Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 156: Con chó Bấc (Trích “Tiếng gọi nơi hoang dã”)

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 156: Con chó Bấc (Trích “Tiếng gọi nơi hoang dã”)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS.

 - Hiểu được Lân - đơn đã có những NX tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời khi viết về những con chó trong đoạn trích này, đồng thời qua tình cảm của nhà văn đối với con chó Bấc.

 - Rèn kỳ năng phân tích văn học nước ngoài.

 - Bồi dưỡng lòng thương yêu loài vật.

B. CHUẨN BỊ:

 - G: GA; SGK; chân dung nhà văn

 - H: bài soạn.

C. PHƯƠNG PHÁP:

 - G: PT; phát vấn; bình giảng;.

 - H: hoạt động độc lập;.

D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

I. ỔN ĐỊNH LỚP:

II. KIỂM TRA BÀI CŨ:

 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

 III. NỘI DUNG BÀI MỚI:

Ở lớp 8, chúng ta đã làm quen với tác giả O. Hen - ri với truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” - một nhà văn Mĩ. Bài này cũng là một nhà văn Mĩ với tư tưởng nhân văn đậm nét trong sáng tác với tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã”

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 743Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 156: Con chó Bấc (Trích “Tiếng gọi nơi hoang dã”)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 
NG: 
 Tiết 156
VĂN BảN
Con chó Bấc
( Trích “Tiếng gọi nơi hoang dã”)
 Giắc Lân - đơn
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS.
 - Hiểu được Lân - đơn đã có những NX tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời khi viết về những con chó trong đoạn trích này, đồng thời qua tình cảm của nhà văn đối với con chó Bấc. 
 - Rèn kỳ năng phân tích văn học nước ngoài.
 - Bồi dưỡng lòng thương yêu loài vật.
B. chuẩn bị: 
 - G: GA; SGK; chân dung nhà văn
 - H: bài soạn.
C. phương pháp: 
 - G: PT; phát vấn; bình giảng;...
 - H: hoạt động độc lập;...
D. Tiến trình giờ dạy:
I. ổn định lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 III. nội dung Bài mới:
ở lớp 8, chúng ta đã làm quen với tác giả O. Hen - ri với truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” - một nhà văn Mĩ. Bài này cũng là một nhà văn Mĩ với tư tưởng nhân văn đậm nét trong sáng tác với tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã”
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* HĐ1: Tìm hiểu TG - TP (10 phút)
? Giới thiệu đôi nét về tác giả?
G: Giắc Lân - đơn là bút danh của Giôn Gri – phít Lân - đơn, sinh Xan Phran – xi – cô. 18 tuổi, ông tham gia vào cuộc tuần hành của những người thất nghiệp về Oa – sinh – tơn đòi công ăn việc làm. ít lâu sau, ông vào học ở trường đại học Bơ - cơ - lin, say mê tìm đọc các tác phẩm của Mác, ăng – ghen và kết bạn với nhiều nhà hoạt động XHCN ở Mỹ. Ông tự vẫn ở Glen - ê – len.
? Nêu xuất sứ đoạn trích?
