Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 11 đến tiết 15

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 11 đến tiết 15

Tiết 11- Văn bản:

 TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC

BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CUẢ TRẺ EM.

I- Mục đích yêu cầu: Sau khi học bài này, học sinh sẽ:

- Thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay và tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Thấy được đây là văn bản nhật dụng thuộc loại nghị luận chính trị xã hội, mạch lạc rõ ràng, liên kết chặt chẽ, luận chứng đầy đủ và toàn diện.

- Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu và phân tích văn bản nhật dụng- nghị luận chính trị xã hội.

II- Chuẩn bị:

 1.GV: Nghiên cứu, soạn giáo án.

 2.HS: Chuẩn bị bài.

 

doc 15 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 747Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 11 đến tiết 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 5/9/2009
Tiết 11- Văn bản:
 tUYêN bố thẾ giới vỀ sự sống còN, QUYỀN được 
bảo vỆ và phát triỂn cuả trẺ em.
I- Mục đích yêu cầu: Sau khi học bài này, học sinh sẽ:
Thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay và tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Thấy được đây là văn bản nhật dụng thuộc loại nghị luận chính trị xã hội, mạch lạc rõ ràng, liên kết chặt chẽ, luận chứng đầy đủ và toàn diện.
Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu và phân tích văn bản nhật dụng- nghị luận chính trị xã hội.
II- Chuẩn bị:
	1.GV: Nghiên cứu, soạn giáo án.
	2.HS: Chuẩn bị bài.
III- Cỏc bước Lên lớp
Ổn định tổ chức
9a
ND: 7/9/2009
9b
ND: 7/9/2009
9c
ND: 7/9/2009
 SS:
 SS:
 SS:
Kiểm tra bài cũ
? Qua văn bản “ Đấu tranh ” Cho biết nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra sẽ gây thảm hoạ gì cho nhân loại?
? Mỗi người chúng ta cần phải làm gì để góp phần vào công cuộc đấu tranh vì một thế giới hoà bình?
Bài mới
Giới thiệu: Bác Hồ từng viết: Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan.
 Trẻ em Việt Nam cũng như trẻ em thế giới hiện nay đang đứng trước những thuận lợi lớn về sự chăm sóc, nuôi dưỡng đồng thời cũng đang gặp những thách thức, những cản trở không nhỏ ảnh hưởng tới tương lai phát triển của các em. Một phần văn bản “ Tuyên bố” tại Hội nghị cấp cao thế giới họp tại LHQ (Mỹ) –1990 đã nói lên tầm quan trọng của vấn đề này.
Hoạt động của thầy và trũ
Phần ghi bảng
Hoạt động 1
Yêu cầu đọc: Đọc to rõ ràng, khúc chiết từng mục. 
- GV: Đọc từ đầu đến “kinh nghiệm mới” 
- HS đọc phần còn lại.
GV nhận xét cách đọc.
GV giải thớch thờm nghĩa một số từ: Chế độ A-pắc-thai, tị nạn, giải trừ quõn bị.
GV giới thiệu xuất sứ văn bản.
- Trích: Tuyên ngôn của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ 
 em và các văn kiện quốc tế. 
GV: Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp tại trụ sở LHQ ở Niu Óc 30.9.1990 
H? Qua đọc và tìm hiểu văn bản này có thể chia làm 
mấy phần?
Chia làm ba phần:
+ Phần 1: Sự thỏch thức
+ Phần 2: Cơ hội
+ Phần 3; Nhiệm vụ
H? Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các phần 
