Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 11: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 11: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

A. MỤC TIÊU: Giúp HS.

 - Thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay, tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

 - Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

B. CHUẨN BỊ:

 - H: bài soạn.

 - G: GA; SGK; bảng phụ; phiếu học tập.

C. PHƯƠNG PHÁP:

 - G: PT; phát vấn; giảng bình;.

 - H: hoạt động độc lập; hoạt động nhóm;.

D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

I. ỔN ĐỊNH LỚP:

 KTSS:

II. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5 phút)

 KT sự chuẩn bị của HS.

 ? Hãy nêu ND, YN của VB: “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”?

 ? Nêu các luận điểm chính của bài viết? Vì sao bài viết của Mác Két giàu sức thuyết phục?

 * Gợi ý: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ toàn thể loài người và sự sống trên trái đất. Cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém đã cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để phát triển, để loại trừ nạn đói, nạn thất học và khắc phục nhiều bệnh tật cho hàng trăm triệu CN. Đấu tranh cho hoà bình, ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của toàn thể loài người.

 - Khi viết văn thuyết minh ta phải có sự lập luận chặt chẽ, chứng cứ phong phú, xác thực, cụ thể và nhiệt tình, tâm huyết.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 936Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 11: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 05.09.09 
NG: 08.09 (9A2) 
 10.09 (9A3) 
 Tiết 11
Văn bản
Tuyên bố thế giới về sự sống còn, 
quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
A. Mục tiêu: Giúp HS.
 - Thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay, tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em. 
 - Hiểu được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
B. chuẩn bị: 
 - H: bài soạn. 
 - G: GA; SGK; bảng phụ; phiếu học tập.
C. phương pháp: 
 - G: PT; phát vấn; giảng bình;...
 - H: hoạt động độc lập; hoạt động nhóm;...
D. Tiến trình giờ dạy:
I. ổn định lớp: 
 KTSS:
II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 KT sự chuẩn bị của HS.
 ? Hãy nêu ND, YN của VB: “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”?
 ? Nêu các luận điểm chính của bài viết? Vì sao bài viết của Mác Két giàu sức thuyết phục?
 * Gợi ý: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ toàn thể loài người và sự sống trên trái đất. Cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém đã cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để phát triển, để loại trừ nạn đói, nạn thất học và khắc phục nhiều bệnh tật cho hàng trăm triệu CN. Đấu tranh cho hoà bình, ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của toàn thể loài người.
 - Khi viết văn thuyết minh ta phải có sự lập luận chặt chẽ, chứng cứ phong phú, xác thực, cụ thể và nhiệt tình, tâm huyết.
III. Nd bài mới: (1 phút)
 Cuối TK XX trên thế giới đã có sự phân hoá rõ rệt về mức sống giữa các nước, giữa người giàu và người nghèo trong 1 nước; tình trạng chiến tranh và bạo lực ở nhiều nơi trên thế giới; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bị tàn tật, bị bóc lột và thất học có nguy cơ ngày càng nhiều
 Vào ngày 30/09/1990 Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp tại trụ sở LHQ ở Niu Óc đã ra: Tuyên bố về sự sống còn; Quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. Tuyên bố này có ND gì? Chúng ta học tập được gì về phương thức biểu đạt? Tiết học này thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu VB.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
* HĐ1: Đọc và tìm hiểu chú thích (16 phút)
? Đọc VB?
? Giải thích: chế độ A-pác-thai?
 * HĐ2: PT VB (20 phút)
GV: Bản thân các tiêu đề đã nói lên tính chất chặt chẽ, hợp lí của bố cục bản “tuyên bố”.
? Căn cứ theo đề mục thì VB có 3 phần (sự thách thức; cơ hội; nhiệm vụ). Nhưng khi quan sát toàn bộ VB chúng ta thấy còn có cả phần mở đầu (mục 1 và 2). Theo em phần này mang ND nào của bản “tuyên bố”? 
? Hãy lần lượt khái quát ND 3 phần còn lại?
GV: Phần 2: Sự thách thức: Những thực tế, những con số về cuộc sống khổ cực trên nhiều mặt,về tình trạng bị rơi vào hiển hoạ của nhiều trẻ em trên thế giới ngày nay.
GV: Cơ hội: Nhận thức về khả năng của cộng đồng quốc tế có thể thực hiện được lời tuyên bố vì trẻ em.
GV: Nhiệm vụ: Các giải pháp của cộng đồng quốc tế về quyền trẻ em. Những nhiệm vụ có tính cấp bách này được nêu lên 1 cách hợp lí bởi dựa trên cơ sở tình trạng, điều kiện thực tế.
? Nhưng tại sao bản tuyên bố lại trình bày dưới dạng các đề mục và các số? Tác dụng ntn?
? Theo em, nếu lược bỏ các con số và đề mục thì bản tuyên bố sẽ hiện ra theo phương thức biểu đạt nào? Vì sao em xác định được như vậy?
? Mở đầu bản tuyên bố đã thể hiện ntn về đặc điểm tâm sinh lí của trẻ em?
? Vấn đề quyền sống của trẻ em được nói đến ntn?
? Em hiểu ntn về “Tâm lí dễ bị tổn thương” và “sống phụ thuộc” của trẻ em?
? Em hiểu “Tương lai phải được hình thành trong sự hoà hợp và tương trợ” ntn?
? Em nghĩ gì về cách nhìn như thế của cộng đồng thế giới đối với trẻ em?
GV: Từ cách nhìn đó, cộng đồng quốc tế đã tổ chức “Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em” để cùng nhau cam kết và ra lời kêu gọi khẩn thiết với toàn thể nhân loại hãy đảm bảo cho tất cả trẻ em 1 tương lai tốt đẹp hơn - “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” (Hồ Chí Minh).
? Em có cảm nghĩ gì trước lời tuyên bố này?
GV: Tuyên bố cho rằng trong thực tế trẻ em bị rơi vào hiểm hoạ, cuộc sống khổ cực về nhiều mặt (Trẻ em phải chịu bao nỗi bất hạnh).
? Hãy tìm những nỗi bất hạnh mà trẻ em thế giới phải chịu đựng?
? Theo em, nỗi bất hạnh nào là lớn nhất đối với trẻ em?
? 1 bàn 1 nhóm thảo luận 30 giây: Theo em những nỗi bất hạnh đó của trẻ em có thể giải thoát = cách nào?
GV: Tuyên bố cho rằng những nỗi bất hạnh của trẻ em là những sự thách thức mà những nhà lãnh đạo chính trị phải đáp ứng.
? Em hiểu thế nào là sự thách thức đối với các nhà chính trị?
? Từ đây, em hiểu tổ chức LHQ đã có thái độ ntn trước những nỗi bất hạnh của trẻ em trên thế giới?
- Đọc to rõ ràng.
- Phần 1 (mục 1 và 2): Khẳng định của cộng đồng quốc tế về quyền được sống, quyền được phát triển của trẻ em trên thế giới và kêu gọi khẩn thiết toàn nhân loại hãy quan tâm đến.
- Phần 2: Nhận thức của cộng đồng quốc tế về thực trạng bất hạnh của trẻ em.
- Phần 3: Khẳng định những điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
- Phần 4: Nhiệm vụ cụ thể mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần làm vì sự sống còn, phát triển của trẻ em..
- Dễ nhìn nhận ra, dễ hiểu, dễ tuyên truyền đến mọi người.
- Phương thức lập luận. Vì hệ thống lí lẽ và dẫn chứng đều nhằm làm rõ quan điểm vì trẻ em của cộng đồng thế giới.
- Trong trắng, hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng.
- Dễ bị tổn thương; còn phụ thuộc.
- Phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển.
- Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hoà hợp và tương trợ.
- Dễ xúc động và yếu đuối trước sự bất hạnh.
- Muốn có tương lai, trẻ em trên thế giới phải được bình đẳng, không phân biệt, chúng phải được giúp đỡ về mọi mặt.
- Quyền sống của trẻ em là vấn đề quan trọng và cấp thiết.
- Cộng đồng quốc tế đã có sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề này.
- Trẻ em có quyền kì vọng về những lời tuyên bố này.
- Trẻ em bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài.
- Chịu đựng những thảm hoạ của đói nghèo, khủng hoảng KT, của tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp.
- Nhiều trẻ em bị chết mỗi ngày do suy dinh dưỡng và bệnh tật.
- Xoá bỏ (chấm dứt) chiến tranh, bạo lực.
- Xoá đói giảm nghèo.
- Học tập, chăm sóc sức khoẻ.
- Thách thức là những khó khăn trước mắt cần phải ý thức để vượt qua.
- Các nhà lãnh đạo chính trị là những người ở cương vị lãnh đạo các quốc gia.
- Các nhà lãnh đạo của các nước tại LHQ đặt quyết tâm vượt qua những khó khăn trong sự nghiệp vì trẻ em.
I. Đọc - Chú thích:
1. Đọc:
2. Chú thích:
II. PT VB:
1. Kết cấu, bố cục:
- Bố cục: 4 phần.
- Phương thức lập luận.
2. Phân tích:
a. Khẳng định về quyền được sống, quyền được phát triển của mọi trẻ em trên thế giới.
- Cách nhìn đầy tin yêu và trách nhiệm đối với tương lai của trẻ em trên thế giới.
b. Sự thách thức:
- Tổ chức LHQ:
+ Nhận thức rõ thực trạng đau khổ trong cuộc sóng của trẻ em.
+ Quyết tâm giúp các em vượt qua những nỗi bất hạnh này.
IV. Củng cố: (1 phút)
 G Khái quát lại toàn bài.
V. Hướng dẫn: (2 phút)
 - Đọc lại văn bản và xem bài PT.
 - Soạn ND còn lại và phần luyện tập.
E. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doc11-TUYEN BO THE GIOI VE SU SONG CON,QUYEN DUOC BAO VE VA PHAT TRIEN CUA TRE EM.doc