§2 CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
(Nguyễn Dữ)
- Là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của “Truyện kỳ mạn lục”.
Những điểm cần chú ý:
I,Vài nét về tác giả.
1,Nguyễn Dữ (??) : Người làng Đỗ Tùng,huyện Trường Tân,nay là huyện Thanh Miện tỉnh HảI Dương,ông sống ở thế kỷ 16,thời kỳ triều đình nhà Lê bắt đầu suy thoáI,các tập đoàn PK Lê,Trịnh,Mạc,Trịnh tranh giành quyền lực,gây ra các cuộc nội chiến kéo dài.NDữ học rộng tài cao.Ông đỗ kỳ thi Hương và được bổ làm tri Huyện Thanh Tuyền(nay là Bình Xuyên,Vĩnh Phúc).Nhưng chỉ làm quan 1 năm rồi xin về nghỉ chăm sóc mẹ già và viết sách,sống ẩn dật như nhiều tri thức đương thời khác.
2,Truyền kỳ mạn lục.
- Viết bằng chữ Hán,gồm 20 truyện ngắn,ghi lại những chuyện lạ lùng kỳ quái,khai thác từ các truyện cổ dân gian. Và các truyền thuyết lịch sử,dã sử VN.
- Truyền kỳ: Là những chuyện thần kỳ với các yếu tố tiên,phật,mà,quỷ,vốn được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.
- Mạn lục:Ghi chép tản mạn.
- Đây còn là một thể loại víêt bằng chữ Hán(văn xuôi tự sự),được hình thành sớm ở Trung Quốc,được các nhà văn VN tiếp nhận dựa trên những chuyện có thực về những người thật,mang đậm giá trị nhân bản ,thể hiện ước mơ ,khát vọng của nhân dân về một XH tốt đẹp.
§2 CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG (Nguyễn Dữ) Là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của “Truyện kỳ mạn lục”. Những điểm cần chú ý: I,Vài nét về tác giả. 1,Nguyễn Dữ (??) : Người làng Đỗ Tùng,huyện Trường Tân,nay là huyện Thanh Miện tỉnh HảI Dương,ông sống ở thế kỷ 16,thời kỳ triều đình nhà Lê bắt đầu suy thoáI,các tập đoàn PK Lê,Trịnh,Mạc,Trịnh tranh giành quyền lực,gây ra các cuộc nội chiến kéo dài.NDữ học rộng tài cao.Ông đỗ kỳ thi Hương và được bổ làm tri Huyện Thanh Tuyền(nay là Bình Xuyên,Vĩnh Phúc).Nhưng chỉ làm quan 1 năm rồi xin về nghỉ chăm sóc mẹ già và viết sách,sống ẩn dật như nhiều tri thức đương thời khác. 2,Truyền kỳ mạn lục. - Viết bằng chữ Hán,gồm 20 truyện ngắn,ghi lại những chuyện lạ lùng kỳ quái,khai thác từ các truyện cổ dân gian. Và các truyền thuyết lịch sử,dã sử VN. - Truyền kỳ: Là những chuyện thần kỳ với các yếu tố tiên,phật,mà,quỷ,vốn được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. - Mạn lục:Ghi chép tản mạn. - Đây còn là một thể loại víêt bằng chữ Hán(văn xuôi tự sự),được hình thành sớm ở Trung Quốc,được các nhà văn VN tiếp nhận dựa trên những chuyện có thực về những người thật,mang đậm giá trị nhân bản ,thể hiện ước mơ ,khát vọng của nhân dân về một XH tốt đẹp. II, Luyện tập 1,Đại ý:Đây là câu chuyện về số phân oan nghiệt của một người phụ nữ có nhan sắc,có đức hạnh dưới chế độ phong kiến,chỉ vì một lời nói ngây thơ của trẻ con mà bị nghi ngờ,bị sỉ nhục,bị đẩy đến bước đường cùng,phải tự kết liễu cuộc đời mình để giãi tỏ tấm lòng trong sạch.Tác phẩm cũng thể hiện ước mơ ngàn đời của dân tộc là người tốt bao giờ cũng được