Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần học 22

Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần học 22

Tiết 99 - Tập làm văn:

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC VÀ HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

1. Mục tiêu:

a. Kiến thức:

- Nắm được những đặc điểm của văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.

- Biết làm bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội.

b. Kỹ năng:

- Có kĩ năng nhận biết và xây dựng bố cục một bài bình luận ở dạng này.

c. Tư tưởng

- Học sinh biết học hỏi những sự việc tốt và phê phán những thói xấu trong xã hội.

2. Chuẩn bị của GV và HS:

- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.

- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.

3. Tiến trình bài dạy

a. Kiểm tra bài cũ.(5’)

 ? Thế nào là phân tích? Thế nào là tổng hợp ? Mối quan hệ giữ phân tích và tổng hợp như thế nào ?

- Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung bên trong của sự vật, hiện tượng. Khi phân tích chúng ta có thể vận dụng các biện pháp nêu, giả thiết, so sánh, đối chiếu . và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.

- Phép tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Do đó không có phân tích thì không có tổng hợp. Lập luận tổng hợp thường được đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, ở phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản.

 

doc 23 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 784Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần học 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng 9a:
9b:
Tiết 99 - Tập làm văn: 	
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC VÀ HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
1. Mục tiêu: 
a. Kiến thức:
- Nắm được những đặc điểm của văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
- Biết làm bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội.
b. Kỹ năng:
- Có kĩ năng nhận biết và xây dựng bố cục một bài bình luận ở dạng này.
c. Tư tưởng
- Học sinh biết học hỏi những sự việc tốt và phê phán những thói xấu trong xã hội.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ.(5’)
 ? Thế nào là phân tích? Thế nào là tổng hợp ? Mối quan hệ giữ phân tích và tổng hợp như thế nào ?
- Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung bên trong của sự vật, hiện tượng. Khi phân tích chúng ta có thể vận dụng các biện pháp nêu, giả thiết, so sánh, đối chiếu ... và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.
- Phép tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Do đó không có phân tích thì không có tổng hợp. Lập luận tổng hợp thường được đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, ở phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản.
 b. Bài mới.
* Giới thiệu bài:( 1’) Chúng ta đã tìm hiểu thê nào là văn nghị luận ở các lớp dưới.Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ăn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống xã hội...
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
GV :Gọi học sinh đọc văn bản. ? Văn bản bàn về vấn đề gì?
? Có thể chia văn bản trên thành mấy phần, ý nghĩa của mỗi phần?
? Tác giả nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng đó bằng cách nào?
? Tác giả nêu vấn đề bằng mấy luận điểm?