G: Lân - đơn bắt đầu sự nghiệp sáng tác bằng những truyện ngắn đăng trên 1 tờ báo của sinh viên. Thời kì nở rộ trong sáng tác của ông là vào đầu TK XX. “Tiếng gọi nơi hoang dã (1903) là tiểu thuyết ra mắt bạn đọc sau khi ông đi theo những người tìm vàng đến miền Chân - đai - cơ ở Ca - na - đa trở về.
G: Đọc làm sao phải thể hiện được sự giao lưu tình cảm giữa người và chó. Chó và người đầy nồng nàn, yêu thương. 
? Giải thích: Cùng hội cùng phường, Xơ - kít, Ních...?
* HĐ2: Phân tích VB (25 phút)
? Phương thức biểu đạt của VB là gì?
? Xác định bố cục của VB?
? NX độ dài của 3 đoạn?
? Vì sao lại có sự lệch rõ ràng như vậy?
? Thoóc – tơn có phải là ông chủ đầu tiên của Bấc không?
? Bấc đã từng qua tay những ông bà chủ nào?
? ở nhà thẩm phán Mi – lơ, cuộc sống của Bấc như thế nào?
? Bấc đã cảm nhận được những gì về quãng đời này?
? Từ đó, Bấc đã có 1 cuộc sống ntn ở nhà thẩm phán Mi – lơ?
? Điều gì đã “phát sinh„ ra bên trong Bấc khi gặp được người chủ mới là Thoóc – tơn?
? Thế nào là “một tình yêu thương thực sự„?
? Chính Bấc đã cảm nhận những gì từ “tình yêu thương thực sự„ này?
? Thế nào là 1 tình yêu thương “sôi nổi, nồng cháy, cuồng nhiệt„?
? “Thương yêu đến tôn thờ„ là 1 tình yêu thương ntn?
? NX về NT kể chuyện trong đoạn này?
? Từ đó, đặc điểm nào của Bấc được bộc lộ?
? Tình cảm của Thoóc - tơn đối với Bấc ntn?
G: Trong VB này Lân - đơn muốn nói những biểu hiện tình cảm của Bấc. Nhưng trước đó nhà văn lại xen vào đoạn nói về tình cảm của Thoóc - tơn đối với các con chó của anh nói chung và đối với Bấc này, mục đích là để làm sáng tỏ những tình cảm của con chó Bấc đối với anh. Không phải đối với bất cứ ông chủ nào con Bấc cũng đối xử tốt đâu( bình ở ý cuối phần này).
? Những cử chỉ của Thoóc - tơn như “chào hỏi thân mật, nói lời vui vẻ, ngồi xuống chuyện trò lâu với chúng’’ cho thấy Thoóc - tơn là một ông chủ ntn đối với những con vật?
? Thoóc - tơn“ có thói quen... nựng âu yếm“. Thói quen ấy cho thấy tình cảm của anh đối với Bấc có gì đặc biệt?
 ? Bấc có cảm nhân được điều đó không?
? Nó đã có biểu hiện ntn?
? Qua biểu hiện trên của Bấc cùng lời nói “ Trời ơi! Đằng ấy hầu như biết nói đấy“ của Thoóc - tơn em hiểu gì?
? Chi tiết Bấc“ tưởng chừng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi cơ thể vì quá ngây ngất „ cho thấy Bấc đã cảm nhận được tình cảm của Thooc - tơn.
? Cách kể chuyện ở đoạn này có gì đặc biệt?
? Từ đó Thoóc - tơn hiện lên là một chủ nhân ntn của con chó Bấc?
? Đối với Bấc, Thoóc - tơn là“ một ông chủ lý tưởng „ để làm điều gì đó tác giả đã làm ntn?
? Để thể hiện tình cảm của mình dành cho ông chủ, Bấc đã có những hành động nào?
G : Treo bảng phụ : nội dung như bên.
? Về cảm xúc?
? Khi “cắn lấy bàn tay Thoóc - tơn„ như thế Bấc muốn thể hiện tình cảm nào đối với chủ?
? Chi tiết “Bấc không muốn rời... đều đều của chủ’’ cho thấy tình cảm của Bấc đối với chủ ntn?
? Có gì độc đáo trong NT kể chuyện ở đoạn này.
? Qua cách kể đó, tình yêu thương của con chó Bấc được bộc lộ. Đó là một tình yêu thương ntn?
? Hãy chứng minh về trí tưởng tượng tuyệt vời và lòng yêu thương loài vật của nhà văn khi ông đi sâu vào“ tâm hồn„ của con chó Bấc?
G: Các chi tiết này vừa nói lên trí tưởng tượng tuyệt vời của Lân -đơn, vừa nói lên lòng yêu thương loài vật của ông.
* HĐ3: Tổng kết ( 3 phút)
? Em cảm nhận được những gì về tình yêu thương?
? Tài năng nổi bật của nhà văn trong chuyện này là gì?
? Tình cảm nổi bật của nhà văn trong truyện này?
? Đọc ghi nhớ/ SGK. 
H.giới thiệu theo SGK
Đọc
- Tự sự kết hợp với miêu tả.
- Bố cục:
+ Đ1: Giới thiệu Bấc (Từ đầu -> “...khơi dậy lên được”)
+ Đ2: Tình cảm của Thoóc - tơn đối với Bấc (Tiếp -> “...nói đấy”)
+ Đ3: Tình cảm của Bấc đối với Thoóc - tơn (Phần còn lại)
- Đ3 dài.
- Tác gải muốn nói đến tình cảm của Bấc đối với chủ. 
-> Dụng ý nghệ thuật.
- Thẩm phán Mi - lơ, Pê - rôn, Phrăng – xoa, anh chàng người lai Ê - cốt.
- “Đi săn hoặc đi lang thang đây đó với những cậu con trai của ông thẩm và hộ vệ những đưa cháu nhỏ của ông thẩm”.
- “ Có tình cảm, nhưng tình cảm ấy chỉ là chuyện làm ăn cùng hội cùng phường”.
- “ Có tình bạn, nhưng đó là tình bạn trịnh trọng và đường hoàng”.
- Hoàn thành trách nhiệm trong vai đầy tớ.
- Cuộc sống nhàn hạ nhưng nhạt nhẽo.
- “ Tình yêu thương, một tình yêu thương thực sự và nồng nàn”.
- Yêu thương đến độ sâu sắc, chân thành từ bên trong tình cảm.
- “ Thương yêu sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến tôn thờ, thương yêu đến cuồng nhiệt”.
- Trạng thái cảm xúc mãnh liệt, tràn đầy, không kìm hãm nổi đang diễn ra trong nội tâm khi được yêu thương.
- Quý trọng, cảm phục, ngưỡng vọng người mình yêu thương.
- So sánh bằng những NX tinh tế.
- Sự lặp lại các từ thuộc trường từ vựng đó là: tình yêu thương ( sôi nổi, nồng cháy, tôn thờ, cuồng nhiệt).
- “ Không thể nào không chăm sóc”.
- “ Không bao giờ quên chào hỏi thân mật hoặc lời nói vui vẻ và ngồi xuống trò chuyện lâu với chúng”. 
- “ Anh có thói quen dùng hai bàn tay túm chặt lấy đầu Bấc rồi dựa đầu anh vào đầu nó, hoặc lăc nó đẩy tới đẩy lui, vừa lắc vừa khe khẽ thốt lên những tiếng rủa mà đối với Bấc lại là những lời nói nựng ru âu yếm”.( Bảng phụ).
- Biết yêu thương quý trọng các con vật của mình.
- Có cách biểu hiện tình cảm giản dị chân thành hồn nhiên.
- Thân thiện, gần gũi, đầy tình yêu thương. 
- Có. Bấc “ bật vùng dậy trên hai chân, miệng cười mắt long lanh”. 
- Yêu quý nhau do hiểu nhau như nhưng người bạn ( Thooc -tơn đã coi Bấc như một người bạn thân thiết)
- Tình yêu thương chân thật, nồng cháy.
- Kết hợp kể và tả nhân vật bằng các chi tiết tỉ mỉ, câu văn biến hoá bằng quan hệ từ và các dấu ngắt câu liên tục.
- Một ông chủ lý tưởng.
- Giảng ở ý đầu của phần này.
- Thường hay há miệng ra cắn lấy bàn tay Thoóc -tơn rồi ép răng xuống mạnh đến nỗi vết răng hằn vào da thịt một lúc lâu.
- Tường nằm phục ở chân Thoóc - tơn hàng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo, ngước nhìn lên mặt anh, chăm chú xem xét, hết sức quan tâm theo dõi từng biểu hiện thoáng qua, mọi cử chỉ hành động hoặc thay đổi trên mặt.
- Bấc luôn bám theo gót chân anh.
- Nó vội vùng dậy không ngủ nữa, trườn qua giá lạnh đến tận mép lều, đứng đấy, lắng nghe tiếng thở đều của chủ.
- Tình cảm của Bấc ngời ánh lên qua đôi mắt nó toả rạng ra ngoài.
- Nó sợ Thoóc - tơn cũng lại biến khỏi cuộc đời như Pê -rôn và Phơ- răng- xoa... đã đi qua rồi biến mất trươc đây. Ngay cả ban đêm, trong các giấc mơ, nó cũng bị nỗi lo sợ này ám ảnh. 
- Gần gũi, vuốt ve, đáp lại những cử chỉ thân ái của chủ dành cho mình.
- Vô cùng gắn bó.
- Sẵn sàng hi sinh vì chủ.
- Tác giả đi sâu miêu tả tâm lí nhân vật (là loài vật) bằng năng lực tưởng tượng tuyệt vời.
- Một tình yêu thương giống như tình yêu thương của con người: là nhu cầu sống từ bên trong tâm hồn, sâu sắc, quên mình và thuỷ chung.
- Qua lời của người kể chuyện, con chó Bấc dường như biết suy nghĩ: “ Trước kia nó chưa hề cảm thấy một tình yêu thương như vậy...”, “Bấc thấy không có gì vui sướng bằng các ghì mạnh mẽ ấy...”, “ nó lại tưởng chừng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi cơ thể...”, “Bấc không muốn rời xa Thoóc - tơn ra một bước”.
Bấc sợ “việc thay đổi xoành xoạch... làm nảy sinh trong lòng nỗi lo sợ...”, “Nó sợ Thoóc - tơn cũng lại biến khỏi cuộc đời nó...”
- Bấc nằm mơ: “ Ngay cả ban đêm, trong các giấc mơ, nó cũng bị nỗi lo sợ này ám ảnh...” 
- Con người và loài vật đều cần đến tình yêu thương.
- Tình yêu thương nào cũng cần chân thật, sâu nặng và thuỷ chung.
- Năng lực quan sát, nhận xét và trí tưởng tượng phi thường về loài vật.
- Am hiểu và yêu quý loài vật – một biểu hiện của tình cảm nhân đạo trong sáng của nhà văn.
I. Tìm hiểu TG - TP:
1. Tác giả:
- Giắc Lân - đơn (1876 – 1916)
- Là nhà văn Mĩ.
2. Tác phẩm:
- Trích tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã” (1903)
3. Đọc - Chú thích:
a. Đọc:
b. Chú thích:
II. PT VB:
1. Kết cấu, bố cục:
- 3 phần
2. Phân tích:
a. Giới thiệu Bấc:
- NT: so sánh bằng những nhận xét tinh tế.
+ Lặp lại các từ thuộc trường từ vựng => Bấc khao khát và quý trọng tình yêu thương.
b. Tình cảm của Thoóc – tơn đối với Bấc:
- kết hơp kể và tả, câu văn biến hoá bằng quan hệ từ và các dấu ngắt câu liên tục.
- Từ đó Thoóc - tơn yêu quý loài vật bằng tình cảm thân thiện, gần gũi, hiểu biết và quý trọng.
c. Tình cảm của Bấc đối với ông chủ :
- Tác giả miêả tâm lí nhân vật bằng năng lực quan sát tưởng tượng của mình.
- Một tình yêu thương giống như tình yêu thương của con người.
d. “Tâm hồn” của con chó Bấc:
III. Tổng kết
1. Nội dung.
2. Nghệ thuật.
3. Ghi nhớ.
IV. Củng cố: 
 GV khát quát lại bài.
V. Hướng dẫn: 
 - Dựa vào nội dung đoạn trích, tưởng tượng và kể về một cuộc trò chuyện giữa Bấc và Thoóc - tơn sau một ngay lam việc vất vả.
 - Xem lại bài phân tích và đọc lại đoạn trích.
 - Soạn bài: Xem nội dung kiến thức tiếng việt ở học kì II để kiểm tra 1 tiết
E. Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • doc156-CON CHO BAC.doc