trong văn bản này?
Văn bản rất rõ ràng, mạch lạc, các phần trong văn 
bản có sự liên kết chặt chẽ với nhau.
H? Qua đây em cho biết văn bản này thuộc loại văn 
bản nào?
Văn bản nhật dụng- thuộc loại nghị luận chính trị 
xã hội.
GV: Đây là văn bản nghị luận có tính thời sự, có bố 
cục chặt chẽ. Ngoài ra, trong văn bản còn có hai phần 
tiếp theo “ Những cam kết” và “những phần tiếp theo”.
 HĐ3 
H? Hội nghị diễn ra nhằm mục đích gì?
Kêu gọi toàn nhân loại : Hãy bảo đảm 
H? Tại sao cần phải họp hội nghị cấp cao Thế giới để bàn về vấn đề này?
Vì đây là vấn đề cấp bách cần phải quan tâm không chỉ ở một nước mà nhiều nước trên thế giới.
GV: Vì trẻ em hôm nay quyết định tương lai sau này. 
chính Bác Hồ khẳng định: “Non sông”
H? Đến đây em nhận xét gì về cách nêu vấn đề của văn bản? 
Cách nêu vấn đề trực tiếp.
H? Cách nêu vấn đề trực tiếp có tác dụng gì?
Thu hút sự chú ý của người đọc, qua lời kêu gọi gây ấn tượng mạnh cho người đọc về vấn đề này.
H? Vậy cụ thể vì sao toàn thể nhân loại hãy đảm bảo cho trẻ em có cuộc sống tốt đẹp?
Trẻ em đều trong trắng phát triển.
H? Theo em làm thế nào để chúng ta có cuộc sống ấy?
Chúng ta phải hình thành trong sự hoà hợp kinh nghiệm mới.
H? Em có cảm nhận như thế nào về điều kiện, nhu cầu sống của trẻ em? 
Điều kiện, nhu cầu sống của trẻ em là hoà bình ấm no và hạnh phúc. 
H? Qua cách nêu vấn đề, em hiểu gì về lời cam kết và kêu gọi của những người tham gia hội nghị?
Sự cam kết và lời kêu gọi thể hiện tính cộng đồng, tính nhân đạo rất rõ.
GV: Hai đoạn đầu khẳng định quyền được sống, quyền 
được phát triển của mọi trẻ em trên thế giới và kêu gọi toàn nhân loại hãy quan tâm đến vấn đề này.
H? Đọc thầm mục 3 ->7/32 
 H? Mục 3 tác giả lại phủ định điều gì?
Tuy nhiên, thực tế  như vậy.
H? Em hiểu như thế nào về lời phủ định này?
Trên thực tế có nhiều trẻ em trên thế giới không được sống trong hoà bình, ấm no và hạnh phúc.
GV: Mục 3 có vai trò chuyển đoạn, chuyển ý, giới hạn 
vấn đề cho phần này.
H? Theo dõi tiếp trên thực tế nhiều trẻ em có cuộc sống 
như thế nào?
Trẻ em trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo 
lực, của sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm 
đóng và thôn tính của nước ngoài.
Chịu đựng những thảm hoạ đói nghèo, khủng hoảng 
kinh tế, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi 
trường xuống cấp.
Trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật.
H? Em cảm nhận gì về cuộc sống của trẻ em trên thế 
 giới qua những chi tiết này? 
Cuộc sống cực khổ nhiều mặt 
 H? Các từ “ Hằng ngày, mỗi ngày, mỗi ngày” được nêu 
ở đầu mỗi mục có tác dụng gì?
Nhấn mạnh thực trạng, điều kiện sống của trẻ em hết sức là khổ cực diễn ra thường xuyên không có giới hạn.
H? Theo em nếu tình trạng đó kéo dài mãi sẽ dẫn tới hậu quả như thế nào?
Đến một lúc xã hội sẽ bị suy thoái.
H? Hóy nờu những vớ dụ thực tế về cs khổ cực của 1 số trẻ em VN?
H? Ngoài việc nêu lên thực trạng của trẻ em trên thế giới, hội nghị còn nói lên điều gì?
Nói lên nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.
H? Qua đây em nhận xét gì về cách viết này? (cách viết vừa nêu lên thực trạng vừa nêu lên nguyên nhân)
Đây là cách viết sâu sắc phân tích rõ nguyên nhân 
dẫn đến thực trạng.
GV: ở đây văn bản mới đề cập tới những thực trạng tiêu biểu diễn ra ở nhiều nước. Trên thực tế ở một số nước chậm phát triển còn diễn ra nạn buôn bán trẻ em, trẻ em sớm phạm tội, trẻ em các nước sau trận động đất, sóng thần.
H? Tại sao lại gọi đú là thỏch thức?
Vấn đề cần giải quyết mà khụng phải giải quyết dễ dàng.
H? Trước thỏch thức đó, những nhà lãnh đạo các nước đã xác định như thế nào?
Đây là những sự thách thức mà những nhà lãnh đạo các nước cần phải khắc phục.
H? Qua đây em hiểu thái độ của các nhà lãnh đạo như thế nào?
Những nhà lãnh đạo các nước rất quan tâm tới vấn đề này.
 Tiết 2 
Ổn định tổ chức
9a
ND: 8/9/2009
9b
ND: 8/9
9c
ND: 8/9
SS:
SS:
SS:
KTBC
Bài mới 
 H? Đọc mục 8.9
H? Phần cơ hội văn bản đã chỉ ra những điều kiện thuận lợi cơ bản nào có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em?
Sự liên kết lại của các quốc gia cùng ý thức cao của cộng đồng quốc tế trên lĩnh vực này. Đã có công ước về quyền trẻ em làm cơ sở, tạo ra một cơ hội mới.
Sự hợp tác và đoàn kết ngày càng có hiệu quả cụ thể trên nhiều lĩnh vực: giải trừ quân bị, một số tài nguyên
to lớn được chuyển sang phục vụ mục đích phi quân sự trong đó có tăng cường phúc lới trẻ em.
H? Việc chỉ rõ những cơ hội này nhằm mục đích gì?
Kêu gọi các nước đoàn kết tạo ra sức mạnh cộng đồng để giải quyết vấn đề đã đặt ra. 
 H? Căn cứ vào tình hình thực tế cho biết những có hội 
ấy đã được tận dụng như thế nào?
Trong 15 năm qua, bảo vệ và phát triển trẻ em trên nhiều lĩnh vực, nhiều quốc gia thu được nhiều thành tựu tốt đẹp.
H? Qua đây em hãy trình bày suy nghĩ về điều kiện của đất nước ta hiện nay đối với việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em?
Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới vấn đề trẻ em 
trong việc thực hiện một số chính sách, việc làm, trường 
học cho trẻ em câm, điếc, tổ bán báo xa mẹ, các bệnh 
viện nhi
 H? Đọc phần nhiệm vụ /33 SGK
H? Phần nhiệm vụ trình bày những nội dung gì?
Nêu nhiệm vụ cụ thể
Nêu biện pháp để thực hiện nhiệm vụ.
H? Tuyên bố nêu nhiệm vụ cụ thể trong những mục nào?
Từ mục 10 đến mục 15.
H? Từ mục 16 đến mục 17 nêu vấn đề gì?
Nêu biện pháp thực hiện.
H? Hãy tóm tắt các nội dung chính của phần nêu nhiệm vụ cụ thể?
Tăng cường sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng của trẻ em.
Quan tâm nhiều hơn đến trẻ em bị tàn tật, có hoàn cảnh sống đặc biệt.
Các em gái phải được đối xử bình đẳng như các em trai.
Bảo đảm cho các bà mẹ an toàn, tạo điều kiện về đời sống vật chất và học hành.
H? Em có nhận xét gì về các nội dung trên?
Các nhiệm vụ có tính chất toàn diện, cụ thể, xác định được nhiệm vụ cấp thiết của cộng đồng quốc tế và quốc gia từ tăng cường sưc khoẻ, chế độ dinh dưỡng đến phát triển giáo dục, từ các đối tượng cần được quan tâm hàng đầu đến củng cố giáo dục, xây dựng môi trường xã hội, từ bình đẳng nam nữ đến khuyến khích trẻ em tham gia các hoạt động văn hoá xã hội.
H? Những nhiệm vụ nêu ra có mối quan hệ như thế nào 
đối với các phần thách thức và cơ hội, phần nêu lí do? 
