, có sử dụng câu chứa, khởi ngữ, câu chứa thành phần tình thái:
Vd: Bến quê là một câu chuyện về cuộc đời, cuộc đời vốn rất bình lăng quanh ta (phụ chú) vơi những nghịch lí không dễ gì hóa giải. hình như (tình thái) trong cuộc sống hôm nay, chúng ta có thể gặp ở đâu đó một số phận giống như nhân vật Nhĩ trong câu chuyện của Nguyễn Minh Châu. Người ta mãi mê kiếm danh, kiếm lợi gần hêt cuộc đời, vì một lí do nào đó nằm một chỗ, con người mới chọt nhận ra rằng: gia đình là tổ ấm cuối cùng đưa tiễn ta vào nơi vĩnh hằng! Cái chân lí giản dị ấy (khởi ngữ), tiếc thay (cảm thán) Nhĩ chưa kịp nhận ra vào những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời mình.
† Hoạt động 2: Ôn tập liên kết câu và liên kết đoạn:
(?) Liên kết câu và liên kết đoạn có gì giống và khác nhau?
- Hướng dẫn hs làm bài tập 1 mục II
 - Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 1 mục II
Gv treo bảng phụ
(?)Các đoạn văn đã sử dụng phép liên kết nào
Gv nhận xét đúng – sai
Ê Giống nhau: Cả hai đều sử dụng phép liên kết giống nhau
Chỉ khác là hai câu có liên kết với nhau cùng nằm trong một đoạn văn hay nằm ở hai đoạn văn khác nhau
Ê Hs đọc sgk
Ê Hs lên bảng làm
Hs nhận xét
II/ Liên kết câu và liên kết đoạn văn:
1. Các từ in đậm thể hiện phép liên kết nào
a/ Phép nối
b/ Phép lặp, phép thế
c/ Phép thế
4. Củng cố: 3’
 GV cho HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
5. Dặn dò: 2’
 - Xem lại các bài tập đã làm
 - Chuẩn bị tiết 2 của bài “Ôn tập tiếng việt lớp 9”. 
Trả lời câu hỏi bài tập còn lại.
TUẦN 29
Tiết 139 – TV
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT (tt)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hướng dẫn hs điền vào bảng tồng kết về các phép liên kết đã học ở BT2
Ê HS lên bảng điền dựa vào BT1 ở tiết trước.
Hs khác nhận xét – bổ sung
2. Ghi kết quả phân tích ở BT1 vào bảng theo mẫu.
Phép liên kết
Từ ngữ tương ứng
Lặp từ ngữ
Đồng nghĩa, trái nghĩa và phép liên tưởng
Phép thế
Phép nối
Cô bé
Cố bé – nó
“bây giờ!”- thế
Nhưng- nhưng rồi – và
Gv hướng dẫn hs thực hiện BT3 mục II
(?) Chỉ ra sự liên kết về nội dung và hình thức giữa các câu trong đoạn văn em viết về truyện ngắn “ Bến Quê” (Nguyễn Minh Châu)
Gv cho hs 4’ để làm 
- Gv nhận xét và sữa chữa (nếu sai)
Hđộng 2: Ôn tập về nghĩa tường minh và hàm ý:15’
Gv hướng dẫn hs làm BT, mục III.
Gọi hs đọc truyện cười.
(?) Người ăn mày muốn nói gì với người nhà giàu qua câu in đậm?
Gv nhận xét đúng – sai.
Gọi hs đọc yêu cầu câu 2 
(?) Tìm hàm ý các câu in đậm và cho biết người nói vi phạm PCHT nào?
Gv nhận xét và cho điểm 
Liên hệ GD hs sử dụng hàm ý đúng chỗ sẽ làm tăng hiệu quả.
à Hướng dẫn tự học:
	Liên hệ thực tế sử dụng câu có hàm ý.
Ê Hs đọc yêu cầu BT3
Ê Hs lấy đoạn văn giới thiệu truyện ngắn “Bến Quê” của Nguyễn MInh Châu ở mục 2 .I để phân tích
Hs đứng tại chỗ nêu
Hs khác nhận xét
Ê Hs đọc sgk
Ê HS thảo luận 4’
Đại diện nhóm trình bày – nhận xét
Ê Hs đọc sgk
Ê Hs lên bảng làm 
Hs khác nhận xét – bổ sung (nếu thiếu)
3. Nêu rõ liên kết về nội dung và hình thức giữa các câu trong đoạn văn viết về truyện ngắn “ Bến Quê”:
III/ Nghĩa tường minh và hàm ý:
 1. Đọc truyện cười và nêu hàm ý của người ăn xin:
Hàm ý “ Địa ngục là chỗ của các ông” (người nhà giàu)”
 2. Hàm ý của các câu in đậm:
 a) “Đội bóng huyện chơi không hay”
“ Tôi không muốn bình luận về việc này”
Ê Vi phạm PC quan hệ
b) “Tớ chưa báo cho Nam và Tuấn”
Ê Vi phạm PC về hượng
C. Hướng dẫn tự học:
	Liên hệ thực tế sử dụng câu có hàm ý.
