Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần thứ 9

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần thứ 9

TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG

I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Hệ thống hóa kiến thức về tự vựng đó học từ lớp 6 đến lớp 9.

 - Biết vận dụng kiến thức đó học khi giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập VB.

II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức:

 Một số khái niệm liên quan đến từ vựng.

 2. Kĩ năng:

 Cách sự dụng từ hiệu quả trong nói, viết, đọc – hiểu VB và tạo lập VB.

III/. CHUẨN BỊ.

GV: SGK, SGV lớp 6,7,8,9 - Soạn giáo án- Thiết bị dạy học.

HS: SGK lớp 6,7,8,9 – lập bảng ôn tập.

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 842Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tuần thứ 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9	Ngày soạn: 12/10/2012	
Tiết 43
Tổng kết về từ vựng
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	- Hệ thống húa kiến thức về tự vựng đó học từ lớp 6 đến lớp 9.
	- Biết vận dụng kiến thức đó học khi giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập VB.
II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
	Một số khỏi niệm liờn quan đến từ vựng.
 2. Kĩ năng: 
	Cỏch sự dụng từ hiệu quả trong núi, viết, đọc – hiểu VB và tạo lập VB.
III/. Chuẩn bị.
GV: SGK, SGV lớp 6,7,8,9 - Soạn giáo án- Thiết bị dạy học.
HS: SGK lớp 6,7,8,9 – lập bảng ôn tập.
IV/. CáC hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
1. ổn định tổ chức : (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 Vì sao cần phải trau dồi vốn từ? Cách trau dồi vốn từ?
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: (12’)
- GV đưa ngữ liệu yêu cầu HS xác định từ đơn và từ phức - phân biệt các từ ghép và từ láy.
- Thế nào là từ đơn?
? TN là từ phức? Có mấy loại từ phức?
? Phân loại các từ trong mục 2. I SGK- 122
- GV yêu cầu HS đọc mục 3.I
? Từ láy nào giảm nghĩa và từ nào tăng nghĩa so với tiếng gốc?
- GV chia nhóm cho HS tìm các từ láy và so sánh nghĩa của chúng với tiếng gốc.
? Khi sử dụng từ láy, ta cần chú ý điều gì?
Hoạt động 2: (10’)
? Thành ngữ là gì?
? Trong những tổ hợp từ sau đây, tổ hợp nào là thành ngữ, tổ hợp nào là tục ngữ?
? Giải thích nghĩa của mỗi thành ngữ, tục ngữ đó?
? Tìm hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật và thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật?
 Hoạt động 3:
? Nghĩa của từ là gì? 
? Có mấy cách giải nghĩa của từ?
? Từ có thể có những nghĩa nào?
? Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu trên?
? Cách giải thích nào trong 2 cách giải thích sau là đúng? Vì sao?
Hoạt động 4:
? Thế nào là từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
? Hãy phân biệt nghĩa gốc với nghĩa chuyển?
? Trong hai câu thơ trên, từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không? Vì sao?
Hoạt động 5:
? Từ đồng âm là từ như thế nào?
- Cho HS đọc BT2, nêu yêu cầu BT2.
- GV hướng dẫn cả lớp cùng chưa bài.
- HS xác định và phân loại từ đơn, từ phức - phân biệt các từ ghép và từ láy.
- HS nhắc lại khái niệm về từ đơn, từ phức, từ ghép và từ láy.
- HS phân loại và ghi vào bảng ôn tập.