Lấy ví dụ?
Những nhiệm vụ là sự ứng chiến, rà soát với mục tiêu (Phần 1), chúng ta chặn đứng nguy cơ (Phần 2) đến mức độ nào.
VD: 
+ Trẻ em tàn tật được nêu ở mục 4 phần 2 được trở lại 
 trong mục 11 phần 3.
+ Trẻ em bị cưỡng bức từ bỏ gia đình cội rễ ở mục 4 
 được trở lại mục 15 “ tạo cho trẻ cơ hội”.
H? Mối quan hệ đó có tác dụng gì?
Tạo ra mối liên hệ kết dính cho cả bài văn.
GV:Tạo tính mạch lạc, rõ ràng trong bài văn nghị luận. 
 Học sinh liên hệ cách viết để làm bài nghị luận của thân bài.
H? Như vậy, theo em nhiệm vụ nào trong những vụ đã nêu là quan trọng nhất?
Học sinh tự thảo luận.
H? Mục 16,17 đã nêu ra những biện pháp gì để giải quyết nhiệm vụ?
Các nước đảm bảo đều đặn sự tăng trưởng kinh tế, có điều kiện vật chất chăm lo đến đời sống trẻ em.
Các nước cần có lỗ lực liên tục và phối hợp trong hành động vì trẻ em.
H? Nhận xét ý và lời văn của phần nhiệm vụ?
Mạch lạc, dứt khoát.
H? Từ đó em có suy nghĩ gì về những giải pháp của cộng đồng quốc tế về quyền trẻ em? 
 - Các giải pháp cụ thể, thiết thực có tính khả thi.
GV: Nhiệm vụ nêu ra không phải là chủ quan, duy ý chí mà ngược lại nó rất cụ thể, thiết thực, hoàn toàn có cơ sở thực tế và có tính khả thi.
HĐ4
H? Em học tập được gì về cách viết của văn bản? 
Viết mạch lạc, rõ ràng dễ hiểu, dễ truyền bá đến đại chúng.
H? Qua bản tuyên bố, em có nhận xét như thế nào về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ chăm sóc trẻ em, về sự qua tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này?
Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự páht triển của trẻ em là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, của cả cộng đồng quốc tế.
Việc thực hiện vấn đề này thể hiện trình độ văn minh của một đất nước, một xã hội. (Nhân đạo hay vô nhân đạo, nhân ái hay phản động, tiến bộ hay lạc hậu)
Việc bảo vệ chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng quốc tế quan tâm thích đáng với các chủ trương, nhiệm 
vụ đề ra có tính cụ thể, toàn diện.
H? Đọc phần chi nhớ SGK/35?
GV: Văn bản nghị luận này đã chứa đựng bao nhiêu tư tưởng lớn lao, khát vọng đẹp đẽ của con người, ý chí đấu tranh không mệt mỏi cho mục tiêu đã định được diễn đạt khá rành mạch, rõ ràng với một kết cấu hợp lí. 
Đọc văn bản, chúng ta cảm nhận được ý nghĩa sâu xa của vấn đề nuôi dưỡng, dạy dỗ, chăm sóc trẻ em là một sự nghiệp vô cùng to lớn đối với mỗi quốc gia và toàn Thế giới: “ Trẻ em hôm nay” Những khẩu hiệu thân thiết với mọi người biết bao.
HĐ5
Củng cố, dặn dũ
H? Nêu những việc làm thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các tổ chức xã hội đối với trẻ em hiện nay? em tự nhận thấy mình phải làm gì?
Phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi.
VD cụ thể: Kính trọng biết ơn cha mẹ, học tập tốt, tiếp tục 
học tập để lập nghiệp xây dựng đất nước.
Đọc trước bài tiết 13
I-Đọc,Tiếpxỳc văn bản
Đọc
Chỳ thớch
Bố cục
Thể loại
Văn bản nhật dụng- nghị luận chính trị xã hội.
II. Tỡm hiểu văn bản
Phần đặt vấn đề.
Cách nêu vấn đề trực tiếp.
Sự cam kết và lời kêu gọi thể hiện tính cộng đồng, tính nhân đạo rất rõ.
Sự thỏch thức.