đên trả xứng đáng,dù chỉ là ở một thế giới huyền bí. 2,Tóm tắt truyện: - VN là người con gái thuỳ mỵ nết na,lấy TS,một người ít học lại có tính đa nghi. - TS phải đi lính chống giặc Chiêm.VN ở nhà sinh con,chăm sóc mẹ chồng chu đáo.Mẹ chồng ốm rồi mất. - TS trở về nghe câu nói ngây thơ của con,nghi ngờ vợ hư.VN bị oan,nhưng không thể minh oan đã tự tử ở bến sông Hoàng Giang,được Linh Phi cứu giúp. - Ở dưới thuỷ cung,VN gặp Phan Lang(người cùng làng).Phan Lang được Linh Phi cứu giúp trở về trần gian – Gặp TS ,VN được giải oan,nhưng nàng không thể trở về trần gian. 3,Phân tích giá trị nghệ thuật của cách kết thúc tác phẩm và hình ảnh dòng sông giả oan trong văn bản “Truyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. -Khái quát cuộc đời của Vũ Nương để khẳng định những phẩm chất tốt đẹp ,đồng thời lý giả nguyên nhân của nỗi oan.Khẳng định tính cách của Trương Sinh(ngắn gọn) -Không thể thanh minh được nỗi oan khuất ,,Vũ Nương chọn cáI chết để chứng minh cho sự trong sạch của mình.Như để giải oan cho nàng ,Nguyễn Dữ đã dựng lên một cảnh tượng kỳ ảo cuối tác phẩm.Cách kết thúc câu chuyện như vậy là dụng ý nghệ thuật của tác giả. -Đây là một hình thức giải oan:Người tốt sẽ được đền bù.Dĩ nhiến sự đền bù mang tính có hâụ này chỉ có trong mơ ướcvà nó cần đến sự có mặt của yếu tố kì ảo.Người đọc không thấy lối kết thúc này quá phi lý bởi đó là cách kết thúc phù hợp với niềm khao khát cái tốt,cái thiện sẽ được đền bù xứng đáng. -Yếu tố kỳ ảo hoàn chỉnh thêm đức tính tốt đẹp của Vũ Nương:Cho dù không thể quay lại với cuộc sống trần thế thế nhưng tấm lòng nàng vẫn thiết tha với gia đình ,vẫn mong được phục hồi danh dự .Hình ảnh Vũ Nương thấp thoáng, xiêm y rực rỡ cũng làm cho nhân vật trở nên thiêng hoá.Đúng là xanh kia chẳng nỡ phụ nàng. -Tuy nhiên, việc Vũ Nương không thể trở lại cõi trần ,việc nàng không thể gặp lại chồng con và hình ảnh bóng nàng mờ nhạt dần và biến mất đi cho thấy dù đã rất cố gắng ,tác giả vẫn không thể xoá hết tấn bi kịch cay đắng mà nàng đã chịu đựng. 4, Những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ VN thông qua nhân vật Vũ Nương. a, Trong đời sống vợ chồng bình thường:VN lấy chồng,Trước bản tính hay ghen của chồng,VN “luôn giữ gìn khôn phép,không từng để lúc nào vợ chồng phải thất hoà”. b,Khi tiễn chồng đi lính:Những lời dặn dò đầy tình nghĩa của VN:Không trông mong vinh hiển mà chỉ cầu mong,chồng được bình yên trở về;cảm thông những nỗi vất vả mà chồng sẽ phải chịu ở nơi chiến trường;nói lên nỗi khắc khoải nhớ nhung,của mình....