Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Trường THCS Cẩm Sơn

Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Trường THCS Cẩm Sơn

Tiết 1 : Phong cách Hồ Chí Minh

A. Mục tiêu cần đạt :

 - HS thấy được vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

 - Từ lòng kính yêu Bác, HS có ý thức học tập, tu dưỡng theo gương Bác.

B. Chuẩn bị

 HS soạn bài, sưu tầm những tư liệu về cuộc đời Bác.

 GV bài dạy, những mẩu chuyện về Bác.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động

 1. Ổn định lớp : Ở lớp 7 học VB nào “ Đức tính giản dị của Bác Hồ ”

 2. Kiểm tra : Sách vở, bài soạn của HS

 

doc 169 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 695Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Trường THCS Cẩm Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày 18 tháng 08 năm 2009
Tiết 1 : Phong cách Hồ Chí Minh 
A. Mục tiêu cần đạt :
	- HS thấy được vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
	- Từ lòng kính yêu Bác, HS có ý thức học tập, tu dưỡng theo gương Bác.
B. Chuẩn bị
	HS soạn bài, sưu tầm những tư liệu về cuộc đời Bác.
	GV bài dạy, những mẩu chuyện về Bác.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
	1. ổn định lớp : ở lớp 7 học VB nào “ Đức tính giản dị của Bác Hồ ”
	2. Kiểm tra : Sách vở, bài soạn của HS
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
	Hoạt động 1:
Hướng dẫn học sinh đọc VB
(VB thuyết minh kết hợp lập luận đọc khúc chiết, mạch lạc. )
HS đọc VB.
? VB thuộc loại VB nào? đề cập đến vấn đề gì?
HS suy nghĩ độc lập dựa vào VB
? VB có thể chia làm mấy phần? ND chính của từng phần?
* Phần 1 : Từ đầu à rất hiện đại :
 HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại
* Phần 2 còn lại : Những nét đẹp trong phong cách HCM. 
Hoạt Động 2
HS đọc phần 1
? Những tinh hoa văn hoá nhân loại đến với HCM trong hoàn cảnh nào ?
- Bắt nguồn từ khát vọng tìm đường cứu nước 1911, Người ra nước ngoài. Bác đã trải hơn 10 năm lao động cực nhọc, đói rét, làm phụ bếp, quét tuyết, đốt than, làm thợ ảnh miễn sao số
ng được để làm CM. Người đã sang Pháp vòng quanh châu Phi, sang Anh, châu Mỹ, nhiều nước châu Âu
? Vốn trí thức văn hoá nhân loại của HCM sâu rộng ntn? Người đã làm ntn để có được vốn trí thức sâu rộng ấy?
 HS thảo luận nhóm và trả lời
- Chìa khoá để mở ra tri thức văn hoá nhân loại đó là sự học hỏi.
 + Lấy d/chứng : Bác học, vĩ nhân...
 Thuế máu, N~ trò lố..., Nhật ký trong tù.
? HCM đã tiếp nhận nguồn tri thức văn hoá nhân loại ntn ? 
- Tiếp thu có chọn lọc, k0 thụ động, k0 làm mất đi vẻ đẹp truyền thống DTộc.
? Qua những vấn đề đã trình bày, theo em điều kỳ lạ nhất để tạo nên p/cách HCM đó là gì ? 
HS thảo luận
- Cốt lõi p/c HCM là vẻ đẹp văn hoá là sự kết hợp hài hoà nhuần nhuyễn tinh hoa VH DTộc với VH thế giới.
GV : Kết thúc phần 1 VB có dấu... cho biết người biên soạn đã lược bỏ phần tiếp theo trong sự nghiệp CM của HCM.
? Hãy cho biết phần 1 VB nói về thời kỳ nào trong sự nghiệp CM của HCT ?
( Thời kỳ Bác hoạt động ở nước ngoài )
I . Đọc – Tìm hiểu chú thích.