Thực trạng về điều kiện sống của trẻ em: hết sức khổ cực, diễn ra thường xuyên và nhiều mặt.-> Đũi hỏi cỏc nhà lónh đạo phải quan tõm giải quyết.
Cơ hội
* Các quốc gia đoàn kết liên kết chặt chẽ với nhau tận dụng mọi cơ hội để giải quyết vấn đề đã đặt ra.
Nhiệm vụ
Các nhiệm vụ có tính chất toàn diện, cụ thể.
 - Các giải pháp cụ thể, thiết thực có tính khả thi.
 III.Tổng kết
Ghi nhớ
NS: 7/9/2009
Tiết 13
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI ( Tiếp)
Mục tiờu cần đạt:
Sau khi học xong bài này, HS sẽ:
Nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương chõm hội thoại và cỏc tỡnh huống hội thoại giao tiếp.
Rèn kĩ năng vận dụng có hiệu quả các phương châm hội thoại vào thực tế giao tiếp xã hội.
Hiểu được phương chõm hội thoại khụng phải là những quy định bắt buộc trong mọi tỡnh huống giao tiếp vỡ nhiều lớ do khỏc nhau- cỏc phương chõm hội thoại đụi khi khụng được tuõn thủ.
Giỏo viờn: Soạn giỏo ỏn.
Học sinh: Đọc trước bài ở nhà.
Hoạt động dạy và học.
Ổn định tổ chức:
9a
ND: 9/9/09
9b
ND: ND: 9/9/09
9c
ND: ND: 9/9/09
Sĩ số:
Sĩ số:
Sĩ số:
KTBC: BT 5(sgk-24)
Bài mới:
 Hoạt động 1 
H? Đọc truyện cười “ Chào hỏi” 
H? Câu hỏi của chàng rể trong truyện cười có tuân thủ 
phương châm lịch sự không? Tại sao?
HS 1: Câu hỏi của chàng rể có tuân thủ phương châm 
lịch sự vì nó thể hiện sự quan tâm đến người khác.
HS 2: Chỉ một câu hỏi chào mà chàng rể gọi từ trên 
xuống khi đang tập trung làm việc. Rõ ràng đã làm 
một việc quấy rối, gây phiền hà cho người khác – Thì 
đó không thể coi là phương châm lịch sự được.
GV: Đưa tình huống:
Em ra ngõ gặp Bác hàng xóm đang cật lực đánh cây 
mồ hôi vã ra, em hỏi thăm:
- Bác làm việc vất vả lắm không?
H? Theo em câu hỏi này có tuân thủ phương châm lịch sự không?
- Tuân thủ phương châm lịch sự, thể hiện sự quan tâm.
GV: Trong tình huống 1, anh chàng rể không quen 
người trên cây mà gọi xuống chào, cắt quãng thời gian làm việc, gây phiền hà. Còn tình huống 2 em nhìn thấyngười hàng xóm làm vất vả, thể hiện sự quan tâm em đã hỏi thăm, trước câu hỏi thăm mà không buộc bác hàng xóm bị cắt ngang công việc.
H? Qua 2 tình huống, em rút ra được bài học gì?
Sử dụng phương châm lịch sự đúng lúc, đúng chỗ.
GV: Khi giao tiếp không những phải tuân thủ các phương châm hội thoại mà phải nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp: Nói với ai? Nói khi nào, nói ở đâu? Nói nhằm mục đích gì?
Trong tình huống 1 ta không nhất thiết phải chào hỏi.
 Đây là phần ghi nhớ SGK/36. Gọi một học sinh đọc 
GV: Như vậy một câu nói có thể thích hợp với tính 
huống này nhưng không thích hợp trong tình huống 
khác.
Hoạt động 2
H? Em hãy nhắc lại các phương châm hội thoại đã học? 
Phương châm về lượng, phương châm về chất, 
phương châm quan hệ, cách thức, lịch sự.
H? Nhắc lại những ví dụ để phân tích các phương châm trên?
Cuộc đối thoại giữa An và Ba
Lợn cưới áo mới, quả bí khổng lồ.
Ông nói gà, bà nói vịt, dây cà ra dây muống
Người ăn xin
H? Trong những tình huống này, tình huống nào tuân 
thủ đúng phương châm hội thoại.
Tình huống: Người ăn xin
GV: Còn các tình huống khác không tuân thủ phương 
châm hội thoại.