? ở luận điểm 1 tác giả đã nêu ra những luận cứ nào?
? Nguyên nhân của bệnh lề mề ở luận điểm 2 là gì?
? ở luận điểm 3: Bệnh lề mề có thể gây ra những tác hại như thế nào? tác giả đã phân tích cụ thể tác hại đó qua những ý nào?
? Từ những luận điểm trên bài viết đã đánh giá hiện tượng đó ra sao?
? Theo tác giả, chúng ta phải làm gì để chống lại căn bệnh lề mề.
? Quan điểm của tác giả về vấn đề trên như thế nào?
? Qua đây em có nhận xét gì về bố cục văn bản?
? Mở bài có nêu được hiện tượng cần bàn luận không?
? Thân bài có làm nổi bật được vấn đề không?
? Phần kết bài như thế nào?
? Bài viết đã nêu được vấn đề gì trong xã hội?
? Qua văn bản “Bệnh lề mề” là văn bản nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống, vậy theo em thế nào là bình luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống?
GV: gọi HS đọc ghi nhớ(sgk)
? Em hãy nêu yêu cầu bài tập?
? Trong các hiện tượng trên hiện tượng nào cần nghị luận?
- Vấn đề nghị luận: Bệnh lề mề: lề mề trở thành thói quen, thành bệnh ở một số người.
- Bố cục 3 phần:
+ Mở bài: Đoạn 1: Thế nào là lề mề.
+ Thân bài (đoạn 2,3,3): Những biểu hiện, nguyên nhân và tác hại của bệnh lề mề.
+ Kết bài: (đoạn cuối): Đấu tranh với bệnh lề mề, một biểu hiện của con người có văn hoá.
- Tác giả nêu vấn đề bằng các luận điểm, luận cứ cụ thể, xác đáng, rõ ràng.
Luận điểm 1: Những biểu hiện của hiện tượng lề mề.
Luận điểm 2: Nguyên nhân của hiện tượng lề mề.
Luận điểm 3: tác hại của bệnh lề mề.
- Coi thường giờ giấc: Họp 8 giờ, 9 giờ mới đến. Giấy mời 14 giờ, 15 giờ mới đến.
- Việc riêng đúng giờ, việc chung đến muộn.
- Ra sân bay, lên tàu bay không đến muộn
- Đi họp hội thảo đến muộn không ảnh hưởng, không thiệt đến mình
- Do thiếu tự trọng, chưa biết tôn trọng người khác.
- Quý trọng thời gian của mình mà không tôn trọng thời gian của người khác.
- Thiếu trách nhiệm đối với công việc chung.
- Gây phiền hà cho tập thể: Đi họp muộn sẽ không nắm được nội dung, kéo dài cuộc họp.
- Ảnh hưởng tới những người khác: người đến đúng giờ phải đợi.
- Tạo ra tập quán không tốt: phải trừ hao trên giấy mời họp.
- Hiện tượng lề mề trở thành một thói quen có hệ thống tạo ra những mối quan hệ không tốt, trở thành chứng bệnh không sửa chữa được.
- Mọi người phỉa tôn trọng và hợp tác. Những cuộc họp không cần thiết không tổ chức nhưng nếu đó là công việc cần thiết mọi người phải tự giác đúng giờ.
- Quan điểm của tác giả: làm việc đúng giờ là tác phong của người có văn hoá.
- Bố cục văn bản viết hợp lí, mạch lạc, rõ ràng chặt chẽ.
- HS trả lời.
- Nêu cao trách nhiệm, ý thức trách nhiệm tác phong làm việc đúng giờ trong đời sống của con người hiện đại. Đó là biểu hiện của con người có văn hoá.
- HS trả lời.
- HS đọc ghi nhớ(sgk)
- Nêu các hiện tượng của các bạn trong trường và ngoài xã hội (việc tốt- việc xấu).
- Việc tốt: 
+ Những tấm gương học tốt
+ Học sinh nghèo vượt khó
+ Đôi bạn cùng tiến.
+ Gương người tốt việc tốt.
+ Gương chăm học, không tham lam, giàu lòng tự trọng.
- Việc xấu: Sai hẹn, không giữ lời hứa, nói tục, chửi bậy, viết bậy lên bàn ghế, ăn mặc đua đòi, lười biếng, bỏ giờ, chơi điện tử, quay cóp, đi học muộn, thói dựa dẫm, ỉ lại, tác phong chậm chạp, lề mề.
- Học sinh thảo luận chọn:
I- Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.(20’)
1. Văn bản: Bệnh lề mề.
-Mở bài: Nêu được sự việc hiện tượng cần bàn luận.
- Thân bài: nêu các biểu hiện cụ thể, dùng những luận cứ rõ ràng xác đáng để làm nổi bật vấn đề, dẫn chứng sinh động dễ hiểu. Phân tích rõ nguyên nhân, các mặt đúng, sai, lợi hại.
- Kết bài: bày tỏ thái độ, ý kiến, gợi được nhiều suy nghĩ cho người đọc.
 - Nghị luận về một hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có những vấn đề đáng suy nghĩ.
- Yêu cầu về nội dung bài nghị luận gồm:
+ Nêu sự việc, hiện tượng.
+ Phân tích mặt sai, đúng, mặt lợi, hại của sự vật, hiện tượng.
+ Tỏ thái độ (Khen hoặc phê phán).
+ Đề xuất, kiến nghị.
* Ghi nhớ.(sgk)
II- Luyện tập (15’)
Bài tập 1:
- Các hiện tượng đáng biểu dương để viết bài nghị luận (chăm học, thật thà, dũng cảm, giúp bạn).
2. Bài tập 2.
- Về nạn hút thuốc lá là hiện tượng cần viết bài nghị luận. Các ý:
- Nêu hiện tượng hút thuốc lá.
- Tác hại của việc hút thuốc lá:
+ Nó liên quan đến vấn đề sức khoẻ của mỗi cá nhân người hút, đến sức khoẻ cộng đồng và vấn đề nòi giống. 
+ Nó liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường, khói thuốc lá gây bệnh cho những người không hút đang sống xung quanh người hút.
+ Nó gây tốn kém tiền bạc cho người hút.
- Nguyên nhân và đề xuất.
	c. Củng cố (4’)
	- Gv hệ thống lại kiến thức của bài yêu cầu học sinh nắm được.
d. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà (1’)
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; 
	- BTVN: Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT.
	- Chuẩn bị: Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
	* Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:14/01/2011	 Ngày dạy: 18/01/2011 Lớp 9a
 20/01/2011 Lớp 9b
Tiết 100 - Tập làm văn: 	CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN
 VỀ MỘT SỰ VIỆC HIỆN TƯỢNG, ĐỜI SỐNG .
1. Mục tiêu: 
a. Kiến thức:
- Biết làm bài nghị luận xã hội về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
b. Kỹ năng:
- Có kĩ năng nhận diện đề, kĩ năng xây dựng dàn ý của dạng bài này và kĩ năng viết bài nghị luận xã hội.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
3. Tiến trình bài dạy.
	a. Kiểm tra bài cũ (5’)
 ? Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống? Nêu các sự việc hiện tượng tốt trong nhà trường? Sự việc nào đáng viết bài nghị luận?
 	Nghị luận về một hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có những vấn đề đáng suy nghĩ.
- Yêu cầu về nội dung bài nghị luận gồm:
+ Nêu sự việc, hiện tượng.
+ Phân tích mặt sai, đúng, mặt lợi, hại của sự vật, hiện tượng.
+ Tỏ thái độ (Khen hoặc phê phán).
+ Đề xuất, kiến nghị.
b. Bài mới
* Giới thiệu bài (1’) tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu cách làm bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống xã hội.....
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
? Đọc các đề bài trên?
? Đề 1 nêu lên vấn đề gì? Yêu cầu đố với người viết là gì?
? Tương tự phân tích đề 2-3-4?
GV: Vấn đề được nêu ra gián tiếp. Người viết phải căn cứ vào mẩu chuyện thì mới xác định được vấn đề.
? Gọi học sinh đặt một vấn đề nghị luận về vấn đề sự việc, hiện tượng trong đời sống.
? Học sinh đọc đề bài. 
? Trước một đề bài tập làm văn em cần thực hiện những bước nào?
? Xác định thể loại đề bài trên?
? Vấn đề nghị luận- bình luận?
? Yêu cầu của vấn đề bình luận là gì?
? Nghĩa đã làm gì để giúp mẹ?
? Những việc làm của Nghĩa chứng tỏ em là người thế nào?