(Cần dẫn những câu nói của VN) – Những câu nói ân tình,đằm thắm của nàngđã làm cho mọi người đề xúc động “mọi người đều ứa 2 hàng lệ” c,Khi xa chồng:VN là một người vợ thuỷ chung,yêu chồng tha thiết,nỗi buồn nhớ cứ dài theo năm tháng (Những hình ảnh “bướm lượn đầy vườn” – chỉ cảnh mùa xuân tươi vui, “mây che kín núi” – Chỉ cảnh mùa đông ảm đạm,là những hình ảnh ước lệ,mượn cảnh vật thời gian để nói về sự trôi chảy của thời gian). - Nàng còn là một người mẹ hiền,dâu thảo,một mình vừa nuôi con nhỏ,vừa tận tình chăm sóc mẹ già,lúc đau yếu,lo thuốc thang,cầu khấn thần phật,lúc nào cũng dịu dàng,ân cần, “lấy lời ngọt ngào,khôn khéo khuyên lơn”.Tuy vây vì tuổi cao sức yếu,bà mẹ đã qua đời,trước khi từ giã cõi đời,bà đã trăng trối với VN “...chồng con nơi xa xôi chưa biết sống chết thế nào,không thể về đền ơn được.Sau này trời xét lòng lành,ban cho phúc đức,giống dòng tươi tốt,con cháu đông đàn,xanh kia quyết chẳng phụ con,cũng như con đã chẳng phụ mẹ”,Câu nói cuối cùng của bà mẹ cũng đã thể hiện sự ghi nhận nhân cách và đánh giá cao công lao của nàng đối với gia đình nhà chồng.Đó là cách đánh giá thật chính xác và khách quan,.Và TG khẳng định một lần nữa trong lời kể “Nàng hết lời thương xót,phàm việc ma chay tế lễ,lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình”. d,Khi bị chồng nghi oan:Có 3 lời thoại - Lời thoại 1:Phân trần để chồng hiểu lòng mình. “Thiếp vốn con kẻ khó ... nghi oan cho thiếp”VN nói đến thân phận mình,tình nghĩa vợ chồng và khẳng định tấm lòng thuỷ chung trong trắng,cầu xin chồng đừng nghi oan,nghĩa là VN đã tìm mọi cách để hàn gắn cái gia đình trong nguy cơ tan vỡ. - Lời thoại 2:Nói lên nỗi đau đớn thất vọng khi không hiểu vì sao lại bị đối xử bất công. “Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì ....Vọng Phu kia nữa”.Khi bị “mắng nhiếc” “và đánh đuổi đi” không có quyền tự bảo vệ,ngay cả khi có “họ hàng,làng xóm bênh vực và biện bạnh cho”.Và như vậy, cái hạnh phúc gia đình,cái thú vui “nghi gia nghi thất”,niềm khao khát của cả cuộc đời nàng,đã tan vỡ.Tình yêu không còn ( “Bình rơi châm gãy,mây tạnh mưa tan,sen rũ trong ao,liễu tàn trước gió”),cả nỗi đau khổ chờ chồng đến hoá thành đá trước đây cũng không thể làm lại được ( “Đâu còn có thể lại lên nuúi vọng phu kia nữa”) - Lời thoại 3: Thất vọng đến tột cùng,cuộc hôn nhân đã đến độ không thể hàn gắn nổi,VNđành mượn dòng nước quê hương để giải tỏ tấm lòng trong trắng của mình,nàng “tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang,ngửa mặt lên trời mà than ràng ...”.Lời than như một lời nguyền,xin thần sông chững giám cho nỗi oan khuấtvà sự trong sạch của nàng. + Ở đoạn truyện này,tình tiết được sắp xếp đầy kịch tính.VN được dồn đẩy đến bước đường cùng,nàng đã mất tất cả,đành chấp nhận số phận sau mọi cố gắng không thành.Hành động tự trẫm mình của nàng là một hành động quyết liệt cuối cùng để bảo về danh dự.có nỗi tuyệt vọng đắng cay,nhưng cũng có sự chỉ đạo của lý trí (chú ý những chi tiết “tắm gội chay sạch” và lời nguyện cầu của nàng,không phải là hành động bột phát trong cơn nóng giận như trong truyện cổ tích đã miêu tả (VN chạy một mạch ra bến Hoàng Giang đâm đầu xuống nước) e,Khi ở dưới thuỷ cung:VN gặp Phan Lang (người cùng làng),ở đây VN vẫn thể hiện tình yêu sâu nặng với gia đình cũng như sự lo lắng cho phần mộ người thân không người chăm sóc. g,Kết luận:Đó là người phụ nữ xinh đẹp ,nết na,hiền thục ,lại đảm đang,tháo vát,thờ kính mẹ chồng hết mực hiếu thảo,một dại thuỷ chung với chồng,hết lòng vu đắp hạnh phúc hia đình.Một con người như thế đáng ra phải đượchưởng hạnh phúc trọn vẹn,vậy màphải chết một cách oan uổng ,đau đớn. 5,Nguyên nhân nỗi oan của Vũ Nương. Nỗi oan của VN có nhiều nguyên nhân và được diễn tả rất sinh động,như một màn kịch ngắn có tạo tình huống,xung đột,thắt nút,mở nút,... Cuộc hôn nhân của TS và VN có phần không bình đẳng (TS “xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về” và khi giãi bày cùng chồng VN nói “Thiếp vốn con kẻ khó,được nwng tựa nhà giàu”).Sự cách bức ấy đã cộng thêmmột cái thế cho TS,bên cạnh cái thế của người chồng,người đàn ông trong chế độ phong kiến. Tính cách của TS: “TS có tính đa nghi,đối với vợ phòng ngừa quá sức” ;Thêm nữa,tâm trạng của chàng khi đi lính về có phần nặng nề,không vui (mẹ mất) Tình huống bất ngờ:Đó là lời nói của đứa trẻ ngây thơ chứa đầy những điêu đáng ngờ.Thoạt đầu là sự ngạc nhiên của nó khi thấy mình có đến 2 người cha,một người biết nói còn một người “chỉ nín thin thít”.Khi bị gặng hỏi nó mới nói thêm có “một người đàn ông đêm nào cũng đến,mẹ Đản đi cũng đi,mẹ Đản ngồi cũng ngồi”.Thông tin ngày một gay cấn ấy như đổ thêm dầu vào lửa, “tính đa nghi” của TS đã đến cao trào ,chàng “đinh ninh là vợ hư”. Cách sử sự hồ đồ,độc đoán của TS: Về đến nhà,TS không đủ bình tĩnh để phán đoán,phân tích,bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ,không tin cả những nhân chứng bênh vực cho nàng,cũng nhất quyết không chịu nói ra nguyên cớ để cho vợ có cơ hội minh oan.Nút thắt ngày một chặt,kịch tính ngày một cao.TS trỏ thành một kẻ vũ phu,thô bạo “mắng nhiếc nàng và đánh đuổi nàng đi”,dẫn đến cái chết oan nghiệt của VN.Cái chết đó khác nào bị bức tử,mà kẻ bức tử lại hoàn toàn vô can. Cuộc chiến tranh phi nghĩa đã làm cho đôi vợ chồng trẻ phải xa nhau ,khiến một người cả ngen như TS,chỉ cần một nguên cớ không rõ ràng là hắt hủi,đánh đuổi vợ .Bỏ ngoài tai mọi lời thanh minh của người vợ.Như vậy,có thể nói,chiến tranh phi nghĩa thời phong kiến chính là nguyên nhân sâu xa tạo nên bi kịch của VN.ở đây ta nhận ra chiều sâu giá trị hiện thực của TP. Bi kịch của VN là 1 lời tố cáo XHPK xem trong quyền uy của kẻ giàu,và của người đàn ông trong gia đình ,đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của TG đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ.Người phụ nữ đức hạnh ở đây không những không đươch bênh vực,che chở mà còn bị đối xử một cách bất công,vô lý;Chỉ vì một lời nói ngây thơ của một đứa trẻ con và vì sự hồ đồ,vũ phu của anh chồng nghen tuông mà đến nỗi phải tự kết liễu cuộc đời mình. 6,Tìm những yếu tố ký ảo trong TP và phân tích ý nghĩa của chúng. a,Những yếu tố kỳ ảo:Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa ;Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi,được