Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Trường THCS Thọ Nghiệp

Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Trường THCS Thọ Nghiệp

BÀI 1- TIẾT 1: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH < lê="" anh="">

I: Mục tiêu bài học

 1. Kiến thức: Hs thấy được quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh, cách tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của HCM.

 2. Kỹ năng: Hs cảm nhận được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại dân tộc và nhân loại thanh cao và giản dị, hiểu được nội dung cập nhật, tính thời sự trong văn bản này.

 3. Thái độ: Hs có ý thức tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại một cách có chọn lọc.

II: Chuẩn bị

 Gv: Hướng dẫn học sinh sưu tầm tranh ảnh bài viết về nơi ở và việc của bác

 Học sinh: Chuẩn bị SGK, soạn bài theo câu hỏi đọc hiểu.

III: Tiến trình lên lớp

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn văn + SGK + Vở ghi của học sinh

3. Bài mới

 

doc 120 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 828Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Trường THCS Thọ Nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 1
Ngày soạn 25/8/2012
Ngày dạy 27- 1/9/2012 
Bài 1- Tiết 1: Phong cách Hồ Chí Minh < Lê Anh Trà)
I: Mục tiêu bài học 
 1. Kiến thức: Hs thấy được quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh, cách tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của HCM.
 2. Kỹ năng: Hs cảm nhận được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại dân tộc và nhân loại thanh cao và giản dị, hiểu được nội dung cập nhật, tính thời sự trong văn bản này.
 3. Thái độ: Hs có ý thức tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại một cách có chọn lọc.
II: Chuẩn bị 
 Gv: Hướng dẫn học sinh sưu tầm tranh ảnh bài viết về nơi ở và việc của bác 
 Học sinh: Chuẩn bị SGK, soạn bài theo câu hỏi đọc hiểu.
III: Tiến trình lên lớp 
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn văn + SGK + Vở ghi của học sinh
3. Bài mới 
*Giới thiệu bài:: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Hoạt động I: PP đàm thoại- Tìm hiểu chung
 Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
? Nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm
- Hs trả lời - Gv ghi bảng
 Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc
GV hướng dẫn, nêu yêu cầu đọc: Đọc giọng chậm rãi, bình tĩnh, khúc triết. GV gọi 1 – 2 HS đọc bài – GV nhận xét, uốn nắn cho HS.
 Hoạt động 3: Tìm hiểu PTBĐ, Kiểu văn bản, Bố cục
? Xác định kiểu văn bản, PTBĐ của văn bản.
- Hs: Văn bản nhật dụng, PTBĐ Kể kết hợp bình luận
? Văn bản trên gồm mấy phần? Nội dung chính từng phần? 
- Hs: Văn bản gồm 2 phần.
+ P1 từ đầu  rất mới, rất hiện đại: Cách tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh.
+ P2: Lần đầu tiên  cho tâm hồn và thể xác: Những vẻ đẹp cụ thể của phong cách sống và làm việc của Bác Hồ.
* Hoạt động II: Tìm hiểu văn bản
 Hoạt động 1: Quá trình hình thành nhân cách HCM
? HS đọc lại phần 1
? Mở đầu văn bản, tác giả đã giới thiệu “Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hoá nhiều nước”. Vậy em hiểu truân chuyên là gì?
- Sự gian nan vất vả.
? Qua đó em hiểu gì về cuộc đời của Bác khi tiếp thu văn hoá nhân loại?
- Khi tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại, Bác phải trải qua nhiều khó khăn, vất vả trong cuộc sống.