- HS trình bày khái niệm về thành ngữ và nêu đặc điểm của thành ngữ.
- 2 HS lên bảng t.bày.
- Nhận xét, bổ xung.
- chọn phương án đúng, giải thích.
- HS độc lập làm bài.
- 2 HS đứng tại chỗ trình bày.
- Nhận xét, bổ xung.
- Nhắc lại kiến thức.
- 2 HS lên bảng t.bày.
- Nhận xét, bổ xung.
- chọn phương án đúng, giải thích.
- Nhắc lại kiến thức.
- So sánh, phân biệt, rút kiến thức
- 2 HS lên bảng t.bày.
- Nhận xét, bổ xung.
- Nhắc lại kiến thức.
- Thảo luân cặp đôi.
- Trình bày kết quả.
- Nhận xét, đánh giá.
I. Từ đơn và từ phức:
1. Từ đơn: Là từ chỉ có một tiếng.
- VD: Nhà, cây,...
2. Từ phức: Từ gồm 2 hoặc nhiều tiếng là từ phức.
- VD: Quần áo, nhà cửa, đẹp đẽ, sạch sành sanh, đẹp đẽ,
* Từ ghép gồm 2 loại: Từ ghép, từ phức.
a.Từ ghép: Xe đạp, bàn ghế,
b.Từ láy: Trăng trắng: giảm so với tiếng gốc.
- Sạch sành sanh: tăng ...
II. Thành ngữ:
1- Thành ngữ là: 1 cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
2- Bài tập 2/123: 
a) Tục ngữ: h/c, môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến tính cách, đạo đức con người.
b) Thành ngữ: Làm việc không đến nơi đến chốn, bỏ dỡ, thiếu trách nhiệm.
c) Tục ngữ: muốn giữ gìn thức ăn với chó phải treo, với mèo phải đậy. 
d) Thành ngữ: tham lam, được cái này lại muốn cái khác hơn. 
e) Thành ngữ: Sự thông cảm thương xót giả dối nhằm đánh lừa người khác.
3- Bài tập 3/123:
- Thành ngữ có yếu tố chỉ Động vật:
+ đầu voi đuôi chuột
+ vuốt râu hùm.
- Thành ngữ có yếu tố chỉ Thực vật:
+ bèo dạt mây trôi
+ cắn rơm cắn cỏ.
III. Nghĩa của từ:
1- Khái niệm: nghĩa của từ là nội dung (sự vât, tính chất, hoạt động, quan hệ) mà từ biểu thị.
- Có 2 cách giải nghĩa của từ:
+ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
+ Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc từ trái nghĩa với từ cần giải thích.
2- Bài tập 2/123:
- Chọn cách hiểu: (a) vì 
(b) chưa đầy đủ; 
(c): nghĩa chuyển; 
(d): nghĩa chưa chuẩn.
3- Bài tập 3/124
- Chọn b: rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ.
Vì cách giải nghĩa (a) là sai, đã vi phạm một nguyên tắc quan trọng phải tuân thủ khi giải thích nghĩa của từ (dùng một cụm từ có nghĩa thực thể để giải thích cho một từ chỉ đặc điểm tính chất)
IV.Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
1- Lý thuyết:
- Từ có thể có 1 nghĩa hay nhiều nghĩa.
- Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
- Trong từ nhiều nghĩa có: Nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
+ Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
+ Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
2- Bài tập 2:
- Từ hoa trong “thềm hoa”, “lệ hoa” được dùng theo nghĩa chuyển. Tuy nhiên không thể coi đây là hiện tượng từ nhiều nghĩa vì nghĩa chuyển của từ hoa chỉ là nghĩa chuyển lâm thời, chưa làm thay đổi nghĩa của từ.
V. Từ đồng âm:
1- Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau không liên quan gì với nhau.
2- Bài tập 2:
- Trường hợp (a) là hiện tượng từ nhiều nghĩa.
+ ở đoạn thơ lá là nghĩa gốc.
+ trong đoạn văn lá là nghĩa chuyển.
- Trường hợp (b) là hiện tượng Từ đồng âm nghĩa của hai từ khác xa nhau, không có mối liên hệ nào cả..
4. Củng cố:(2’)
- GV thống kê lại bài.
5. Hướng dẫn về nhà.: (4’)
