Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần dạy 8

Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần dạy 8

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2

( Bài Viết ở Lớp )

I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

 - Biết vận dụng những kiến thức đó học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người, hành động

II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG .

1.Kiến Thức.

 - Biết vận dụng những kiến thức đó học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả.

cảnh vật, con người, hành động.

 2.Kĩ năng.

- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày.

 3.Thái độ:

 - Nghiêm túc trong giờ làm bài

III.CHUẨN BỊ.

 Gv: Đề, đáp án

 Hs: Giấy kt, đọc bài tham khảo

IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1.Ổn định:

 2.Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra sự chuẩn bị cho giờ viết bài của h/s

 3.Bài mới: Giới thiệu bài:

 - Chúng ta đã ôn lại văn tự sự kết hợp với miêu tả. Hôm nay chúng ta sẽ thực ành viết bài về văn miêu tả kết hợp với tự sự.

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 730Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần dạy 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN :08 Lớp dạy: 9.3 
TPPCT:35-36 Ngày dạy:./10/2010
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
( Bài Viết ở Lớp ) 
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
 - Biết vận dụng những kiến thức đó học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người, hành động 
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG .
1.Kiến Thức.
 - Biết vận dụng những kiến thức đó học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả.
cảnh vật, con người, hành động. 
 2.Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày.
 3.Thái độ: 
 - Nghiêm túc trong giờ làm bài
III.CHUẨN BỊ.
 Gv: Đề, đáp án
 Hs: Giấy kt, đọc bài tham khảo
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1.Ổn định: 
 2.Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra sự chuẩn bị cho giờ viết bài của h/s
 3.Bài mới: Giới thiệu bài:
 - Chúng ta đã ôn lại văn tự sự kết hợp với miêu tả. Hôm nay chúng ta sẽ thực ành viết bài về văn miêu tả kết hợp với tự sự.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG 
*HĐ1.
- GV chép đề bài lên bảng.
* HĐ2.
- GV: Nêu yêu cầu chung:
- Xác định kiểu văn bản cần tạo lập?
- Để tạo lập được VB này, ta cần vận dụng những kĩ năng nào vào bài viết?
- VB tạo lập cần cần đảm bảo những nội dung gì?
- GV: Nêu yêu cầu của bài viết. Những yêu cầu về thái độ trong giờ viết bài của học sinh.
- Nghiêm túc trong giờ viết bài.
- Bài viết thể hiện được sự kết hợp nhuần nhuyễn các kĩ năng đã học (dùng từ, đặt câu, diễn đạt, kể chuyện ,miêu tả...)
- Qua bài làm học sinh cần thể hiện tình cảm yêu mến quý trọng mỏi trường mình đã học với kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò.
Hình thức:
- Cần xác định đúng yêu cầu của đề bài: Kể chuyện.
- Hình thức viết bài: Lá thư gửi người bạn cũ.
- Bài viết kết hợp tự sự + miêu tả.
- Trình bày sạch, đẹp, khoa học.
Thái độ:
- Nghiêm túc trong giờ viết bài.
- Bài viết thể hiện được sự kết hợp nhuần nhuyễn các kĩ năng đó học (dung từ, đặt câu, diễn đạt, kể chuyện ,miêu tả...)
- Qua bài làm học sinh cần thể hiện tình cảm yêu mến quý trọng ngôi trường mình đã học với kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò.
* HĐ3
- GV thu bài
- Nhận xét giờ viết bài của H/s
I. ĐỀ BÀI 
 - Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
II. YÊU CÂU CỦA BÀI LÀM
1. Nội dung: 
- Kiểu văn bản: Tự sự
- Vận dụng các kĩ năng: Kể chuyện + tưởng tượng + miêu tả.
- Các nội dung cần nêu ra trong bài làm.
 + Vị trí của người kể chuyện: đó trưởng thành, có một công việc, một vị trí nào đó trong xã hội, mong trở lại thăm ngôi trường cũ.
 + Lí do trở lại thăm trường (đi công tác qua, hè về quê tới thăm trường)
 + Đến thăm trường vào buổi nào?
 + Đến thăm trường đi với ai?
 + Đến trường gặp ai?
 + Quang cảnh trường như thế nào?
 (có gì thay đổi, có gì còn nguyênvẹn? )
 + Hồi tưởng lại cảnh trường ngày xưa mình học ( Những gì gợi lại kỉ niệm buồn, vui của tuổi học trò, trong giờ phút đó bạn bè hiện lên như thế nào? )
2. Đáp án chấm.
a. Mở bài: (1 điểm)
 + Lí do viết thư của bạn.
b. Thân bài: (7 điểm)
Nội dung bức thư
 + Lời thăm hỏi bạn.
 + Kể cho (nghe) biết về buổi thăm trường đầy xúc động:
 . Lí do trở lại thăm trường
 . Thời gian đến thăm trường
 . Đến thăm trường với ai?
 . Quang cảnh trường ntn?
 . Suy nghĩ của bản thân
c. Kết bài: (1 điểm)
- Lời chúc, lời chào, lời hứa hẹn.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
4.Củng cố-dặn dò: ôn lại và chuẩn bị bài mới.
Tuần :08 Lớp dạy: 93
TPPCT:37-38	Ngày dạy:.../10/2010
KIỀU Ở LÀU NGƯNG BÍCH
 Trích “Truyện Kiều” -Nguyễn Du-
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
-Thấy được nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật và tấm lòng thương cảm của Nguyễn Du đối với con người.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng. 
 - Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.
 2. Kĩ năng: 
- Bổ sung kiến thức đọc - hiểu văn bả truyện thơ trung đại.
- Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
- Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều.
- Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.
 3. Thái độ: 
 - Biết cảm thông ,chia sẻ trước số phận con người.
IV. PHƯƠNG PHÁP
 - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Đọc thuộc lòng đoạn trích cảnh ngày xuân ?nội dung chính đoạn trích?
 3. Bài mới: 
 - Ở lầu xanh , Kiều bị lừa, bị nhục, nên rút dao ra định tự tử, nhưng vì có Đạm Tiên báo mộng ngăn cản nên đành thôi! Tú Bà sợ Kiều chết thì không những rắc rối mà còn mất cả chì lẫn chài nên tìm cách ngọt nhạt xoa dịu, rồi lập kế đưa Kiều ở tạm nơi lầu Ngưng Bích bên bờ biển Lâm Tri. Mụ nói chờ dịp tìm người đứng đắn sẽ gả cho, nhưng thực chất bày mưu gian hiểm buộc kiều phải tiếp khách. Ở lầu Ngưng Bích cảnh chơ vơ, vắng vẻ, cô đơn, Kiều đã bày tỏ nỗi lòng của mình.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG 
* HĐ 1
- GV: Cho HS đọc phần chú thích
- HS: Đọc 
- Đoạn trích nằm ở phần nào?
- HS: Trả lời.
*HĐ2
- GV giới thiệu đoạn trích. Đọc mẫu Hướng dẫn đọc, gọi HS đọc tiếp?
- Kiểm tra việc hiểu 1 số từ khó?
- Bố cục đoạn trích? ND từng phần?
- HS: Tìm hiểu trả lời:
-Đại ý của đoạn trích? (nội dung)
- Đọc 6 câu đầu. Khoá xuân? (sự giả dối; thực chất giam lỏng)
 -Khung cảnh TN được nhìn qua con mắt của ai?
 được gợi ra bằng những hình ảnh nào?
- GV: (H/a “non xa, trăng gần, cát vàng, bụi hồng” có thể là cảnh thực, có thể là H/a ước lệ gợi sự mênh mông rợn ngợp không gian -> diễn tả tâm trạng cô đơn của TK).
- H/a “Mây sớm đèn khuya” gợi tính chất gì của TG?
 H/a đó góp phần diễn tả tâm trạng của Kiều như thế nào?
- HS: 6 câu đầu diễn tả hoàn cảnh Kiều ở lầu NBích trong tâm trạng cô đơn ,lẻ loi.
- Đọc 8 câu tiếp.
- Lời đoạn thơ của ai? (của Thúy Kiều - độc thoại ).
- Nghệ thật độc thoại có ý nghĩa gì?
-Kiều nhớ tới ai? Nhớ ai trước, ai sau? có hợp lý không? Vì sao?
- HS: Trả lời.
 - GV: Phù hợp tâm lý,và rất tinh tế: H/a trăng -> nhớ người yêu)
- Kiều nhớ Kim Trọng như thế nào?
- Em hiểu “tấm son.. phai” như thế nào?
- HS Thảo luận trả lời
- Tiểu kết : tâm trạng và nỗi lòng của Kiều
- Nỗi nhớ cha mẹ có gì khác với cách thể hiện nỗi nhớ người yêu?
- GV: (Tưởng – xót)
- Những thành ngữ? Điển cố? Thể hiện điều gì?
- GV: Trong cảnh ngộ ở lầu NB, Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng quên cảnh ngộ bản thân để nhớ thương, xót xa đến cha mẹ, người yêu . Kiều là người như thế nào?
- Đọc đoạn cuối: Cảnh là thực hay hư?
- Mỗi cảnh vật đều có nét riêng nhưng lại có nét chung để diễn tả tâm trạng Kiều. Em hãy phân tích và chứng minh điều đó?
- HS: Phân tích
- GV: Phân tích kỹ hơn để HS hiểu rõ tâm trạngThúy Kiều. (Tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này) (Sắc cỏ “dầu dầu” ấy nàng đã 1 lần nhìn thấy ngày nào trên mộ Đạm Tiên: “Sè sè... dầu dầu...” (Tiếng sóng vỗ khác sóng kêu?
- Ở tám câu thơ trên biện pháp ng thuật gì được sử dụng?
- HS : cách dùng điệp ngữ, từ láy, Câu hỏi tu từ trong đoạn cuối
- Cách dùng nghệ thuật đó có tác dụng như thế nào trong việc diễn tả tâm trạng nhân vật?
- HS: Trả lời:
- GV: Chốt ý:Tác dụng nhằm diễn tả tâm trạng Kiều buồn cô đơn, xót xa, lo âu, sợ hãi -> bế tắc, tuyệt vọng của Thúy Kiều.
- Thái độ, tình cảm của Nguyễn Du với nhân vật như thế nào?
- HS: Đọc ghi nhớ
- Nêu những nết chính về nội dung, nghệ thuật đoạn trích.
- HS: Suy nghĩ trả lời.
* HĐ3 :
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả: 
2.Tác phẩm:
- Sau đoạn Mã Giám Sinh lừa Kiều, bị nhốt ở lầu xanh
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc 
2.Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục:3 phần
- 6 câu đầu: Hoàn cảnh cô đơn của Kiều
- 8 câu tiếp : Nỗi nhớ Kim Trọng và cha mẹ 
- 6 câu cuối :Tâm trạng đau buồn ,lo âu của Kiều
b. Đại ý: 
- Đoạn trích miêu tả tâm trạng Thuý Kiều trong cảnh bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích
c. Phân tích :
 *Cảnh trước lầu Ngưng Bích
 -Non xa, trăng gần, bát ngát, cát vàng, cồn nọ, bụi hồng.
 (Miêu tả)
->Thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích cao rộng, haong sơ, lạnh lẽo, thiếu vắng sự sống của con người.
- Mây sớm đèn khuya,
=> Nàng Kiều rơi vào cảnh cô đơn, cô độc .
*Nỗi lòng thương nhớ cha mẹ, người yêu:
Kiều nhớ Kim Trọng:
- “Tấm son... phai”
 (Độc thoại) 
=> Nhớ Kim Trọng với nỗi đau đớn xót xa, khẳng định lòng chung thuỷ son sắt của mình.
HẾT TIẾT 33 CHUYỂN TIẾT 34
Nhớ cha mẹ:
- Thương và xót cha mẹ
 + Sớm chiều tựa cửa trông con
 + Tuổi già sức yếu không người chăm sóc.
- Thành ngữ, điển cố: “Quạt nồng ấp lạnh”, “Sân lai, gốc tử”
-> Tâm trạng nhớ thương, tấm lòng hiếu thảo của Kiều
=> Kiều là người tình thuỷ chung, người con hiếu thảo -> có lòng vị tha
* Tâm trạng của TK
 -“ Buồn trông.......ghế ngồi”
 ( Điệp ngữ, câu hỏi tu từ, tả cảnh ngụ tình, )
+ Cảnh xa - gần; màu sắc: đậm – nhạt; âm thanh: tĩnh - động
-> Nỗi lo âu kinh sợ của Kiều ngày 1 tăng
- Điệp: “Buồn trông” 4 lần-> điệp khúc của tâm trạng
- Câu hỏi tu từ không trả lời -> sự bế tắc, tuyệt vọng
=> Nhấn mạnh nỗi buồn, nhớ nhung của TK đối với gia đình, người thân , quê hương ; nỗi niềm xót xa cho thân phận của mình và tâm trạng lo âu , dự cảm nguy hiểm đang đợi ở phía trước. 
* Ý nghĩa của văn bản.
- Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều.
 *Tổng kết: (ghi nhớ SGK)
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
4. Củng cố-dặn dò: Hệ thống kiến thức .
 Chuẩn bị bài tt và học thuộc lòng đoạn trích.
TUẦN 8 lớp dạy:93 
TPPCT: 39-40 	 Ngày dạy: ..../10/2010
 LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
 ( Trích truyện Lục Vân Tiên) - Nguyễn Đình Chiểu - 
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu và lí giải được vị trí của tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên và đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu cho kho tàng văn học dân tộc.
 - Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên .
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 -Những hiểu biết ban đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
 -Thể thơ luc bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
 -Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
 - Khát vọng cứu người, giúp đời, của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
 2. Kĩ năng: 
- Đọc - hiểu đoạn trích truyện thơ trung đại.
- Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc hoạ.trong đoạn trích.
 3. Thái độ: 
 - Biết cảm thông ,chia sẻ trước số phận con người.
III.CHUẨN BỊ:
 Gv: Tranh, giáo án, đọc CKTKN..
 Hs: Bài soạn......
IV. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Đọc thuộc lòng đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích? Nội dung chính đoạn trích?
 3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
*HĐ1:
-H/s đọc chú thích (SGK/112)
-Giới thiệu những nét chính về T/g ?
- GV diễn giảng thêm.
+ Là thầy giáo danh tiếng, khắp miền lục tỉnh ( Khi ông mất cả cánh đồng Ba Tri rợp trắng khăn tang của các thế hệ học trò)
+ Ở cương vị thầy thuốc, hết lòng cứu nhân độ thế.
+ Để lại cho đời bao trang thơ bất hủ, được lưu truyền rộng rãi: "Lục Vân Tiên", "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"
- Hướng dẫn H/s đọc: To, rõ, truyền cảm, thay đổi giọng cho phù hợp với câu thơ kể, tả, đối thoại.
- Giới thiệu những nét tiêu biểu về tác phẩm?
- GV diễn giảng
- Truyện được kết cấu theo kiểu truyền thống của loại truyện phương đông: theo từng chương hồi, xoay quanh diễn biến của các nhân vật chính.
- Truyện được viết ra nhằm mục đích trực tiếp là dạy đạo lí làm người: cụ thể
+ Xem trọng tình nghĩa giữa con người với con người trong XH: Tình cha mẹ, con cái, vợ chồng, tình yêu.
+ Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phá nguy.
+ Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời (Kết thúc có hậu)
- Thể loại: Mang tính chất kể: chú trọng đến hành động của nhân vật nhiều hơn là miêu tả nội tâm -> Tính chất của nhân vật cũng thường bộc lộ qua việc làm. lời nói, cử chỉ cuả họ
*HĐ2:
- VB trích được chia làm mấy phần, nêu nội dung chính của từng phần?
- GV nhắc lại phần tóm tắt:
- H/s đọc lại đoạn 1(14 câu đầu)
- GV: Giới thiệu qua phần đầu đoạn trích
- Trước đoạn trích này là cảnh Vân Tiên thấy nhân dân đau khổ bèn hỏi thăm và được biết ở đó bọn cướp Phong Lai hung hản đang hoành hành. Mọi người khuyên chàng không nên tự chuốc lấy nguy hiểm.
- Hình ảnh Lục Vân Tiên đánh cướp được miêu tả ở những câu thơ nào?
- HS:Tìm kiếm trả lời
- Tác giả đó sử dụng nghệ thuật gì trong đoạn này?
- GV: Gợi:(xông vô thuộc từ loại gì..)
-H/ảnh Lục Vân Tiên hiện lên ntn?
- GV: Hình ảnh Lục Vân Tiên được so sánh với dũng tướng Triệu tử Long -Trận Đương Dang - truyện "Tam quốc diễn nghĩa" trong thời buổi hỗn loạn, người ta trông mong ở những người tài đức, dám ra tay cứu nạn giúp đời ).
HẾT TIẾT 38 CHUYỂN TIẾT 39
- HS: Đọc đoạn 2:
-Sau trận đánh, Lục Vân Tiên có thái độ, cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga và Kim Liên ntn? ( Thể hiện qua những câu thơ nào? )
- HS: Tìm kiếm trả lời
- Qua đây em còn hiểu thêm được gì về tình cách và phẩm chất cuả Lục Vân Tiên ?
-Quan niệm về người anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện ở những câu thơ nào? giải thích ý nghĩa quan niệm đó? (Hai câu cuối )
* Đây cũng là quan niệm của Ng. Du qua nhân vật Từ Hải "Anh hùng thấy việc bất bình không tha"
-> Xuất phát từ câu nói của Mạnh Tử "Kiến nghĩa bất vi vì dũng dó" ( Thấy việc nghĩa mà không làm không phải là người anh hùng )
- Nhận xét chung về Lục Vân Tiên. theo em T/g gửi gắm gì qua nhân vật này?
- HS : Trả lời
- H/ảnh Nguyệt Nga được hiện lên qua những lời lẽ mà nàng giãi bày với Lục Vân Tiên, hãy tìm những lời lẽ của nàng qua đoạn trích?
-Em có nhận xét gì về lời lẽ của nàng?
- HS:Trả lời:
- GV: Cách xưng hô khiêm nhường, nói năng vui vẻ, dịu dàng, mực thước, trình bày vấn đề rõ ràng, khúc triết, đáp ứng đầy đủ niềm thăm hỏi ân cần của Lục Vân Tiên, thể hiện chân thành niềm cảm kích, xúc động của mình.
- Qua đây em hiểu được điều gì ở Kiều Nguyệt Nga?
-Nguyệt nga suy nghĩ gì về việc làm của Lục Vân Tiên đối với mình? thể hiện cụ thể qua lời nói nào?
- GV: giảng giải
Nàng là người chịu ơn, Lục Vân Tiên đã cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng, nàng áy náy, tìm cách đền đáp, dù nàng hiểu rằng có đền đáp đến mấy cũng là chưa đủ cuối cùng nàng đó tự nguyện gắn bó cuộc đời với chàng)
-Nhận xét chung về nhân vật Kiều Nguyệt Nga?
-Qua đoạn trích tg muốn nói lên điều gì?
-Nhận xét gì về ngôn ngữ của vb(trích) ?
- Có dễ hiểu không? Phù hợp không?
- Nhận xét gì về NT xây dựng nhân vật của T/g?
- Nêu nội dung chính của văn bản (trích)?
* HĐ3
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả: 
- Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888)
- Tục gọi là Đồ Chiểu
- Sinh tại Tân Thới - Gia Định (quê mẹ)
- Quê cha Bồ Điền - Phong Điền - Thừa Thiên Huế.
2. Tác phẩm
"Truyện Lục Vân Tiên"- Truyện thơ nôm..
- Sáng tác khoảng đầu những năm 50 - trước thế kỉ XIX.
- Được lưu truyền rộng rói dưới hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian như "kể thơ", "nói thơ vân Tiên", "hát Vân Tiên"
- Gồm 2082 câu thơ lục bát
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc
2.Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục:- 2 phần: 
- 14 câu đầu: Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp
- Còn lại: Cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên với Kiều Nguyện Nga sau trận đánh.
b. Phương thức biểu đạt. Tự sự+m tả..
c. Phân tích :
* Nhân vật Lục Vân Tiên.
Vân tiên đánh cướp:
- "Ghé lại bên đàng
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô
chớ quenhại dân
tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang
một gậy thác rày thân vong"
 ( động từ, so sánh, từ láy)
=> Thể hiện sự dũng cảm, anh hùng và tấm lòng vị nghĩa vong thân (vì việc nghĩa, quên thân mình)
- Hình ảnh Lục Vân Tiên được khắc hoạ theo một mô típ quen thuộc ở truyện nôm truyền thống: 1 chàng trai tài giỏi, cứu một cô gái thoát khỏi tình huống hiểm nguy, rồi từ ân nghĩa đến tình yêu.
-> Niềm mong ước của tác giả và cũng là của nhân dân 
Thái độ, cách cư sử của Lục Vân Tiên:
- Sau khi đánh thắng bọn cướp Phong Lai
"+ Hỏi: ai than khóc ở trong xe này?
Làm ơn há dễ trông người trả ơn"
-> Vân Tiên: hơi -> động lòng 
-> Tìm cách an ủi -> Ân cần hỏi han 
-> Nghe nói muốn được lạy tạ vội gạt đi ngay -> Từ chối lời mời về thăm nhà của Nguyệt Nga để cho nàng đền đáp công ơn 
=> Hào hiệp, chính trực, trọng nghĩa khinh tài, từ tốm, nhân hậu, 
- Quan niệm về người anh hùng:
 "Nhớ câu kiến nghĩa bất vi .anh hùng”
=> Với Vân Tiên làm việc nghĩa là một bổn phận, không coi đó là công trạng. Đó là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán.
* Lục Vân Tiên: Anh dũng, tài năng, có tấm lòng vị nghĩa vong thân, hào hiệp, chính trực, trọng nghĩa khinh tài, từ tốn, nhân hậu
-> Hình ảnh lí tưởng mà tác giả gửi gắm niềm tin và ước vọng.
* Nhân vật Kiều Nguyệt Nga.
-" Thưa rằng
 Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa?"
-> Cách xưng hô khiêm nhường, nói năng vui vẻ, dịu dàng, mực thước.
->Lời lẽ của một cô gái khuê các, thuỳ mị, nết na, có học thức.
- Lâm nguy chẳng gặp giải ngay
 Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi"
 ..
"Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi"
-> Nàng là người chịu ơn, Lục Vân Tiên đó cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng, nàng áy náy, băn khoăn, tìm cách đền đáp, 
=> Người con gái nết na, đức hạnh theo quan niệm truyền thống cổ xưa.
* Ý nghĩa của văn bản
- Đoạn trích ca ngợi phẩm chất cao đẹp của hai nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga và khát vọng cứu đời hành đạo của tác giả.
*.Tổng kết(sgk) 
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
- Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm
- Nhân vật + Lục Vân Tiên: Dũng cảm, tài ba, trọng nghĩa.
+ Kiều Nguyệt Nga: Hiền hậu, nết na, ân tình.
 4.Củng cố-dặn dò: Hệ thống kiến thức và chuẩn bị bài tt.
	Trình kí:Tuần 08 
TPPCT:35-39
Ngày./10/2010
Châu Thanh Gương

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 81011.doc