Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Bài 13: Làng (Kim Lân)

Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Bài 13: Làng (Kim Lân)

Bài 13. Làng

 ( Kim Lân )

Tiết 61 : Đọc - Hiểu văn bản

A.Mục tiêu cần đạt.

1.Kiến thức.

- Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

- Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện: Xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng.

2.Kĩ năng.

- Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt phân tích tâm lí nhân vật.

3.Thái độ.

-Biết trân trọng yêu quí làng quê, yêu đất nước.

B.Chuẩn bị :

* Thầy: Soạn giáo án - Sưu tầm tài liệu.

* Trò: Soạn bài theo câu hỏi SGK.

C.Tiến trình tổ chức các hoạt động.

* Hoạt động 1.Kiểm tra bài cũ. ( 1)

? Đọc thuộc lòng bài thơ ''ánh trăng ''. Cho biết chủ đề của bài thơ là gì?

* Hoạt động 2: Khởi động. ( 1)

Mỗi người dân Việt Nam đều vô cùng gắn bó với làng quê của mình, nơi sinh ra và lớn lên. Sống ở làng, chết nhờ làng, không gì khổ bằng phải bỏ làng đi tha hương cầu thực, lâm voà cảnh sống nơi đất khách quê người.Tình cảm đặc biệt đó được nhà văn Kim Lân thể hiện một cách độc đáo trong một hoàn cảnh đặc biệt: Kháng chiến chống Pháp để viết nên truyện ngắn '' Làng ''.

* Hoạt động 3: Bài mới. ( 38)

