Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 91 đến tiết 142

Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 91 đến tiết 142

 Bài 18, Tiết 91:

 BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

 Chu Quang Tiềm

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

 - Hiểu được sự cần thiết của đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị kuận sâu sắc, giàu tính thuết phục của Chu Quang Tiềm.

 - Hiểu, cảm nhận được NT lập luận, ý nghĩa thực tiễn và giá trị nội dung của các tác phẩm NL hiện đại nay.

2. Kỹ năng:

 - Rèn luyện thân thêm cách viết văn NL qua việc lĩnh hội bài NL sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của tác giả.

3. Thái độ:

 - GD hs có thói quen và lòng say mê đọc sách.

II.Chuẩn bị

 GV: giáo án, sgk, skv, Tài liệu tham khảo, bảng phụ.

 HS: sgk, vở ghi, vở soạn, đồ dùng học tập.

III. Tiến trình dạy học

1.Kiểm tra bài cũ:

 Kiểm tra vở soạn của học sinh.

2.Bài mới;

 Gt bài mới: gt trực tiếp

 

doc 130 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 582Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 91 đến tiết 142", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Lớp :..Tiết :...Ngày dạy: /./..Sĩ số:.Vắng:
Lớp :..Tiết :.......Ngày dạy: /./..Sĩ số:.Vắng:
 	Bài 18, Tiết 91:
	Bàn về đọc sách
	Chu Quang Tiềm
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
 - Hiểu được sự cần thiết của đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị kuận sâu sắc, giàu tính thuết phục của Chu Quang Tiềm.
 - Hiểu, cảm nhận được NT lập luận, ý nghĩa thực tiễn và giá trị nội dung của các tác phẩm NL hiện đại nay.
2. Kỹ năng:
 - Rèn luyện thân thêm cách viết văn NL qua việc lĩnh hội bài NL sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của tác giả.
3. Thái độ:
 - GD hs có thói quen và lòng say mê đọc sách.
II.Chuẩn bị
	GV: giáo án, sgk, skv, Tài liệu tham khảo, bảng phụ.
	HS: sgk, vở ghi, vở soạn, đồ dùng học tập.
III. Tiến trình dạy học
1.Kiểm tra bài cũ: 
 Kiểm tra vở soạn của học sinh.
2.Bài mới;
 Gt bài mới: gt trực tiếp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu tác giả, tác phẩm
H? Trình bày sự hiểu biết của em về t/g CQT?
H? Em hãy giới thiệu đôi nét về tác phẩm?
H?Cho biết phương thức diễn đạt chính của tác phẩm? NX về lí lẽ, dẫn chứng?
Phát hiện, trả lời
Trả lời
Suy nghĩ, trả lời
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả:
 Chu Quang Tiềm ( 1897 - 1986 ) là nhà mỹ học, lý luận VH nổi tiếng TQ.
2. Tác phẩm: ( sgk - tr6)
3. Phương thức biểu đạt
Nghị luận: dẫn chứng cụ thể, có sức thuyết phục, lý lẽ xác đáng, rõ ràng 
Hoạt động 2: HDHS đọc hiểu ND văn bản
GV đọc mẫu- HDHS cách đọc 
 Gọi HS đọc
Y/c hs tìm hiểu chú thích sgk
H? Văn bản chia làm mấy phần? Nội dung của mỗi phần? 
H? Em hãy trình bày tóm tắt ý kiến của tác giả về tàm quan trọng của sách? 
H? Qua lời bàn của tác giả, em thấy đọc sách có ý nghĩa gì?
Gv: Với cách lập luận trên, đọc sách là con đường quan trọng trong nhiều con đường khác. Đọc sách để tích luỹ nâng cao tri thức. Đọc sách là tự học 
Theo dõi 
Đọc
Trả lời
Suy nghĩ, trả lời
Nhận xét, bổ sung
trả lời
Nghe
II. Đọc, hiểu ND văn bản
1. Đọc, chú thích
a. Đọc: ( Sgk - tr3 )
b. Chú thích: sgk - tr6
2. Bố cục : 3 phần