đãi tiệc và gặp lại VN,người cùng làng đã chết,rồi được xứ giả của Linh Phi rẽ nước đưa về trần thế;Hình ảnh VN hiện về sau khi TS lập đàn tràng giải oan cho nàng ở bến sông Hoàng Giang lung linh,huyền ảo,với kiệu hoa,cờ tán,võng lọng rực rỡ...lúc ẩn,lúc hiện,rồi bỗng chốc “bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất”Đó là những yếu tố không thể thiếu của loại truyện thần kỳ. b,Cách thức đưa những yếu tố thần kỳ vào truyện của Nguyễn Dữ:Các yếu tố này được đưa vào đan xen với những yếu tố thựcvề địa danh(Bến đò Hoàng Giang,ải Chi Lăng),về thời điểm lịch sử (cuối đời Khai Đại nhà Hồ),nhân vật lịch sử (Trần Thiêm Bình),sự kiện lịch sử (Quân Minh ... ường. - Hình ảnh ẩn dụ cũng gợi đến cả dân tộc bên Bác,đoàn kết,kiên cường thực hiện lý tưởng của Bác. Đề 4: Phân tích những cảm xúc của tác giả trong khổ thơ: “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim” “Khổ thứ 3 là cảm xúc của tác giả khi vào trong lăng đứng trước di hài Bác.Bao tình cảm ấp ủ bấy lâu nay bắt gặp bóng dáng thân yêu bỗng trở nên thổn thức.Hình ảnh B nằm trong lăng được miêu tả xúc động qua câu thơ: “B nằm trong...dịu hiền”. Câu thơ gợi được sự yên tĩnh,trang nghiêm,ánh sáng dịu nhẹ trong lăng kết hợp hình ảnh đẹp của BH.Bằng tình cảm TG thấy như B đang ngủ trong giấc ngủ bình yêu giữa thiên nhiên đẹp và thơ mộngB vẫn ở cùng ta. “Vầng trăng sáng dịu hiền” là ánh sáng của tình thương mến,nâng niu,vầng trăng ấy như ru B ngủ.Nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh từng nói : “Trong lăng B vừa chợp nghỉ, Như sau mỗi việc làm Trăng ơi trăng biết thế Nên trăng bước nhẹ nhàng” Hình ảnh “Vầng trăng sáng dịu hiền” gợi tâm hồn cao đẹp,sáng trong của Bác và những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người.Đến đây cảm xúc ngưỡng mộ lắng xuống nhường chỗ cho nỗi xót đau không thể kìm nén. “Vẫn biết trời xanh...trong tim”. Trời xanh cũng như mặt trời ,vầng trăng là những hình ảnh của vũ trụ kỳ vĩ vĩnh hằng,là ẩn dụ sâu xa gợi suy ngẫm về cài cao cả,vĩnh hằng,bất diệt của B.B vẫn còn mãi với non sông đất nước như trời xanh còn mãi.Dù vẫn tin là như vậy,nhưng tình cảm xót thương không chấp nhận sự mất mát thực tế,trái tim vẫn nhói đau khi nghĩ rằng B không còn nữa.Nỗi đau xót được miêu tả cụ thể mà trực tiếp “mà sao nghe nhói ở trong tim”.Đó là nỗi đau vô ạhn, là lòng thương xót rất thật.Đó là tình cảm của đứa con về muộn bên di hài người cha. § 22 SANG THU (Hữu Thỉnh) 1, Tác giả,tác phẩm. Hữu Thỉnh tên khai sinh là Nguyễn Hữu Thỉnh sinh năm 1942,quê ở huyện Tam Dương,tỉnh Vĩnh Phúc.Năm 1963,ông nhập ngũ,vào binh chủng Tăng – Thiết giảp rồi trở thành cán bộ văn hoá và bắt đầu làm thơ.Một trong những đặc điểm tạo nên sự thành công trong thơ Hữu thỉnh là sự vận dụng nhuần nhuyễn và linh hoạt những câu tục ngữ,ca dao dân gian.Nét đặc trưng này cũng là 1 điểm mạnh và là yếu tố cơ bản hình thành cá tính thơ Hữu