GV nhấn mạnh: Đúng, để tiếp thu được tinh hoa văn hoá của nhân loại Bác phải trải qua nhiều gian nan vất vả. “Một viên gạch hồng Bác chống lại cả mùa băng giá “Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya
? Vậy bằng những con đường nào Người có được
những tinh hoa văn hoá của nhân loại?
+ Tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới.
- Người nói và thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc làm nhiều nghề.
- Am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới.
+ Đến đâu, Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật đến mức khá uyên thâm.
? Từ uyên thâm giúp em hiểu gì về vốn văn hoá và nghệ thuật của Bác? Em biết những bài thơ nào của Bác? (HS đọc)
- Trình độ văn hoá nghệ thuật của Bác rất sâu rộng
Các? Cách tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Bác có điều gì đặc biệt?
- Tiếp thu mọi cái hay cái đẹp.
 - Phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản.
Như vậy, Bác tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại.
? Cách tiếp thu đặc biệt đó đã có kết quả như thế nào? tạo ra điều gì kì lạ ở Bác? đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc.
- Trở thành nhân cách rất Việt Nam.
GV kể cho học sinh nghe câu chuyện về Bác.
? Hãy đọc lại câu văn “Nhưng điều kì lạ là... rất hiện đại.
? Em hãy nhận xét cách viết, cách sử dụng từ ngữ của tác giả ở câu này
- Câu văn dài, lời lẽ trong sáng, giản dị phù hợp với phẩm chất của Bác.
 Sử dụng phép liệt kê, điệp ngữ rất
Từ ngữ chuyển loại từ danh từ đ chuyển sang tính từ
rất Việt Nam, rất phương Đông
? Qua cách viết ấy, tác giả muốn nhấn mạnh điều gì về Bác?
- Nhấn mạnh, khẳng định, kết luận về Bác: ở Bác có sự kết hợp, đan xen, bổ sung sáng tạo hài hoà hai nguồn văn hoá dân tộc và nhân loại trên cơ sở cái gốc là văn hoá dân tộc. Bác biết kế thừa, phát huy những cái hay cái đẹp của nhân loại.
? Em có nhận xét gì về lời lẽ của tác giả trong đoạn văn trên? 
? Tác giả đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào để làm rõ đặc điểm phong cách văn hoá của Bác?
- So sánh, liệt kê, kết hợp bình luận.
? Theo em các phương pháp thuyết minh đó đem lại hiệu quả gì? cho bài viết này?
- Đảm bảo tính khách quan cho nội dung trình bày.
- Khơi gợi ở người đọc, cảm xúc, tự hào về Bác.
I. Đọc tìm hiểu chung: 
1. Tác giả: Lê Anh Trà
2. Tác phẩm
 - Trích trong bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” in trong tập Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam, Viện văn hoá xuất bản, Hà Nội 1990)
- Kiểu văn bản: Nhật dụng
- PTBĐ: Kể kết hợp bình luận
II: Đọc, tìm hiểu văn bản: 
1. Quá trình hình thành nhân cách HCM
- để có được vốn tri thức sâu rộng ấy Bác đã phải:
+ Nắm vững các phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ
+ Qua công việc, qua lao động mà học hỏi
+ Học hỏi tìm hiểu đến mức sâu sắc
- Điều quan trọng là bác đã tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài:
+ Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động
+ Tiếp thu cái hay, đẹp đồng thời phê phán những cái hạn chế, tiêu cực.
+ Trên nền tảng dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế.
- Các phương pháp so sánh liệt kê bình luận được kết hợp hài hoà đảm bảo tính khách quan gợi cho người đọc cảm xúc tự hào tin tưởng.
* Tiểu kết:
 4: Củng cố: Học sinh đọc diễn cảm
 5: Hướng dẫn: Học sinh ở nhà nghiên cứu tiếp phần còn lại.
Ngày soạn 25/8/2012
Ngày dạy 27- 1/9/2012 
Tiết 2: Phong cách Hồ Chí Minh 
I: Mục tiêu bài hoc: Qua bài học gúp học sinh 
 1. Kiến thức: Hs thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại dân tộc và nhân loại thanh cao và giản dị.
 2. Kỹ năng: Hs có kỹ năng đọc văn bản nhật dụng có sự kết hơp giữa kể và bình luận.
 3. Thái độ: Từ lòng kính yêu tự hào về bác học sinh có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương bác hồ.
II: Chuẩn Bị: Gv: Soạn giáo án.
 Hs: Chuẩn bị nội dung tiết 2. 
III: Tiến trình lên lớp
 1: ổn định tổ chức:
 2: Kiểm trabài cũ
 ? Phân tích sự tiếp thu văn hoá của bác để tạo nên một nhân cách sống rất việt nam
 3:Bài mới :
*Gv giới thiệu: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 Hoạt động 2(tiếp): PPĐàm thoại- Sự giản dị và thanh cao của HCM
Gv: Theo dõi phần nội dung thứ hai của văn bản 
? Sự giản dị của Bác được tác giả giới thiệu ntn?
- Căn nhà, trang phục, bữa ăn, tư trang 
? Mỗi khía cạch trên có những biểu hiện cụ thể nào 
- Căn nhà là chiếc nhà nhỏ vèn vẹn có vài phòng tiếp khách làm việc và ngủ 
- Trang phục bộ quần áo bà ba nâu chiếc áo trấn thủ đôi dép lốp .
- Bữa ăn đạm bạc những món ăn dân tộc. 
- Tư trang ít ỏi một chiếc va ly vài bộ quần áo 
? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ 
- Từ ngữ giản dị với những từ chỉ số lượng ít ỏi cách nói dân dã chiếc vài ..
? Tác giả đã sử dụng phương pháp thuyết minh như thế nào 
- HS liệt kê các biểu hiện cụ thể xác thực trong đời sống của bác 
? Từ đó vẻ đẹp nào trong phong cách sống của bác được làm sáng tỏ .
- Bác là một con người bình dị trong sáng 
 Gv: Là một vị chủ tịch nước nhưng ở nơi làm việc của người chỉ là chiếc nhà sàn vèn vẹn chỉ vài phòng tiếp khách bên cạch chiếc ao cá gợi lên cảch bình dị của làng quê Việt Nam 
? Cách sống đó của bác gợi cho em tình cảm gì .
- Niềm cảm phục mến thương 
? Em còn biết những thông tin nào về Bác để thuyết minh cho cách sống bình dị trong sáng của người. 
- HS tự bộc lộ 
? Trong phần cuối văn bản tác giả đã dùng phương pháp thuyết minh nào 
- HS: Phương pháp thuyết minh bằng so sánh 
? Hãy suy nghĩ và chỉ ra biểu hiện cụ thể của phương pháp đó 
- Hs: + So sánh cách sống của Hồ Chí Minh với lãnh tụ của các nước 
 + So sánh cách sống của bác với các vị hiền triết xưa nguyễn trãi ở côn sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm..
? Cách sử dụng phương pháp so sánh để thuyết minhcó tác dụng gì 
- Nêu bật sự kết hợp giữa vĩ đại và bình dị trong sáng của người 
- Thể niềm cảm phục tự hào 
? Tác giả đã bình luận như thế nào khi thuyết minh phong cách sinh hoạt của Bác. 
- HS đọc nếp sống giản dị . 
? Vậy em hiểu như thế nào về cách sống không tự thần thánh hoá khác đời khác người 
- HS thảo luận trả lời(N1 tổ1,2)
+ Không xem mình nằm ngoài nhân loại 
+ Không tự đề cao mình 
? Tại sao tác giả có thể khẳng định rằng lối sống của Bác có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn 
- HS thảo luận(N2 tổ 3,4)
+ Sự bình dị gắn với thanh cao trong tâm hồn không phải chịu đựng những tính toán vụ lợi 
+ Sống thanh bạch giản dị không phải gánh chịu ham muốn 
? Từ đó em nhận thức được gì về vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác.
- Là vẻ đẹp vốn có tự nhiên hồn nhiên thân mật gần gũi 
* Hoạt động III: Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản
? Khái quát những giá trị nghệ thuật được sử dụng làm nổi bật phong cách hồ Chí Minh 
- Kể và bình luận 
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu 
- Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm cách dùng từ hán việt, nghệ thuật đối lập... 
? Bằng những nghệ thuật trên giúp em cảm nhận như thế nào về phong cách hồ Chí Minh
- Là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại giữa vĩ đại và giản dị 
HS đọc phần ghi nhớ sgk
* Hoạt động IV: Luyện tập
?Tìm những câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của hồ Chí Minh (VD đôi dép Bác Hồ) 
II: Đọc, tìm hiểu văn bản:
2. Những nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Bác
- ở cương vị lãnh đạo cao nhất của đảng và nhà nước, nhưng Bác có một lối sống vô cùng giản dị:
+ Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ" 
+ Trang phục hết sức giản dị: 
+ ăn uống đạm bạc
- Cách sống giản dị, đạm bạc của Bác lại vô cùng thanh cao, sang trọng:
+ Đây không phải là lối sống khắc khổ của những người tự vui trong cảnh nghèo khó. 
+ Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời
+ Đây là lối sống có văn hoá đã trở thành một quan điểm thẩm mỹ cái đẹp là sự giản dị tự nhiên
- Bằng cách so sánh Bác với lãnh tụ của các nước với các vị hiền triết xưa để nêu bật sự kết hợp hài hoà giữa giản di mà thanh cao của chủ tịch Hồ Chí Minh.Thể hiện niềm tự hào của tác giả 
III: Tổng kết 
1: Nghệ thuật
2: Nội dung 
* Ghi nhớ(SGK)
IV: Luyện tập 
*Bài tâp: Tại sao nói PCHCM là sự kết hợ hài hoà giữa cái giản dị và thanh cao?
 4: Củng cố: Khái quát lại kiến thức cơ bản
 5: hướng dẫn::Hs nắm chắc kiến thức, Soạn văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
Ngày soạn 25/8/2012
Ngày dạy 27- 1/9/2012 
Tiết 3: Các phương châm hội thoại
I: Mục tiêu bài học 
 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được thế nào là phương châm về lượng và phương châm về chất, các trường hợp vi phạm phương châm về lượng, về chất. 
 2. Kỹ năng: Hs biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
 3. Thái độ:êHs có ý thức tuân thủ các PCHT trong giao tiếp.
II: chuẩn bị: GV: soạn bài, bảng phụ 
 HS :học soạn bài 
III: Tiến trình lên lớp 
1 :ổn định tổ chức 
2: K ... ẩn dụ và hoán dụ)
+ Phát triển số lượng các từ ngữ (Cấu tạo thêm từ ngữ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài)
2. Bài tập 2 sgk:
? Học sinh nêu yêu cầu bài tập, học sinh làm ra vở nháp, giáo viên chữa 
- Phát triển từ vựng bằng cách phát triển nghĩa của từ: con chuột đ con chuột (một bộ phận trong máy vi tính)
- Phát triển bằng cách tăng số lượng từ ngữ:
+ Cấu tạo thêm từ ngữ mới: rừng phòng hộ, sách đỏ, tiền khả thi, thị trường tiền tệ.
+ Mượn từ ngữ ở tiếng nước ngoài: in - tơ nét, cô ta, sarc
3. Bài tập 3: Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, nêu ý kiến.
? Nếu không có hình thức phát triển nghĩa của từ ngữ thì điều gì sẽ xảy ra?
- Mọi ngôn ngữ của nhân loại đều phát triển từ vựng theo 2 hình thức như trên. Vấn đề đặt ra ở trên chỉ là giả định, chứ không xảy ra đôis với bất kỳ ngôn ngữ nào trên thế giới.
* Hoạt động II: Từ mượn	 
? Thế nào là từ mượn? Ví dụ?
- Từ mượn: là những từ nhập từ tiếng nước ngoài vào, được cải tạo cho phù hợp với tiếng ta về ngữ âm và ngữ pháp.
2. Bài tập 2: 
? Học sinh thảo luận, lựa chọn đáp án đúng.
- Chọn nhận định (c): Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác là để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt.
3. Bài tập 3: Phân biệt các từ ngữ là từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn, và những từ mượn chưa được Việt hoá?
+ Những từ mượn được Việt hoá hoàn toàn: Săm, lốp, bếp ga, xăng
+ Những từ mượn chưa được Việt hoá: A - xít, ra - đi - ô, vitamin 
* Hoạt động III: Từ Hán Việt
? Thế nào là từ Hán Việt
- Từ Hán Việt là từ mượn tiếng Hán được phát âm theo cách của người Việt. Cách đọc Hán Việt là cách đọc chữ Hán của người Việt Nam.
- Giáo viên giải thích thêm để học sinh hiểu :
+ Trong tiếng Việt có một khối lượng lớn từ gốc Hán đã được Việt hoá hoàn toàn như: buồng, buồm, búa, bùa, tay  và một số từ gốc Hán địa phương như: vằn thắn, đậu phụ, mì chính 
+ Yếu tố Hán Việt dùng để tạo nên từ. Mỗi yếu tố là một đơn vị âm tiết, tương đương với một chữ Hán. Có nhiều yếu tố Hán Việt được dùng như một từ: hoa, đầu, học, lợi, hại  Song cũng có yếu tố Hán Việt chỉ được làm yếu tố để cấu tạo từ ghép chứ không dùng độc lập như một từ: thuỷ (nước), sơn (núi) ; thiên (trời) ; địa (đất).
? Từ Hán Việt có mấy loại? Cho ví dụ?
 Có hai loại:
+ Từ ghép đẳng lập: Sơn hà, giang sơn, xâm phạm.
+ Từ ghép chính phụ: Thiên thư, mục đồng, ngư ông.
Bài tập 1:
- Học sinh thảo luận, lựa chọn đáp án đúng.
- Chọn (b): Từ Hán Việt là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán.
- Giáo viên giải thích rõ thêm.
+ Từ gốc Hán có nghĩa rộng hơn từ Hán Việt (từ gốc Hán bao gồm từ Hán cổ được Việt hoá hoàn toàn, từ gốc Hán địa phương).
? Học sinh nhắc lại khái 
* Hoạt động III: Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội
- Thuật ngữ: Là từ, ngữ biểu đạt các khái niệm chuyên môn khoa học, kĩ thuật. Thuật ngữ thường được dùng trong các văn bản khoa học, kĩ thuật và có đặc điểm; tính chính xác, tính hệ thống và tính quốc tế.
- Biệt ngữ xã hội: Là từ ngữ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
2- Bài tập 2: Học sinh thảo luận. Vai trò của thuật ngữ trong cuộc sống hiện nay.
* Thời đại hiện nay là thời đại của khoa học, kĩ thuật và công nghệ. Sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ đã tác động trực tiếp tới đời sống con người. Nhu cầu nhận thức và giao tiếp của mọi người về những vấn đề khoa học kĩ thuật và công nghệ tăng lên chưa từng thấy. Do vậy, thuật ngữ đóng vai trò quan trọng trong đời sống hiện nay.
3- Bài tập 3: Liệt kê một số từ ngữ là biệt ngữ xã hội.
- Học sinh liệt kê, giáo viên cho điểm: Trẫm, khanh, phao; Bỉ vỏ, xoáy, phô tô.
* Hoạt động IV: Trau đồi vốn từ
? Học sinh nhắc lại kiến thức về Trau dồi vốn từ
- Trau dồi vốn từ là việc rất quan trọng để phát triển kĩ năng diễn đạt có hai hình thức trau dồi vốn từ:
+ Phải hiểu đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.
+ Học thêm những từ mà mình chưa biết, làm tăng vốn từ về mặt số lượng.
2- Bài tập 2: Giải thích nghĩa của từ sau:
* Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận; nêu ý kiến.
- Bách khoa toàn thư: Từ điển bách khoa ghi đầy đủ tri thức của các ngành.
- Bảo hộ mậu dịch: Chính sách bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hoá bên ngoài trên thị trường nước mình...
I. Sự phát triển của từ vựng.
 1. Khái niệm: 
- Phát triển từ vựng bằng cách phát triển nghĩa của từ: con chuột đ con chuột (MT) 
- Phát triển bằng cách tăng số lượng từ ngữ:
+ Cấu tạo thêm từ ngữ mới: rừng phòng hộ, sách đỏ, tiền khả thi, thị trường tiền tệ.
+ Mượn từ ngữ ở tiếng nước ngoài: in - tơ nét, ka ra o ke, ra di ô...
2. Thực hành.
II. Từ mượn: 
1. Khái niệm:
2. Thực hành
Bài tập 2: Học sinh thảo luận, lựa chọn đáp án đúng.
- Chọn nhận định (c): Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác là để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt.
III. Từ Hán Việt:
1. Khái niệm: 
- Từ Hán Việt là từ mượn tiếng Hán được phát âm theo cách của người Việt. Cách đọc Hán Việt là cách đọc chữ Hán của người Việt Nam.
2. Thực hành
III. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội:
1. Khái niệm: 
2. Thực hành:
V. Trau dồi vốn từ:
1. Khái niệm:
+ Phải hiểu đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.
+ Học thêm những từ mà mình chưa biết, làm tăng vốn từ về mặt số lượng.
4. Củng cố: Khái quát lại các kiến thức đã học 
5. Hướng dẫn về nhà: : ôn lại các khái niệm, Làm bài tập trong vở bài tập.
Ngày soạn: 19/10/2012
Ngày dạy: 29/10 - 3/11/2012
 Tiết 50: nghị luận trong văn bản tự sự
I. Mục tiêu cần đạt: 
	 1. Kiến thức: Giúp học sinh nhận diện được các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự vả hiểu rõ ý nghĩa, vai trò của nghị luận trong văn bản tự sự. Tích hợp với tiếng Việt và văn học.
 2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh có kỹ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
 3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức tiếp thu kiến thức mới.
II. Chuẩn bị: Thầy: Soạn bài
 Trò: Soạn bài mới học bài cũ. 
III. Tiến trình lên lớp:
	1- ổn định tổ chức.
	2- Kiểm tra bài cũ : 
? Có mấy hình thức phát triển từ vựng? Cho ví dụ minh hoạ.
3- Bài mới:
Hoạt đông của thầyvà trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động I: Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
 Hoạt động 1: Phân tích ngữ liệu.
a, Đoạn trích (a): Học sinh đọc SGK/137.
* Giáo viên dẫn dắt giải thích về nghị luận:
Nghị luận là nêu lí lẽ và dẫn chứng để bảo vệ một quan điểm tư tưởng (luận điểm) nào đó.
? Vậy theo em đoạn trích trên tái hiện nội tâm của nhân vật nào?
- Suy nghĩ nội tâm của nhân vật ông giáo.
- ông giáo nói với chính mình, thuyết phục chính mình.
? Tính chất nghị luận của đoạn văn được thực hiện như thế nào? Thông qua các luận điểm nào?
- Tính chất nghị luận của đoạn văn được thể hiện rõ ở sự lập luận, và các luận điểm theo suy nghĩ của ông giáo. Lô gích của lập luận như sau:
+ Nêu vấn đề: Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.
+ Phát triển vấn đề: Luận điểm đó được làm sáng tỏ bằng luạn cứ cụ thể? Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi, cho nên mới kẻ ích kỉ tàn nhẫn. Vì sao? (tác giả lí giải bằng cách dẫn chứng).
- Khi người ta đau chân ... cái chân đau của mình.
- Khi người ta khổ quá thì ... nghĩ đến ai được nữa.
- Vì cái bản tính tốt ... nỗi lo lắng, ích kỉ che lấp mất.
+ Kết thúc vấn đề: Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.
? Các câu văn trên (đoạn a) thường là loại câu gì?
? Các từ lập luận thường dùng ở đây là gì?
+ Câu văn ghép chính phụ, câu khẳng định, phủ định.
+ Các cặp quan hệ từ hô ứng: 	Nếu . thì
+ Quan hệ từ: Nên, nhưng, Khi . thì
+ Cụm từ khẳng định: Không bao giờ, ta chỉ thấy
+ Cụm từ phủ định: Không ác, chẳng còn nghĩ gì.
? Những đoạn văn nghị luận xen vào văn bản tự sự có ý nghĩa và tác dụng như thế nào? Em hiểu gì về nhân vật ông giáo qua đoạn văn trên?
- Đó là đoạn văn khắc hoạ thế giới nội tâm nhân vật, nêu có tác dụng khắc hoạ rõ tính cách nhân vật: Ông giáo là người có học thức giàu lòng thương người, bao dung, độ lượng luôn trăn trở vầ cách nhìn người, nhìn đời.
b, Đoạn (b) 138 - Học sinh đọc SGK.
? Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào?
? Đoạn thơ thể hiện nội dung gì?
- Trích từ văn bản "Thuý Kiểu báo ân, báo oán".
- Kể về chuyện Kiều xử án. Đây là cuộc đối thoại giữa Kiều và Hoạn Thư.
* Giáo viên cho học sinh thảo luận.
? Qua lời đối thoại của Kiều và Hoạn Thư, em thấy họ đã lập luận như thế nào?
- Kiều là quan toà luận tội:
+ Chào mỉa mai: " Tiểu thư cũng có bây giờ đến đâu"
+ Kết tội: 
"Đàn bà dễ có mấy tay  mấy gan... càng oan trái nhiều"
 Hoạt động 2: Kết luận ghi nhớ.
? Đọc ghi nhớ sách giáo khoa.
* Hoạt động III: Luyện tập
- Hoạn Thư lập luận: 4 luận điểm.
+ Tôi là đàn bà nên ghen tuông là chuyện thường tình.
+ Tôi cũng đối xử tốt với cô, khi cô bỏ trốn, không cho người đuổi theo.
+ Tôi và cô đều trong cảnh chồng chung "chưa dễ ai nhường cho ai".
+ Nhưng dù sao, tôi cũng trót có tội, xin lượng khoan dung của cô.
? Sau khi nghe Hoạn Thư lập luận như vậy Kiều đã tỏ thái độ như thế nào?
- Kiều khen: "Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời".
- Kiều phải đắn đo, suy nghĩ "tha ra  người nhỏ nhen"
Và cuối cùng, Kiều đã tha cho Hoạn Thư.
? Đoạn thơ tự sự có tính chất nghị luận có tác dụng gì?
- Đã khắc hoạ tính cách đảo để của Hoạn Thư (thông minh, giảo hoạt).
- Đồng thời cũng thấy rõ tấm lòng bao dung độ lượng của Kiều (Nguyễn Du thể hiện tình cảm nhân đạo, tình cảm bao dung của nhà thơ với phụ nữ)
? Vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự là gì?
? Đọc bài tập SGK
? Lời văn trong đoạn trích Lão Hạc là lời của ai?
+ Lời của ông giáo.
? Người ấy đang thuyết phục ai? Thuyết phục điều gì?
+ Thuyết phục chính mình.
+ Thuyết phục phải cố tìm mà hiểu họ.
 2- Đoạn trích (b) lập luận của Hoạn Thư với Kiều rất chặt chẽ và lô gích. Khiến Kiều nghe xong phải khen "Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời". Hoạn Thư đã lập luận (từ gần đến xa) từ khái quát đến cụ thể, người nghe cảm thấy có lí có tình.
+ Hoạn Thư nói về tính ghen tuông của đàn bà.
+ Hoạn Thư trình bày công của mình với Kiều (kể công).
+ Hoạn Thư nói về tình cảm riêng của mình với Kiều là không có thù oán gì, cũng có thiện cảm nhưng vì chồng chung nên không dễ chiều nhau.
+ Hoạn Thư nhận tội thành thực và xin Kiều tha thứ.
I. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự:
1. Phân tích Ngữ liệu mẫu
* Ngữ liệu 1
Đoạn văn khắc hoạ thế giới nội tâm nhân vật, có tác dụng khắc hoạ rõ tính cách nhân vật: Ông giáo là người có học thức giàu lòng thương người, bao dung, độ lượng luôn trăn trở vầ cách nhìn người, nhìn đời.
* Ngữ liệu 2
2. Kết luận - Ghi nhớ
II. Luyện tập:
1. Baì tập 1(SGK)
2. Bài tập 2(SGK)
- Kiều là quan toà luận tội: Chào mỉa mai, kết tội...
- Hoạn Thư lập luận: 4 luận điểm.
- Và cuối cùng, Kiều đã tha cho Hoạn Thư.
4. Củng cố: Nghị luận trong văn bản tự sự
5. Hướng dẫn: Học thuộc ghi nhớ. Soạn bài "Đoàn thuyền đánh cá".
Ngày 29 tháng 10 năm 2012
Ký Duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 9 tuan 1 tuan 10.doc