Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Bài ca ngắn đi trên bãi cát

BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT

- Cao Bá Quát -

Cao Bá Quát sống ở nửa đầu thế kỉ XIX, là người tài cao, nổi tiếng hay chữ, được giới trí thức đương thời hết mực tôn vinh. Ông là người rất đặc biệt, bởi khí phách hiên ngang, tư tưởng tự do, phóng khoáng và sống với hoài bão lớn trước cuộc đời. Vậy nhưng, con người ấy lại rất lận đận trên con đường khoa cử. Ông đã từng bôn ba nhiều lần vượt đường dài từ Bắc kì vào kinh đô Phú Xuân dự thi Hội nhưng không đỗ. Chính những bãi cát mênh mông dọc miền Trung nắng lửa đã tạo cảm hứng cho ông sáng tác “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” - một tác phẩm được viết theo thể ca hành.

I/ Hình ảnh bãi cát dài và con đường cùng:

- Bắt đầu bài ca là hình ảnh thật ấn tượng: “Bãi cát dài lại bãi cát dài”  bãi cát mênh mông, con đường như bất tận, mờ mịt.

- Trong cảm hứng về con đường xa xôi ấy, tác giả đã ghi lại những hình ảnh tả thực: “đi một bước như lùi một bước, khách trên đường nước mắt lã chã rơi”. Những ai đã từng đi trên cát sẽ cảm nhận được tất cả sự vất vả của từng bước chân đúng như tác giả miêu tả. Tuy nhiên, hình ảnh tả thực ấy lại mang một ý nghĩa tượng trưng lớn lao hơn: con đường công danh của chính tác giả với những bước tiến, bước lui đầy khó khăn cùng ý chí của con ngưòi mỗi lúc thêm phai nhạt. Nói cách khác, ta như hiểu được đây cũng chính là đường đời nhọc nhằn, bế tắc đối với tầng lớp trí thức chân chính trong xã hội phong kiến.

- Con đường ấy được nhìn nhận là đường cùng, bởi nó đem lại cảm giác kinh sợ, hãi hùng. Người đi đường không còn dám nghĩ đến hành trình cam go với những hình ảnh “đường ghê sợ, núi muôn trùng, sóng dạt dào ” ấy nữa.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 576Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Bài ca ngắn đi trên bãi cát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT
Cao Bá Quát -
Cao Bá Quát sống ở nửa đầu thế kỉ XIX, là người tài cao, nổi tiếng hay chữ, được giới trí thức đương thời hết mực tôn vinh. Ông là người rất đặc biệt, bởi khí phách hiên ngang, tư tưởng tự do, phóng khoáng và sống với hoài bão lớn trước cuộc đời. Vậy nhưng, con người ấy lại rất lận đận trên con đường khoa cử. Ông đã từng bôn ba nhiều lần vượt đường dài từ Bắc kì vào kinh đô Phú Xuân dự thi Hội nhưng không đỗ. Chính những bãi cát mênh mông dọc miền Trung nắng lửa đã tạo cảm hứng cho ông sáng tác “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” - một tác phẩm được viết theo thể ca hành.
I/ Hình ảnh bãi cát dài và con đường cùng:
- Bắt đầu bài ca là hình ảnh thật ấn tượng: “Bãi cát dài lại bãi cát dài” à bãi cát mênh mông, con đường như bất tận, mờ mịt.
- Trong cảm hứng về con đường xa xôi ấy, tác giả đã ghi lại những hình ảnh tả thực: “đi một bước như lùi một bước, khách trên đường nước mắt lã chã rơi”. Những ai đã từng đi trên cát sẽ cảm nhận được tất cả sự vất vả của từng bước chân đúng như tác giả miêu tả. Tuy nhiên, hình ảnh tả thực ấy lại mang một ý nghĩa tượng trưng lớn lao hơn: con đường công danh của chính tác giả với những bước tiến, bước lui đầy khó khăn cùng ý chí của con ngưòi mỗi lúc thêm phai nhạt. Nói cách khác, ta như hiểu được đây cũng chính là đường đời nhọc nhằn, bế tắc đối với tầng lớp trí thức chân chính trong xã hội phong kiến.
- Con đường ấy được nhìn nhận là đường cùng, bởi nó đem lại cảm giác kinh sợ, hãi hùng. Người đi đường không còn dám nghĩ đến hành trình cam go với những hình ảnh “đường ghê sợ, núi muôn trùng, sóng dạt dào” ấy nữa.
II/ Suy nghĩ về danh lợi ở đời:
- Người đi đường - cũng chính là nhà thơ - đã chán nản vì phải hành hạ thân xác mình theo đuổi công danh, khốn khổ trên đường đời. Cảm nhận trong một nỗi trách giận, bực bội: “Không học đường tiên ông phép ngủ”, vì vậy mà “trèo non lội suối, giận khôn vơi”.
- Một loạt hình ảnh có sức gợi rất lớn được sử dụng:
+ Phường danh lợi tất tả trên đường đời à khắc hoạ bước chân bôn ba, chen chúc trên con đường cầu danh
+ Quán rượu đầu phố có rượu ngon à xem hơi rượu như cái bã, miếng mồi công danh câu khách đi qua trên con đường cầu mong danh lợi.
+ Người say vô số, tỉnh bao người à người chịu hơi bã, tham miếng mồi ấy thì vô số à đây là một thực trạng đã được Cao Bá Quát chỉ ra bằng cái nhìn đầy chua xót với thời cuộc. Hình ảnh được vận dụng ở đoạn thơ này mang nghĩa ẩn dụ rất lớn. Cách thể hiện ý đồ của tác giả nhờ ẩn dụ mà trở nên sáng rõ nhưng súc tích.
III/ Ngẫm suy về con đường sẽ đi:
- Người đi đường - nhà thơ - bắt đầu có suy nghĩ khác với mạch tư duy phía trước, nhận ra sẽ là vô nghĩa nếu tiếp tục đi trên đường ấy.
- Bởi vậy, người đi đường đã dừng lại trong một nỗi băn khoăn choán đầy tâm hồn:
+ Nếu đi tiếp không biết đi như thế nào?
+ Nhưng nếu không tiếp tục thì đi đâu?
à ngập tràn trong suy nghĩ là nỗi bế tắc và niềm tuyệt vọng. Chỉ còn có thể cất tiếng hát về con đường cùng, về sự tuyệt vọng của mình.
	- Kết thúc bài ca là một câu hỏi mang sắc thái tu từ: “Anh còn đứng làm chi trên bãi cát?”, hỏi nhưng thực chất lại đang trả lời, đang khẳng định: đừng bôn ba, đừng nghĩ suy toan tính trên con đường danh lợi vất vả, nhọc nhằn
	IV/ Kết luận:
	- Nghệ thuật bài thơ có nhiều nét mới: hình tượng bãi cát mang ý nghĩa độc đáo vì sự sáng tạo; hình tượng người đi không đơn nhất mà đa chiều; nhiều câu than, câu hỏi thể hiện nỗi dằn vặt khôn nguôi của người trí thức đã thức tỉnh.
	- Toàn bài thơ là một ẩn dụ lớn, đã thể hiện tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ trước đường đời bế tắc, hiểm trở, mù mịt; phản ánh một xã hội đen tối, đầy hiểm hoạ đối với người tài hoa; đánh dấu sự thức tỉnh, nhìn lại con đường khoa cử, công danh truyền thống.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai ca ngan di tren bai cat.doc