p1: Lđ 1- 2 đoạn văn đầu =>Tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đọc sách.
P2: Lđ2- đoạn 3 => Những khó khăn và nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong thời đại hiện nay.
P3: Còn lại => Bàn về phương pháp đọc sách.
3. Phân tích
a. ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách.
* Tầm quan trọng
 - Sách đã ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi tích luỹ qua từng thời đại.
- Những cuốn sách có gtrị có thể xem là những cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật.
- Sách trở thành kho tàng quý báu cảu di sản tinh thần mà loài người thu lượm hnàg nghìn năm.
* ý nghĩa của việc đọc sách.
- Là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức.
- Chuẩn bị tri thức vươn lên tầm cao mới.
- Kế thừa và phát huy thành tựu VH.
 3. Củng cố, dặn dò
* Củng cố: Gv hệ thống nội dung bài học
	H? ý nghhĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách là gì? 
* Dặn dò: 
	Về nhà học bài.
	Chuẩn bị tiếp giờ sau học tiếp.
---------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn://
Lớp :..Tiết :...Ngày dạy: /./..Sĩ số:.Vắng:.
Lớp :..Tiết :...Ngày dạy: /./..Sĩ số:.Vắng:
Tiết 92:
	Bàn về đọc sách 
	(Tiếp theo)
	Chu Quang Tiềm
I. Mục tiêu bài học
 ( Như tiết 91 )
II.Chuẩn bị
	GV: giáo án, sgk, skv, Tài liệu tham khảo.
	HS: sgk, vở ghi, vở soạn, đồ dùng học tập.
III. Tiến trình bài học
1. kiểm tra bài cũ: 
H? Hãy nêu ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách?
2. Bài mới
 Gt bài mới: gt trực tiếp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu ND văn bản
Gọi hs đọc luận điểm 3
H? Tác giả đã chỉ ra những khó khăn gì trong khi đọc sách?
H? T/g đã sử dụng b/p gì để nói vè cái hại của việc đọc trong tình hình hiện nay?
H? Từ việc chỉ râ 2 cái hại của sách hiện trên, t/g khuyên chúng ta nên chọn sách như thế nào?
H? Em thường đọc sách như thế nào? Cách đọc đúng đắn là đọc như thế nào?
H? Khi soạn bài em hay đọc theo cách nào?
H? Em hiểu như thế nào là sách PT & sách CM?
GV chốt lại = > Ghi nhớ
Đọc
Trả lời
suy nghĩ, trả lời
Trả lời
suy nghĩ trả lời
Nghe - Đọc
II. Đọc hiểu ND văn bản
b. Khó khăn trong việc đọc sách
- Sách nhiều khiến người đọc không chuyên sâu dễ sa vào lối "ăn tươi nuốt sống"
- Sách nhiều nên người đọc dễ lạc hướng.
+ Lối đọc vô bổ, lãng phí t/g, công sức, đọc để khoe khoang.
=> NT so sánh: đọc sách giống như đánh trận.
c. Cách chọn sách và đọc sách đúng.
* Cách chọn sách:
- Chọn cho tinh khong cốt lấy nhiều.
- Tìm những cuốn sách thực sự có gtrị và cần thiết đối với bản thân.
- Chọn sách có mđích, định hướng rõ rệt.
* Cách đọc sách: 
- Đọc kĩ, đọc đi đọc lại, đọc nhiều lần. Đọc với sự say mê, suy ngẫm tích luỹ.
- Có nhiều cách đọc: đọc nhẩm, đọc thầm,.
+, Mối qh giữa học vấn PT và học vấn CM với việc đọc sách.
- Hai loại học vấn này có sự gắn bó tương hỗ nhau.
- Đọc sách cũng là công việc rèn luyện , cbị âm thầm, gian khổ.
* Ghi nhớ: sgk/7 
Hoạt động 2: Luyện tập
Y/c hs đọc phần chuẩn bị
Đọc
Nhận xét
III. Luyện tập
3. Củng cố, dặn dò
* Củng cố: Gv chốt lại ND bài học
	H? ND chính của VB là gì?
* Dặn dò:
	Dặn hs về nhà học bài.
	Cbị bài: Khởi ngữ
__________________________________________________________
Ngày soạn://
Lớp :..Tiết :...Ngày dạy: /./..Sĩ số:.Vắng:.
Lớp :..Tiết :...Ngày dạy: /./..Sĩ số:.Vắng:
	Tiết 93: 
	Khởi ngữ