H? Đọc ví dụ, chú ý những từ ngữ in đậm. 
1. Ví dụ 1.
H? Câu trả lời của Ba có đáp ứng được nhu cầu thông 
tin như An mong muốn không?
Không đáp ứng 
H? Trong tình huống này, phương châm hội thoại nào 
không được tuân thủ, vì sao?
Phương châm về lượng vì không cung cấp lượng 
thông tin như An mong muốn.
H? Theo em vì sao người nói không tuân thủ phương 
châm này? Có phải Ba không hiểu câu hỏi của An?
Vì người nói không biết chính xác chiếc máy bay 
đầu tiên trên thế giới được chế tạo năm nào. Để tuân thủ phương châm về chất (không nói rõ những điều mình không có bằng chứng xác thực) người nói phải trả lời một cách chung chung như vậy.
H? Em hãy tìm những tình huống tương tự như vậy?
Bạn có biết nhà bạn An ở đâu không?
Nhà bạn ở gần trường cấp I
H? Giả sử một người bị mắc bệnh ung thư giai đoạn 
cuối sau khi đi khám bệnh, bác sỹ có nên nói cho 
người bệnh biết tình trạng của mình hay không? Tại 
sao?
- Không nên nói sự thật vì có thể khiến bệnh nhận 
hoảng sợ.
H? Khi bác sĩ không cho bệnh nhân biết tình trạng thực của mình thì bác sĩ không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
- Không tuân thủ phương châm về chất (nói điều mà 
mình tin là đúng).
H? Việc nói dối của bác sĩ có chấp nhận được không?
Vì sao?
Có thể chấp nhận được vì nói dối trong trường hợp 
này thể hiện tính nhân đạo và cần thiết. Vì nhờ sự động viên đó mà bệnh nhân có thể lạc quan hơn, có nghị lực hơn để sống khoảng thời gian còn lại của cuộc đời.
GV: Như vậy, không phải sự nói dối nào cũng đáng 
chỉ trích hay lên án.
H? Khi nói “ Tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì có phải 
người nói không tuân thủ phương châm về lượng hay 
không?
- Nếu xét về nghĩa tường minh thì câu này không tuân 
thủ phương châm về lượng, bởi vì dường như câu nói 
không cho người nghe thêm một thông tin nào ngoài 
thông tin nói về tiền.
H? Nếu hiểu theo nghĩa hàm ẩn, em sẽ hiểu ý nghĩa 
câu nói này như thế nào?
- Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống chứ không phải 
là mục đích cuối cùng của con người.
GV: Qua câu nói này có ý răn dạy người ta không nên 
chạy theo tiền bạc mà quên đi nhiều thứ khác quan 
trọng hơn, thiêng liêng hơn trong cuộc sống.
H? Qua các ví dụ em hãy cho biết việc không tuân thủ 
các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ đâu?
Người nói vô ý
Người nói phải ưu tiên
Người nói muốn gây sự chú ý
HS đọc ghi nhớ- 37
Hoạt động3
H? Đọc và nêu yêu cầu bài tập? 
H? Theo em câu trả lời của ông bố liệu đưa con có 
hiểu không? Vì sao?
- Đứa trẻ không hiểu được vì nó chưa biết chữ 
“Tập tuyển” là chuyện viển vông, mơ hồ
H? Như vậy ông bố đã không tuân thủ phương châm 
hội thoại nào? 
- Vi phạm phương châm hội thoại cách thức.
GV: Đối với cậu bé thì câu nói của ông bố không rõ 
ràng. Nhưng đối với người biết chữ thì đây là câu nói 
có thông tin hết sức rõ ràng.
H? Bài tập 2 yêu câu chúng ta làm gì? 
 - Chỉ rõ sự vi phạm phương châm hội thoại? Giải thích vì sao vi phạm?
H? Thái độ, lời nói của Chân, Tay, Tai , Mắt đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
- Phương châm lịch sự.
H? Vì sao vi phạm?