1.Đọc
2. Chú thích
- Văn bản nhật dung
- Chủ đề, sự hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
Bố cục: 2 phần
II . Đọc – hiểu văn bản
 1 . HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
- Trong cuộc đời hoạt động CM đầy truân chuyên, Người tiếp xúc với văn hoa nhiều nước.
+ Ghé lại nhiều hải cảng
+ Thăm các nước á Phi
+ Sống dài ngày ở Anh, Pháp.
* Bác nói viết thạo nhiều thứ tiếng
- Am hiểu nhiều về các dân tộc và ND thế giới, VH thế giới sâu sắc
* Làm nhiều nghề, đến đâu cũng học hỏi, tìm hiểu
uyên thâm
- Tiếp thu cái hay cái đẹp, phê phán những tiêu cực của CN tư bản.
- Trên nền tảng VH dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế.
- ảnh hưởng quốc tế nhân văn văn hoá DT à con người HCM (rất bình dị rất VN, rất phương Đông, rất mới, rất hiện đại).
C. Củng cố, hướng dẫn hs học ở nhà:
 - Nắm nội dung bài học
- Soạn tiếp tiết 2
Ngày 18/8/2009
Tiết 2 : Phong cách Hồ Chí Minh 
Bài cũ:? Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác được thể hiện ntn? 
Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 Hoạt Động 2
 HS đọc tiếp phần 2.
? Phần 2, VB nói về thời kỳ nào trong sự nghiệp CM của Bác ?
 ( Khi Người đã là vị chủ tịch nước. )
GV : Nói đến p/c là nói đến nét riêng vẻ riêng có tính nhất quán trong lối sống trong cách làm việc của con người. Với HCM thì sao ?
 HS đọc thầm P2
? Nét đẹp trong lối sống của HCM được thể hiện qua những phương diện nào ?
Nơi ở, làm việc
Trang phục
ăn uống
2. Những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh
- Nơi ở làm việc – nhà sàn nhỏ bằng gỗ, cạnh ao – chỉ vẻn vẹn vài phòng, đồ đạc mộc mạc đơn sơ
- Trang phục giản dị
Nơi ở làm việc của Bác được giới thiệu ntn ?
Nó có đúng với những gì em cảm nhận được khi xem phóng sự hay đọc những mẩu chuyện về Bác hoặc quan sát được khi đến thăm nhà Bác ?
- Nơi ở như căn nhà của bất kỳ người dân bình thường nào, cạnh ao như cảnh quê...
? Trang phục của Bác được gthiệu ntn, cảm nhận của em ?
( bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ. )
GV : áo trấn thủ, dép lốp là trang phục của bộ đội những ngày đầu KCCP.
Đôi dép ra đời 1947 được chế tạo từ 1 chiếc lốp xe ô tô quân sự của Pháp bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc. Khi hành quân, lúc tiếp khách trong nước, khách quốc tế Bác vẫn đi đôi dép ấy gần 20 năm. Cũng đôi ba lần các đ/c cảnh vệ “xin” Bác đổi dép n0 Bác bảo vẫn còn đi được. Mua đôi dép ≠ chẳng đáng là bao n0 khi chưa cần thiết cũng k0 nên, ta phải tiết kiệm vì đất nước còn nghèo, quả đúng như 1 nhà thơ đã ca ngợi :
 Vẫn đôi dép cũ mòn quai gót
 Bác vẫn thường đi giữa thế gian.
? ăn uống của Bác được giới thiệu ra sao ?
Bữa ăn bình thường ở gia đình em có những món đó k0 ? ( HS trao đổi – thảo luận )
* GV : ở Việt Bắc mỗi chiến sĩ một bữa được 1 bát cơm lưng lửng còn toàn ngô, khoai, sắn.
Bác yếu n0 cũng chỉ ăn như anh em trừ có thêm một bát nước cơm bồi dưỡng.
? Qua những điều tìm hiểu em có cảm nhận gì về lối sống của Bác ? ( So sánh với các vị nguyên thủ quốc gia cùng thời kỳ ? ) 
? Từ lối sống của HCM tác giả đã liên tưởng đến cách sống của ai trong ls DT ?
 ( Ng~ Trãi, Ng~ Bỉnh Khiêm )
? Điểm giống và khác nhau giữa lối sống của Bác với các vị hiền triết xưa ?
 HS suy nghĩ – trao đổi
- Điểm giống : giản dị _ thanh cao
- Khác : Cs NT – NBK là những nhà nho tiết tháo khi XH rối ren gian tà ngang ngược, từ bỏ công danh phú quí lánh đục về trong lánh đời, ẩn dật, giữ cho tâm hồn an nhiên tự tại...
HCM chiến sĩ c/sản sống gần gũi như quần chúng đồng cam cộng khổ với ND làm CM.
? Đây có phải là lối sống khắc khổ đầy đoạ mình hay thần thánh hoá ≠ với đời ?
* GV : HCM đã từng đi nhiều nơi, đến nhiều nước, tiếp thu tinh hoa của văn hoá thế giới song vẫn giữ lại cho mình một cs giản dị, tự nhiên không fô trg đó là lối sống của người dân VN ( nơi chốn quê hương ) đậm chất á Đông
? Tác giả đã so sánh HCM với những vị hiền triết như NT – NBK nhằm mục đích gi ?
 ? Cảm nhận của em về những đặc điểm đã tạo nên vẻ đẹp trong p/c HCM.
 Hoạt Động 3
? Để làm nổi bật những nét đẹp trong p/c HCM tác giả đã sử dụng những biện pháp NT gì ?
 HS trao đổi nhóm
? VB nhật dụng trên có gì giống và ≠ với VB nhật dụng em đã học.
GV : Một vấn đề đặt ra hội nhập và giữ gìn bản sắc DTộc “hoà nhập n0 k0 hoà tan”. Ngoài ra ND VB còn có ý nghĩa giúp ta nhận thức vẻ đẹp trong p/c của Bác học tập và rèn luyện theo p/c cao đẹp của Người.
Hoạt Động 4
GV : Các em được sinh ra và lớn lên trong ĐK vô cùng thuận lợi nhưng cũng tiềm ẩn đầy nguy cơ thách thức ( xét phương diện vật chất )
? Các em hãy bày tỏ những thuận lợi và nguy cơ theo nhận thức của em ?
? Từ tấm gương Bác Hồ em có suy nghĩ gì để đáp ứng với tình hình thực tại và tg lai ?
? Nêu một vài biểu hiện mà em cho là sống có VH và phi VH ?
- ăn uống đạm bạc : cá kho rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa... món ăn dân tộc
à Lối sống giản dị, đạm bạc vô cùng thanh cao
( Phạm Văn Đồng )
- Bác được hưởng chế độ đặc biệt n0 Bác đã tự nguyện chọn cho mình một lối sống vô cùng giản dị.
- Sống thành cao, sống có văn hoá đậm chất á đông với quan niệm thẩm mĩ, cái đẹp là sự giản dị tự nhiên.
=› Khẳng định tính DT trong truyền thống trong lối sống của Bác.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Giới thiệu, trình bày, kể kết hợp với lập luận
- Ngôn từ, NT đối lập =› VB thuyết minh mang tính cập nhật giàu chất văn
2. Nội dung
Ghi nhớ sgk
- VB mang tính thời sự trong xu thế hội nhập KT – VH nước ta với cộng đồng thế giới
* ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện theo p/c HCM
IV. Luyện tập
- Sống và làm việc học tập theo gương Bác
- Tự tu dưỡng rèn luyện lối sống có VH
D. Luyện tập và củng cố
	Kể một số câu chuyện về lối sống giản dị cao đẹp của Bác.
E. Hướng dẫn học
	- Chuẩn bị bài : “ Các phương châm hội thoại 
Ngày19/8/2009
tiết 3 : 	 Các phương châm hội thoại
A. Mục tiêu
	- HS nắm được các phương châm về lượng về chất
	- Biết vận dụng những p/c này trong giao tiếp
B. Chuẩn bị
	- Bảng phụ
C. Tổ chức các hoạt động dạy – học
	1. ổn định
	2. Kiểm tra : Sự chuẩn bị bài của HS
	3. Bài mới : Trong giao tiếp có những quy định tuy không được nói ra thành lời nhưng những người tham gia vào giao tiếp cần phải tuân thủ, nếu không thì dù câu nói không mắc lỗi gì về ngữ âm, từ vựng, NP, giao tiếp cũng sẽ không thành công. Những qui định đó được thể hiện qua các p/c hội thoại.
Hoạt động của giáo viên - học sinh
Nội dung cần đạt
 Hoạt Động 1
HS đọc lời thoại
? Trong lời thoại 2 của Ba có mang đầy đủ những nội dung An cần biết k0 ? Tại sao ?
- Thông tin mà An cần biết là địa điểm học bơi. Song Ba lại trả lời “ dưới nước”. “Bơi” đương nhiên là di chuyển dưới nước bằng cử động của cơ thể. Vì vậy Ba trả lời dưới nước là k0 đáp ứng được thông tin An cần biết.
? Từ bt trên ta thấy khi hội thoại cần chú ý điều gì ? 
 HS đọc câu chuyện “ Lợn cưới áo mới”
? Vì sao truyện gây cười
? Lẽ ra 2 anh phải hỏi và trả lời ntn để người nghe đủ biết.
- Chỉ cần hỏi : Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?
- Trả lời : Nãy giờ tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.
? Như vậy khi giao tiếp cần tuân thủ điều gì?
? Như vậy việc trả lời ít hơn, nhiều hơn những gì cần nói đều có được không? Việc đảm bảo lượng thông tin vừa đủ ấy là muốn đảm bảo p/c hội thoại nào?
Hoạt động 2
HS đọc truyện
? Truyện này phê phán điều gì ?
Lời thoại nào ta không tin là có thật
? Như vậy trong gt cần tránh ~ điều gì?
* GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách trả lời 1 số trường hợp cụ thể.
- Nếu không biết chắc vì sao bạn nghỉ học à có nên nói là bạn bị ốm không?
- Nếu không có bằng chứng mà nói bạn xấu có được không?
* Những điều nên tránh ấy chính là để đảm bảo chất lượng thông tin =› p/c về chất 
hoạt động 3.
Bài 1. HS thảo luận nhóm đôi 1/
Bài 2. HS làm vào vở BT in
 làm việc cá nhân.
a. nói có sách d. nói nhăng nói cuội
b. nói dối e. nói trạng
c. nói mò
 =› P/c về chất
Học sinh làm trong bàn bài 3,4
I. Phương châm về lượng 
1. Xét ví dụ:
- Lời thoại 2 của Ba không có nội dung An cần biết
=› Không nên nói ít hơn những gì mà gt đòi hỏi
- Câu hỏi và câu trả lời đều nhiều hơn những điều cần nói
- Không nên nói nhiều hơn những gì cần nói
2. Bài học:
 Ghi nhớ
II. Phương châm về chất
1. Xét ví dụ
- Phê phán tính nói khoác
- Có 2 lời thoại ta không tin là có thật.
* Tránh : 
 + Nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật. 
 + Nói những điều mình không chác chắn
+ Nói những điều mình không có bằng chứng xác thực.
2. Bài học.
 Ghi nhớ
III. Luyện tập
Bài 1 : Phân tích lỗi
a) Từ “ gia súc” nghĩa “ thú nuôi trong nhà” =› thừa cụm từ “ nuôi trong nhà”
b) Tất cả các loài chim đều có 2 cánh.
=› thừa cụm  ...  kho chuyện cổ tích
→ Hiện tại đời thường và cổ tích lồng vào nhau thể hiện thế giới nội tâm của trẻ thơ mong ước chờ đợi t/c yêu thương từ người lớn mang lại cho trẻ thơ.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Cách kể chuyện nhẹ nhàng, hấp dẫn, xúc động.