I. Mục tiêu bài học
1.Kiến thức:
 - Hiểu thế là khởi ngữ 
 - Nhận biết và biết và hiểu tác dụng của thành phần khởi ngữ.
2. Kỹ năng:
 - Biết cách sử dụng khởi ngữ.
3. Thái độ;
 Có ý thức với môn học.
II. Chuẩn bị
	 GV: giáo án, sgk, skv, Tài liệu tham khảo.
	 HS: sgk, vở ghi, vở soạn, đồ dùng học tập.
III. Tiến trình dạy học
1. KTBC:
 Kiểm tra cbị của học sinh.
2. Bài mới
 Gt bài mới: gt trực tiếp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ
Gọi hs đọc VD trong sgk
H? Các từ ngữ in đậm trong 3 VD có vtrò và qh với VN trong câu ntn?
H? Trước các từ ngữ in đậm nói trên có thể thêm các qh từ nào?
Gv chốt lạià ghi nhớ
Đọc
suy nghĩ, trả lời
a. Còn (đối với) anh
b. (Về) giàu...
Nghe - Đọc
I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
1. Ví dụ: sgk/7
2. Nhận xét:
a. Anh1: KN
 Anh 2: CN
à KN đứng trước CN có qh trực tiếp với VN theo qh C -V.
b. Giàu: KN
 Tôi: CN
à KN đứng trước CN và báo trước ND thông tin trong câu.
c. Cụm từ: " các thể văn trong l/vực VN" : KN
 Chúng ta: CN
à KN đứng trước CN và thông báo về đề tài được nói trong câu.
* Ghi nhớ: sgk/8
Hoạt động 2: HDHS luyện tập
H? Tìm những trong các đoạn trích?
Y/c hs t/l nhóm 
 1bàn/1nhóm 
Gọi hs lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở.
T/l nhóm
Đại diện trả lời
Nhận xét bổ sung
II. Luyện tập
1. Bài tập 
a. Điều này.
b. Đối với chúng mình 
c. Một mình.
d. Làm khí tượng.
e. Đối với cháu.
2. Bài tập 2
a. Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
b. Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.
3. Củng cố, dặn dò
* Củng cố: GV hệ thống lại ND bài học
	H? Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu?
* Dặn dò: Về nhà học bài, đặt 3 VD có sử dụng KN
	Chuẩn bị bài : Phép phân tích và tổng hợp.
Ngày soạn://
Lớp :..Tiết :...Ngày dạy: /./..Sĩ số:.Vắng:.
Lớp :..Tiết :...Ngày dạy: /./..Sĩ số:.Vắng:
Tiết 94: 
	Phép phân tích và tổng hợp
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
 - Hiểu thế nào là phép phân tích tổng hợp.
2.Kỹ năng:
 - Rèn khả năng vận dụng khi tạo lập và đọc hiểu văn bản NL.
3. Thái độ:
 GD ý thức vươn lên trong học tập.
II. Chuẩn bị
	GV: giáo án, sgk, skv, Tài liệu tham khảo.
	 HS: sgk, vở ghi, vở soạn, đồ dùng học tập.
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 
	Ktra sự chuẩn bị của hs
2. Bài mới:
 	Gt bài mới: gt trực tiếp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung KT cần đạt
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp
Gọi hs đọc VB sgk
H? Văn bản bàn luận vđề gì?
H? Phần MB nêu những hiện tượng gì?
H? Tiếp đó tác giả nêu ra biểu hiện cụ thể nào?
H? Hai luận chính trong VB là gì?
H? Các htg trên nêu lên nguyên tắc nào trong ăn mặc trang phục của mọi người?
H? Để chốt lại vấn đề, tác giả sử dụng phép lập luận nào? Phép lập luận này thường đứng ở vị trí nào trong văn bản?
H? Phép phân tích và phép tổng hợp có vai trò ntn trong văn bản nghị luận?
GV chốt lại vđ àGhi nhớ
Đọc
Trả lời
- Ăn mặc chỉnh tề, đi chân đất
- Đi giầyphanh ngực
Suy nghĩ, trả lời
Trả lời
Nghe - Đọc
I. Tìm hiểu phép lập luận phân tích
 Văn bản: Trang phục 
1. Phép phân tích.
- Vấn đề bàn luận: cách ăn mặc, trang phục
* Nguyên tắc chung:
+ Ăn mặc phải đồng bộ.
+ Phù hợp với tính chất công việc.
+ Phù hợp với môi trường, hoàn cảnh.
- Quy tắc ngầm: 
+ " Ăn cho mình, mặc cho người"