- HS bổ sung vào bảng hệ thống hoá về từ vựng và hoàn chỉnh các bài tập.
- Tiếp tục lập bảng hệ thống hoá về từ vựng( tiết 44)
- Ôn tập và tìm thêm các ví dụ minh hoạ cho nội dung của tiết 43.
--------------------------------------°--------------------------------------
Ngày soạn: 15/10/2011
Tuần 9 . Tiết 44 .
Tổng kết về từ vựng ( Tiếp theo)
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	- Hệ thống húa kiến thức về tự vựng đó học từ lớp 6 đến lớp 9.
	- Biết vận dụng kiến thức đó học khi giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập VB.
II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
	Một số khỏi niệm liờn quan đến từ vựng.
 2. Kĩ năng: 
	Cỏch sự dụng từ hiệu quả trong núi, viết, đọc – hiểu VB và tạo lập VB.
III/. Chuẩn bị.
- GV: SGV_ SGK- Soạn giáo án- Thiết bị dạy học.
- HS: SGK- Lập bảng ôn tập từ vựng.
IV. CáC hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
1. ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (6’)
 GV đưa ngữ liệu yêu cầu HS xác định các đơn vị kiến thức trong tiết 43- nhắc lại khái niệm...
 GV kiểm tra bảng ôn tập của HS.
3. Bài mới: 
 Hoạt động 6: (8’)
? Từ đồng nghĩa là những từ như thế nào?
Có mấy loại từ đồng nghĩa?
? Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu trên?
? Dựa trên cơ sở nào mà từ xuân có thể thay thế từ tuổi?
? Việc thay thế có tác dụng gì?
 Hoạt động 7 : (5’)
? Thế nào là từ trái nghĩa?
? Trong các cặp từ trên cặp từ nào có quan hệ trái nghĩa?
? Bài tâp 3*/125?
Hoạt động 8: (6’)
? Nêu hiểu biết của em về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ?
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn yêu cầu.
- Cho HS xp lên điền vào ô trống.
Hoạt động 9: (8’)
? Trường từ vựng là gì?
? yêu cầu 2.IX/ 126
- Nhắc lại kiến thức.
- Chọn ý hiểu đúng.
- Chuyển nghĩa hoán dụ.
- Phát biểu ý kiến.
- Nhắc lại kiến thức.
- chọn cặp có quan hệ tráI nghĩa.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nhắc lại kiến thức.
- HS thảo luận nhóm.
- cử đại diện nhóm lên hoàn thành bảng.
- Nhóm khác nhận xét, bổ xung.
- Nhắc lại kiến thức.
- Suy nghĩ, phát biểu.
VI. Từ đồng nghĩa
1- Từ đồng nghĩa: là những từ ngữ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau, 1 từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
- Có 2 loại từ đồng nghĩa:
+ Đồng nghĩa hoàn toàn.
+ Đồng nghĩa không hoàn toàn
2- Bài tập 2:
- Chọn cách hiểu (d) vì các từ đồng nghĩa có thể thay thế cho nhau tuy nhiên không phảI trường hợp nào cũng được.
3- Bài tập 3:
- Xuân là từ chỉ một mùa trong năm, khoảng thời gian tương ứng với 1 tuổi. Hình thức chuyển nghĩa hoán dụ.
- Từ xuân thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả. Dùng từ xuân để tránh lặp từ tuổi tác.
VII. Từ trái nghĩa:
1- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
2- Bài tập 2:
- Những cặp từ có quan hệ trái nghĩa:
 xấu- đẹp; xa - gần; rộng - hẹp.
3- Bài tập 3:
- Cùng nhóm với sống - chết có: 
 Chẵn - lẽ; chiến tranh - hoà bình.
- Cùng nhóm với già - trẻ có: yêu - ghét; cao - thấp; nông - sâu; giàu - nghèo.
VIII- Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ:
1- Khái niệm: Nghĩa của 1 từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác.
- Từ ngữ nghĩa rộng.