? Vì sao Thành đoàn thành phố HCM phát động phong trào học tập bạn Nghĩa?
? Nhắc lại dàn ý bài văn gồm mấy phần? Nêu nhiệm vụ từng phần?
? Cụ thể phần mở bài phải giới thiệu được những vấn đề gì?
? Phần thân bài ta phải trình bày được những vấn đề gì?
? Việc làm đó thể hiện điều gì?
? Đánh giá việc phát động phong trào học tập Phạm Văn Nghĩa?
? ý nghĩa tấm gương bạn PVN? Rút ra bài học cho bản thân ở phần kết bài?
GV: Dựa vào dán ý chi tiết hướng dẫn học sinh viết bài, chú ý dùng câu chuyển liên kết.
? Qua phân tích ví dụ trên. Muốn làm tốt bài nghị luận về một sự vật, hiện tượng đời sống ta phải làm gì?
? Gọi học sinh đọc ghi nhớ
GV gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập và hướng dẫn học sinh làm bài.
- Nêu vấn đề: HS nghèo vượt khó, học giỏi.
- Yêu cầu: Trình bày tấm gương đó, nêu suy nghĩ .
* Đề 2: 
- Nêu vấn đề: Cả nước lập quỹ giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam.
- Yêu cầu: Suy nghĩ về vấn đề đó.
* Đề 3:
- Nêu vấn đề: Nhiều bạn mải chơi điện tử, bỏ học sao nhãng việc học hành.
- Yêu cầu: Nêu ý kiến về hiện tượng đó.
* Đề 4:
- Nêu vấn đề: Đưa ra mẩu chuyện.
- Yêu cầu: Nêu nhận xét, suy nghĩ về con người và sự việc trong mẩu chuyện đó.
- Đề 1: Trường em có nhiều gương người tốt việc tốt. Em hãy trình bày một số tấm gương đó và nêu suy nghĩ của mình.
- Đề 2: Hiện tượng nói chửi bậy trong học sinh còn nhiều, đôi khi là phổ biến ở nhiều trường, nhiều em. Hãy trình bày suy nghĩ, thái độ của em về hiện tượng này.
- Học sinh đọc đề bài.
- 5 bước.
- Thể loại nghị luận, bình luận.
- Nội dung: Thảo luận, bày tỏ quan điểm, ý kiến về hiện tượng, sự việc được nêu ra: Phạm Văn Nghĩa thương mẹ, luôn giúp mẹ trong mọi công việc.
- Trình bày suy nghĩ về hiện tượng đó.
- Khi ra đồng, Nghĩa giúp mẹ trồng trọt.
-Việc ở nhà: Nuôi gà nuôi heo.
- Ý nghĩa của việc làm:
+ Nghĩa là người thương mẹ, giúp mẹ trong việc đồng áng.
+ Là người biết kết hợp việc học với hành.
+ Là người biết sáng tạo.
Học tập bạn Nghĩa là: 
+ Học ở bạn tình yêu thương cha mẹ.
+ yêu lao động.
+ Cách kết hợp học với hành.
- HS trả lời.
- Giới thiệu hiện tượng bạn Phạm Văn Nghĩa.
- Nêu sơ lược ý nghĩa tấm gương bạn Nghĩa.
- Có một số bạn ham chơi lười học- có một số bạn nhỏ tuổi mà trí lớn- chăm học chăm làm yêu thương cha mẹ- Phạm  ... iểu sự giao thoa, hội nhập này như thế nào?
? Qua đây giúp em có suy nghĩ gì về bối cảnh thế giới hiện nay?
? Trước bối cảnh đó đòi hỏi nước ta phải giải quyết những nhiệm vụ gì?
? Em có nhận xét gì về nhiệm vụ đất nước ta phải làm?
GV: Vừa là nhiệm vụ nặng nề vừa là mục tiêu chúng ta phải hoàn thành. Để hoàn thành và đạt mục tiêu đó đòi hỏi vai trò trách nhiệm của con người Việt Nam đặ biệt là lớp trẻ.
? Với cách trình bày luận cứ như vậy giúp em cảm nhận được gì về bối cảnh và những mục tiêu nhiệm vụ của con người Việt Nam?
GV: Để hoàn thành nhiệm vụ, đạt được mục tiêu đó theo tác giả trước tiên con người Việt Nam phải xác định được điểm mạnh điểm yếu của mình trước khi bước vào nên kinh tế tri thức.
? Đọc thầm: “Cái mạnh và hội nhập”
? Trong bài viết này tác giả đã chỉ ra mấy điểm mạnh, điểm yếu?
? Em có nhận xét gì về cách trình bày điểm mạnh, điểm yếu của tác giả?
- GV: Như vậy, cách nhìn sự vật, hiện tượng của tác giả rất sâu sắc: Trong cái mạnh tiềm ẩn cái yếu: Những yếu tố đó đôi khi nó trở thành thói quen , nếp sống tính cách nên nhiều khi con người không nhận ra còn nhầm lẫn đó là điểm mạnh.
? Vậy với cách trình bày như vậy có tác dụng gì?
? Khi chỉ ra những điểm yếu tác giả còn phân tích nguyên nhân của nó như thế nào?
? Để làm rõ những điểm yếu tác giả đã chỉ rõ các nguyên nhân trên bằng cách nào nữa?
? Cách so sánh và sử dụng nhiều tục ngữ, thành ngữ như vậy có tác dụng gì?
? Việc phân tích kĩ những điểm yếu giúp em có suy nghĩ gì?
GV: Việc tác giả phân tích rõ những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam nhưng điểm đáng chú ý nữa trong cách lập luận của tác giả là điểm mạnh, điểm yếu đó luôn được đối chiếu với yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước hiện nay chứ không chỉ nhìn trong lịch sử.
? Từ sự phân tích trên giúp em cảm nhận được điều gì?
? Việc tác giả chỉ rõ điểm mạnh, điểm yếu của con người VN giúp các em có nhận xét gì về thái độ của tác giả khi trình bày vấn đề này?
 GV: Lâu nay khi nói đến tính cách dân tộc, phẩm chất con người VN nhiều người chỉ thiên về khẳng định những cái hay, cái tốt, cái mạnh. Điều này không phải là không có cơ sở và rất cần thiết, nhất là khi chúng ta phát huy sức mạnh trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược. Nhưng mặt khác chỉ nói đến điểm mạnh mà bỏ qua những hạn chế, nhược điểm sẽ dẫn đến tình trạng tự đề cao mình, không hiểu đúng về dân tộc, ngộ nhận dẫn đến tâm lí tự thoả mãn, không học người khác. Tâm lí ấy có hại và cản trở sự vươn lên của đất nước, nhất là trong bối cảnh thế giới hiện nay.
? Việc chỉ rõ điểm mạnh, điểm yếu của tác giả có tác dụng gì?
GV: Qua đây ta càng hiểu hơn thái độ của tác giả là tôn trọng sự thực, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, toàn diện không thiên lệch về một phía, khẳng định và tôn trọng những phẩm chất tốt đẹp, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra những mặt yếu kém không rơi vào sự đề cao quá mức hay tự ti, miệt thị dân tộc.
? Đọc phần còn lại.
? Phần cuối cùng tác giả đã nêu nên mục đích và sự cần thiết chúng ta phải làm gì?
? Muốn đạt được mục đích thì theo tác giả khâu đầu tiên và có ý nghĩa nhất định đó là gì?
? Em có nhận xét gì về nhiệm vụ tác giả đề ra với lớp trẻ?
 GV: Như vậy phần kết thúc vấn đề một lần nữa tác giả khẳng định lớp trẻ giữ vai trò quyết định đến sự phát triển của đất nước và đề ra nhiệm vụ cụ thể đối với họ.
? Nêu những thành công về nghệ thuật?
? Qua văn bản giúp các em nhận thức được điều gì trong việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới?
? Tìm một số thành ngữ, tục ngữ nói về mặt mạnh, mặt yếu của con người VN?
? Tìm một vài ví dụ về những thói xấu, điểm yếu của học sinh, nguyên nhân và hướng khắc phục?
- HS đọc tóm tắt.
- Nêu nên việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
- Sự chuẩn bị về bản thân con người trong hành trang vào thế kỉ mới.
- Bối cảnh thế giới hiện nay và những mục tiêu nhiệm vụ nặng nề của đất nước.
- HS đọc
- Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam cần được nhận rõ khi bước vào nền kinh tế mới trong thế kỉ mới.
- Khẳng định lại nhiệm vụ của lớp trẻ Việt Nam.
- Nghị luận bình luận về một vấn đề tư tưởng trong đời sống xã hội.
- HS xem SGK
- Mở bài: nêu nên việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
- Thân bài: 
+ Chuẩn bị bản thân con người.
+ Nhiệm vụ của con người trước mục tiêu đất nước.
+ Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam.
- Kết bài: Khẳng định lại nhiệm vụ của lớp trẻ Việt Nam.
- Luận điểm: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
- Nằm ngay nhan đề và phần đầu văn bản.
3 luận cứ ở phần thân bài.
- HS đọc .
- Lớp trẻ Việt nam.
- Điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt.
- Đó là hành trang để bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới.
- Không phải mỗi lớp trẻ mà tất cả mọi người.
- Bởi vì lớp trẻ đang trực tiếp nắm giữ tri thức có sức trẻ nên nắm bắt thời cơ nhanh hơn.
- HS trả lời.
- HS khác bổ sung .
- HS đọc.
- Chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.
- Từ cổ chí kim của lịch sử.
- Trong thời kì nền kinh tế tri thức phát triển lịch sử.
- Trong thời kì càng nổi trội.
- Vì không có con người, lịch sử không thể tiến lên, phát triển được.
- Vai trò nổi trội của con người vì con người với tư duy sáng tạo, với tiềm năng chất xám vô cùng phong phú, sâu rộng đã góp phần quyết định tạo nên nền kinh tế tri thức đó.
- Các lí lẽ chính xác, chặt chẽ, khách quan.
- HS trả lời.
- HS khác bổ sung
- HS đọc.
- Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ của đất nước.
- Sự phát triển như huyền thoại của khoa học công nghệ.
- Sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế chắc chắn sẽ sâu rộng hơn nhiều.
- Theo chú thích.
- Khoa học công nghệ phát triển cực kì mạnh, đòi hỏi các nước phát triển theo đà đó qua sự giao lưu hội nhập.
- Thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp.
- Đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá và đồng thời phải tiếp cận với nền kinh tế tri thức
- Đây là nhiệm vụ vô cùng nặng nề.
- HS trả lời.
- HS khác bổ sung
- HS đọc
- Bốn điểm mạnh, 4 điểm yếu:
+ Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành.
+ Cần cù sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiệm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương.
+ Đoàn kết, đùm bọc trong kháng chiến nhưng lại đó kị trong làm ăn, trong cuộc sống hàng ngày.
+ Bản tính thích ứng nhanh, nhưng lại có nhiều thói quen và nếp nghĩ, kì thị kinh doanh, quen vớ bao cấp sùng ngoại hoặc bài trừ ngoại quá mức, thói khôn vặt, ít giữ chữ tín.
- Tác giả không trình bày 2 ý rõ rệt, tách bạch cái mạnh và cái yếu mà nêu từng điểm mạnh đi liền với nó là điểm yếu.
- Giúp chúng ta nhận rõ cái mạnh đã đã đành nhưng cần hơn là nhận rõ những cái yếu trong tính cách và thói quen của chúng ta.
- Thiếu kiến thức cơ bản do chạy theo môn học thời thượng: hạn chế khả năng thực hành, sáng tạo do học chay, học vẹt.
- Thiếu đức tính tỉ mỉ-> Dựa vào tính tháo vát không coi trọng nghiêm ngặt quá trình công nghệ-> Chịu ảnh hưởng của phương châm sản xuất nhỏ.
- Thích sáng tạo loay hoay cải tiến -> làm tắt.
- Tính đố kị-> không muốn người khác hơn mình.
- Kì thị kinh doanh ít giữ chữ tín.
- Bằng cách so sánh, đối chiếu với người nước ngoài.
Sử dụng các câu ca dao, thành ngữ
- Làm cho các lập luận vừa sinh động, cụ thể, lại vừa ý vị sâu sắc mà ngắn gọn
- Đây là những khó khăn, nguy hại đang tồn tại.
- HS trả lời
- Tác giả tôn trọng sự thực nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, toàn diện, không thiên lệch
- Đề ra nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, giản dị dễ làm theo
- HS đọc phần còn lại.
- Mục đích: muốn “so ”
- Sự cần thiết phải lấp đầy vứt bỏ.
- Lớp trẻ việc nhỏ.
- Bài văn nghị luận có ngôn ngữ giản dị, cách nói trực tiếp dễ hiểu gắn với đời sống.
- Sử dụng cách so sánh, sử dụng từ ngữ, tục ngữ ca dao sinh động, cụ thể, sâu sắc.
- Nhận thức được vai trò vô cùng to lớn của con người trong hành trang vào thế kỉ mới, những mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng của đất nước ta khi bước vào thế kỉ mới. Qua bài viết nhận thức được những mặt mạnh, mặt yếu của con người VN để từ đó có ý thức rèn luyện, tu dưỡng để trở thành 
Mặt mạnh: 
+ Uống nước nhớ nguồn
+ Miệng nói tay làm.
+ Tay làm hàm nhai
 Tay quai miệng trễ.
Mặt yếu:
+ Chưa khỏi vòng đã cong đuôi
+ Đủng đỉnh như chĩnh trôi vôi.
+ Ăn như rồng mèo mửa
- Đi muộn, lề mề, coi bố mẹ là ông già, bà già lạc hậu bảo thủ, bệnh sĩ diện, hay lãng phí điện
I- Đọc - tìm hiểu chung văn bản (10’)
1. Tác giả:
 Vũ Khoan là nhà hoạt động chính trị, đã từng làm thứ trưởng Bộ thương mại, hiện là phó thủ tướng Chính Phủ.
2. Tác phẩm: 
- Xuất xứ: bài viết đăng trên tạp chí: “Tia sáng” 2001, được in vào tập: “Một góc nhìn của tri thức”.
3. Đọc và tìm hiểu chú thích
a. Đọc.
b. Chú thích (sgk)
4. Bố cục.
II.Phân tích (20’)
* Nêu vấn đề.
- Với cách nêu vấn đề trực tiếp rõ ràng, ngắn gọn đã nêu rõ đối tượng, nội dung mục đích của vấn đề chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
1. Vai trò của con người trong hành trang vào thế kỉ mới.
- Với cách trình bày lí lẽ chặt chẽ, xác đáng đã làm sáng tỏ việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người. Vì con người quyết định đến sự phát triển của lịch sử là chủ nhân của tri thức.
2. Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ của đất nước.
- Bối cảnh thế giới phát triển mạnh đòi hỏi con người Việt Nam phải khắc phục tình trạng nghèo nàn lạc hậu để đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức-> Đó là mục tiêu nhiệm vụ vô cùng nặng nề.
3.Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam.
- Trong tính cách, thói quen của con người Việt Nam luôn tồn tại những điểm mạnh ẩn chứa trong đó có những điểm yếu đôi khi làm ta nhầm lẫn dẫn đến những khó khăn nguy hại.Vì vậy ta cần phải nhận thức rõ.
- Giúp mọi người tránh được tâm lí ngộ nhận tự đề cao quá mức không có ý thức học hỏi cản trở và có hại đối với sự phát triển của đất nước trong bối cảnh hiện nay.
* Kết thúc vấn đề
- Đề ra nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, giản dị dễ làm theo.
III- Tổng kết.(4’) 
1. Nghệ thuật
- Bài văn nghị luận có ngôn ngữ giản dị, cách nói trực tiếp dễ hiểu gắn với đời sống.
- Sử dụng cách so sánh, sử dụng từ ngữ, tục ngữ ca dao sinh động, cụ thể, sâu sắc.
2. Nội dung
- Qua bài viết nhận thức được những mặt mạnh, mặt yếu của con người VN để từ đó có ý thức rèn luyện, tu dưỡng để trở thành 
* Ghi nhớ: SGK
IV- Luyện tập (4')
Bài tập 1.
Bài tập 2:
c. Củng cố (2’)
? Qua bài học em nhận thấy mình có những điểm mạnh và điểm yếu nào trong những điều tác giả đã nêu và cả những điều tác giả chưa nhắc tới? Nêu phương hướng khắc phục?
- HS tự do phát biểu 
- GV nhận xét uốn nắn
d. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà (1’)
 - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; 
- BTVN: Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT
- Chuẩn bị: Thành phần biệt lập (tiếp)

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22(3).doc