Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 2 năm 2007

Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 2 năm 2007

Tiết 6,7: Văn bản

Đấu tranh cho Một thế giới hoà bình

I - Mục tiêu:

1/. Kiến thức: Giúp học sinh

- Hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại và ngăn chặn nguy cơ đó là đấu tranh cho 1 thế giới hoà bình.

- Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác giả: Chứng cứ cụ thể xác thực, cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ.

2/. Kỹ năng

- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc hiểu văn bản nghị luận.

3/. Giáo dục

- giáo dục lòng yêu chuộng hoà bình đấu tranh ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân.

II - Chuẩn bị

1/. Giáo án: Sưa tầm các tư liệu về tác giả, tác phầm.

2/. học sinh: Đọc, soạn bài

 

doc 17 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 825Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 2 năm 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày: 13/9/2007
Tuần 2- Bài 2:
Tiết 6,7: Văn bản
Đấu tranh cho Một thế giới hoà bình
I - Mục tiêu:
1/. Kiến thức: Giúp học sinh
- Hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại và ngăn chặn nguy cơ đó là đấu tranh cho 1 thế giới hoà bình.
- Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác giả: Chứng cứ cụ thể xác thực, cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ.
2/. Kỹ năng
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc hiểu văn bản nghị luận.
3/. Giáo dục
- giáo dục lòng yêu chuộng hoà bình đấu tranh ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
II - Chuẩn bị
1/. Giáo án: Sưa tầm các tư liệu về tác giả, tác phầm.
2/. học sinh: Đọc, soạn bài
III - Tiến trình trên lớp
1/. ổn định tổ chức lớp
2/. Kiểm tra bài cũ
? Em hiểu gì về phong cách Hồ Chí Minh? Em học tập gì được từ phong cách đó?
? Làm bài tập trắc nghiệm: câu 1, câu 2, câu 3 ( tr.13) - BTTN
3/. Dạy bài mới
a) Giới thiệu bài: Một vấn đề luôn được thế giới quan tâm ngày nay đó là chiến tranh và việc sử dụng vũ khí hạt nhân vật vấn đề đó như thế nào? Em có suy nghĩ gì về điều đó?
b) Tiến trình tổ chức các hoạt động
* Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh đọc và tìm hiểu chú thích
- Mục tiêu: Học sinh nắm được xuất xứ, bố cục các thuật ngữ và ngôn ngữ văn bản.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
? Đọc chú thích?
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả?
- Tác giả Gabri-en Gác-xi-a Mackết một nhà văn nổi tiếng của Colômbia. Từng nhận giải thưởng nôen văn học.
I - Đọc và tìm hiểu chú thích
1/. Tác giả tác phẩm
? Văn bản được rút ra từ văn bản nào? được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
? Đọc văn bản?
? Những thuật ngữ nào chưa hiểu?
? Văn bản trên thuộc loại văn bản nào viết theo phương thức biểu đạt nào? (Tích hợp)
- Văn bản là trích đoan bản tham luận của tác giả tháng 8/1986 tại Mê-hi-cô
2 đ 3 học sinh đọc
FAO, UNICEF, ....
- Đây cũng là văn bản nhật dụng viết theo lối văn nghị luận.
2/. Đọc, tìm hiểu chú thích
? Bố cục của văn bản gồm mấy phần (mấy luận đề luận điểm lớn)
? Văn bản trên thuộc loại văn bản nào đã học? (Tích hợp)
- Văn bản trên có một luận đề là nguy cơ chiến tranh đe doạ cuộc sống đ cần đấu tranh loại bỏ 4 luận điểm:
- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân
- Cuộc sống tốt đẹp của con người bị chiến tranh hạt nhân đe doạ.
- Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí con người.
- Nhiệm vụ đấu tranh cho 1 thế giới hoà bình.
3/. Bố cục
- 1 luận đề và 4 luận điểm
* Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh đọc hiểu văn bản
- Mục tiêu: Học sinh nắm được giá trị của văn bản
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
? Theo dõi đoạn văn đầu cho biết nguy cơ chiến tranh hạt nhân được tác giả chỉ ra như thế nào?
? Tìm những chi tiết lập luận thể hiện sự nguy hiểm của chiến tranh hạt nhân?
? Em có nhận xét gì về cách lập luận và sử dụng các biện pháp nghệ thuật ở đoạn văn bản này?
? Qua đó em có nhận xét gì về nguy cơ chiến tranh hạt nhân?
 Hết tiết 1
? Đọc từ "Niềm an ủi ...toàn thế giới?
? Nêu nội dung cơ bản của đoạn?
? Để làm rõ luận điểm trên tác giả đã sử dụng những luận cứ nào?
? Em có nhận xét gì về những con số so sánh trên?
? Thử đưa ra 1 ví dụ nếu trái đất không chạy đua vũ trang, phát triển các loại vũ khí đó toàn bộ số tiền được đầu tư cho y tế, giáo dục, xoá đói nghèo thì cuộc sống con người trên thế giới sẽ ra sao?
? Từ đó em có suy nghĩa gì về việc chạy đua vũ trang trên thế giới?
? Đọc SGK từ "Một nhà tiểu thuyết ... của nó" và cho biết nội dung cơ bản của cả đoạn?
? Luận cứ này được tác giả lập luận bằng những chứng cứ nào?
? Em hiểu thế nào là lí trí của tự nhiên?
? Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả?
(Tích hợp với văn nghị luận thuyết minh)
- Hơn 50.000 đầu đạn ...
- Mỗi người trên 4 tấn thuốc nổ
- Huỷ diệt 12 lần sự sống
- Tiêu diệt các hành tinh xoay xung quanh mặt trời + 4 hành tinh nữa phá huỷ thế thăng bằng của hệ mặt trời.
- Cách vào đề bằng những chứng cứ xác thực (ngày tháng cụ thể, số liệu đưa ra, sử dụng cả điển tích thanh gươm Đamôdef
đ Chiến tranh hạt nhân là 1 điều khủng khiếp đe doạ toàn thế giới.
- (Chiến tranh) chạy đua vũ trang mất đi sự cải thiện cuộc sống con người.
- 100 máy bay và 7000 tên lửa đủ giải quyết 500 triệu trẻ em nghèo đói.
- 15 chiếc tàu bảo vệ 1 tỷ người khỏi sốt rét, 14 triệu trẻ em châu Phi.
- 149 tên lửa MX đủ cứu 149 triệu người 27 tên lửa = tiền này cụ của họ
- 2 tàu ngầm đủ tiền xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới.
- Đây thực sự là những con số biết nói khiến người đọc bất nhờ về sự thật hiển nhiêm mà lại rất phi lí đó.
- Cuộc sống của con người thật tốt đẹp hơn biết bao giảm hẳn đói nghèo, bệnh tật, mù chữ mặt khác con người không phải sống trong lo âu trước nguy cơ bị huỷ diệt.
đ Những lập luận trên đã lên án, tố cáo việc chạy đua vũ trang là tốn kém, vô nhân đạo, phi lí.
- Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí.
- Có sự sống ngày nay là trả qua quá trình tiến hoá rất lâu dài.
- Nếu chiến tranh nổ ra sự sống bị huỷ diệt lại phải tiến hoá lại từ đầu tiêu huỷ thành quả của tự nhiên của sự tiến hoá.
- Cách lập luận chắc chắn chứng cớ xác thực từ việc khẳng định sự sống chỉ có ở trái đất đến chỗ sự sống bị tiêu diệt.
II - Tìm hiểu văn bản
1/. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân
- Hiện thực khủng khiếp của nguy cơ chiến tranh hạt nhân huỷ diệt sự sống và vũ trụ.
2/. Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi khả năng để con người sống tốt đẹp hơn.
- Những so sánh trong lĩnh vực xã hội, y tế, giáo dục, tiếp tế thực phẩm cho thấy tính chất vô nhân đạo, phi lí của việc chạy đua vũ trang.
3/. Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí của loài người sự tiến hoá của tự nhiên
? Đọc và nêu nội dung cơ bản của đoạn còn lại?
? Thông điệp trong phần còn lại của tác giả muốn gửi tới bạn đọc là gì?