+ " Y phục xứng kỳ đức" 
à Phép lập luận ptích giúp ta hểu sâu sắc các khía cạnh khác của trang phục đối với từng người, trong từng hoàn cảnh cụ thể.
2. Phép lập luận tổng hợp
- Chốt vấn đề: 
+ " Ăn cho minh, mặc cho người"
" Thế mới biết, trang phục hợp VH, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp".
à Phép lập luận tổng hợp giúp ta hiểu ý nghĩa XH và đạo đức của cách ăn mặc.
* Ghi nhớ: sgk/10
Hoạt động 2: HDHS luyện tập
Gọi hs đọc bt1
H? Tác giả đã pt ntn để làm sáng tỏ luận điểm "Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn"?
H? Tác giả đã pt những lý do phải chọn sách để đọc ntn?
H? Phân tích có vai trò quan trọng ntn trong lập luận?
Đọc
Suy nghĩ trả lời
T/luận nhóm
Đại diện nhóm trả lời
Nhận xét bổ sung
Trả lời
II. Luyên tập
1. Bài tập 1:
LĐ: Học vấn là của nhân loại, sách là nơi ghi chép và lưu truyền học vấn, kho báu di sản của tinh thần nhân loại.
+ Giả thiết: muốn tiến lên phía trước phải đọc sách để chiếm lĩnh thành tựu nhân loại đã đat được trong quá khứ.
+ Không đọc sách là xoá bỏ thành tựu nhân loại đã đạt được trong quá khứ.
- KL: Cần đọc sách, đọc sách là sự chuẩn bị đi trên con đường học vấn.
2. Bài tập 2
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu. Chon sách mà đọc cho kĩ, vừa đọc vừa suy ngẫm mới có tác dụng.
- Sách nhiều dễ bị lạc hướng, chọn sách quan trọng cơ bản để đọc, không caanf đọc nhiều.
3. Bài tập 4
Phân tích là cách trình bày các khía cạnh khác nhau xung quanh một vấn đề, 1 sự vật. 
3. Củng cố, dăn dò
* Củng cố: GV hệ thống nội dung bài học.
* Dặn dò: - Dặn học sinh về nhà học bài.
	- Cbị bài luyện tập
__________________________________________________________
Ngày soạn://
Lớp :..Tiết :...Ngày dạy: /./..Sĩ số:.Vắng:.
Lớp :..Tiết :...Ngày dạy: /./..Sĩ số:.Vắng:
 Tiết 95 
	luyện tập phân tích và tổng hợp
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
 - Nhận diện và hiểu biết tác dụng của phép phân tích và tổng hợp tong các VB Nghị luận.
2. Kỹ năng:
 - Biết cách sử dụng phép pt và tổng hợp t ... 
	Giới thiệu bài mới: Giới thiệu trực tiếp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung KT cần đạt
Hoạt động 3:HDHS Ôn tập về nghĩa tường minh và hàm ý.
H? Nhắc lại thế nào là nghĩa tường minh, hàm ý?
H? Nghĩa hàm ý của câu in đậm?
H? Tìm hàm ý của các câu in đậm và cho biết trong mỗi trường hợp hàm ý đã được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào?
- Gọi hs trìng bày 
- Gv treo bảng phụ 
- Nhận xét
- Nêu khái niệm.
- Đọc yêu cầu bài tập 1.
-> Làm miệng
- Đọc yêu cầu bài tập 2.
-> Thảo luận
-> Trình bày.
III.Nghĩa tường minh và hàm ý
a. Khái niệm
b. Bài tập
Bài tập 1
-> Địa ngục là chỗ của người nhà giàu.
Bài tập 2
a. Từ in đậm có thể hiểu:
-“Đội bóng huyện chơi không hay”
“Tôi không muốn bình luận về việc này”
-> Người nói cố ý vi phạm phương châm quan hệ.
b. Hàm ý của câu in đậm là:
“Tớ chưa báo cho Nam và Tuấn” 
-> Người nói cố ý vi phạm phương châm về lượng
3. Củng cố, dặn dò
* Củng cố:
	- Gv hệ thống ND bài học.
	H? Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý ?
*. Dặn dò :
- Nắm vững kiến thức vừa ôn tập.
 - Chuẩn bị giờ sau luyện nói : Đọc lại bài thơ “ Bừp lửa” của Bằng Việt, lập dàn ý cho đề bài sau : 
 Đề bài: Bếp lửa sưởi ấm một đời – Bàn về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