4. Củng cố: (4’)
 GV cho hs làm bài tập
5. Dặn dò: (2’)
- Xem lại các bài tập đã làm
 - Chuẩn bị “Luyện nói nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ
 - Đọc và soạn bài ở nhà theo yêu cầu sgk lập dàn ý.
Tuần 29-
Tiết 140 – Tiếng Việt
LUYỆN NÓI: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT
 ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	- Nắm vững hơn những kiến thức cơ bản của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
	- Rèn kĩ năng nói.
Ngày soạn: 
 14/ 3/2012
II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
	Những yêu cầu đối với luyện nói khi bàn luận về một đoạn thơ, bài thơ trước tập thể.
2. Kĩ năng: 
	- Lập dàn ý và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
	- Trình bày miệng một cách mạch lạc những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.
III/ CHUẨN BỊ:
	-GV: SGK, SGV,
	-HS: Soạn bài theo HD.
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
1. Ổn định: (1’)
 GV kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	GV kiểm tra sự soạn bài của HS.
3. Bài mới :(36’)
 Để làm quan trước đám đông và trình bày 1 vấn đề nào đó mạch lạc, thu hút người nghe. Đó là kĩ năng phải rèn luyện trong 1 quá trình lâu dài có được điều đó, đòi hỏi cúng ta phải luyện tập ngay từ bây giờ. Cụ thể là lớp học trogn phạm vi nhỏ. Đó là cách trình bày luyện nói trước lớp qua tiết học hôm nay
èHOẠT ĐỘNG 1: CHUẨN BỊ:
(?)Ở tiết luyện nói này các em đã chuẩn bị những gì ở nhà
è HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN NÓI TRÊN LỚP:
- GV cho HS ôn nhanh về kiến thức cũ:
Nhắc lại những kiến thức đã học về kiểu bài:
	- Những yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
	- Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn ý theo bố cục ba phần rõ ràng, viết bài, sửa bài.
à Qua sự chuẩn bị ở nhà, GV gọi HS lên trình bày. 
 GV lưu ý HS: 
 + Cần bám sát vào nhan đề đã cho, trình bày theo 1 trình tự, liên kết giữa các phần.
 + Hiểu vấn đề đó như thế nào thì trình bày theo dòng cảm xúc của mình
Gv nhận xét – cho điểm
Lưu ý: Phải bám sát vào đặc sắc của tác phẩm và trình bày giọng điệu truyền cảm phù hợp
à HOẠT ĐỘNG 3: (1’)Hướng dẫn tự học:
	Tập trình bày một bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ trước mặt bạn bè hoặc người thân. 
à -* Nắm vững yêu cầu của bài nghị luận về một đoạn thơ- bài thơ, nội dung cơ bản từng phần Mở- Thân- Kết
 * Xem lại bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt.
 * Lập dàn ý và tập trình bày nói của mình.
- HS thực hành theo yêu cầu.
- HS khác nghe, nhận xét.
- HS tham khảo phần Vào đề - SGK112 thêm.
I/ CHUẨN BỊ Ở NHÀ:
à Cho đề bài: Bếp lửa sưởi ấm một đời – Bàn về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt. 
II/ LUYỆN NÓI TRÊN LỚP:
- Chọn vị trí để trình bày sao cho có thể nhìn được người nghe.
- Ngôn ngữ nói mạch lạc, tự nhiên theo dàn bài đã chuẩn bị.
- Nói âm hưởng đủ nghe, ngữ điệu nói hấp dẫn, phù hợp với cảm xúc của bài thơ, đoạn thơ. 
- Biết nghe, nhận xét được phần trình bày của bạn về nội dung và hình thức.
C. Hướng dẫn tự học:
	Tập trình bày một bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ trước mặt bạn bè hoặc người thân. 
4.Củng cố: 4’
 GV nhận xét tiết thực hành.
 5. Dặn dò: 2’
 - Xem lại cách làm NL về 1 đoạn thơ – bài thơ
 - Chuẩn bị “Những ngôi sao xa xôi”
 - Đọc văn bản trả lời câu hỏi 1 sgk (Tóm tắt được truyện)
 - Soạn phần tác giả - tác phẩm vào tập học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 29.doc