Theo giao tiếp thông thường khi đến nhà ai, trước 
tiên phải chào hỏi chủ nhà sau đó mới đề cập đến 
chuyện khác.
GV: Thái độ các vị khách này bất hoà với chủ nhà nên 
đến không chào gì cả mà nói ngay với chủ nhà những 
lời lẽ giận dữ, nặng nề như vậy. Trên thực tế không có 
lí do chính đáng.
Phần ghi bảng
Quan hệ giữa phương chõm hội thoại và tỡnh huống giao tiếp.
*. VD: Truyện cười “Chào hỏi”
*. Ghi nhớ( sgk- 36)
Những trường hợp khụng tuõn thue phương chõm hội thoại.
*. Ghi nhớ( sgk- 37)
Bài tập
* Bài tập 1/38
* Bài tập 2/38
Củng cố, dặn dũ:
? Qua bài học, em nhận thức như thế nào về cỏc phương chõm hội thoại?
Học bài, vận dụng đỳng trong giao tiếp.
NS: 9/9/2009
Tiết 14,15
BÀI VIẾT TLV SỐ 1
Mục tiờu cần đạt:
Trong 2 tiết, HS sẽ:
Viết được một văn bản thuyết minh trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả và một số biện pháp nghệ thuật, Tuy nhiên, yêu cầu thuyết minh khoa học, chính xác, mạch lạc vẫn là chủ yếu.
Rèn kĩ năng thu thập tài liệu, hệ thống, chọn lọc tài liệu, viết văn bản thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả gồm đủ ba phần; Mở bài, thân bài, kết luận.
Chuẩn bị
Giỏo viờn: Ra đề, đỏp ỏn, biểu điểm.
Học sinh: ụn kiến thức tlv.
Hoạt động dạy và học.
Ổn định tổ chức:
9a
ND: ND: 12/9/09
9b
ND: 11/9/09
9c
ND: ND: 11/9/09
Sĩ số:
Sĩ số:
Sĩ số:
KTBC: BT 5(sgk-24)
Bài mới:
* Đề bài: Em hãy giới thiệu về chiếc quạt giấy.
* Yêu cầu đáp án và biểu điểm.
A. Mở bài: Giới thiệu chung về chiếc quạt giấy Việt Nam là một vật dụng quen thuộc trong mùa hè khi mùa hè tới. (1đ)
B. Thân bài: (6đ)
* Nguồn gốc của chiếc quạt giấy: ra đời từ lâu lắm rồi, khi mà các quạt hiện đại như bây giờ chưa có. Nó gắn bó thân thiết với mọi người.
* Quạt có cấu tạo:
+ Dụng cụ làm quạt: tre, giấy, hồ dán.
+ Cách làm: Tre chẻ thành nan (độ dài tuỳ thuộc vào quạt to hay nhỏ) thường dài 30 cm (còn gọi là rẻ quạt).
+ Phần cán rộng 1,5 cm vót thon nhỏ dần còn 1cm. Một chiếc quạt thường sử dụng 7-9 chiếc rẻ.
+ Phần cán quạt được liên kết với nhau bằng một chiếc đinh vít, các rẻ quạt có thể xoay đi xoay lại
+ Tiếp theo cắt 2 mảnh giấy hình bán nguyệt dài 20 cm, rộng bằng hình bán nguyệt khi các rẻ quạt xoè ra.
+ Dùng 2 mảnh giấy dán lại với nhau, rẻ quạt ở giữa
*Công dụng, bảo quản: 
+ Tạo ra gió: Cầm cán quạt xoè ra quạt tạo ra gió, khi không quạt nữa gấp lại và cất đi.
+ Quạt bền hay không phụ thuộc vào cách bảo quản quạt dễ gẫy và rách vì vậy người sử dụng phải cẩn thận, nâng niu.
+ Quạt sử dụng ở mọi chỗ, mọi nơi vì giá quạt rẻ, gọn có thể mang đi theo người (gấp bỏ túi xách)
*Quạt còn giá trị thẩm mĩ:
+ Dùng quạt để trưng bày: Vẽ tranh, đề thơ lên quạt.
+ Dùng quạt để tặng nhau làm vật kỉ niệm.
C.Kết bài. (1đ)
Khẳng định sự gắn bó của chiếc quạt giấy với người Việt Nam.
Yêu cầu sử dụng biện pháp nghệ thuật, sử dụng yếu tố miêu tả: Miêu tả cách làm quạt, cách sử dụng quạt.
Hình thức 2 điểm: 
+ Có sử dụng biện pháp nghệ thuật, yếu tố miêu tả (1đ).
+ Trình bày sạch đẹp, rõ ràng, không sai chính tả (1đ).
Thu bài, dặn dũ
Ôn lại văn bản thuyết minh.
Soạn bài: Người con gái Nam Xương

Tài liệu đính kèm:

  • docNV9 CM BK.doc