___________________________________________________________________
Lớp : 9A. Tiết :...Ngày dạy: /./..Sĩ số:.Vắng:.
Lớp : 9B .Tiết :...Ngày dạy: /./..Sĩ số:.Vắng:
Tiết 140:
Luyện nói : nghị luận về 
một đoạn thơ, bàI thơ.
I. Mục tiêu bài học 
1. Kiến thức:
 Nắm vững kiến thức về kiểu bàI nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
2. Kĩ năng:
Có kĩ năng trình bày miệng một cách mạch lạc, hấp dẫn những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.
Luyện tập cách lập ý, lập dàn bài và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận một đoạn thơ, bài thơ.
3. Thái độ:
Giáo dục HS ý thức sáng tạo.
II. Chuẩn bị 
GV : Đọc, soạn, bảng phụ
HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
III. Tiến trình bài dạy 
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: gt trực tiếp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung KT cần đạt
H? Hãy trình bày dàn ý của bài?
GV nhận xét, chốt lại dàn ý chung. 
- Nêu dàn ý ( đã lập ở nhà).
-> Nhận xét.
I. Chuẩn bị
* Đề bài: Bếp lửa sưởi ấm một đời – Bàn về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
* Dàn ý
A. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề nghị luận.
B. Thân bài
- Hình ảnh đầu tiên được tác giả tái hiện là hình ảnh một bếp lửa ở làng quê Việt Nam.
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm...
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”
-> Tình bà cháu...
- Tuổi ấu thơ bên cạnh bà
“Lên bốn tuổi...
Nghĩ lại đến giờ ...”
- Những tình cảm sâu sắc xung quanh bếp lửa quê hương.
“Tám năm ròng...”
- Hình ảnh bếp lửa gắn liền với những biến cố lớn của đất nước và ngọn lửa cụ thể từ cái bếp lửa đã trở thành biểu tượng của ánh sáng và niềm tin
“Rồi sớm rồi chiều...
... niềm tin dai dẳng”
- Hình ảnh bếp lửa đã trở thành biểu tượng của quê hương; trong đó bà vừa là người nhen lửa vừa là người giữ lửa
“Lận đận ...
... thiêng liêng – Bếp lửa”
- Cuối cùng, nhà thơ rút ra bài học về mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại.
C. Kết bài.
- Khẳng định lại vấn đề.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện nói
- GV hướng dẫn HS luyện nói trước tổ.
- GV gọi HS nói trước lớp.
- GV hướng dẫn HS nhận xét : về nội dung, giọng nói, cách nói.
- GV nhận xét, cho điểm.
- HS hoạt động theo nhóm tổ.
- Nói trước tổ -> nhận xét.
- Đại diện nhóm trình bày : nói trước lớp.
-> Nhận xét. 
II. Luyện nói
Luyện nói trong tổ.
Luyện nói trước lớp.
3. Củng cố, dặn dò
* Củng cố: Gv hệ thống Nd bài học
*. Dặn dò:
	- Về nhà làm hoàn chỉnh bài văn.
	 - Chuẩn bị tiết 141: văn bản “ Những ngôi sao xa xôi”.
___________________________________________________________________
Lớp : 9A. Tiết :...Ngày dạy: /./..Sĩ số:.Vắng:.
Lớp : 9B .Tiết :...Ngày dạy: /./..Sĩ số:.Vắng:
Tiết 141: 
Những ngôI sao xa xôI
( Lê Minh Khuê )
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến Thức:
 - Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên và cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên trong truyện.
 - Thấy được những nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của tác giả.
2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích truyện.
3. Thái độ:
 - Giáo dục HS lòng yêu nước.
II. Chuẩn bị 
Gv : Giáo án, sgk, Tltk, Bảng phụ
HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ: 
 * Suy nghĩ của em về hình tượng nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn “Bến quê”?
2. Bài mới :
	* Giới thiệu bài mới: Gt trực tiếp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung KT cần đạt
Hoạt động 1: HDHD tìm hiểu tác giả, tác phẩm
H? Những hiểu biết của em về tác giả Lê Minh Khuê?
H? Nêu xuất xứ của văn bản “Những ngôi sao xa xôi”?
- Giới thiệu về tác giả.
- Giới thiệu về tác phẩm.
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
1. Tác giả:
- Lê Minh Khuê, sn 1949, quê huyện Tĩnh Gia - Thanh Hoá.
- Là cây bút nữ chuyên viết về chuyện ngắn.
2. Tác phẩm: ( Sgk-120)
Hoạt động 2: HDHS đọc hiểu ND văn bản
 GV hướng dẫn HS đọc
Gv Đọc mẫu
GV hướng dẫn HS tự nghiên cứu từ khó.
H? Hãy tóm tắt truyện?
H? Phương thức biểu đạt của văn bản?
H? Truyện được trần thuật từ nhân vật nào? Việc chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung truyện?
H? Truyện kể về ba cô gái thanh niên xung phong ở một tổ trinh sát phá bom trên cao điểm. ở họ có những nét gì chung đã gắn bó thành một khối thống nhất và những gì là nét riêng ở mỗi người?
H? Em có nhận xét gì về hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô gái ?
H? Ba cô gái có những phẩm chất chung nào của những chiến sĩ thanh niên xung phong ở chiến trường?
- GV: Đó là những phẩm chất vừa cao đẹp vừa bình dị , hồn nhiên , lạc quan của thế hệ trẻ Việt Nam trong chiến tranh chống Mỹ.
 kháng chiến chống Mĩ ?
2HS đọc -> nhận xét
- Tự nghiên cứu.
- Tóm tắt -> Nhận xét.
-> Phương thức tự sự.
- Phát hiện : 
... tạo điều kiện để tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật tạo điểm nhìn phù hợp để miêu tả hiện thực cuộc chiến đấu ở trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn.
- Phát hiện.
- Suy nghĩ.
- Phát hiện.
II.Đọc, hiểu ND văn bản
1. Đọc, chú thích
a, Đọc
b, Chú thích: (sgk - 120)
2. Phân tích
a.Ba nhân vật nữ thanh niên xung phong trong tổ trinh sát mặt đường.
* Điểm chung:
- Hoàn cảnh sống và chiến đấu:
+ ở một hang dưới chân cao điểm giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn.
+ chạy trên cao điểm cả ban ngày
+ Khi có bom nổ thì chạy lên đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ ... phá bom
-> Nguy hiểm, ác liệt.
- Họ đều là những cô gái Hà Nội, có tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ, lòng dũng cảm , tình đồng đội gắn bó, nhiều mơ ước, hay mơ mộng ...
3. Củng cố, dặn dò
* Củng cố: Gv hệ thống ND bài học
	H? Điểm chung giữa ba cô thanh niên xung phong ở tổ trinh sát mặt đường ?
* Dặn dò:
	- Về nhà học bài 
	- Chuẩn bị bài tiết tiếp theo 142: Những ngôi sao xa xôi (Tiếp theo)
___________________________________________________________________
Lớp : 9A. Tiết :...Ngày dạy: /./..Sĩ số:.Vắng:.
Lớp : 9B .Tiết :...Ngày dạy: /./..Sĩ số:.Vắng:
Tiết 142:
Những ngôI sao xa xôI (tiếp theo)
( Lê Minh Khuê )
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến Thức:
 - Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên và cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên trong truyện.
 - Thấy được những nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của tác giả.
2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích truyện.
3. Thái độ:
 - Giáo dục HS lòng yêu nước.
II. Chuẩn bị 
1.Thầy: Đọc, soạn, Bảng phụ
2. Trò: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ: 
 * Tóm tắt lại nội dung đoạn trích “ Những ngôi sao xa xôi” ?
2. Bài mới :
* Giới thiệu bài mới: gt trực tiếp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung KT cần đạt
Hoạt động 1: HDHD tìm hiểu ND văn bản
Gv nhắc lại một số kiến thức cơ bản .
H? Nét riêng của mỗi người?
H? Em có suy nghĩ gì về ba cô gái thanh niên xung phong?
H? Nhân vật tự quan sát và đánh giá về mình như thế nào ở phần đầu truyện?
H? Vào chiến trường phải trải qua những thử thách nguy hiểm, giáp mặt với cái chết , Phương Định vẫn là cô gái như thế nào?
H? ở chiến trường, Phương Định còn có những phẩm chất nào đáng quý?
H? Phân tích tâm trạng Phương Định trong một lần phá bom ở phần cuối truyện?
H: Nêu cảm nhận của em về nhân vật Phương Định?
H? Nhận xét về cách miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả?
H? Nhận xét về ngôn ngữ, giọng điệu của truyện?
- Gv treo bảng phụ
- Nhận xét 
H? Nêu những nét chính về nội dung, nghệ thuật của truyện?
- Nghe 
- Phát hiện.
- Đánh giá.
- Đọc lại đoạn tự thuật hồi tưởng của nhân vật Phương Định.
- Phát hiện.
- Phát hiện.
- Phát hiện.
- Thảo luận (5 phút)-> Trình bày.
- Đánh giá.
- Suy nghĩ :
-> Miêu tả sinh động, chân thực tâm lí nhân vật
-> thế giới nội tâm phong phú, nhưng trong sáng, không phức tạp.
- Thảo luận :
-> Ngôn ngữ trần thuật phù hợp với n/v kể chuyện -> ngôn ngữ, giọng điệu tự nhiên gần với khẩu ngữ...
- Tự tổng kết.
- Đọc ghi nhớ.
II. Đọc hiểu ND văn bản
2. Phân tích
a. Ba nhân vật nữ thanh niên xung phong trong tổ trinh sát mặt đường .
* Điểm riêng ( nét riêng)
- Chị Thao: từng trải hơn, sợ máu, chăm chép bài hát
- Nho: thích thêu thùa
- Phương Định: thích ngắm mình, mơ mộng, thích hát...
-> Tâm hồn trong sáng, dũng cảm, hồn nhiên, lạc quan.
b.Nhân vật Phương Định
- Là cô gái Hà Nội ... hai bím tóc dày, tương đối mềm, cổ cao kiêu hãnh , mắt ... “cái nhìn xa xăm”
- tôi nhớ một cái gì đấy, hình như là mẹ tôi, cái cửa sổ...
-> Tuổi TN hồn nhiên vô tư, tinh nghịch.
- ... mê hát ... bịa lời mà hát ... bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn ... thích Ca-chiu-sa, thích bó gối mơ màng
-> Hồn nhiên, trong sáng
- Yêu mến những người đồng đội trong tổ và cả đơn vị mình, đặc biệt cô dành tình cảm cho những chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp trên đường vào mặt trận.
- Đến gần quả bom , cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo... không sợ... dùng xẻng đào...rùng mình 
->Là con người mới tiêu biểu cho lớp trẻ thời chống Mỹ.
* Ghi nhớ : sgk
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập
H?Nhan đề truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” mang ý nghĩa gì?
H? Cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định, qua đó em hiểu như thế nào về tuổi trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ ?
Suy nghĩ, trả lời
trả lời
III. Luyện tập
3. Củng cố, dặn dò
* Củng cố: GV hệ thống Nd bài học
- Nội dung chủ đề của trong đoạn trích là gì?
*Dặn dò: Hướng dẫn HS học và làm bài ở nhà
 - Nắm vững nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
 - Chuẩn bị: Tiết 143: Chương trình địa phương ( phần Tập làm văn)

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9 ki 2.doc