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 770Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Bài 13: Làng (Kim Lân)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/ 11/2007 
Ngày dạy: 30/11/2007 
Bài 13. Làng
 	( Kim Lân )
Tiết 61 : Đọc - Hiểu văn bản
A.Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức.
- Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
- Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện: Xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng.
2.Kĩ năng.
- Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt phân tích tâm lí nhân vật.
3.Thái độ.
-Biết trân trọng yêu quí làng quê, yêu đất nước.
B.Chuẩn bị :
* Thầy: Soạn giáo án - Sưu tầm tài liệu.
* Trò: Soạn bài theo câu hỏi SGK.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động. 
* Hoạt động 1.Kiểm tra bài cũ. ( 1’)
? Đọc thuộc lòng bài thơ ''ánh trăng ''. Cho biết chủ đề của bài thơ là gì?
* Hoạt động 2: Khởi động. ( 1’)
Mỗi người dân Việt Nam đều vô cùng gắn bó với làng quê của mình, nơi sinh ra và lớn lên. Sống ở làng, chết nhờ làng, không gì khổ bằng phải bỏ làng đi tha hương cầu thực, lâm voà cảnh sống nơi đất khách quê người...Tình cảm đặc biệt đó được nhà văn Kim Lân thể hiện một cách độc đáo trong một hoàn cảnh đặc biệt: Kháng chiến chống Pháp để viết nên truyện ngắn '' Làng ''.
* Hoạt động 3: Bài mới. ( 38’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động
của H/S
Nội dung cần đạt
GV: Gọi học sinh đọc chú thích SGK/171.
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
? Truyện ngắn '' Làng '' của Kim Lân được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
GV: Truyện thuộc loại cốt truyện tâm lí, không xây dựng trên các biến cố, sự kiện bên ngoài mà chú trọng đến các tình huống bên trong nội tâm nhân vật.
GV: Nêu yêu cầu đọc-->đọc mẫu-->gọi học sinh đọc.
- Chú ý từ ngữ địa phương, những lời đối thoại.
? Tóm tắt tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc?
GV: Gọi học sinh đọc chú thích 12 - 15 - 16 - 26 - 27 - 28.
?Tác phẩm Làng của Kim Lân được viết theo thể loại nào?
? Văn bản được viết theo những phương thức biểu đạt nào? Phương thức biểu đạt nào là chủ yếu? Vì sao?
? Truyện được kể từ ngôi nào? Ngôi kể này có tác dụng gì?
? Truyện được chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
? Nêu chủ đề của truyện? 
( Truyện nói về điều gì ở người nông dân? Trong hoàn cảnh nào? )
? Trong số các nhân vật được kể ai là nhân vật chính của truyện? Vì sao em xác định như thế? 
? Những biện pháp chủ yếu nào được sử dụng để miêu tả nhân vật chính?
? Kim Lân đã đặt nhân vật chính vào tình huống truyện như thế nào? Tình huống ấy có tác dụng gì
? Vậy ở nơi tản cư cuộc sống của ông Hai như thế nào? 
GV: Gọi học sinh đọc từ đầu-->vui quá.
? Cuộc sống của gia đình ông Hai ở nơi tản cư có gì khác thường?
? Em có nhận xét gì về cuộc sống của gia đình ông Hai?
? ở nơi tản cư ông Hai luôn quan tâm tới điều gì?
? Mối quan tâm về làng của ông Hai được thể hiện trong đoạn văn bản nào?
? Ông Hai đã nhớ những gì ở làng?
? Vì sao ông Hai cảm thấy '' vui thế '' khi nghĩ về làng mình?
? Điều đó cho thấy tình cảm của ông Hai đối với làng quê như thế nào?
? Theo em đoạn văn bản nào thể hiện mối quan tâm của ông Hai đến cuộc kháng chiến của dân tộc?
? Cách quan tâm của ông Hai đến cuộc kháng chiến có những biểu hiện đặc biệt nào?
?Lời văn của đoạn có gì đặc biệt?
? Từ đó tình cảm kháng chiến của ông Hai được bộc lộ như thế nào?
? Đặc điểm nào trong con người ông Hai được bộc lộ nơi tản cư?
? Em tìm một số tác phẩm viết về tình yêu quê hương đất nước?
GV khái quát nội dung tiết 1.
-Đọc
-Độc lập
-Độc lập
-Nghe
-Đọc
-Tóm tắt
-Phát hiện
-Lí giải
-Phát hiện, giải thích
-Phát hiện
-Trình bày
-Phát hiện
-Nhận xét
-Phát hiện
-Đọc
-Phát hiện
-Nhận xét
-Phát hiện
-Phát hiện
-Nhận xét
-Lí giải
-Độc lập
-Đọc
-Phát hiện
-Nhận xét
-Khái quát
-Phát hiện
-Sưu tầm
Khái quát
I. Đọc - Tiếp xúc văn bản.
1.Tác giả, tác phẩm.
- Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn.
- Am hiểu và gắn bó với nông thôn và người nông dân.
- Tác phẩm: Viết vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1948.
2.Đọc, tóm tắt văn bản.
3. Tìm hiểu cấu trúc văn bản.
*Thể loại.
- Truyện ngắn.
- Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Tự sự là chính vì câu chuyện được triển khai theo hệ thống các sự việc.
- Ngôi thứ ba-->đảm bảo tính khách quan của những cái được kể, gợi cảm giác chân thực cho người đọc.
* Bố cục: 3 phần.
- Phần 1: Từ đầu-->vui quá: Cuộc sống của ông Hai ở nơi tản cư.
- Phần 2: Ông lão-->đôi phần: Cuộc sống của ông Hai từ khi nghe tin xấu về làng.
- Phần 3: Còn lại: Cuộc sống của ông Hai khi nghe tin làng được cải chính.
- Chủ đề: Truyện diễn tả chân thực và sinh động tình yêu làng quê ở ông Hai - Một người nông dân rời làng đi tản cư trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
II. Đọc-Hiểu văn bản.
- Nhân vật ông Hai-->Vì diễn biến câu chuyện đều xoay quanh nhân vật ông Hai.
- Miêu tả nội tâm; ngôn ngữ đối thoại và độc thoại.
- Tình huống: Ông Hai nghe tin làng chợ Dầu đã lập tề theo giặc phản lại kháng chiến, Cụ Hồ -> tình huống đối nghịch tạo điều kiện để nhân vật thể hiện tâm trạng, phẩm chất tính cách của nhân vật bộc lộ tình yêu làng ,yêu nước chân thành của ông Hai.
1. Cuộc sống của ông Hai ở nơi tản cư.
- Xa quê, ở nhờ nhà người khác.
- Mọi người đều lo kiếm sống.
( Vợ và con gái đàu chạy chợ, ông và hai đứa con nhỏ tìm đất trồng trọt ).
- Cuộc sống tạm bợ, khó khăn nhưng nề nếp.
- Làng quê, cuộc kháng chiến của đất nước.
- Đoạn '' Ông lại nghĩ về...làng quá".
- Cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuôn đá, cái chòi gác đầu làng, những đ';ngf hầm bí mật.
- Vì làng ông là làng tích cực kháng chiến.
-Tình cảm gắn bó, tự hào với làng quê.
''Ông hai đi nghênh ngang...vui quá"
- Mong nắng cho tây chết mệt 
( nắng...chúng nó ).Nghe lỏm đọc báo thường xuyên ở phòng thông tin để biết tin tức kháng chiến -> đầy lòng tin kháng chiến. Không giấu cảm xúc vui mừng.
- Ngôn ngữ quần chúng, độc thoại nhân vật.
- Tha thiết, nồng hậu.
- Chất phác, gắn bó với làng quê kháng chiến.
- Quê hương; Nhớ con sông quê hương; Ông lão vườn chim.
- Ca dao:Làng ta... Anh đi..
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà ( 1’)
- Về học bài, tóm tắt văn bản.
- Chuẩn bị tiếp phần 2 của bài , 
Ngày soạn : 28/ 11/ 06 
Ngày giảng : 30/ 11/ 06 
Bài 13. Làng
 ( Kim Lân )
Tiết 62: Đọc - Hiểu văn bản
A.Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức.
- Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
- Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện: Xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng.
2.Kĩ năng.
- Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt phân tích tâm lí nhân vật.
3.Thái độ.
-Biết trân trọng yêu quí làng quê, yêu đất nước.
B.Chuẩn bị.
* Thầy: Soạn giáo án - Sưu tầm tài liệu.
* Trò: Soạn bài theo câu hỏi SGK.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động.
* Hoạt động 1.Kiểm tra bài cũ. ( 6’)
? Tóm tắt chuyện ngắn Làng của Kim Lân ? Nêu vài nét khái quát về cuộc sống của ông Hia ở nơi tản cư?
* Hoạt động 2: Khởi động. ( 1’)
Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu nhân vật ông Hai qua một số nét phẩm chất thông qua một phần diễn biến tâm lí của ông Hai. Diễn biến tâm lí của Ông Hai tiếp tục thay đổi theo sự biến đổi của làng, để hiểu rõ hơn diễn biến tâm lý đó chúng ta tìm hiểu tiếp bài.
* Hoạt động 3: Bài mới : ( 36’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động
của H/S
Nội dung cần đạt
GV khái quát nội dung tiết 1.
GV: Gọi học sinh đọc ''Ông lão náo nức...đôi phần ''.
? Cho biết nội dung chủ yếu của đoạn?
GV: Cho học sinh tóm tắt phần truyện kể về nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng mình theo giặc.
? Ông Hai đã có tâm trạng như thế nào khi nghe tin làng mình theo giặc?
? Khi mọi người nói làng ông theo giặc ông đã tin ngay chưa?