- Kết hợp tự sự, miệu tả, các biện pháp tu từ, hiện tại đời thường với thế giới cổ tích
- Biết cách triển khai có NT ~ yếu tố chủ chốt kết hợp các yếu tố → tạo cho truyện có ấn tượng sâu sắc.
2. Nội dung.
- T/cảm hồn nhiên trong sáng vượt lên trên sự phân biệt về quan hệ xã hội → Ca ngợi tình nhân ái.
E. Dặn dò 
- Viết đoạn văn tự luận trình bày những cảm nghĩ của em sau khi học văn bản “Những đứa trẻ”
----------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày 29/12/2009.
Tiết 90 : 	 Trả bài thi học kỳ 1
A. Mục tiêu cần đạt 
Giúp hs ôn lại các kiến thức và kỹ năng được thể hiện trong bài kiểm tra.
Hs thấy được những ưu điểm và hạn chế trong bài thi của mình, tìm ra phương hướng khắc phục và sửa chữa.
B. Chuẩn bị
- Gv chấm bài, trả bài cho hs trước 1 – 2 ngày
- Hs xem xét phần chấm của Gv.
C.Tiến trình giờ trả bài
Hoạt động của giáo viên - học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1.
Hs đọc lại đề bài phần trắc nghiệm
Gv nêu đáp án. phân tích lí do
Hs đọc đề phần tự luận .
Gv nêu yêu cầu của từng phần tự luận.
Gv nêu yêu cầu về ND 
Hoạt động 2.
Gv nhận xét những ưu điểm, tồn tại và kết quả chung của cả lớp.
Hoạt động 3.
Hướng dẫn hs chữa bài.
I. Yêu cầu và đáp án, biểu điểm
* Phần trắc nghiệm :3 điểm
1 2 3 4 5 6
B A D A B C
Chọn đúng mỗi câu= 0,5đ
* Phần tự luận 7đ
Câu 1 : 2 Điểm.
Căn cứ vào 4 tiêu chuẩn tóm tắt VB để cho điểm.
 Tiêu chuẩn 1 : 1đ
 Tiểu chuẩn 2. 3. 4 : 1,5đ
Câu 2 : 5đ
* Yêu cầu chung về hình thức
- Đúng kiểu văn bản
- Bố cục rõ ràng, đúng yêu cầu
- Diễn đạt gọn rõ, nổi bật nội dung ý nghĩa
* Yêu cầu về nội dung :
- Hs có thể chọn ngôi kể, thứ tự kể theo cách của mình nhưng phải phù hợp với nội dung (tránh sao chép nguyên mẫu) thể hiện được ý nghĩa như câu tục ngư,có nghĩa là nhắc nhở về lòng biết ơn,sống có nghĩa tình,thuỷ chung,trọn vẹn.
-Thể hiện được những suy nghĩ, đánh giá riêng về lẽ sống “ Uống nước nhớ nguồn”.
II. Nhận xét đánh giá
1. Ưu điểm
- Phần trắc nghiệm làm tốt
- Phần tóm tắt tương đối tốt
2. Tồn tại
- Phần TLV làm đủ ý, đúng kiểu văn bản nhưng chưa sáng tạo... 
- Diễn đạt chưa có h/ảnh và chưa biểu cảm, nội tâm chưa sâu
- Chữ viết cẩu thả,sai chính tả nhiều
-Đặt câu chưa chuẩn..
III. Chữa lỗi cụ thể.
- Chữa phần p/châm hội thoại.
- Chữa phần tự luận TLV
 + Hệ thống ý còn lộn xộn
 + Diễn đạt:
VD:  để trở thành một người công nhân tốt
-> . người công dân tốt
-  để nhà nước đền bù, bồi đắp những cái huy chương (Tùng )
-> . truy tặng những tấm huy chương
- con bé bỗng bùng nổ tình cha con 
( Hải)
. bỗng trỗi dậy tình cha con
Đọc bài mẫu: Hiền, Hải
3. Kết quả
98% trên TB. Giỏi 6,7%
D. Củng cố – dặn dò 
- Chuẩn bị bài kỳ 2.
Tiết 36 + 37 :	 Thuý Kiều báo ân báo oán
A. Mục tiêu cần đạt
- Hs thấy được tấm lòng nhân nghĩa vị tha của Kiều và ước mơ công lý chính nghĩa theo quan điểm quần chúng nhân dân : con người bị áp bức vùng lên thực hiện công lý.
- Thấy được thành công nghệ thuật xây dựng n/v của Nguyễn Du : khắc hoạ t/cách qua ngôn ngữ độc thoại.
- Vận dụng bài học để phân tích tính cách n/v qua ngôn ngữ độc thoại.
B. Chuẩn bị
- sgk, sgv, thiết kế bài soạn
- Tư liệu lời bình hay về n/v Kiều, Hoạn Thư
- Bảng phụ
C. Khởi động
	1. Kiểm tra : Đọc TL 8 câu cuối đoạn trích “ Kiều ở Lầu NBích ”, Phân tích tâm trạng Kiều qua 8 câu thơ ?
	2. Giới thiệu bài : Kể vắn tắt cuộc đời Kiều từ đoạn ở lầu NB đến đoạn gặp Từ Hải ở lầu xanh Thân Thai
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của giáo viên - học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
? Vị trí đoạn trích ?
Hs dựa vào chú thích * trả lời.
- Đã lược bớt một số câu.
? Nêu kết cấu đoạn trích ?
Gv – Hs đọc đoạn trích
* Lưu ý : Cảnh bài trí phiên toà, Từ cho Kiều toàn quyền : vãi Giác Duyên, bọn Tú Bà, Sở Khanh, MGS...
Hoạt động 2
? Tại sao tác giả lại viết “Cho gươm mời đên Thúc Lang” ? Kết quả của bệnh ấy là gì ? Qua đây có thể khẳng định thêm t/cách n/v Thúc Linh ntn ?
Hs thảo luận nhóm đôi 2/
Hs phân tích, trả lời
* Gv : H/ảnh ảnh tội nghiệp của TS làm K động lòng trắc ẩn và tạo nên sự bất ngờ trong việc trả ơn báo oán tiếp theo 
Hs đọc 6 câu tiếp theo.
? Nhận xét giọng điệu của TK ?
Tại sao Thuý Kiều không dùng “tính nặng nghìn non” mà dùng “nghĩa” ? Tại sao ở trên dùng “nghĩa cũ” ở dưới dùng “cố nhân”
Nhưng trong câu nói đã có từ “tại ai” là sao? Và tại sao khi trả ơn TS Kiều lại nói về Hoạn Thư ? Có sự khác nhau ntn trong ngôn ngữ của Kiều khi nói với TS và khi nói về Hoạn Thư ?
Lý giải vì sao có sự khác nhau ấy ?
Hs thảo luận nhóm 4 người 3/ và đại diện các nhóm nêu quan điểm của mình.
( Khi nói với TS, K đã nói về Hoạn Thư vì vết thg lòng mà Hoạn Thư gây ra cho K vẫn còn quá xót xa. Tâm trạng ấy dường như khó kìm nén được nên mới chen vào cả trong lời nói với chàng Thúc )
* Gv dẫn ý kiến Đăng Thanh Lê : “Thuý Kiều nói với Hoạn Thư trên cơ sở một triết lý nhân sinh có tính quần chúng ! Đây là triết lý “vỏ quýt dày có móng tay nhọn” một qniệm xử thế rất công bằng để đối xử lại với xã hội đầy áp bức lừa đảo xưa kia. Người thiều nữ chỉ quen “Lời lời châu ngọc, hàng2 gấm thêu” một khi bị xô đẩy ra khỏi nhung lụa cũng sẽ nói năng, cử chỉ như quần chúng.
Giới thiệu HT “Bề ngoài thơn thớt...”
Tiết 2
Hoạt động 3
Hs đọc đoạn Thuý Kiều chào hỏi Hoạn Thư
Gv hỏi : vì sao Thuý Kiều vội chào trước ? Nhận xét cách xưng hô, giọng điệu lời nói khi Kiều nói với Hoạn Thư ? Qua đó em hiểu thái độ Kiều ntn ?
( Vì nỗi đau Hoạn Thư gây ra cho Kiều qúa lớn – nàng sốt ruột, mong gặp mặt kẻ thù trong tư thế và hoàn cảnh khác hẳn.
- Chủ động chào trước vì biết đây là một đối thủ cao tay → fải chủ động đánh đòn phủ đầu.)
* Gv
Lời nói thái độ của Kiều khiến HT “hồn lạc phách xiêu” sợ hãi giây phút ban đầu. Nhanh chóng lấy thế chủ động
Hoạn Thư đã xử trí ra sao ?
Đọc lại lời thoại của Hoạn Thư
Lời kêu ca của Hoạn Thư thực chất là ~ lí lẽ để gỡ tội. Em hãy tìm hiểu 
- Trình tự lí lẽ
- Các lí lẽ đó đã tác động tới K ntn ?
- Tính cách HT qua lời đối đáp
Hs thảo luận nhóm 4 người 3 /.
Gv tổng hợp kết quả thảo luận và nhấn mạnh :
- Lí lẽ 1 : Hoạn khiêm nhường nhún nhặn, nhận phận đàn bà nhỏ be tầm thường – lờ đi cái danh hiệu quí tộc con quan bộ lại của mình : ớt nào mà ớt cay...
- Lí lẽ 2 : Kể công → lờ đi ~ tội lỗi khủng khiếp : đốt nhà bắt người, đổi tên, bắt hầu hạ, đánh mắng, bày trò hầu rượu đánh đàn...
Đi tu thực chất là để huỷ hoại dần mòn không đuổi theo vì lòng ghen đã thoả.
- Lí lẽ 3 : Nhận tội, nhận là kính yêu tài tình của K, kêu gọi độ lượng của fu nhân → lời lẽ có tình có lý.
* Trước ~ lời kêu ca → Kiều thừa nhận “không ngoan đến mực, nói năng phải lời”
 + Tha 
 + Không tha
? Vì sao Kiều tha bổng HT ?
- Do sự tự bào chữa của HT
- Chủ yếu là tấm lòng khoan dung độ lượng của Kiều.
? Việc làm ấy có hợp lý hay không ? vì sao? (lúc đầu K định trả thù)
- Hợp lý, hợp logich tâm lý n/v
- Kiều bao dung, thấu hiểu lẽ đời không cố chấp khi HT biết lỗi
- Triết lý dân gian “đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại”
? Qua đoạn trích em hiểu thêm điều gì về t/c n/v Kiều ?
- Từ thân phận bị áp bức đau khổ → vị quan toà cầm cán cân công lý → S2 Tấm Cám, Cây Tre
- Thông minh sắc sảo, Kiều cúng “sâu sắc” khôn ngoan
* Gv : Trong “Kim Văn Kiều Truyện” Kiều cho đánh đòn Hoạn Thư thập tử nhất sinh “Hoạn Thư về nhà ăn dưỡng nửa năm mới khỏi” → Kiều là người đàn bà sòng phẳng quyết liệt.
Gv hệ thống nghệ thuật XD n/v trong “Truyện Kiều”
I. Tìm hiểu chung về đoạn trích
1. Vị trí :
- Nằm cuối phần 2
2. Kết cấu
- 12 câu : Thuý Kiều báo ân
- 22 câu : Thuý Kiều báo oán
II. Phân tích
1. Thuý Kiều báo ân
- Thúc Sinh nhu nhược khiến Kiều tủi nhục → gươm mời doạ chơi
- Thúc sợ hãi mất hết cả thần 
sắc đi không vững
- Tính cách nhu nhược, hèn 
nhát
- Với TS chủ yếu K nhớ đến ơn nghĩa chứ không có tình yêu nồng nàn cháy bỏng như với KT hay tri kỷ, kính yêu như Từ Hải. Nhưng ơn nghĩa vô cùng sâu nặng, TS đã cứu nàng ra khỏi cuộc đời ô nhục và đã có ~ ngày tháng êm ấm trong cuộc sống gia đình.
- Người cũ → thân mật gần gũi
cố nhân → sắc thái trang trọng
→ Tấm lòng biết ơn chân thật về t/cảm và sự giúp đỡ của TS trong hoạn nạn.
- Kiều hiểu nỗi khổ của nàng không phải do TS gây ra mà thủ phạm là Hoạn Thư “tại ai” → mỉa mai.
- Với Kiều “gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân” cũng chưa xứng với ơn nghĩa của TS.
- Khi nói với TS dùng ~ từ Hán Việt nghĩa, tòng, cố nhân, ta, điển cố Sâm Thương → cách nói trang trọng phù hợp với chàng thư sinh họ Thúc và diễn tả tấm lòng biết ơn trân trọng
- Khi nói về HT lời lẽ nôm na, bình dị : thành ngữ quen thuộc “kẻ cắp bà già” “kiến bò miệng chén”, quỷ quái tinh ma
→ giọng điệu suồng sã báo hiệu sự trả thù nhất định sẽ xảy ra; hành động trừng phạt cái ác theo qđiểm của ndân → phải dùng lời nói của ndân.
2. Thuý Kiều báo oán
- Cách xưng hô y như hoa nô : chào thưa, tiểu thư trong khi hoàn cảnh đã thay bậc đổi ngôi → thái độ mỉa mai danh gia họ Hoạn
- Lời lẽ giọng điệu nhại lại giống như lời lẽ giọng điệu của HT khi đắc thế ( ngọt ngào, khiêm cung, khách sáo dễ sợ )
- Từ ngữ lặp lại, nhấn mạnh như dằn ra từng tiếng : dễ có, dễ dàng, mấy tay, mấy mặt, đời xưa, đời nay, càng cay nghiệt, càng oan trái, giọng điệu đay nghiến → thái độ căm giận đòi trả thù, luận tội, thực hiện công lý, dự báo màn báo oán sấm sét sẽ nổ ra.
Gỡ tội
- Dựa vào tâm lý ghen tuông chung của đàn bà → từ tội nhân biến thành nạn nhân của chế độ đa thê
- Kể công cho Kiều ra Quan Âm các chép kinh và không bắt giữ khi nàng bỏ trốn → tội nhân biến thành ân nhân dựa vào đạo lý làm người fải biết trả ơn.
- Nhận tất cả tội lỗi về mình, chỉ còn biết trông cậy vào tấm lòng khoan dung độ lượng của Kiều, kêu gọi tình thương, lòng bao dung → lời lẽ tình lý đặt Kiều vào tình thế khó xử.
→ Hoạn Thư không ngoan, bản lĩnh sắc sảo, thông minh linh hoạt đúng là “sâu sắc nước đời” đến “quỷ quái tinh ma”
- Kiều tha bổng Hoạn Thư → tấm lòng khoan dung, độ lượng nhân hậu.
+ Sự khôn ngoan của Hoạn Thư
+ Tài năng của ND : thấu hiểu và miêu tả tinh tế chính xác ~ diễn biến phức tạp của đời sống tâm lý con người.
III. Tổng kết
1. ND
- Tấm lòng cao thượng nhân nghĩa của Kiều
- Ước mơ công lý của NDu : thiện thắng ác
2. Nghệ thuật đoạn trích
- Ngôn ngữ đối thoại.
→ thể hiện tính cách nhân vật.
3. Nghệ thuật XD n/v trong “Truyện Kiều”
- “Chị em Kiều” → bút pháp ước lệ miêu tả ngoại hình.
- “Kiều ở lầu NB” → bút pháp tả cảnh ngụ tình miêu tả tâm trạng n/v 
- Ng2 độc thoại
- “ Thuý Kiều báo ân báo oán ” → ng2 đối thoại thể hiện t/cách n/v.
E. Củng cố – dặn dò : 
- Nghệ thuật “Truyện Kiều”
- Chuẩn bị bài : “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ”

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9.doc