? Sau khi chỉ ra những hiểm hoạ của chiến tranh và chạy đua vũ trang tác giả đã hướng cho người đọc thái độ như thế nào?
? Tác giả đã nêu ra 1 đề nghị gì?
? Hiểu được vấn đề này em có suy nghĩa và hành động gì?
? Nêu những biện pháp nghệ thuật đặc sắc của văn bản?
? Qua những nội dung trên giúp em hiểu gì về tác giả Mác-Két và tư tưởng của ông?
? Đọc ghi nhớ trong SGK?
- Một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hoà bình, công bằng.
- Đấu tranh ngăn chặn chiến tranh khẳng định sự có mặt của những người tham gia đấu tranh là vô giá.
- Cần lập ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ để cho sự sống sâunỳ biết được thủ phạm những kẻ đã vì lợi ích ti tiện mà đẩynhân loại vào hoạ diệt vong đ .
sự lên án của lịch sử
- Lối văn nghị luận chặt chẽ với những chứng cứ cụ thể, xác thực, cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục.
- Máckét có lòng nhân đạo sâu sắc, yêu hoà bình ghét chiến tranh.
4/. Nhiệm vụ đấu tranh có một thế giới hòa bình
- Khẳng định sự có mặt của những người tham gia đấu tranh là vô giá.
- Đề xuất lập nhà băng lưu trữ trí nhớ
đ Cần đấu tranh để loại bỏ chiến tranh bảo vệ cuộc sốnghoà bình công bằng.
đ Chúng ta cần rút ra bài học và phương hướng hành động tích cực.
*Ghi nhớ (SGK)
* Hoạt động 3: Tổ chức cho học sinh luyện tập
Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học giải quyết được bài tập
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
? Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài "Đấu tranh cho một thế giới hoà bình" của Mác-két?
- Học sinh dựa vào văn bản và các thông tin trên đài, báo, ti vi để phát biểu cảm nghĩ và bày tỏ ý kiến của mình
III - Luyện tập
- Phát biểu cảm nghĩ
4/. Hướng dẫn về nhà
- Nắm được giá trị của văn bản (học thuộc ghi nhớ)
- Hoàn cảnh bài phát biểu cảm nghĩ vào vở bài tập và làm các bài tập ở vở bài tập ngữ văn.
- Đọc và soạn văn bản bài 3: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
Ngày: 15/9/2007
Tiết 8: Các phương châm hội thoại
(Tiếp)
I - Mục tiêu
- Kiến thức: Học sinh nắm được nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm này trong giao tiếp.
- Giáo dục cho học sinh giao tiếp đúng tiếng việt và có văn hoá.
II - Chuẩn bị
III - Tiến trình trên lớp
1/. ổn định tổ chức lớp
2/. Kiểm tra bài cũ
Làm bài tập trắc nghiệm: câu 19, câu 20, câu 21 ( tr.16 - 17) – Sách BTTN
- ? Thế nào là phương châm về lựơng? về chất?
3/. Dạy bài mới
a) Giới thiệu bài: ở tiết trước các em dã được học phương châm về lượng và phương châm về chất. Ngoài 2 phương châm này còn có các phương châm hội thoại khác đó là phương châm quan hệ phương châm cách thức và phương châm lịch sự.
b) Tổ chức các hoạt động dạy học
* Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu phương châm quan hệ 
Mục tiêu: Học sinh nắm được nội dung của phương châm quan hệ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
? Em hiểu thế nào về câu thành ngữ "Ông nói gà, bà nói vịt"
? Giáo viên đưa 1 vài ví dụ
A: Bạn học bài chưa?
B: Tớ ăn cơm rồi ...
? Điều gì sẽ xảy ra nếu hội thoại kiểu như vậy?
? Qua đó có thể rút ra bài học gì trong giao tiếp?
? Đọc ghi nhớ trong sgk?
- Giáo viên lưu ý cho học sinh những tình huống hàm ngôn
- ông nói một đằng, bà quằng một nẻo
- Không thể giao tiếp được
- Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp tránh nói lạc đề (Đánh trống lảng)
I - Phương châm quan hệ
1/. Ví dụ
2/. Kết luận
* Ghi nhớ SGK
*Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu phương châm cách thức
Mục tiêu: Học sinh nắm được nội dung của phương châm cách thức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
? Em hiểu thế nào về thành ngữ "Dây cà ra dây muống, lúng búng như ngậm hột thị"
? Những cách nói đó ảnh hưởng như thế nào đến giao tiếp?
? Qua đó có thể rút ra được bài học gì trong giao tiếp.
- Giáo viên viết câu "Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy?
? Em hiểu câu nói trên như thế nào?
? Để người nghe khỏi hiểu lầm phải nói như thế nào?
- Cách nói dài dòng, rườm rà, cách nói ấp úng không thành lời, không rành mạch.
- Người khi khó tiếp nhận, đề tài hoặc không đúng nội dung truyền đạt.
- Khi giao tiếp cần nói ngắn gọn, rành mạch.
- Hiểu theo 2 cách nhận định của ông ấy về truyện ngắn hay nhận định của người khác về truyện ngắn do ông ấy sáng tác.
- Tôi ... định của ông ấy về TN.
- Tôi ... định về TN mà ông ấy sáng tác.
- Tôi ... định của các bạn về TN..
II - Phương châm cách thức
- Thành ngữ
- Câu nói
? Như vậy trong giao tiếp cần phải tuân thủ điều gì?
? Qua cách phân tích trên em hiểu gì về phương châm cách thức?
? Đọc ghi nhớ SGK?
- Cần tránh nói mơ hồ không rõ nội dung
- Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch tránh nói mơ hồ.
- Học sinh đọc ghi nhớ
- Kết luận
*Ghi nhớ SGK
*Hoạt động 3: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu về phương châm lịch sử
- Mục tiêu: Học sinh nắm được nội dung của phương châm lịch sử.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
? Đọc truyện " Người ăn xin"
? Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó?
? Có thể rút ra bài học gì về truyện này?
? Qua đó em hiểu gì về phương châm lịch sự? Đọc ghi nhớ trong sgk?
- Học sinh đọc truyện
- Tuy cả 2 người đều không nhận được của cải tiền bạc nhưng ông lão nhận được từ cậu bé tình cảm tôn trọng, quan tâm đến người khác và ngược lại cậu bé nhận được 1 bài học về sự đáng quý của tình cảm.
- Trong giao tiếp cần tôn trọng người đối thoại.
- Học sinh đọc ghi nhớ
III - Phương châm lịch sự
1/. Ví dụ truyện người ăn xin
2/. Kết luận
*Ghi nhớ SGK
*Hoạt động 4: Tổ chức cho học sinh luyện tập
- Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức giải quyết được các bài tập
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
? Đọc và nêu yêu cầu của bài tập 1?
? Làm bài tập 1?
- Có thể cho học sinh chơi tiếp sức thi tìm các câu trên
- Đó là những lời khuyên dùng lời lẽ lịch sự nhã nặhn.
- Học sinh tự đề xuất các câu
IV - Luyện tập
1/. Bài tập 1
? Đọc và nêu yêu cầu bài tập 2
? Làm bài tập 2?
? Nhận xét?
? Đọc và nêu yêu cầu bài 3?
? Giáo viên gọi học sinh làm phần a, b, c?
? Đọc nêu yêu cầu bài 4?
? Làm bài 4 phần a?
- Nói giảm, nói tránh
a) nói mát b) nói hớt
c) nói móc d) nói leo
e) nói ra đầu ra đũa
a) Khi người nói chuẩn bị chuyển đề tài để tránh hiểu lầm nên dùng cách diễn đạt trên.
2/. Bài 2
3/. bài 3
4/. Bài 4
4/. Hướng dẫn về nhà
- Nắm được các phương châm hội thoại đã học
- Làm nốt các bài tập 4, 5
- Đọc và nghiên cứu bài 3 các phương châm hội thoại tiếp
Ngày: 15/9/2007
Tiết 9: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
I - Mục tiêu
- Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được văn bản thuyết minh có khi phải kết hợp với yếu tố miêu tả thì văn bản mới hay.
- Kỹ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng phát hiện, vận dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
- Thái độ: giáo dục cho học sinh lòng say mê, hứng thú về viết văn bản thuyết minh.
II - Chuẩn bị
- Học sinh ôn lại về văn bản thuyết minh
III - Tiến trình trên lớp
1/. ổn định tổ chức lớp
2/. Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh?
? Trình bày văn bản thuyết minh đã hoàn thiện ở nhà?
3/. Dạy bài mới
a) Giới thiệu bài: Tuần trước các em đã được học văn bản thuyết minh có sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Để viết văn bản thuyết minh hay hơn nữa chúng ta không chỉ sử dụng các yếu tốt nghệ thuật mà còn phải sử dụng cả yếu tố miêu tả.
b) Tổ chức các hoạt động
* Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
? Đọc văn bản "Cây chuối trong đời sống Việt Nam"?
? Giải thích nhan đề của văn bản?
? Văn bản trên có phải là văn bản thuyết minh không vì sao?
? Tìm và đọc những câu thuyết minh trong bài?
? Nhắc lại thế nào là văn miêu tả? (Tích hợp dọc)
? Chỉ ra những câu văn có yêu tố miêu tả về cây chuối.
? Những yếu tố miêu tả đó có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối với văn bản thuyết minh?
? Theo yêu cầu chung của văn bản thuyết minh bài này cần bổ xung những gì?
? Qua việc phân tích trên em hiểu thế nào về việc sử dụng các yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh?
? Đọc ghi nhớ?
- Giáo viên có thể tích hợp thêm với văn bản" Hạ Long đá và nước"
Nhan đề: vai trò của cây chuối đối với đời sống người Việt Nam, các đặc điểm của cây chuối.
- Thuyết minh về cây chuối.
- Nơi đâu cũng có chuối.
- Cây chuối là thức ăn từ thân đến lá, gốc...
- Công dụng của chuối (Hướng vị)
- Các loại chuối
- Buồng chuối quả chuối các món chế tạo từ quả chuối
- Những cây chuối thân mềm vươn lên như những trụ cột ... rừng.
- Vỏ chuối lốm đốm như trứng cuốc.
- Chuôi xanh có vị chát ... gỏi
- Làm cho bài văn thêm cụ thể, sinh động, hấp dẫn làm nổi bật đối tượng cần thuyết minh.
- Học sinh trình bày thêm công dụng của thân, lá, nõn, bắp chuối có thể cả củ chuối .... có thể miêu tả các bộ phận trên cho sinh động.
- Trong văn bản thuyết minh có thể sử dụng các yếu tố miêu tả cho đối tượng thuyết minh thêm cụ thể, sinh động ...
I - Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
1/. Văn bản "Cây chuối trong đời sống Việt Nam"
- Yếu tố thuyết minh.
- Yếu tố miêu tả và vai trò của nó.
2/. kết luận
*Ghi nhớ
*Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh luyện tập
- Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức lí thuyết giải quyết tốt các bài tập
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
? Đọc và nêi yêu cầu của bài tập 1?
Giáo viên gọi 3 học sinh trình bày miệng mỗi học sinh thuyết minh kết hợp yếu tố miêu tả về 1 bộ phận của cây chuối.
? Giáo viên gọi nhận xét bổ xung.
? Đọc và nêu yêu cầu của bài tập 2?
? Xác định các yếu tố miêu tả trong đoạn văn?
- Bài 3 tương tự bài 2 giáo viên để học sinh về nhà làm.
- Giáo viên cho học sinh làm bài viết đoạn văn ngắn thuyết minh về con mèo trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả.
- Giáo viên gọi 2 học sinh lên làm bài trên bảng học sinh bên dưới trình bày miệng.
- Thân chuối có hình dáng như chiếc cột nhà sơn màu xanh.
- Lá chuối tươi xanh bản rộng phe phẩy như chiếc quạt trong gió.
- Lá chuối khô mềm thơm mùi dân dã gói ?? quà tấm bánh mẹ đi chợ về mang bao kỷ niệm tuổi thơ ...
- Tách ... có tai
- Chén của ta không có tai
- Khi mời ai uống nước .. nóng
II - Luyện tập
1/. Bài tập 1
2/. Bài tập 2
3/. Bài tập 3
4/. Hướng dẫn về nhà
- Nắm được vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
- Bước đầu biết sử dụng yếu tố miêu tả.
- Làm nốt bài tập 1, 3
- Đọc và nghiên cứu bài mới. Làm dàn ý chi tiết đề bài "Con trâu ở làng quê Việt Nam" Để chuẩn bị cho tiết sau.
Ngày: 17/9/2007
Tiết 10: Luyện sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
I - Mục tiêu
- Kiến thức: Giúp học sinh rèn luyện cách sử dụng yếu tốt miêu tả trong văn bản thuyết minh.
 - Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết văn bản thuyết minh.
- Giáo dục lòng yêu động vật.
II - Chuẩn bị
- Giáo viên: Chuẩn bị một số đoạn văn mẫu..
- Học sinh: lập dàn ý đề bài trong sgk
III - Tiến trình trên lớp
1/. ổn định tổ chức lớp
2/. Kiểm tra bài cũ
? Nêu vai trò và tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh?
? Làm bài tập trắc nghiệm: câu 26, câu 27 ( tr.19) – Sách BTTN
3/. Dạy bài mới
a) Giới thiệu bài: Tiết trước chúng ta đã học về việc sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. Để giúp các em sử dụng tốt hơn yếu tố miêu tả trong văn bản TM hôm nay chúng ra có tiết luyện tập.
b) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
* Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu đề và lập dàn ý (10')
- Mục tiêu: Học sinh trình bày dàn ý và ý tưởng đưa miêu tả vào bài văn.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
- Giáo viên gọi 3 - 4 học sinh trình bày dàn ý chi tiết về đề bài: "Con trâu ở làng quê Việt Nam"
- Giáo viên gọi nhận xét bổ sung.
? Cần kết hợp với yếu tố miêu tả ở những phần nào?
- Giáo viên gọi 3 - 4 học sinh đưa ra những ý tưởng sử dụng yếu tố miêu vào văn bản.
- Học sinh trình bày dàn ý.
- Đề bài yêu cầu thuyết minh về con trâu (vị trí, vai trò của con trâu đối với đời sống)
- Có đưa các yếu tố miêu tả về hình dạng, hình ảnh con câu ...
- Cần tích hợp cả việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật ở bài 1.
I - Dàn ý
+ Đề bài
+ Dàn ý
- MB
- TB
- KB
* Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh luyện tập (30')
- Mục tiêu: Học sinh viết được một số đoạn thuyết minh có sử dụng các yếu tố miêu tả.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
? Đọc và nêu yêu cầu của phần 1?
? Giáo viên gọi học sinh trình bày miệng từng ý trong phần 1?
- Lưu ý vấn đề chính là thuyết minh chỉ kết hợp thêm các yếu tố miêu tả?
? Giáo viên họi học sinh trình bày miệng và gọi nhận xét.
Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm mỗi nhóm chuẩn bị một đoạn văn trong 7' rồi trình bày.
- Giáo viên gọi nhận xét đánh giá và bổ xung.
- Giáo viên cho học sinh đọc bài đọc thêm để học hỏi.
- Học sinh 1: Con trâu ở làng quê Việt Nam (Miêu tả cảnh kéo cày, bừa ... đặc trưng của nông thôn Việt Nam)
- HS2: Con trâu trong việc làm ruộng (Người bạn của nông dân)
- HS3: Con trâu trong một số lễ hội (Lễ hội chọi trâu)
- HS4: Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn (Cảnh chăn trâu cưỡi trâu thổi sáo ...)
* HS hoạt động theo nhóm
- Nhóm 1: Phần mở bài
+ Giới thiệu về con trâu
- Nhóm 2, 3: Phần thân bài TM giới thiệu về vai trò giá trị đặc điểm cảu trâu và sự gắn bó của trâu với đời sống vùng nông thôn ...
- Nhóm 4: Phần kết bài
+ Khẳng định sự tồn tại của trâu.
+ Nêu cảm nghĩ về trâu ..
II - Luyện tập
1/. Vận dụng yếu tố miêu tả trong việc giới thiệu.
2/. Viết đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả.
4/. Hướng dẫn về nhà
- Viết hoàn thiện văn bản thuyết minh về con trâu có sử dụng các yêu tố miêu tả.
- Ôn luyện về văn bản thuyết minh
- Chuẩn bị cho bài viết vào tuần sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu van 9(29).doc