? Tin chính thức làng Dầu theo giặc ông đã có hành động như thế nào?
? Tại sao ông lại có hành động như vậy?
? Qua các chi tiết trên của ông Hai cho biết tâm trạng của ông Hai lúc này như thế nào?
? Khi về đến nhà ông lão có biểu hiện ra sao?
? Em nhận xét gì về tâm trạng của ông Hai?
? Vì sao ông Hai lại đau đớn, tủi nhục?
? Quan điểm của ông Hai được thể hiện qua chi tiết nào?
GV: Gọi học sinh đọc '' Ông Hai...phải thù ''.
? Cái tin làng Dầu theo việt gian đã đẩy ông Hai vào hoàn cảnh nào?
? Vì sao vừa chớm nghĩ quay về làng ông lại quay phắt ngay đi?
? Diễn biến tâm lí của ông Hai lúc này như thế nào?
? Có thể coi đây là cuộc đấu tranh nội tâm của nhân vật được không? Sự xung đột này bộc lộ tình cảm gì?
GV: Gọi học sinh đọc '' Ông lão/169...đôi phần ''.
? Trong hoàn cảnh bế tắc như vậy ông Hai tâm sự với ai?
? Vì sao ông lại trò chuyện với đứa con như vậy?
? Cảm xúc của ông khi trò chuyện với đứa con bộc lộ như thế nào?
? Qua lời tâm sự của nhân vật em thấy mối quan hệ tình yêu làng, yêu nước của ông Hai ra sao?
GV: Gọi học sinh tóm tắt phần 3.
? Khi biết tin làng mình không theo giặc dáng vẻ ông Hai có những biểu hiện khác thường nào?
? Dáng vẻ ấy phản ánh một nội tâm như thế nào?
? Tại sao ông Hai lại khoe với mọi người rằng '' Tây nó đốt nhà tôi rồi ''?
 ?Cử chỉ của ông Hai lúc này có gì đặc biệt?
? Những cử chỉ đó cho ta thấy tình cảm của ông Hai với làng như thế nào ?
? Ông Hai là người tiêu biểu cho tầng lớp nào?
? Qua truyện em học được gì từ nghệ thuật kể chuyện của Kim Lân về sử dụng ngôn ngữ, miêu tả nhân vật, tình huống?
? Truyện diễn tả tình cảm gì của ông Hai?
GV: Chốt-->Gọi học sinh đọc ghi nhớ/174.
GV: Gọi học sinh đọc bài tập 1SGK/174.
? Tác giả dùng những biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả tâm lí nhân vật? ( 1’)
-Đọc
-Độc lập
-Tóm tắt
-Phát hiện
Lí giải
-Phát hiện, giải thích
-Suy luận
-Phát hiện
-Nhận xét
-Lí giải
-Phát hiện
-Đọc
-Phát hiện
-Suy luận
-Nhận xét
-Trao đổi
-Đọc
-Phát hiện
-Lí giải
-Nhận xét
-Suy luận
-Đọc
-Nhận xét
-Lí giải
- Đọc
-Độc lập
-Phát hiện
-Nhận xét
-Khái quát
-Khái quát
-Khái quát
-Đọc
-Phát hiện
I. Đọc - Tiếp xúc văn bản.
II. Đọc-Hiểu văn bản.
1.Cuộc sống của ông Hai ở nơi tản cư.
2.Cuộc sống của ông Hai từ khi nghe tin làng theo giặc.
- Cổ nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân.
- Ông lão lặng người đi tưởng như không thở được...
- Vờ đứng lảng ra chỗ khác.
- Cúi gằm mặt xuống.
- Sợ người khác biết mình là người làng Dầu.
* Xấu hổ, uất ức.
- Nằm vật ra giường.
- Nước mắt trào ra.
- Miệng rít lên.
- Trằn trọc không ngủ được.
* Đau khổ, tủi nhục.
- '' Làng thì yêu thật...phải thù ''.
- Tuyệt đường sinh sống.
- Về: Quay lại làm nô lệ cho giặc.
- Suy nghĩ, đấu tranh: Về - ở.
- Cuộc đấu tranh nội tâm-->bế tắc, tuyệt vọng, yêu ghét rõ ràng.
- Trò chuyện với con.
- Không biết giãi bày với ai, mượn con để bày tỏ tấm lòng son của mình với làng quê đất nước.
- Nước mắt giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má.
Tình yêu làng, yêu nước sâu nặng
3.Tin làng theo giặc được cải chính.
- Cái mặt buồn thỉu mọi ngày...hấp háy...
- Cười nói, chia quà cho con.
* Vui sướng.
- Đó là bằng chứng gia đình ông không những không theo giặc mà còn là gia đình kháng chiến.
- Lật đật đi thẳng, múa tay lên mà khoe.
- Vén quần lên tận bẹn mà nói về cái làng của ông.
* Yêu làng thắm thiết.
- Nông dân.
III. Tổng kết.
1.Nghệ thuật.
- Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại.
- Kết hợp miêu tả ngoại hình.
- Nội tâm đặc biệt miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật.
2.Nội dung.
* Ghi nhớ: SGK/174
I V.. Luyện tập
* Đoạn tả ông Hai vừa nghe tin làng mình theo giặc:
- Đối thoại, độc thoại.
- Qua những trạng thái cảm xúc trực tiếp.
*Đoạn ông trò chuyện với thằng con út:
- Đối thoại.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà ( 2’)
- Về học bài, Làm tiếp bài 2SGK/174.
- Chuẩn bị: Chương trình địa phương phần tiếng Việt.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 61-62 -VH.doc