- Từ ngữ nghĩa hẹp.
2- Điền từ ngữ thích hợp vào ô trống:
Việt Nam
Trạm Tấu
Yên Bái
Văn Chấn
Nghĩa Lộ
Phúc Sơn
Hạnh Sơn
IX. Trường từ vựng:
1- Khái niệm: Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
2- Bài tập 2: 
- 2 từ cùng trường từ vựng: là tắm và bể.
- Góp phần làm tăng giá trị biểu cảm của câu nói làm cho câu nói có sức tố cáo mạnh mẽ hơn.
4. Củng cố.: ( 3’)
 - GV hệ thống lại bài dạy
5. Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Dựa vào bảng hệ thống về từ vựng, học thuộc các khái niệm thuộc nội dung bài ôn tập.
- Chuẩn bị tiết 45: Chữa bài để chuẩn bị cho tiết trả bài.
- Chữa các lỗi GV đã gạch chân trong bài viết: dùng từ, chính tả, chấm câu.
 ----------------------------------------------------°----------------------------------------------------
Ngày soạn: 15/10/2011
Tuần 9- 
 Tiết 45: Trả bài tập làm văn số 2.
I/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả; nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết loại bài này.
- Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và diễn đạt.
II/ Chuẩn bị:
- GV: Chấm, chữa bài- thống kê điểm- đánh giá ưu và nhược điểm trong bài viết của HS.
- HS: Ôn lại lí thuyết- Nhận và chữa bài
Iii/ CáC Bước lên lớp:	
1. ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra: (4’)
- Kiểm tra miệng phần lí thuyết (2 phút)
- Kiểm tra bài chữa của HS ( mỗi nhóm 2 em)
3. Bài mới: GV nêu mục đích của giờ trả bài.
GV ghi lại đề bài lên bảng, yêu cầu HS đọc lại đề và phân tích đề; nêu yêu cầu của bài viết.
GV đánh giá chung về bài viết số 2:
I. Nhận xét chung về bài viết số 2:
1. ưu điểm:
a. Về kiểu bài: 
100% xác định đúng thể loại bài văn tự sự.
Sử dụng các yếu tố miêu tả đan xen với tự sự hợp lí.
b. Về cấu trúc:
Bố cục bài đủ ba phần ( mở bài, thân bài, kết bài)
Trình bày các phần rõ ràng, mạch lạc.
c. Về nội dung:
Các phần liên kết chặt chẽ với nhau tạo tính mạch lạc cho bài văn.
Kể sáng tạo( giàu trí tưởng tượng) – có cảm xỳc
d. Về hình thức:
- Trình bày sạch, đẹp và khoa học.
2. Nhược điểm:
- Một số bài viết sai chính tả, sai lỗi dùng từ và chấm câu chưa đúng.
II. Kết quả bài viết số 2
Giỏi : Khá: Tb : 
.
III. Chữa bài:
-GV cho HS đại diện các nhóm lênchữa lỗi của các bạn trong nhóm mình.
-GV đánh giá và cho HS đọc lại bài viết đạt điểm 8,9:Yến,trang,Huyền ,dung ,Mai anh
HS nhận xét rút kinh nghiệm.
-GV cho 2 em HS đạt điểm 7 đọc lại bài: 
HS nhận xét và rút kinh nghiệm.
-GV yêu cầu HS các nhóm trao đổi bài và trao đổi rút kinh nhgiệm cho nhau.
-GV chốt lại một số vấn đề thuộc kĩ năng trình bày các đoạn văn.
-GV cho 2 em HS đọc đoạn văn miêu tả trong bài viết và cho HS đánh giá-. Củng cố lại kiến thức.
-GV yêu cầu HS trả lại bài cho các bạnấu đó cung sửa lỗi cho nhau
4.Củng cố: (1’)Bài học rút ra từ việc sử bài kiểm tra lần 2?
5.Hướng dẫn về nhà: (3’)
- Ôn tập lại về kiểu bài tự sự.
- Soạn văn bản: “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
HD: 
- Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi phần cuối văn bản.
- Sưu tầm các bài thơviết về người anh bộ đội trong chống Pháp và chống Mĩ.
- Vẽ, sưu tầm tranh ảnh về đề tài người lính .

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 9.2.doc