Thỉnh,làm nên nét đặc sắc trong thơ ông. Bài thơ “Sang thu” viết cuối năm 1977,in lần đầu tiên trên boá văn nghệ.Bài thơ cho thấy những cảm nhận hết sức tinh tế của Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang thu. 2, Phân tích: * Khổ 1: “Bỗng nhận ra ... Hình như thu đã về” Cảm nhận về múa thu của TG không có lá rụng như thơ xưa,cũng không có mầu vàng như trong thơ mới mà bằng những cảm nhận rất riêng,rất mới.Nhà thơ cảm nhận thu sang bắt đầu bằng khứu giác ,rồi đến xúc giác (tay),tiếp đó là bằng thị giác.Và cuối cùng là cảm nhận bằng lý trí. “Hình như thu đã về” Sự vật ở thời điểm giao mùa từ hạ sang thu bắt đầy chuyển đổi. “Sông được lúc dềng dàng... ............. Vắt nửa mình sang thu” Từ cảm nhận của các giác quan tác động đến lý trí,cảm xúc của tác giả về mùa thu như tràn ra.Sông “dềnh dàng”,chim “bắt đầu vội vã”.Đặc biệt là cảm giác giao mùa được tô đậm bằng hình ảnh đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu”.TG sử dụng các từ ngữ gợi tả,gợi cảm đặc sắc (chùng chình,dềnh dàng,vội vã,vắt nửa mình...)Những từ này vốn đẻ chỉ trạng thái ,tính chất của con người đã được nhà thơ nhân hoá để tả thiên nhiên.Cảnh vật trở nên sống động,có hồn.Mùa hạ,mùa thu là 2 đầu bến của đám mâylà nhịp cầu bắc qua.Nhịp cầu thật duyên dáng nối 2 bờ thời gian bừng vẻ đẹp mềm mại,trữ tình. “ Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu” Nếu như ở 2 khổ thơ đầu là cảm nhận về thời điểm giao mùa một cách trực tiếp bằng nhiều giác quan thì ở khổ thơ cuối sự cảm nhận dần đi vào lý trí.Nắng mưa ở thời điểm giao mùa từ hạ sang thu được TG quan sát nhận xét rất tinh tế.Vẫn còn đó cái ấm của nắng,cơn mưa của mùa hạ nhưng đã giảm dần về số lượngdể mang đặc trưng của mùa thu. “Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa” Hai dòng cuối của bài thơ là hình ảnh thiên nhiên lúc sang thu đầy sức gợi. “Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi” Đây là hình ảnh tả thực ,thu sang không những dịu nắng ,bớt mưa mà sấm cũng thưa và nhỏ dần,không đủ sức làm lay động những hàng cây với những tán lá già dặn khi đã trải qua hai mùa xuân,hạ.Tuy nhiên những từ “bất ngờ”, “đứng tuổi” vốn là những từ ngữ chỉ đặc trưng của con người .Khi được dùng ở đây với ý nghĩa tả thực lại gợi cho người đọc liên tưởng đén tầng ý nghĩa thứ 2:ý nghĩa về con người và cuộc sống.Cũng giống như những hàng cây đứng tuổi,khi con người đã từng va chạm,từng trải cuộc sống thì sẽ vững vàng hơn,chín chắn hơn trước mọi tác đọng bất thường của ngoại cảnh. Chỉ những người thực sự yêu mùa thu,yêu làng que,yêu thiên nhiên, mới có những cảm nhận tinh tế như vậy. *NT: Sự cảm nhận rất tinh tế của một tâm hồn nhạy cảm,nhiều từ ngữ giàu hình ảnh có sức gợi lớn,gợi về cảnh,gợi về tình.Các phép nhân hoá được sử dụng rất tự nhiên làm cho thời điềm giao mùa trở nên có hồn gần gũi với cuộc sống,gọi cho ta những suy ngẫm về quê hương,đất nước,con người. § 23 NÓI VỚI CON (Y Phương) Đề bài:Phân tích bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương. Các ý cơ bản cần có: 1, Bài thơ là lời nói với con .Toàn bộ bài thơ toát lên tình cảm yêu thương tha thiết,nhắc nhở con hãy xứng đáng với tình yêu mà cha mẹ và quê hương đã giành cho con.Mạch tình cảm ấy được triển khai rất hợp lý qua việc tổ chức kết cấu bài thơ . (Nêu bố cục bài thơ) 2,Tình cảm của gia đình ,quê hương đới với con: - 4 câu thơ đầu nói về tình cản gia đình .Con lớn lên trong sự đùm bọc,yêu thương của cha mẹ .Cha mẹ là điểm tựa vững chắc ,nâng đỡ từng bước đi của con.Với cách nói rất sinh động (Chân phảiChân tráiMột bước Hai bước)vừa diễn tả dược từng bước đi của con,vừa diễn tả được tình yêu của cha mẹ trong suốt quá trình chăm chút,nuôi dưỡng con lớn lên từng ngày. Bốn câu đầu là một không khí đầm ấm,hạnh phúc của gia đình nhỏ với cặp vợ chồng trẻ và đứa con thơ đang chập chững tập đi. - Con lớn lên trong tình yêu của “người đồng mình”trong không khí lao động và trong môi trường thiên nhiên thơ mộng nghĩa tình . - Cách nói rất sáng tạo “Đan lờ cài nan hoa,vách nhà ken câu hát”.Nừu như Nguyễn Tuân trong “Người lái đò sông Đà” miêu tả người lái đò có bàn tay “lái ra hoa”rất tài tình thì ở đây Y Phương cũng có cách nói sáng tạo không kém. 3,Những đức tính tốt đẹp của “người đồng mình” và lời dặn của người cha đối với con: TG không tách ra nói về những đức tính tốt đẹp của “người đồng mình” trước,nói về lời dặn dò saumà kết hợp cả 2 nội dung này với nhau.Nhờ thế lời dặn của cha trở nên thấm thía hơn. - Đoạn “Người đồng mình thương lắm” đến “Không lo cực nhọc”:Vất vả cực nhọc nhưng vẫn sống khoáng đạt,dù nghèo đói nhưng vẫn thiết tha yêu quê hương. - Đoạn “Người đồng mình thô sơ” đến “Nghe con”:Người quê mình có thể thô sơ về da thịt nhưng sống không hề nhỏ bé .Chính họ là người đã tạo ra nền hăn hoá tốt đẹp của bản làng ,quê hương: “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương ,còn quê hương thì làm phong tục”. Người cha muốn con mình nhận tức rõ vẻ đẹp ,đức tính quý báu ,truyền thống lao động sáng tạo của “người đồng mình” để nhắc nhở con không được quên cội nguồn , phảI biết kế tục xứng đáng truyền thống tốt đẹp của tổ tiên. 4,Từ ngữ trong bài thơ giản dị,mộc mạc như cách nói thường ngày của người miền núi.Hình ảnh chân thực nhưng giàu sức gợi (Rừng cho hoa - Con đường cho những tấm lòng ; Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương – Còn quê hương thì làm phong tục” § 25 BẾN QUÊ (Nguyễn Minh Châu) I,Tóm tắt: Nhân vật chính của truyện là anh Nhĩ,từng đi nhiều nơi trên trái đất nhưng cuối đời lại bị cột chặt vào giường bởi một căn bệnh hiểm nghèo.Nhĩ không thể tự mình dịch chuyển lấy vài chục phân trên chiếc giường hẹp kê bên cửa sổ. Cũng chính thời điểm ấy,Nhĩ đã nhận ra vẻ đẹp bình dị,quyến rũ của vùng đất bên kia sông,nơi bến quê quyen thuộc.Và cũng chính lúc nằm liệt giường ,được vợ chăm sóc ,anh mới cảm nhận được hết nỗi vất vả,sự tần tảo,đức hy sinh của vợ. Nhĩ vô cùng khao khát được một lần được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông,nơi quá gần gũi nhưng giờ lại đã trở nên xa vời với anh. Nhĩ đã chiêm nghiệm được một quy luật, ý nghĩa của cuộc đời một cách sâu sắc . II,Phân tích: § 26 NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI (Lê Minh Khuê) I,Tóm tắt: “Ba nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn.Họ gồm có 2 cô gái rất trẻ là Định và Nho,còn tổ trưởng là chị Thao lớn tuổi hơn một chút.Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom,đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom đạn địch gây ra,đánh dấu các vị trí bom chưa nổ và phá bom.Công việc của họ hết sức nguy hiểm vì thường xuyên phải chạy ra cao điểm giữa ban ngày và máy bay địch có thể ập đến bất kỳ lúc nào.Đặc biệt, họ phải bình tĩnh đối mặt với thần chết mỗi lần phá bom,mà công việc này diễn ra hàng ngày,thậm trí mấy lần trong một ngày.Họ ở trong một cái hang,dưới chân cao điểm tách xa đơn vị.Cuộc sống của họ nơi chiến trường giữa cao điểm dù khắc nghiệt,nguy hiểm nhưng vẫn có những niềm vi hồn nhiên của tuổi trẻ,có những giây phút thanh thản,mơ mộng và đặc biệt là họ rất gắn bó,yêu thương nhau trong tình đồng chí,đồng đội ,dù mỗi người một cá tính. Phương Định ,nhân vật kể chuyện là nhân vật chính,là một cô gái giàu cảm xúc,hay mơ mộng,hồn nhiên và luôn nhớ về những kỷ niệm của tuổi thiếu nữ,với gia đình và thành phố thân yêu của mình.Ở phần cuối,truyện tập trung miêu tả hành động và tâm trạng cảu các nhân vật,mà chủ yếu là nhân vật Phương Định ,trong một lần phá bom,Nho bị thương và sự lo lắng ,săn sóc của hai người đồng đội.”. II,Phân tích diễn biến tâm lý nhân vật Phương Định trong lần phá bom. Tâm lý nhân vật Phương Định trong 1 lần phá bom được miêu tả rất cụ thể và sinh động,tinh tế đến từng cảm giác,ý nghĩ dù chỉ là thoáng trong giây lát.Mặc dù đã rất quen với công việc nguy hiểm này,thậm trí có ngày phải phá tới năm quả bom,nhưng mỗi lần vẫn là một sự thử thách với thần kinh cho đến từng cảm giác.Từ khung cảnh và không khí chứa đầy sự căng thẳng,đến cảm giác là “các anh cao xạ” ở trên kia đang dõi thep từng động tác ,cử chỉ của mình,để rồi lòng dũng cảm của cô được kích thích bởi sự tự trọng : “Tôi đến gần quả bom.Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình,tôi không sợ nữa.Tôi sẽ không đi khom.Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom ,khi có thể đàng hoàng mà bước tới”. Ở bên quả bom,kề sát với cái chết im lìm và bất ngờ,từng cảm giác từng cảm giác của con người cũng trở nên sắc nhọn hơn : “Thỉnh thoảng lưỡi sẻng chạm vào quả bom.Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi.Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm.Nhanh lên một tí ! Vỏ quả bom nóng.Một dấu hiệu chẳng lành”.Tiếp đó là cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom.
Tài liệu đính kèm: