A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Thấy được nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật và tấm lòng thương cảm của Nguyễn Du đối với con người.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
- Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng.
- Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.
2. Kĩ năng:
- Bổ sung kiến thức đọc - hiểu văn bả truyện thơ trung đại.
- Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
- Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều.
- Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.
3. Thái độ:
- Biết cảm thông ,chia sẻ trước số phận con người.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm.
TUẦN 8 TIẾT 36 Ngày soạn: Ngày dạy: Văn bản : KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH Trích: “Truyện Kiều”- Nguyễn Du- A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Thấy được nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật và tấm lòng thương cảm của Nguyễn Du đối với con người. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG : 1. Kiến Thức: - Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng. - Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du. 2. Kĩ năng: - Bổ sung kiến thức đọc - hiểu văn bả truyện thơ trung đại. - Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. - Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều. - Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện. 3. Thái độ: - Biết cảm thông ,chia sẻ trước số phận con người. C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng đoạn trích cảnh ngày xuân ?nội dung chính đoạn trích? 3. Bài mới: Giới thiệu bài: - Ở lầu xanh , Kiều bị lừa, bị nhục, nên rút dao ra định tự tử, nhưng vì có Đạm Tiên báo mộng ngăn cản nên đành thôi! Tú Bà sợ Kiều chết thì không những rắc rối mà còn mất cả chì lẫn chài nên tìm cách ngọt nhạt xoa dịu, rồi lập kế đưa Kiều ở tạm nơi lầu Ngưng Bích bên bờ biển Lâm Tri. Mụ nói chờ dịp tìm người đứng đắn sẽ gả cho, nhưng thực chất bày mưu gian hiểm buộc kiều phải tiếp khách. Ở lầu Ngưng Bích cảnh chơ vơ, vắng vẻ, cô đơn, Kiều đã bày tỏ nỗi lòng của mình. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm - GV: Cho HS đọc phần chú thích - HS: Đọc ? Đoạn trích nằm ở phần nào? - HS: Trả lời. * HOẠT ĐỘNG 2 : Đọc hiểu văn bản, Phân tích văn bản - GV giới thiệu đoạn trích. Đọc mẫu Hướng dẫn đọc, gọi HS đọc tiếp? - Kiểm tra việc hiểu 1 số từ khó? ? Bố cục đoạn trích? ND từng phần? - HS: Tìm hiểu trả lời: ? Đại ý của đoạn trích? (nội dung) - Đọc 6 câu đầu. Khoá xuân? (sự giả dối; thực chất giam lỏng) ? Khung cảnh TN được nhìn qua con mắt của ai? được gợi ra bằng những hình ảnh nào? - GV: (H/a “non xa, trăng gần, cát vàng, bụi hồng” có thể là cảnh thực, có thể là H/a ước lệ gợi sự mênh mông rợn ngợp không gian -> diễn tả tâm trạng cô đơn của TK). ? H/a “Mây sớm đèn khuya” gợi tính chất gì của TG? H/a đó góp phần diễn tả tâm trạng của Kiều như thế nào? - HS: 6 câu đầu diễn tả hoàn cảnh Kiều ở lầu NBích trong tâm trạng cô đơn ,lẻ loi - Đọc 8 câu tiếp? ? Lời đoạn thơ của ai? (của Thúy Kiều - độc thoại ). ? Nghệ thật độc thoại có ý nghĩa gì? ? Kiều nhớ tới ai? Nhớ ai trước, ai sau? có hợp lý không? Vì sao? - HS: Trả lời. - GV: Phù hợp tâm lý,và rất tinh tế: H/a trăng -> nhớ người yêu) ? Kiều nhớ Kim Trọng như thế nào? ? Em hiểu “tấm son.. phai” như thế nào? - HS Thảo luận trả lời - Tiểu kết : tâm trạng và nỗi lòng của Kiều ? Nỗi nhớ cha mẹ có gì khác với cách thể hiện nỗi nhớ người yêu? - GV: (Tưởng – xót) ? Những thành ngữ? Điển cố? Thể hiện điều gì - GV: Trong cảnh ngộ ở lầu NB, Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng quên cảnh ngộ bản thân để nhớ thương, xót xa đến cha mẹ, người yêu ? Kiều là người như thế nào? - Đọc đoạn cuối: Cảnh là thực hay hư? ? Mỗi cảnh vật đều có nét riêng nhưng lại có nét chung để diễn tả tâm trạng Kiều. Em hãy phân tích và chứng minh điều đó? - HS: Phân tích - GV: Phân tích kỹ hơn để HS hiểu rõ tâm trạngThúy Kiều. (Tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này) (Sắc cỏ “dầu dầu” ấy nàng đã 1 lần nhìn thấy ngày nào trên mộ Đạm Tiên: “Sè sè... dầu dầu...” (Tiếng sóng vỗ khác sóng kêu? ? Ở tám câu thơ trên biện pháp NT gì được sử dụng? - HS : cách dùng điệp ngữ, từ láy, Câu hỏi tu từ trong đoạn cuối ? Cách dùng nghệ thuật đó có tác dụng như thế nào trong việc diễn tả tâm trạng nhân vật? - HS: Trả lời: - GV: Chốt ý:Tác dụng nhằm diễn tả tâm trạng Kiều buồn cô đơn, xót xa, lo âu, sợ hãi -> bế tắc, tuyệt vọng của Thúy Kiều. ? Thái độ, tình cảm của Nguyễn Du với nhân vật như thế nào? - HS: Đọc ghi nhớ ? Nêu những nết chính về nội dung, nghệ thuật đoạn trích. - HS: Suy nghĩ trả lời. * HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học - Học bài ,thực hiện phần luyện tập. - Soạn tiếp bài “Trau dồi vốn từ - Chuẩn bị cho tiết kiểm tra bài 2 I. GIỚI THIỆU CHUNG: 1. Tác giả: 2.Tác phẩm: - Sau đoạn Mã Giám Sinh lừa Kiều, bị nhốt ở lầu xanh II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 1. Đọc – tìm hiểu từ khó: 2.Tìm hiểu văn bản: a. Bố cục:3 phần - 6 câu đầu: Hoàn cảnh cô đơn của Kiều - 8 câu tiếp : Nỗi nhớ Kim Trọng và cha mẹ - 6 câu cuối :Tâm trạng đau buồn ,lo âu của Kiều b. Phương thức biểu đạt: c. Đại ý: - Đoạn trích miêu tả tâm trạng Thuý Kiều trong cảnh bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích d. Phân tích : *Hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều: - Cảnh: Bát ngát, cát vàng, bụi bay, dãy núi mờ xa -> không gian rộng lớn, hoang vắng, cảnh vật trơ trọi -> Lầu Ngưng Bích chơ vơ -> Con người càng lẻ loi. - Thời gian: “Mây sớm đèn khuya” -> Sự tuần hoàn khép kín -> Kiều bị giam hãm, cô đơn ( ngày đêm thui thủi quê người 1 thân ) => Nàng Kiều rơi vào cảnh cô đơn, cô độc hoàn toàn giữa không gian mênh mông hoang vắng. *Nỗi lòng thương nhớ cha mẹ, người yêu: Kiều nhớ Kim Trọng: - Nhớ buổi thề nguyền đính ước - Tưởng tượng Kim Trọng đang nhớ về mình vô vọng - “Tấm son... phai” -> Tấm lòng son của Kiều bị vùi dập hoen ố biết bao giờ gột rửa được => Nhớ Kim Trọng với nỗi đau đớn xót xa, khẳng định lòng chung thuỷ son sắt của mình. -> Tấm lòng son của Kiều bị vùi dập hoen ố biết bao giờ gột rửa được => Nhớ Kim Trọng với nỗi đau đớn xót xa, khẳng định lòng chung thuỷ son sắt của mình Nhớ cha mẹ: - Thương và xót cha mẹ + Sớm chiều tựa cửa trông con + Tuổi già sức yếu không người chăm sóc - Thành ngữ, điển cố: “Quạt nồng ấp lạnh”, “Sân lai, gốc tử” -> Tâm trạng nhớ thương, tấm lòng hiếu thảo của Kiều => Kiều là người tình thuỷ chung, người con hiếu thảo -> có lòng vị tha * Tâm trạng buồn lo, tuyệt vọng: - Tả cảnh ngụ tình: Buồn lo - Mỗi cặp câu -> Một nỗi nhớ, nỗi buồn + “Thuyền... thấp thoáng... xa xa” -> thân phận bơ vơ nơi đất khách + “Cánh hoa trôi... biết là về đau” -> số phận chìm nổi long đong vô định + “Chân mây mặt đất”, nội cỏ dầu dầu, tê tái, héo úa, mịt mờ ->đó là nỗi đau tê tái cõi lòng. + Tiếng gió, tiếng sóng kêu quanh “ghế ngồi” -> âm thanh dữ dội -> biểu tượng tai hoạ khủng khiếp sắp giáng xuống -> Kiều lo âu sợ hãi *Nghệ thuật: - Láy: + Cảnh xa - gần; màu sắc: đậm – nhạt; âm thanh: tĩnh - động -> Nỗi lo âu kinh sợ của Kiều ngày 1 tăng - Điệp: “Buồn trông” 4 lần-> điệp khúc của tâm trạng - Câu hỏi tu từ không trả lời -> sự bế tắc, tuyệt vọng => Tâm trạng Kiều buồn cô đơn, xót xa, lo âu, sợ hãi -> bế tắc, tuyệt vọng 3.Tổng kết: (ghi nhớ SGK) a. Nghệ thuật : - Miêu tả nội tâm nhân vật : Diễn biến tâm trạng được thể hiện rua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình đặc sắc. - Lựa chọn các từ ngữ, dử dụng các biện pháp tu từ. b. Nội dung : - Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC E. RÚT KINH NGHIỆM: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... . ************************************************ TUẦN 8 TIẾT 37+38 Ngày soạn: Ngày dạy: Văn bản : LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA Trích truyện Lục Vân Tiên) - Nguyễn Đình Chiểu - A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu và lí giải được vị trí của tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên và đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu cho kho tàng văn học dân tộc. - Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên . B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG : 1. Kiến Thức: - Những hiểu biết ban đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên. - Thể thơ luc bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên. - Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên. - Khát vọng cứu người, giúp đời, của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu đoạn trích truyện thơ trung đại. - Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích. - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc hoạ.trong đoạn trích. 3. Thái độ: - Biết cảm thông ,chia sẻ trước số phận con người. C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích? Nội dung chính đoạn trích? 3. Bài mới: Giới thiệu bài: - Có một tác phẩm được G. Ô - ba - rê đánh giá "như là một trong những sản phẩm hiếm có của trí tuệ con người, có cái ưu điểm lớn là diễn tả được trung thực những tình cảm của cả một dân tộc"- đó chính là tác phẩm "Lục Vân Tiên". Chúng ta cùng vào bài học hôm nay để hiểu một phần của tác phẩm và những nét chính nhất về T/g. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm - H/s đọc chú thích (SGK/112) ? Giới thiệu những nét chính về T/g ? - GV diễn giảng thêm. + Là thầy giáo danh tiếng, khắp miền lục tỉnh ( Khi ông mất cả cánh đồng Ba Tri rợp trắng khăn tang của các thế hệ học trò) + Ở cương vị thầy thuốc, hết lòng cứu nhân độ thế. + Để lại cho đời bao trang thơ bất hủ, được lưu truyền rộng rãi: "Lục Vân Tiên", "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" - Là người có lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm. Kiên quyết giữ vững lập trường kháng chiến, tích cực tham gia kháng chiến, cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn bạc việc đánh giặc, viết văn thơ khích lệ tinh thần kháng chiến của nhân dân. + Khi cả Nam Kì rơi vào tay giặc, vẫn nêu cao tinh thần bất khuất trước kẻ thù "Thua cuộc rồi lưng vẫn thẳng, đầu vẫn ngẩng cao, ngay kẻ thù cũng phải kính nể", giữ trọn lòng trung thành với Tổ Quốc, với nhân dân cho tới lúc mất. - Hướng dẫn H/s đọc: To, rõ, truyền cảm, thay đổi giọng cho phù hợp với câu thơ kể, tả, đối thoại. ? Giới thiệu những nét tiêu biểu về tác phẩm? - GV diễn giảng - Truyện được kết cấu theo kiểu truyền thống của loại truyện phương đông: theo từng chương hồi, xoay quanh diễn biến của các nhân vật chính. - Truy ... lời câu hỏi ? Như vậy em thấy việc trau dồi vốn từ có quan trọng không? - GV:Vậy cần phải trau dồi vốn từ bằng cách nào? VD 1: (SGK/99,100) - 1 HS đọc. ? Cho biết T/g Phạm Văn Đồng muốn nói gì? - HS: Muốn làm từ 2 ý: 1. Tiếng Việt là một ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người viết. 2. Muốn phát huy khả năng tối đa của Tiếng Việt, mỗi cá nhân phải không ngừng trau dồi ngôn ngữ của mình mà trước hết phải trau dồi vốn từ. * VD 2: (SGK/100) ? Xác định lối diễn đạt trong những câu sau: a. Thừa từ đẹp và thắng cảnh là Cảnh đẹp b, Sai từ dự đoán: vì dự đoán: “Đoán trước tình hình sự việc nào đó xảy ra trong tương lai” Thay bằng từ ước đoán, phỏng đoán. c, Sai từ đẩy mạnh: có nghĩa là “thúc đẩy cho phát triển nhanh lên”. Mà ở đây nói về quy mô: mở rộng hay thu hẹp. ? Giải thích vì sao lại có những lỗi trên? -> Người viết không biết chính xác nghĩa và cách dùng từ mà mình sử dụng. ? Để “biết dùng tiếng ta” cần phải làm gì? -> Nắm được đầy đủ, chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ. - 1 HS đọc ghi nhớ. * VD 3: (SGK/100, 101) - 1HS đọc ý kiến của Tô Hoài. ? Em hiểu ý kiến sau đây ntn? -> Nhà văn Tô Hoài phân tích quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách học lời ăn, tiếng nói của nhân dân. ? So sánh hình thức trau dồi vốn từ ở các VD? - VD1: Trau dồi vốn từ bằng cách rèn luyện để biết đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng từ (có thể đó biết nhưng chưa biết gì) - VD 2: Học hỏi để biết thêm những từ mà mình chưa biết. ? Qua VD trên cho biết làm thế nào để tăng vốn từ? - 1 HS đọc. * HOẠT ĐỘNG 2 : LUYỆN TẬP - Đọc yêu cầu BT1,2, 3 - Làm miệng trước lớp - H/s khác nhận xét, bổ xung * HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học I. TÌM HIỂU CHUNG. 1.Tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ: - Vốn từ là tổng thể số lượng và chất lượng từ ngữ mà mỗi người có được do tích lũy - Muốn diễn tả chính xác sinh động những suy nghĩ ,tình cảm ,cảm xúc thì người nói phải có vốn từ phong phú. -> Trau dồi vốn từ là để phát triển kỹ năng diễn đạt và năng lực tư duy. 2 . Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ. a. Ví dụ : SGK/99/100 - Tác giả phạm văn đồng muốn nói: - Tiếng việt rất giàu đẹp và luôn phát triển. - Cần phải trau dồi vốn từ: => Muốn sử dụng tốt tiếng việt cần trau dồi, nắm vững nghĩa, cách dùng từ. b. Kết luận :Ghi nhớ SGK/ 100 - Muốn sử dụng hết TV trước hết phải trao dồi vốn từ. 3. Rèn luyện để làm tăng vốn từ: a. Xét Ví Dụ: - VD: Đoạn văn của Tô Hoài Trau dồi vốn từ: - Học lời ăn tiếng nói của nhân dân. - Nghe, học, sáng tạo từ công việc. -> Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ. b. Ghi nhớ: (SGK). II. LUYỆN TẬP: 1. Bài tập 1: (SGK/101) - Hậu quả: b - Tinh tú: b - Đoạt: a 2. Bài tập 2: (SGK/101) a. Mẫu: - Dứt, không còn gì: tuyệt chủng, tuyệt giao - Cực kì, nhất: Tuyệt đỉnh, tuyệt mật b. Đồng: - Cùng nhau, giống nhau: Đồng âm, đồng bào - Trẻ em: Đồng giao, đồng ấu - Chất (đồng): Chất đồng 3. Bài tập 3: Sửa lỗi a. Im lặng thay bằng tĩnh lặng b. Thành lập: lập nên, xây dựng nên thay bằng thiết lập c. Cảm xúc: sự rung động với sự việc gì thay bằng cảm phục III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Hệ thống, khắc sâu nội dung bài - Học bài : + Hoàn thành những bài tập còn lại -Chuẩn bị bài mới: + Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu + Soạn bài : Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. E. RÚT KINH NGHIỆM: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... . ************************************************ TUẦN 8 TIẾT 40 Ngày soạn: Ngày dạy: Tập làm văn:MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm trong một văn bản tự sự. - Vận dụng hiểu biết về miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự để đọc hiểu văn bản. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG : 1. Kiến Thức: - Nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự. - Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể truyện. 2. Kĩ năng: - Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. - Kết hợp kể truyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự. 3. Thái độ: - Sử dụng yếu tố trên đạt hiệu quả trong khi viết bài. C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm, thực hành. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - KT sự chuẩn bị bài của học sinh 3. Bài mới: Giới thiệu bài: - Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động. Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ cảm xúc, tình cảm của nhân vật; cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phúc, của nhân vật. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY *HOẠT ĐỘNG 1:Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. * Ngữ liệu 1: Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" ? Trong đoạn trích những câu thơ nào tả cảnh? - HS: Xác định: "Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân. ? Dấu hiệu nào cho em biết các câu thơ này tả cảnh? - HS: Đối tượng miêu tả ở những câu thơ này là: Khung cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích (núi, trăng) ? Đối tượng tả cảnh có quan sát được không? - HS trả lời : GVchốt: ? Tìm những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều -> "Bên trời góc bể bơ vơ, Có khi gốc tử đó vừa người ôm" ? Tả tâm trạng có trực tiếp quan sát được không? ? Dấu hiệu nào cho em biết đoạn thơ trên miêu tả tâm trạng của nàng Kiều? ? Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ ntn với việc thể hiện nội tâm nhân vật? -> Từ việc miêu tả khung cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích mênh mông, hoang vắng, rợn ngập ta thấy tâm trạng của Kiều ở đây cô đơn, lẻ loi, buồn rầu, lo lắng, sợ hói - GV: Tả cảnh là phương tiện để thể hiện tâm trạng của Kiều: (nghệ thuật tả cảnh ngụ tình) ? Qua ngữ liệu trên, em hiểu thế nào là miêu tả nội tâm trong VB tự sự? *Ngữ liệu 2: (Đoạn văn SGK/117) - 1 H/s đọc. ? Đoạn văn trên Nam Cao miêu tả ai, với những đặc điểm gỡ? - HS: Miêu tả Lão Hạc với những đặc điểm về nét mặt, đầu(tư thế) ? Qua những đặc điểm được miêu tả trên đây, em thử đoán xem Lão Hạc đang có những cảm xúc, ý nghĩ ntn? - HS:Tâm trạng đau khổ, dằn vặt của Lão Hạc khi bán con Vàng. ? Đoạn văn trên cũng được coi là đoạn văn miêu tả nội tâm của Lão Hạc, em có nhận xét gì về cách miêu tả của T/g? ( Việc miêu tả nội tâm qua điều gì ) - HS: Miêu tả nội tâm Lão Hạc qua nét mặt, cử chỉ -> Cách miêu tả gián tiếp. ? Qua ngữ liệu trên hãy cho biết có mấy cách miêu tả nội tâm -> 2 cách: Trực tiếp + gián tiếp. - 1 H/s đọc ghi nhớ. *HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập - 1H/s đọc yêu cầu của BT - Hướng dẫn H/s làm bài. Bám sát vào đoạn trích. - Cần chỉ ra được những câu thơ MT nội tâm của Kiều? - Trình bày trước lớp. - H/s khác nhận xét. - Hướng dẫn H/s làm bài tập: chuyển toàn bộ lời kể của T/g sang lời của nhân vật Thuý Kiều, chú ý xưng hô cho phù hợp. - Trình bày trước lớp - H/s khác nghe, nhận xét - GV đánh giá. - Hướng dẫn H/s làm BT - Trình bày trước lớp - H/s khác nhận xét, bổ xung - GV đánh giá * HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học - Hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài - Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự - vai trò của nó - 2 cách miêu tả nội tâm - Học bài + xem lại và hoàn thành các bài tập - Soạn : " Lục Vân Tiên gặp nạn" - Chuẩn bị cho chương trình địa phương phần văn I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. a. Xét ví dụ SGK: Đoạn trích “Kiều ở lầu ngưng bích” + Những câu thơ tả cảnh: "Trước lầu Ngưng Bích khoá xuõn Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia" Và "Buồn trông cửa bể chiều hôm Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi" -> Có thể quan sát được trực tiếp, có thể cảm nhận được bằng các giác quan. + Những câu thơ miêu tả tâm trạng: "Bên trời góc bể bơ vơ, có khi gốc tử đã vừa người ôm" - Tập trung miêu tả tâm trạng của nàng Kiều: Nỗi nhớ về Kim Trọng, cha mẹ, nghĩ về thân phận cô đơn, bơ vơ nơi đất khách quê người. -> Không quan sát được một cách trực tiếp. * Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động. b.Ví dụ 2: đoạn văn: - Miêu tả Lão Hạc với những đặc điểm về nét mặt, đầu(tư thế) - Tâm trạng đau khổ, dằn vặt của Lão Hạc khi bán con Vàng. -> Miêu tả nội tâm Lão Hạc qua nét mặt, cử chỉ -> Cách miêu tả gián tiếp. => Người ta có thể miêu tả trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm súc, tình cảm của nhân vật; cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục của nhân vật. b. Kết luận: Ghi nhớ: SGK/117 II. LUYỆN TẬP 1. Bài tập 1: SGK/117 - Thuật lại đoạn trích "Mã Giám Sinh" bằng văn xuôi, chú ý miêu tả nội tâm Thuý Kiều. "Nỗi mình thêm tức nỗi nhà Ngừng hoa bong thẹn trông gương mặt dày" -> Buồn rầu, tủi hổ, đau đớn ê chề khi mình bị coi như một món hàng không hơn. Là người luôn ý thức được nhân phẩm, Kiều đau uất trước cuộc đời ngang trái (đau vì tình duyên trắc trở, uất vì "nỗi nhà" bị vu oan giá hoạ. Bao trùm tâm trạng Kiều ở đây là sự đau đớn, tái tê) 2. Bài tập 2: SGK/117 - Đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán, trong đó bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Kiều lúc gặp Hoạn Thư. - Tâm trạng Kiều lúc gặp Hoạn Thư: Oán giận (lời lẽ mềm mỏng, lễ phép, những thực ra là châm biếm, mỉa mai, chì chiết -> Nghe Hoạn Thư "trình bày" phân vân khó xử -> quyết tha bổng cho Hoạn Thư. 3. Bài tập 3: SGK/117 - Kể lại diễn biến sự việc, chú ý miêu tả tâm trạng sau khi gây ra việc không hay với bạn (ví dụ: tâm trạng băn khoăn, hối hận khi việc không hay đó đó xảy ra) III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC E. RÚT KINH NGHIỆM: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... . ************************************************
Tài liệu đính kèm: